Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk ...

Tài liệu Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng tây nguyên trên địa bàn tỉnh đăk lăk

.PDF
106
529
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THÚY HIỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT ĐẮK LẮK - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là công trình do học viên tự nghiên cứu. Các thông tin, số liệu được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, việc trích dẫn được thực hiện đúng theo quy định. Học Viên Nguyễn Thị Thúy Hiền -ii- LỜI CẢM ƠN Sau một quá trình nghiên cứu, học viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Đây là thành quả của 02 năm học tập tại Phân viện khu vực Tây Nguyên - Học viện Hành chính Quốc gia. Học viên xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo, quý lãnh đạo Học viện đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp đúng thời gian, tiến độ và chất lượng. Đặc biệt trong suốt thời gian thực hiện luận văn, học viên đã nhận được sự hướng dẫn trực tiếp, tận tình với tinh thần trách nhiệm cao của PGS.TS. Đinh Thị Minh Tuyết, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia. Học viên xin gửi lời tri ân và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến quý cô. Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp với đề tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, học viên xin trân trọng cảm ơn Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND Thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk, Phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin để luận văn đảm bảo những cơ sở lý luận và thực tiễn. Mặc dù học viên đã nỗ lực, cố gắng để hoàn thành luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo, quý bạn đọc thông cảm. Xin trân trọng cảm ơn! Đắk Lắk, ngày 12/03/2017 Học viên Nguyễn Thị Thúy Hiền -iii- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài 2. Tình hình nghiên cứu 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của luận văn 7. Kết cấu của luận văn Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN 1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1. Văn hóa 1.1.2. Di sản văn hóa 1.1.3. Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây 1.1.4. Nguyên Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng 1.2. Tây Nguyên Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước 1.2.1. về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát 1.2.2. triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước 1.2.3. về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 1.2.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và viên -iv- ii iii iv viii 1 1 2 5 5 5 6 7 8 8 8 9 11 18 21 21 24 26 30 chức chuyên môn về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Hỗ trợ và huy động các nguồn lực để bảo tồn và phát triển 1.2.5. văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước 1.2.6. về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Tổng kết và đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về di 1.2.7. sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Sự cần thiết quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng 1.3. chiêng Tây Nguyên Định hướng hoạt động di sản văn hóa cồng chiêng Tây 1.3.1. Nguyên Điều chỉnh hoạt động di sản văn hóa cồng chiêng Tây 1.3.2. Nguyên Hỗ trợ và tạo điều kiện cho di sản văn hóa cồng chiêng Tây 1.3.3. Nguyên phát huy giá trị Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng 1.3.4. Tây Nguyên Tiểu kết chương 1 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Khái quát về điều kiện phát triển và di sản văn hóa cồng 2.1. chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Đắk Lắk Khái quát về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh 2.1.2. Đắk Lắk Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa 2.2. cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý 2.2.1. nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo 2.2.2. tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2.2.3. Thực trạng xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý -v- 31 32 33 33 33 35 36 36 39 40 40 40 43 49 49 55 56 nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý 2.2.4. và viên chức chuyên môn về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Thực trạng hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và vật 2.2.5. chất để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động 2.2.6. quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Thực trạng tổng kết và đánh giá hoạt động quản lý nhà 2.2.7. nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa 2.3. cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk Kết quả quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng 2.3.1. Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk Hạn chế của quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng 2.3.2. chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk Nguyên nhân của hạn chế quản lý nhà nước về di sản văn 2.3.3. hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk Tiểu kết chương 2 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Quan điểm và định hướng về di sản văn hóa cồng chiêng 3.1. Tây Nguyên Quan điểm của Đảng về văn hóa và di sản văn hóa cồng 3.1.1. chiêng Tây Nguyên Định hướng và mục tiêu về di sản văn hóa cồng chiêng 3.1.2. Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa 3.2. cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk Ban hành văn bản áp dụng và tổ chức thực hiện hiệu quả thể 3.2.1. chế quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây -vi- 59 60 61 62 63 63 66 67 70 71 71 71 75 79 79 3.2.2. 3.2.3. 3.2.4. 3.2.5. 3.2.6. 3.2.7. 3.3. 3.3.1. 3.3.2. Nguyên Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Kiện toàn và ổn định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức chuyên môn về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Tăng hỗ trợ từ ngân sách, huy động nguồn lực tài chính và vật chất để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Thanh tra, kiểm tra thường xuyên và xử ký nghiêm vi phạm về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Cụ thể hóa các tiêu chí tổng kết và đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk Đối với các cơ quan tổ chức cấp Trung ương Đối với các cơ quan tổ chức của Tỉnh Đắk Lắk Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -vii- 80 81 82 84 86 87 88 88 88 90 91 93 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NSƯT Nghệ sỹ ưu tú NNDG Nghệ nhân dân gian UBND Ủy ban nhân dân QL Quốc lộ VHTT & DL Văn hóa Thể thao và Du lịch -viii- MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá, tre rồi đến thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng. Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng. Cồng chiêng là biểu hiện của tín ngưỡng, là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên, với âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên. Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu, hay trong một buổi nghe khan đều phải có tiếng cồng. Cồng chiêng Tây nguyên là không gian văn hóa có giá trị nổi bật, thể hiện tài năng đích thực của nghệ nhân trong cộng đồng. Cồng chiêng Tây Nguyên bắt rễ sâu xa từ phong tục tập quán, truyền thống. Lịch sử, văn hóa, nghi lễ - lễ hội của cộng đồng. Cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện được bản sắc riêng của từng dân tộc, từng cộng đồng. Nó còn là phương tiện giao lưu giữa các dân tộc, làm cho dân tộc hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau trong mối quan hệ cộng đồng. Cồng chiêng Tây Nguyên còn là một bí quyết độc đáo của gia đình, dòng họ, được thể hiện ở một trình độ nghệ thuật cao của nghệ nhân âm nhạc truyền khẩu dân gian. Đồng thời, cồng chiêng Tây Nguyên được coi là một minh chứng độc đáo về truyền thống văn hóa đang còn sống động và tồn tại trong cộng đồng. Hiện nay trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, cồng chiêng Tây Nguyên đang có nguy cơ biến mất do chưa -1- có chính sách bảo vệ thiết thực, hoặc do quá trình giao lưu văn hóa, quá trình đô thị hóa thay đổi xã hội quá nhanh. Do đó, vấn đề bảo tồn nguyên trạng và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc nói riêng, đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong giai đoạn hiện nay, vì vậy quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý do trên và đam mê tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng, học viên đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Qua đó, góp phần vào việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản và đặc biệt đề xuất những giải pháp quản lý nhà nước để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, từ cơ sở đó góp phần đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản lý nhà nước về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng ở nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay vẫn đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học. Chính vì vậy trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu đã được văn bản hóa bằng chữ viết, in thành sách giới thiệu rộng rãi đối với công chúng trong và ngoài nước dưới dạng xuất bản phẩm, băng đĩa, phim khoa học để giới thiệu các giá trị của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. -2- Giá trị của cồng chiêng đó là sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng: giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa người hoặc nhóm tộc người; giá trị phản ánh đa chiều; giá trị nghệ thuật; giá trị sử dụng đa dạng; giá trị vật chất; giá trị biểu thị sự giàu sang và uy quyền; giá trị tinh thần; giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử. Cồng chiêng đại diện cho văn hóa tây nguyên là nguồn sống là tín ngưỡng tâm linh của người dân, nhạc cụ này được dùng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Các dân tộc bản địa Đắk Lắk hiện có hai hệ thống lễ hội, đó là hệ thống lễ hội vòng đời người; hệ thống lễ hội nông nghiệp. Các nghi lễ này được tổ chức sau mùa rẫy (từ tháng 11 đến tháng 4). Đặc biệt các lễ hội thường gắn với văn hóa cồng chiêng, văn hóa rượu cần, nuwong, bến nước với ước vọng vươn đến cuộc sống bình đẳng hạnh phúc. Từ xa xưa người Ê Đê đã nhận thức rằng nghi lễ và lễ hội chính là những sinh hoạt văn hóa có tác dụng to lớn trong việc củng cố và tăng cường sức mạnh của tình đoàn kết, sự gắn bó của cộng đồng nenn những nghi lễ, lễ hội đặc sắc độc đáo như: lễ trưởng thành của chàng trai, lễ bỏ mã, lễ cúng bến nước, lễ cúng lúa mới, lễ cúng nhà mới, lễ rước Kpan, luôn luôn hiện diện trong đời sống sinh hoạt truyền thống cung với sự góp mặt của những nhạc cụ truyền thống do chính người Ê Đê chế tác chiêng, trống, Krơng. Ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý luận về quản lý văn hóa trong đó đặc biệt lưu ý đến văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Nhiều cuốn sách, nhiều đề tài khoa học, nhiều luận văn nghiên cứu về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dưới nhiều góc độ khác nhau đã được công bố, nhiều học phần đã được đưa vào giảng dạy chính thức ở một số trường. Trong đó có một số công trình tiêu biểu như: -3- NXB Thế giới, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội (2006), Kiệt tác di sản truyền miệng và phi vật thể của nhân loại Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên [47]. Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội (2007), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam [51]. Nhiều tác giả, Hà Nội (2008), Bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên, kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại [35]. Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam (2006), Một số vấn đề về Văn hóa – Xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội [22]. Đỗ Hồng Kỳ (2012), Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững, NXB Từ điển bách khoa Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên [23]. Linh Nga Niê Kdam, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội (2012), Văn hóa Tây Nguyên giàu và đẹp [24]; Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Tri Nguyên, Võ Hoàng Lan, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội (2006), Các nhạc cụ gõ bằng đồng những giá trị văn hóa [4]. Tuy nhiên, về góc độ quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu cho lĩnh vực quản lý nhà nước một các cụ thể, toàn diện, nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay, vì vậy học viên cập nhật những kiến thức lý luận và thực tiễn hiện nay, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó để làm hướng nghiên cứu và giải quyết những yêu cầu đặt ra cho đề tài luận văn. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là không trùng với các công trình đã nghiên cứu. -4- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài luận văn góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Phân tích cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. + Phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. + Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cấp tỉnh. - Không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Thời gian: Nghiên cứu thực trạng được thực hiện từ năm 2005, thời điểm không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đến nay, đồng thời nghiên cứu định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa -5- Mác Lênin về phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để giải quyết những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp tương thích các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: được sử dụng với việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu đi trước, qua đó bổ sung các luận cứ khoa học khi đi vào nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Trên cơ sở đó tập trung giải quyết những vấn đề còn vướng mắc về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tập trung vào thống kê, báo cáo thực tế nhằm làm phong phú hơn các tài liệu nghiên cứu, đây là phương pháp giúp tác giả tiếp cận và thu lượm được những thông tin chính xác, bổ sung nguồn số liệu định lượng cho luận văn. Phương pháp chuyên gia: thu thập và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu am hiểu về chủ đề này là hết sức cần thiết cho luận văn. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu, tư liệu: thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, so sánh, xử lý thông tin một cách khoa học và có hệ thống bằng phần mềm tin học. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Về lý luận Đề tài góp phần tổng hợp và hệ thống lý luận cơ bản quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. -6- 6.2. Về thực tiễn Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk; Đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý địa phương trong việc nghiên cứu và hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được kết cấu gồm 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk -7- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN 1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn 1.1.1. Văn hóa  Khái niệm Văn hóa là một khái niệm rộng, cùng với quá trình phát triển, văn hóa ngày càng có nội dung phong phú và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tổng giám đốc UNESCO đưa ra khái niệm: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động dân tộc trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng biệt của mỗi dân tộc [46]. Ở Việt Nam, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đã có một số học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. Văn hóa được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất, những giá trị tinh thần và phương thức sinh hoạt của con người: “Vì sự sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ở và các phương thúc sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [17]. Như vậy, văn hóa có nhiều khái niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Từ những quan niệm đó, ta nhận thấy: Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, mang tính chất -8- chân, thiện, mỹ và phục vụ cho sự sinh tồn, phát triển của con người, xã hội loài người. Theo nghĩa hẹp, văn hóa là toàn bộ các giá trị tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong quá trình lịch sử xã hội. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V (khóa VIII, 1998), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động, sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc [9].  Vai trò Văn hóa là sản phẩm của loài người nó được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Tuy nhiên chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo, phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển con người của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người vũng như trong giá trị vật chất tinh thần mà do con người tạo ra và được con người thừa nhận bao gồm trong đó có cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ. Xây dựng và phát triển tốt những thành tố cấu thành khái niệm văn hóa chính là để tạo ra nền tảng tinh thần cho xã hội góp phần khai thác và phát huy sức mạnh nội sinh. 1.1.2. Di sản văn hóa  Khái niệm -9- Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, Hà Nội - Đà Nẵng, xuất bản năm 1998, khái niệm di sản được chú thích là tài sản của người chết để lại; cái của thời trước để lại. Theo Từ điển Hán Việt Từ Nguyên của Bửu kế - Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1999 thì khái niệm Di sản được giải thích là: di là để lại, sản là của cải của cải giá trị của người chết của người trước để lại. Ví dụ: những giá trị quý báu của cha ông chúng ta cần giữ gìn, tiếp thu và phát triển. Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam [27] và Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung năm 2009 [29], Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại có vai trò lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.  Vai trò Di sản văn hóa dân tộc bao hàm nhiều giá trị và tinh hoa do các thế hệ tiền nhân để lại và lưu truyền. Các thế hệ người Việt Nam, ngay từ buổi đầu dựng nước đã biết tôn trọng, sáng tạo và giữ gìn các giá trị văn hóa, đặc biệt đã biết sáng tạo và phát huy sức mạnh văn hóa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước những thử thách của thời gian và lịch sử của thiên tai và địch họa ông cha ta đã biết khơi nguồn sức mạnh từ chiều sâu của nền văn hóa dân tộc, biết chắc lọc tinh hoa từ nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thấm đượm tính nhân văn. Chúng ta khẳng định di sản văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do ông cha đã đúc kết, xây dựng và truyền lại cho chúng ta đến ngày nay. Nước ta với hơn 54 dân tộc anh em có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng như Hồ Chủ Tịch đã nói, nó là những “hòn ngọc quý”. Cho nên, quản lý nhà nước về di sản văn hóa của ông cha để lại là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bánh nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. -10- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 – Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã nêu rõ: Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa [9]. Ngoài ra, di sản văn hóa góp phần thỏa mãn nhu cầu văn hóa của nhân dân, nâng cao ý thức tự hào dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.  Phân loại Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói chữ viết, tác phẩm, văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa thường gắn kết với cộng đồng xã hội ở những cấp độ khác nhau. Có di sản văn hóa của một gia đình, một dòng họ của làng, bản, tộc người nhưng quan trọng hơn là di sản văn hóa của dân tộc - quốc gia. 1.1.3. Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên  Khái niệm Cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì -11-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan