Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng nam...

Tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh quảng nam

.PDF
92
399
91

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ ÁNH MINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ ÁNH MINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG XUÂN HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các khoa, phòng và các thầy, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Xuân, người đã trực tiếp quan tâm, nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Văn hóa - Xã hội của HĐND tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thị Ánh Minh LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế về “Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam” là trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác trong cùng lĩnhvực. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Lê Thị Ánh Minh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO ...................................................................................... 7 1.1. Một số vấn đề về giảm nghèo ..............................................................................7 1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo ......................................................................12 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo .......................... 17 1.4. Quá trình thực hiện công tác giảm nghèo ở ViệtNam .......................................18 1.5. Công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo ở Việt Nam ....................................20 1.6. Thực tiễn quản lý nhà nước về giảm nghèo tại một số địa phương ................... 23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈOTẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM .................................................28 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam và các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ..............................................................................28 2.2. Thực trạng nghèo tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam .............................. 31 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................................... 38 2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ......................................................................................... 46 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM .............................................................................................. 61 3.1. Quan điểm định hướng của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về quản lý nhà nước về giảm nghèo tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ..........................................61 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam ......................................................................................... 65 3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................75 KẾT LUẬN……………………………………………………………….78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế CBCC : Cán bộ công chức CSXH : Chính sách xã hội ĐBQH : Đại biểu Quốc hội HĐND : Hội đồng nhân dân LĐTB&XH : Lao động, Thương binh và Xã hội QLNN : Quản lý nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh UBMTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân XĐGN : Xóa đói giảm nghèo DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng Trang 1.1 Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các giai đoạn 12 2.1. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GRDP của tỉnh năm 2017 29 2.2. Số lượng đối tượng chính sách của tỉnh cuối năm 2017 30 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. 2.7. 2.8. 2.9. 2.10. 2.11. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2015 so với năm 2010 (chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) Tổng hợp kết quả giảm nghèo các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam 2010-2015 (chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) Kết quả giảm nghèo tại 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam 20112015 (chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) Kết quả giảm nghèo toàn tỉnh năm 2016-2017 và so sánh năm 2017 so với năm 2016 (chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020) Kết quả giảm nghèo tại 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2016 (chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020) Kết quả giảm nghèo tại 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2017 (chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020) Kết quả giảm nghèo tại 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2017 so với năm 2016 (chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020) Nguyên nhân nghèo từ các hộ nghèo Các mục tiêu giảm nghèo của tỉnh và các huyện miền núi của tỉnh đến năm 2020 32 33 33 34 35 36 37 38 39 2.12. Hỗ trợ cộng tác viên giảm nghèo theo quy mô hộ nghèo 46 2.13. Kết quả phân loại hộ nghèo của tỉnh năm 2016 54 2.14. Kết quả khảo sát nguyện vọng của hộ nghèo tại khu vực trung du, miền núi 54 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa, xóa bỏ đói nghèo không phải là mục tiêu riêng của mỗi quốc gia mà là mục tiêu phấn đấu của toàn thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề đói nghèo được Đảng và nhà nước ta thường xuyên quan tâm, ngay từ khi nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định việc cứu đói là một trong những nhiệm vụ cơ bản, cấp bách của chính quyền cách mạng. Trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng ta đều chú trọng chăm lo công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tiếp tục thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; Đại hội lần thứ XII, Đảng khẳng định đảm bảo an sinh xã hội là một vấn đề trọng tâm trong thời kỳ mới. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo là một trong 2 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2021, cho thấy tầm quan trọng của công tác giảm nghèo hiện nay. Kết quả giảm nghèo giai đoạn 2011-2017 cho thấy tỷ lệ nghèo trên cả nước giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 6,7% vào cuối năm 2017; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 58,33% cuối năm 2010 xuống còn 39,56% cuối năm 2017. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã an toàn khu thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 3%-4% so với năm 2016[25], [37]. Đối với Quảng Nam, nghèo đang là thách thức trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, chính vì vậy, cùng với thực hiện chính sách giảm nghèo của Trung ương, tỉnh tập trung, chủ động xây dựng chính sách giảm nghèo phù hợp với điều kiện và khả năng ngân sách của tỉnh, tăng cường quản lý nhà nước nhằm đẩy nhanh thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Công tác quản lý nhà nước đối với chương trình, chính sách giảm nghèo trên địa bàn mang lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, 1 nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, mang lại diện mạo mới cho khu vực nông thôn, miền núi của tỉnh. Tuy vậy, tỷ lệ nghèo của tỉnh còn ở mức cao (9,28% năm 2017), riêng trên địa bàn các huyện miền núi chiếm tỷ lệ cao (30,19% năm 2017), kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, trong đó một bộ phận người nghèo có tâm lý trông chờ chính sách hỗ trợ của nhà nước, chưa tự vươn lên thoát nghèo... Kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác tác giảm nghèo có nguyên nhân từ việc quản lý nhà nước. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trong thời gian qua cần được nghiên cứu đánh giá nghiêm túc, khoa học, nhất là tại các huyện miền núi của tỉnh để việc thực hiện công tác giảm nghèo thời gian đến mang lại kết quả toàn diện và bền vững. Chính vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xóa đói, giảm nghèo nói chung, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện quản lý nhà nước (QLNN) về giảm nghèo tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, nhưng đáng chú ý một số công trình và bài viết sau: - Nghiên cứu “Chính sách xóa đói giảm nghèo: thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê Quốc Lý (NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) đã luận giải rõ ràng, thuyết phục về vấn đề đói nghèo, nguyên nhân và phân tích rõ nét thực trạng đói nghèo ở Việt nam. Tác giả cũng đã đề xuất một hệ thống giải pháp quan trọng có thể vận dụng để tiếp tục giảm bớt tình trạng đói nghèo ở nước ta. - Nghiên cứu “Xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp” của Hà Quế Lâm (NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002). Nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng của truyền thống, tập quán và môi trường sinh sống tự nhiên có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động xóa đói giảm nghèo và đề cập giải pháp quan trọng là tăng cường QLNN đối với hoạt động xóa 2 đói, giảm nghèo. - Đề tài“Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”, Hoàng Trọng Trung, Luận văn thạc sỹ Khoa học kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Luận văn làm rõ cơ sở khoa học của hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững. Vận dụng vào QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đánh giá thực trạng QLNN về giảm nghèo của huyện, từ đó đưa ra giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững của huyện Quảng Ninh. - Bài viết “Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn” (2015) của PGS.TS Đặng Nguyên Anh, Viện trưởng Viện Xã hội học đề cập đến khái niệm nghèo đói theo cách tiếp cận đơn chiều và khái niệm nghèo theo phương pháp tiếp cận hiện nay, một số quy định chính sách về nghèo đa chiều ở Việt Nam, những thách thức trong việc xây dựng và xác định các tiêu chí Nghèo đa chiều ở Việt Nam, do tính phức tạp về nội dung và tính toán, đo lường các tiêu chí nghèo đa chiều nên cần có sự chuẩn bị, từng bước triển khai nhằm cung cấp những phương pháp, bằng chứng khoa học để đánh giá thực trạng và hiệu quả của chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. - Các nghiên cứu trên đây và nhiều nghiên cứu khác đã phần nào làm rõ nguyên nhân, thực trạng nghèo ở Việt Nam nói chung và tại một số địa phương nói riêng, chỉ ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động QLNN về giảm nghèo. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho tác giả khi thực hiện nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp giảm nghèo. Đồng thời, còn có nhiều công trình khoa học, bài báo khác nghiên cứu công tác QLNN về giảm nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có một đề tài khoa học hay công trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về QLNN về giảm nghèo tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cho đến thời điểm hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh 3 Quảng Nam, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống vấn đề lý luận quản lý nhà nước về giảm nghèo. + Trình bày thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam; phân tích kết quả, hạn chế và nguyên nhân. + Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình đói nghèo và thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung: nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. + Phạm vi không gian: nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo tại các huyện miền núi của tỉnh, gồm 9 huyện: Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn. + Phạm vi thời gian: - Mốc đánh giá thực trạng: nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo và những thống kê mới nhất về giảm nghèo từ năm 2011-2017, trong đó có liên hệ với thời điểm trước và sau giai đoạn này. - Mốc đề xuất giải pháp: Đề xuất giải pháp cho giai đoạn thực hiện giảm nghèo sắp tới từ năm 2018-2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Vận dụng phương pháp nghiên cứu quản lý kinh tế và cách tiếp cận liên ngành với xã hội học và kinh tế học... 5.2. Phương pháp nghiên cứu 4 Đề tài vận dụng phương pháp: phân tích, so sánh, thu thập, thống kê, đánh giá thông tin; phương pháp định tính: nghiên cứu trường hợp, phỏng vấn...; phương pháp định lượng: khảo sát bằng bảng hỏi. + Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn người nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam: khu vực trung du (xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn; xã Sôn Kôn, huyện Đông Giang), khu vực miền núi cao (xã A Đắc Tôi, Tà Bhing huyện Nam Giang; xã Trà Mai huyện Nam Trà My). Đối tượng phỏng vấn là người nghèo được tiếp cận chính sách giảm nghèo. + Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Phân tích các trường hợp cụ thể về giảm nghèo, quản lý nhà nước về giảm nghèo qua phản ảnh của báo chí; khảo sát nguyện vọng của hộ nghèo bằng bảng hỏi với 714 hộ nghèo tại 35 khu dân cư. + Phân tích tài liệu thứ cấp và số liệu thực tiễn của địa phương. + Ngoài ra, luận văn còn thu thập thông tin trên mạng Internet, một số sách báo và công trình nghiên cứu khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần hệ thống cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giảm nghèo; làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh của tỉnh, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, góp phần đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững trong các giai đoạn tiếp theo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn + Trên cơ sở đánh giá thực trạng của nghèo trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước về giảm nghèo, đề xuất phương hướng, giải pháp phù hợp, khả thi nhằm đổi mới quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. + Hy vọng, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo thiết thực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, đặc biệt là cán bộ làm công tác giảm nghèo tại các huyện miền núi và 5 các đối tượng quan tâm nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về giảm nghèo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo và quản lý nhà nước về giảm nghèo. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1. Một số vấn đề về giảm nghèo 1.1.1. Một số khái niệm về nghèo - Quan niệm về nghèo: Nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội không chỉ tồn tại ở quốc gia có nền kinh tế kém phát triển mà tồn tại ngay cả ở quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy vậy, tùy thuộc thể chế chính trị xã hội, điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia mà mức độ và tính chất nghèo khác nhau. Có thể đưa ra một số quan niệm về nghèo sau đây: + Liên hợp quốc trong Tuyên bố vào tháng 6/2008 đã xác định: “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” [22, tr.7-8]. + Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức vào tháng 9/1993 tại Thái Lan đưa ra định nghĩa: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình ðộ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của các địa phương” [22, tr.8]. - Giảm nghèo: Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ 7 phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn. - Chính sách giảm nghèo: Chính sách giảm nghèo là tập hợp các quyết định của nhà nước nhằm đưa ra mục tiêu, giải pháp, công cụ chính sách để giải quyết vấn đề về cải thiện đời sống vật chất và tinh thần đối với người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và nhóm dân cư, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của đất nước. - Chuẩn nghèo: Là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội cho từng giai đoạn phát triển [33]. Chuẩn nghèo là công cụ có ý nghĩa quan trọng trong việc phân định đối tượng nghèo hay không nghèo có thể được coi là đối tượng chính sách giảm nghèo. Những người được coi là nghèo khi mức sống của họ thấp hơn chuẩn nghèo được quy định trong từng thời điểm. - Nghèo đa chiều: Nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụ hưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ bản [14]. 1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam Chuẩn nghèo là thước đo có thể lượng hóa để xác định người nghèo và đánh giá mức độ nghèo. Chuẩn này có thể thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế - xã hội. Cách tiếp cận tình trạng nghèo đáng lưu ý nhất và rất điển hình là đo lường nhu cầu thiết yếu, cơ bản về dinh dưỡng thông qua khối lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm được sử dụng. Từ năm 1990, Chương trình của Liên hợp quốc đưa ra phương pháp đánh giá trình độ phát triển của các quốc gia thông qua chỉ số phát triển con người (HDI). Để xây dựng thước đo sự nghèo đói đối với dân cư trong một nước, người ta dùng khái 8 niệm giới hạn nghèo đói, giới hạn này được biểu hiện dưới dạng thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình. Nếu gia đình nào có thu nhập bình quân một người ở dưới giới hạn nghèo đói thì được coi là nghèo. Từ năm 1993 đến nay, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) và Thủ tướng Chính phủ đã công bố chuẩn nghèo cho các giai đoạn cụ thể: giai đoạn 1993-1995; giai đoạn 1996-2000; giai đoạn 2001-2005; giai đoạn 2006 - 2010, giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020. - Giai đoạn 1993-1995: Hộ nghèo đói trong cả nước được chia thành hai loại: hộ đói và hộ nghèo, trên hai vùng nông thôn và thành thị. Chuẩn hộ đói nghèo được tính dựa vào thu nhập bình quân theo lương thực quy đổi. Cụ thể: Hộ đói: có thu nhập bình quân của một người trong một tháng quy ra lương thực tương đương dưới 13 kg/người/tháng đối với khu vực thành thị và dưới 8 kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn. Hộ nghèo: có thu nhập bình quân của một người trong một tháng quy ra lương thực tương đương dưới 20 kg/người/tháng đối với khu vực thành thị và dưới 15 kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn. - Giai đoạn 1996-2000: Hộ nghèo đói trong cả nước được chia thành hai loại hộ đói và hộ nghèo trên ba vùng nông thôn miền núi và hải đảo, nông thôn đồng bằng trung du và thành thị. Hộ đói: có mức thu nhập bình quân đầu người trong một tháng quy ra gạo 13 kg/người/tháng, tương đương 45.000đồng/người/tháng, tính cho mọi vùng miền. Hộ nghèo: có bình quân đầu người trên một tháng quy ra gạo hoặc tiền Việt Nam đồng có giá trị tương đương theo 3 khu vực: Khu vực nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg/người/tháng tương đương 50.000 đồng/người /tháng; Khu vực nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng tương đương 70.000 đồng/người/tháng; Khu vực thành thị: dưới 25 kg/người/tháng tương đương 90.000 đồng/người/tháng. 9 - Giai đoạn 2001-2005: Giai đoạn này không còn tiêu chí xác định hộ đói, chuẩn nghèo không được tính dựa vào thu nhập bình quân theo lương thực quy đổi mà dựa vào thu nhập tính theo tiền Việt Nam đồng, chuẩn hộ nghèo được xác định theo 3 khu vực: Khu vực nông thôn, hải đảo: Hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 80.000đồng/người/tháng (tương đương 960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; Khu vực nông thôn đồng bằng: Hộ thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (tương đương 1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; Khu vực thành thị: Hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000đồng/người/tháng (1.800.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. - Giai đoạn 2006-2010: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 về chuẩn nghèo áp cho giai đoạn 2006 - 2010 như sau: Khu vực nông thôn: Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 200.000 đồng/người/tháng (tương đương 2.400.000đồng/người/năm) trở xuống. Khu vực thành thị: Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người tư 260.000 đồng/người/tháng (tương đương 3.120.000đồng/người/năm) trở xuống. - Giai đoạn 2011-2015: Thực hiện theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 Thủ tướng Chính phủ, áp dụng cho giai đoạn 2011-2015: Khu vực nông thôn: Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống; hộ cận nghèo có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Khu vực thành thị: Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống; hộ cận nghèo có mức thu nhập bình quân từ 501.000đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. - Giai đoạn 2016-2020: Thực hiện theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, cụ thể: Tiêu chí về thu nhập, chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn 700.000đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng. Quy định chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1.000.000 10 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 1.300.000đồng/người/tháng. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, cụ thể: hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000đồng trở xuống; Thu nhập bình quânđầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí: Thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000đồng đến 1.300.000đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000đồng đến 1.000.000đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000đồng. Hộ có mức sống trung bình ở khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.00 đồng đến 1.950.000đồng. Bảng 1.1. Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các giai đoạn Giai đoạn 1992-1995 Hộ đói nông thôn Thu nhập bình quân đầu người dưới 8 kg gạo/tháng Hộ đói thành thị Thu nhập bình quân đầu người dưới 13 kg gạo tháng Hộ nghèo nông Thu nhập bình quân đầu người dưới 13 kg gạo/tháng thôn 11 Hộ nghèo thành thị Thu nhập bình quân đầu người dưới 20 kg gạo/tháng Giai đoạn 1996-2000 Hộ đói Thu nhập bình quân đầu người dưới 13 kg gạo/tháng (tương đương dưới 45.000đ) tính chung cả cho nông thôn và thành thị Hộ nghèo nông Thu nhập bình quân đầu người dưới 15 kg gạo/tháng thôn miền núi, hải (tương đương dưới 55.000đ) đảo Hộ nghèo nông thôn đồng bằng Hộ nghèo thành thị Thu nhập bình quân đầu người dưới 20 kg/ tháng (tương đương dưới 70.000đ) Thu nhập bình quân đầu người dưới 25 kg/ tháng (tương đương dưới 90.000đ) Giai đoạn 2001-2005 (hộ nghèo) Nông thôn miền núi, Thu nhập bình quân đầu người dưới 80.000đ/tháng hay hải đảo Nông thôn đồng bằng Thành thị 960.000đ/người/năm Thu nhập bình quân đầu người dưới 100.000đ/tháng hay 1.200.000đ/người/năm Thu nhập bình quân đầu người dưới 150.000đ/tháng hay 1.800.000đ/người/năm Giai đoạn 2006-2010 (hộ nghèo) Nông thôn Thu nhập bình quân đầu người dưới 200.000 đ/tháng hay 2.400.000đ/người/năm Thành thị Thu nhập bình quân đầu người dưới 260.000 đ/tháng hay 3.120.000đ/người/năm Giai đoạn 2011-2015 (hộ nghèo) Nông thôn Thu nhập bình quân đầu người dưới 400.000 đ/tháng hay 4.800.000đ/người/năm 12 Thành thị Thu nhập bình quân đầu người dưới 500.000 đ/tháng hay 6.000.000đ/người/năm Giai đoạn 2016-2020 (hộ nghèo) Nôn thôn Thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng trở xuống; hoặccó thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000đồng đến 1.000.000đồng và thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản từ 30 điểm trở lên. Thành thị Thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000đồng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng đến 1.300.000đồngvà thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản từ 30 điểm trở lên. Nguồn: Tổng hợp chuẩn nghèo do Trung ương ban hành qua các giai đoạn 1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo Quản lý nhà nước (QLNN) là một dạng của quản lý xã hội nhưng là quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: Đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội nghề nghiệp.... trong đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng. QLNN được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước. QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì trật tự và đảm bảo sự phát triển của xã hội theo một định hướng thống nhất [13, tr.55-57]. Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức (CBCC) có thẩm quyền, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đối tượng của QLNN là hệ thống các hành vi, hoạt động của con người, các tổ chức con người trong cuộc sống xã 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan