Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất h...

Tài liệu Quản lý nhà nước về hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư – gia công, cục hải quan thành phố hà nội

.DOCX
89
319
70

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN_________________________________________________i DANH MỤC CÁC HÌNH__________________________________________v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT__________________________________vii LỜI NÓI ĐẦU_________________________________________________1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU_____________________________________7 1.1. Những vấn đề chung về nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu_________________________________________________7 1.1.1. Nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu___7 1.1.2. Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu 8 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu__________________________________________9 1.2. Những vấn đề cơ bản của quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu____________10 1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về Hải quan___________________10 1.2.2. Cơ sở pháp lý thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu______10 1.2.3. Nội dung thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu__________14 1.3. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu___________________27 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu_28 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC_______33 VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU_______33 i ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN________33 QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ – GIA CÔNG, CỤC HẢI QUAN____________33 THÀNH PHỐ HÀ NỘI___________________________________________33 2.1. Khái quát về Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội______________________________________33 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội_________33 2.1.2. Cơ cấu tổ chức______________________________________35 2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội____________________36 2.2.1. Kết quả hoạt động quản lý nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công trong giai đoạn 2012-2014____________________________36 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội 45 2.3. Đánh giá công tác quản lý Nhà Nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội_____________________57 2.3.1. Các kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 57 2.3.2. Những vướng mắc trong quá trình thực hiện Quản lý Nhà nước về hải quan đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu________62 2.3.3. Nguyên nhân của những vướng mắc___________________________62 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN QUẢN LÝ HÀNG ĐẦU TƯ – GIA CÔNG, CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI_________65 ii 3.1. Phương hướng tăng cường công tác quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải Quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội thời gian tới__________________________________65 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải Quan quản lý hàng Đầu tư - Gia công, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội__________67 3.2.1. Đẩy mạnh kiểm tra chủng loại nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu______________________________________67 3.2.2. Nâng cao hiệu quả quản lý giá tính thuế_________________67 3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu________________69 3.2.4. Khắc phục tình trạng tồn đọng tờ khai nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu chưa quyết toán tình hình sử dụng _70 3.2.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan_________________________________72 3.2.6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan____73 3.2.7. Triển khai thực hiện tốt Luật Hải quan năm 2014 và các văn bản hướng dẫn Luật và hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc tạo thuận lợi cho hoạt động XNK________________________________73 3.2.8. Đổi mới phương thức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật và hỗ trợ người khai hải quan___________________________________________________75 3.2.9. Mở rộng mối quan hệ đối tác, hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp 77 KẾT LUẬN____________________________________________________79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO______________________________81 PHỤ LỤC______________________________Error! Bookmark not defined. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư Hình 2.1. Tổng số tờ khai XNK và số tờ khai XNK theo loại hình NSXXK Hình 2.2. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình NSXXK trong tổng kim ngạch NK hàng hoá trên địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư –Gia công Hình 2.3. Tình hình thanh khoản tờ khai đối với hàng NSXXK tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công từ năm 2011 đến 2013 tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Hình 2.4. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu vật tư thực tế Hình 2.5. Thủ tục quản lý định mức Hình 2.6. Thủ tục hải quan để xuất khẩu sản phẩm Hình 2.7. Số tờ khai loại hình NSXXK thực hiện Hải quan điện tử trong giai đoạn 2011-2013 tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kim ngạch nhập xuất theo loại hình NSXXK so với kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Bảng 2.2. Kim ngạch nhập khẩu theo loại hình NSXXK trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công Bảng 2.3. Kim ngạch nhập khẩu chia theo loại hình trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công trong những năm 2011- 2013 Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu loại hình NSXXK trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công trong giai đoạn 2011-2013 Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu chia theo loại hình trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công trong giai đoạn 2011 - 2013 Bảng 2.6. Thực trạng quá trình áp dụng chương trình quản lý rủi ro từ năm 2011 đến năm 2014 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ 1 CBCC Cán bộ, công chức 2 DN Doanh nghiệp 3 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan 4 NSXXK Nhập sản xuất xuất khẩu 5 NVL Nguyên vật liệu 6 NK Nhập khẩu 7 SXXK Sản xuất xuất khẩu 8 XK Xuất khẩu 9 NNT Người nộp thuế 10 XNK Xuất nhập khẩu 11 NSNN Ngân sách nhà nước vi LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nền sản xuất xã hội một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh này. Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta thì những nhân tố tiềm năng: tài nguyên thiên nhiên, lao động; những yếu tố thiếu hụt: vốn, kỹ thuật, thị trường và khả năng quản lý là rất quan trọng. Chiến lược XNK có vai trò quan trọng đối với nước ta, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay. Thông qua hoạt động XNK có thể làm tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, tiếp cận được phương thức quản lý và kinh doanh mới, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, tạo sự cạnh tranh của hàng hoá nội, nâng cao mức sống của người dân. Hiện nay, ở Việt Nam hoạt động gia công, sản xuất hàng hoá cho nước ngoài đang phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ. Việt Nam đang từng bước mở rộng thị trường XK nhằm phát huy những lợi thế về nguồn nhân lực với sự chăm chỉ và khéo léo của người Việt Nam nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta với mức độ ngày càng sâu sắc hơn. Các DN Việt Nam đã tự chủ và đang từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hoạt động thương mại quốc tế: như thiết kế, ký kết hợp đồng thương mại, định giá sản phẩm, lựa chọn khách hàng... Trên thực tiễn để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới, các DN cần phải tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh, nâng cao phần giá trị gia tăng trong hàng XK, giảm thiểu các chi phí phát sinh. Tuy nhiên, nguồn cung ứng của thị trường nội địa mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu sản xuất 1 của DN, phần lớn để sản xuất hàng hoá XK thì DN phải NK máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài về. Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với các hoạt động XNK như hàng kinh doanh XNK, hàng đầu tư, hàng gia công XK, NK nguyên liệu sản xuất XK. Mỗi một loại hình có đặc thù riêng . Vì vậy, cũng có những chính sách điều hành và phương pháp quản lý khác nhau. Trong đó quản lý về thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị vì tính phức tạp, dễ lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để gian lận thương mại. Vì vậy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động sản xuất XK cũng là một yêu cầu tất yếu đưa ra các biện pháp để cải tiến công tác quản lý về thủ tục hải quan góp phần giảm thiểu chi phí, thời gian, nhân lực, chống gian lận thương mại, bảo hộ nền sản xuất trong nước, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hướng tới “Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng CNTT, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 của Chính phủ). Trong thời gian qua thủ tục hải quan đã tạo thuận lợi cho các DN khi tham gia các hoạt động XNK thương mại. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế nhất 2 định, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan còn chồng chéo, chưa đồng bộ dẫn đến gây khó khăn, vướng mắc khi thực hiện. Công tác quản lý của cơ quan Hải quan còn nặng tính truyền thống, thủ tục còn rườm rà, công chức thực thi nhiệm vụ nhiều lúc còn phiền hà, sách nhiễu. Bên cạnh đó, còn một số DN thái độ chấp hành pháp luật chưa cao. Đây là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công. Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội” là có tính cấp thiết đáp ứng yêu cầu cả lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quản lý về Hải quan đối với nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đã được ThS. Nguyễn Thị Nga nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh với tên đề tài là: “Quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng nhập sản xuất xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế năm 2007”. Cùng nghiên cứu vấn đề này, năm 2011, Ths. Trần Hồ Quốc Thiện chuyên ngành Kinh tế tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ kinh tế với tên đề tài: “Quản lý Hải quan đối với hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, nghiên cứu tại tỉnh Đồng Nai”. Cả hai đề tài này đã nêu ra các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Cục Hải quan Đồng Nai đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Vì vậy, tuy cùng nghiên cứu quản lý của Hải quan đối với hàng nhập sản xuất xuất khẩu nhưng 3 phạm vi nghiên cứu của hai đề tài là khác nhau. Từ đó đưa đến các cách thức, giải pháp quản lý khác nhau. Cải tiến công tác quản lý đối với nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng XK đã được ThS. Lưu Thị Thu Hương chuyên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài: “ Cải tiến công tác quản lý đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại chi cục Hải quan Nam Định” năm 2013. Đề tài này đã đề xuất các biện pháp cải tiến công tác quản lý đối với nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng XK, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Nam Định. Hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đã được Ths. Hoàng Thuỳ Dương chuyên ngành Quản trị kinh doanh nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh với đề tài: “Hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ở Cục Hải quan TP. Hà Nội-nhìn từ góc độ doanh nghiệp”; Đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trên góc độ doanh nghiệp của Cục Hải quan Hà Nội nhằm hoàn thiện hoá thủ tục Hải quan đối với doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng cả về chủng loại, quy mô... gây khó khăn cho cả Hải quan và doanh nghiệp trong công tác quản lý. Chính vì thế có rất nhiều sinh viên nghiên cứu về vấn đề này trong luận văn cuối khoá như sinh viên Lưu Thị Linh CQ46/05.02 Học Viện Tài Chính với đề tài: “Công tác thanh khoản nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu”; sinh viên Đỗ Thị Hồng với đề tài: “ Tăng cường quản 4 lý của Cục Hải quan Thanh Hoá đối với nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu”;.... .Như vây, các đề tài đều có cùng đối tượng nghiên cứu nhưng phạm vi nghiên cứu khác nhau, dẫn tới mục tiêu nghiên cứu khác nhau và đưa ra các phương hướng, giải pháp cho vấn đề nghiên cứu là khác nhau. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu hoạt động quản lý Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động quản lý của Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng XK tại chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động quản lý của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để SXXK trong giai đoạn 2012-2014. 4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu một số lý luận cơ bản về nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như quản lý về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng XK. Từ đó đánh giá thực trạng của hoạt động quản lý Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK của Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công, đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK, góp phần quản lý tốt, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN sản xuất, kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh trong quan hệ thương mại quốc tế. Đồng thời cũng hạn chế được các hành vi gian lận thượng mại gây thất thu thuế cho Nhà nước, ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong đó vận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét, đánh 5 giá từng vấn đề cụ thể. Đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về những vấn đề liên quan. Ngoài ra, đề tài còn dùng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê so sánh, sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp như: số liệu thống kê của các chi cục Hải quan tiêu biểu, thông tin thu được từ các website, sách, báo.... để kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn. Từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về công tác quản lý Hải quan nói chung đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng xuất khẩu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài nghiên cứu bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu Chương 2. Thực trạng thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý hàng Đầu tư – Gia công, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU 1.1. Những vấn đề chung về nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 1.1.1. Nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu Nguyên liệu nhập khẩu là nguyên liệu được phép đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ Hải quan, sau khi đã làm thủ tục Hải quan liên quan đến nguyên liệu đó. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu là những nguyên liệu, vật tư được nhập khẩu với mục đích để sản xuất hàng hóa nhằm mục đích kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Đặc điểm chung của nguyên liệu, vật tư sản xuất: - Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên liệu sản xuất không giữ được hình thái vật chất ban đầu. - Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Giá trị nguyên liệu sản xuất được dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc vào chi phí kinh doanh trong kỳ Ngoài ra nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu còn có các đặc diểm sau: - Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được đưa vào Việt Nam theo hình thức mua đứt bán đoạn. - Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu thuộc quyền sở hữu của Việt Nam. - Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được quản lý tại kho bảo thuế. - Hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu và hợp đồng xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu là hai hợp đồng riêng biệt. 7 Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu bao gồm: - Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu. - Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm. - Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trong nước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài. - Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu. - Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu. - Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài. 1.1.2. Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình sản xuất xuất khẩu bao gồm: - Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu. - Sản phẩm được sản xuất từ hai nguồn: + Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu + Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước hoặc nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa. 8 - Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa được làm nguyên liệu, vật tư theo loại hình SXXK với điều kiện thời gian nhập khẩu không quá hai năm kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đó đến ngày thực xuất khẩu sản phẩm. - Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu có thể do doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác xuất khẩu. 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu Nhập nguyên liệu sản xuất hàng XK chủ yếu là DN nhập nguyên liệu từ thị trường nước ngoài để sản xuất rồi lại XK sản phẩm ra nước ngoài. Loại hình này DN tương đối chủ động về quyền mua bán, lãi suất cao nhưng đòi hỏi DN phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối vững mạnh, vốn nhiều và đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thương mại quốc tế và nhạy bén với thông tin thị trường. Hoạt động NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK bao gồm ba hoạt động chính có tính gắn kết với nhau như NK nguyên liệu để sản xuất trong nước rồi XK sản phẩm sau khi hoàn thành. Điểm nổi bật là DN có thể ký hợp đồng NK nguyên liệu trước, sau đó sẽ sản xuất, tìm khách hàng và ký hợp đồng XK sau. DN cũng có thể thực hiện theo hướng ngược lại, nghĩa là tìm khách hàng và ký hợp đồng XK trước, sau đó mới NK nguyên liệu, vật tư về để sản xuất hàng XK. Các DN NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK được hưởng chính sách ưu đãi về thuế khi làm thủ tục hải quan. Thông thường, các DN này được hưởng thời gian ân hạn thuế 275 ngày hoặc dài hơn tùy thuộc vào chu trình sản xuất mặt hàng, không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt (nên không phải kê khai và nộp các loại thuế này). 9 Các DN XNK phải thực hiện báo cáo quyết toán việc quản lý , sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu. 1.2. Những vấn đề cơ bản của quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về Hải quan Dưới góc độ khoa học, khái niệm về “quản lý” có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý tới những đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động và phát triển theo những mục tiêu nhất định đã đề ra. Hải quan đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại quốc tế, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực, cơ quan Hải quan thực thi chính sách pháp luật và các công cụ nghiệp vụ để để điều chỉnh các hoạt động XNK, xuất nhập cảnh nhằm đạt được mục tiêu là hướng tới tạo thuận lợi cho hoạt động XK, NK, đầu tư và du lịch, thực hiện Hải quan điện tử, cơ quan Hải quan hoạt động có tính chuyên nghiệp, minh bạch và liêm chính. Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng XK là việc cơ quan Hải quan tổ chức quản lý đối với nguyên liệu, vật tư từ khi NK cho đến khi sản phẩm sản xuất thực XK. 1.2.2. Cơ sở pháp lý thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu Cơ sở pháp lý cơ bản nhất để quản lý hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để quản lý hàng xuất khẩu là Luật Hải quan được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quan ngày 29/6/2001 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2002. Sau 04 năm thực hiện Luật Hải quan 2001 đã phát huy hiệu quả tương đối toàn diện, được Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, 10 góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh, thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện Luật Hải quan 2001 cũng bộc lộ một số hạn chế chưa phù hợp với điều kiện thực tiến phát triển của đất nước, vì vậy để đáp ứng yêu cầu phát triển Luật Hải quan sửa đổi bổ sung đã được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngaỳ 01/01/2006. Trong Luật Hải quan sửa đổi đã nới rộng quy định về hoạt động NSXXK là cơ quan Hải quan có thể xây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan định kỳ đối với những doanh nghiệp có số thuế được hoàn lớn, định mức cao, nguyên liệu, vật tư có thuế suất cao...Mặc dù vậy nhưng do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, cùng với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng của Hải quan Việt Nam, Luật Hải quan ngày 14/06/2005 bộc lộ nhiều điều không còn phù hợp. Do đó để tạo điều kiện áp dụng quản lý Hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , ngày23/06/2014 , Luật Hải quan 2014 được chính phủ ban hành có hiệu lực ngày 1/1/2015. Luật Hải quan 2014 được xây dựng dựa trên cơ sở tổng kết và đánh giá kết quả 14 năm thực hiện Luật Hải quan năm 2001 và Luật Hải quan sửa đổi năm 2005. Đáng chú ý, về cải cách thủ tục Hải quan, hiện đại hoá quản lý Hải quan, dự luật đã thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục Hải quan, từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử. Để đồng bộ với các quy định về thủ tục Hải quan điện tử, Luật Hải quan 2014 đã bổ sung, sửa đổi các điều liên quan đến thủ tục Hải quan cho loại hình NK để sản xuất hàng XK nhằm bảo đảm tính minh bạch và triển khai hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hoá 11 chế độ quản lý Hải quan và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Ngoài Luật Hải quan ra còn có các văn bản pháp luật mà cơ quan Hải quan thường xuyên sử dụng để quản lý nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung như: - Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 - Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11. - Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 - Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/06/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12. - Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 1 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục Hải quan kiểm tra, giám sát kiểm soát Hải quan. - Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. - Nghị định số 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan. - Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. - Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn về thủ tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan ; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 12 - Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 ban hành biếu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành. - Thông tư số 129/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế. - Thông tư số 190/2013/TT-BTC quy định chi tiết ti hành Nghị định số 127/2013/TT-BTC ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan. - Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014. - Thông tư 29/2014/TT-BTC ngày 26/02/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. - Thông tư 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn hoạt động nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. - Quyết định số 929/2006/QĐ-TCHQ ngày 25/5/2006 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. - Quyết định số 2424/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng tại Chi cục Hải quan, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thuộc trung ương. 13 - Quyết định số 1279/QĐ-TCHQ ngày 25 tháng 06 năm 2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. - Quyết định 808/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố các thủ tục hành chính lĩnh vực Hải quan, thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. - Từ ngày 1/1/2015 Luật Hải quan 2014 có hiệu lực và cùng với đó là Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 được ban hành và thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành ngày 1/4/2015 1.2.3. Nội dung thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 1.2.3.1. Quản lý đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu Hình 1.1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC NK NGUYÊN LIỆU 1. Đăng ký danh mục nguyên liệu vật tư NK; CHỦ HÀNG Nộp hồ sơ 2. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra (thực hiện như NK thương mại); 3. Kiểm tra thực tế hàng hoá (thực hiện như NK thương mại và kiểm tra cơ sở sản xuất; 4. Xác nhận hoàn thành thủ tục Hải quan (như NK thương mại). Trả chủ hàng hồ sơ (Nguồn: Theo Quyết định 1279/QĐ/TCHQ) Thời điểm đăng ký là khi làm thủ tục NK lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên thuộc Bảng đăng ký. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan