Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về hộ tịch ở quận 10, tp.hcm...

Tài liệu Quản lý nhà nước về hộ tịch ở quận 10, tp.hcm

.PDF
100
967
65

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  BỘ NỘI VỤ  HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HÀNG THỊ HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH Ở QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – 2017 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ   HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HÀNG THỊ HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH Ở QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60.34.04.03 Ngƣời hƣớng dẫn luận văn: PGS.TS.BÙI ĐỨC KHÁNG TP. Hồ Chí Minh – 2017 3 LỜI CẢM ƠN Sau gần hai năm học chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia với những kiến thức quý báu đã được Thầy Cô truyền đạt, tôi đã chọn đề tài luận văn “ Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh” Tôi xin trân trọng cám ơn PGS.Tiến sĩ Bùi Đức Kháng, nguyên là giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia – người Thầy đã vô cùng nhiệt tình, nghiêm túc hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này và xin trân trọng cám ơn tất cả Thầy, Cô dạy lớp cao học K19N5 đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức. Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn Thầy Cô giáo trong Hội đồng phản biện, chấm luận văn; cảm ơn khoa Sau đại học- Học viện hành chính đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Ngƣời viết luận văn Hàng Thị Huyền 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2016 Tác giả luận văn Hàng Thị Huyền 5 MỤC LỤC Lời cám ơn Lời cam đoan PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................9 2.Tình hình nghiên cứu của đề tài...................................................................10 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu..................................................12 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..........................................13 5. Đóng góp của đề tài.....................................................................................13 6. Bố cục của luận văn.....................................................................................13 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1. Quan niệm về hộ tịch.........................................................................15 1.1.2. Đặc điểm của hộ tịch .........................................................................18 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH 1.2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về hộ tịch...........................................19 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về hộ tịch.............................................21 1.2.3. Quan niệm quản lý nhà nước về hộ tịch.............................................21 1.2.4. Chủ thể quản lý nhà nước về hộ tịch..................................................25 1.2.5. Nội dung quản lý của nhà nước về hộ tịch.........................................33 1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH 1.3.1. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về hộ tịch........................................33 1.3.1.1. Văn bản điều chỉnh trực tiếp.....................................................33 1.3.1.2. Một số văn bản liên quan..........................................................34 1.3.2. Tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch.....35 6 1.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về hộ tịch.........................36 1.3.4. Sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước về hộ tịch............37 Tiểu kết Chƣơng 1.........................................................................................38 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH Ở QUẬN 10 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. MỘT VÀI NÉT VỀ QUẬN 10 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH......40 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH Ở QUẬN 10 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.2.1. Ban hành văn bản quản lý nhà nước về hộ tịch................................42 2.2.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch............................................44 2.2.3. Tổ chức bộ máy, nhân lực quản lý về hộ tịch...................................46 2.2.4. Đăng ký, quản lý hộ tịch ( tại phòng tư pháp Quận và ở các phường trên địa bàn quận 10)...................................................................................49 2.2.5. Kiểm tra, thanh tra thực hiện quản lý hộ tịch....................................55 2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH Ở QUẬN 10 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân.....................................................55 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................58 Tiểu kết Chƣơng 2.........................................................................................68 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH Ở QUẬN 10 - TP. HỒ CHÍ MINH 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH Ở QUẬN 10 – TP.HỒ CHÍ MINH....................................................70 7 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH Ở QUẬN 10 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.2.1. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý hộ tịch...............................................................................................................72 3.2.2. Nâng cao phẩm chất và năng lực thực thi công vụ của công chức quản lý hộ tịch trên địa bàn quận và nâng cao rõ trách nhiệm phân cấp quản lý hộ tịch......................................................................................................75 3.2.3. Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ vào quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn quận 10........................................................................81 3.2.4. Triển khai pháp luật về hộ tịch và phổ biến luật hộ tịch trên địa bàn quận........... ..........................................................................................86 3.2.5. Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch.................................................................................91 Tiểu kết Chƣơng 3.........................................................................................93 KẾT LUẬN....................................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................98 8 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Số hiệu Biểu 1 Tên sơ đồ, bảng, biểu Đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch Quận và phường: Trang 48 Thực hiện đăng ký hộ tịch tại một cửa phòng tư pháp Biểu 2 Quận 10 và 15 phường 50 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác nhận tình trạng nhân thân của một con người từ khi sinh ra đến khi chết”. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và quyền nhân thân của con người được Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định để xác định sự kiện hộ tịch như: quyền thay đổi họ tên; quyền xác định lại dân tộc; quyền được khai sinh; quyền được khai tử; quyền được kết hôn; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền đối với quốc tịch… Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch không những liên quan đến nhân thân của con người mà còn liên quan đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch mà trong 11 năm qua từ khi thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, và đặc biệt là gần một năm 2016 kể từ khi áp dụng thực hiện Luật Hộ tịch có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 trên địa bàn Thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, các sự kiện đăng ký hộ tịch của nhân dân cơ bản được thực hiện kịp thời và đúng quy định của pháp luật; công tác phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch được chú trọng triển khai đến tận cơ sở. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của nhân dân được nâng lên; đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch cơ sở được quan tâm, củng cố về số lượng và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ; các loại sổ sách, biễu mẫu hộ tịch được hỗ trợ và cung cấp kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước. 10 Nhưng hiện nay trên thực tế, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn còn một số tồn tại, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp trong giai đoạn mới, tình trạng các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chưa xác định đúng giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn cho công dân. Thực trạng trên có nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân; sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết những sai sót trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký và quản lý hộ tịch chưa thực sự sâu rộng; năng lực của một số công chức còn hạn chế. Tuy công việc liên quan đến nhân thân của một con người và cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác của xã hội, nhưng nhìn từ gốc độ bên ngoài thì rất “thầm lặng” và cũng được ít ai quan tâm. Những hạn chế này đã làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch. Là một quận của Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua, quận 10 đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn quận.Với sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, chính quyền, quản lý về hộ tịch ở quận 10 từng bước được thực hiện nghiêm túc đầy đủ, chính xác. Song cũng như nhiều địa phương khác, công tác quản lý về hộ tịch ở quận 10 cũng còn nhiều hạn chế như đã nêu ở trên. Vì vậy, nghiên cứu về quản lý hộ tịch nói chung cũng như ở thực tế của quận 10 nói riêng nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý hộ tịch, chỉ ra những nguyên nhân của các hạn chế, trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn quận là một điều cấp thiết hiệ n nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 11 Một số công trình khoa học tiêu biểu về quản lý hộ tịch đã được công bố trong thời gian qua như: - “Về quản lý hộ tịch”. Sách tham khảo / Phạm Trọng Cường. - H: Chính trị Quốc gia, 2004; - “Hướng dẫn đăng ký và quản lý hộ tịch” / B.soạn: Nguyễn Quốc Cường, Lương Thị Lanh, Trần Thị Thu Hằng... - H: Tư pháp, 2006; - “Quy định mới về đăng ký và quản lý hộ tịch” - H: Chính trị Quốc gia, 2006; - “151 câu trả lời về hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân và công chứng,, chứng thực” / L.G: Trần Huyền Nga. – H: NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; - “Hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch” - H: NXB tư pháp 2006; - “Nghiệp vụ đăng ký hộ tịch” – H: NXB Tư Pháp, 2007 -Bài “Cơ quan nhà nước cần tôn trọng quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của công dân”, tác giả Vũ Đình Tuấn Phương, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 6 năm 2005; - Bài “Kỳ vọng về một nề nếp mới trong công tác hộ tịch”, tác giả Phạm Trọng Cường, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 6 năm 2006; - Tác giả Phạm Hồng Hoàn “ Quản lý Nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, huyện Đan phượng, thành phố Hà Nội” năm 2011; - Tác giả Lê Thị Quãng “ Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý hộ tịch” quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh năm 2013; -Bài “Nâng cao năng lực đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch trong giai đoạn hiện nay”, Tác giả Trần Văn Quảng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng 9 năm 2006; 12 Số chuyên đề về “Công chứng, hộ tịch và quốc tịch”, phần 2 hộ tịch và quốc tịch, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2007; -Bài “Tư pháp Hà Nội không vì khó khăn mà từ chối đăng ký khai sinh”, tác giả Đàm Thị Kim Hạnh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 3 năm 2008; - Giáo trình “Quản lý hành chính-tư pháp” của Học viện hành chính, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 2008 (dành cho đào tạo trung cấp hành chính) -Chuyên đề “Quản lý hành chính -tư pháp” trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính của Học viện Hành chính. Các công trình khoa học nói trên đã đề cập từng khía cạnh của quản lý về hộ tịch. Tuy nhiên, do đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp về quản lý hộ tịch ở Quận 10 trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Đây là lý do thứ hai để đề tài này được lựa chọn nghiên cứu. 3. Đối tƣợng, phạm vi,mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ tịch. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: UBND Quận 10 và 15 phường Phạm vi thời gian : Từ năm 2012 đến 2016 3.3. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và ở quận 10 nói riêng. Từ đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở quận 10 13 trong thời gian qua, nêu ra những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn quận 10 trong thời gian tới. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch theo hai giai đoạn từ năm 2012 đến nay . Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch ở nước ta hiện nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp luận: Đề tài dựa trên phương pháp luận là các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý hộ tịch. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài một cách có hiệu quả, sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh... 5. Đóng góp của đề tài Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về hộ tịch và quản lý nhà nước đối với hộ tịch; đánh giá thực trạng về quản lý hộ tịch ở quận 10 trong thời gian qua, từ đó nêu lên những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch ở quận 10. Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm cơ sở để các cấp chính quyền ở quận 10 và 15 phường nghiên cứu, vận dụng vào thực tế quản lý hộ tịch. Luận văn cũng có thể là tài liệu nghiên cứu về quản lý hộ tịch cho các học viên, sinh viên của học viện hành chính. 6. Bố cục của luận văn 14 Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về hộ tịch Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch ở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch ở quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh. 15 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1. Quan niệm về hộ tịch Theo Hán nôm từ hộ tịch được hiểu là: Hộ là nhà, cửa; Tịch là sổ sách ghi chép việc liên quan đến tình trạng nhân thân (thân trạng) của mỗi người theo mối quan hệ về gia đình trong các việc sinh, tử, kết hôn... Xét từ khía cạnh là một khái niệm pháp lý, khái niệm hộ tịch cũng là một trường hợp rất đặc biệt trong hệ thống khái niệm pháp lý tiếng Việt. Bản thân khái niệm này hoàn toàn không dễ định nghĩa, điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng nó không thuận tiện theo nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trên thực tế đã từng có những cuộc thảo luận trong giới chuyên môn về việc thay thế khái niệm này bằng một khái niệm khác thông dụng hơn, dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, do khái niệm hộ tịch chứa đựng trong nó yếu tố truyền thống, lịch sử và đã là một khái niệm có tính chất phổ thông, ăn sâu trong nhận thức nhân dân nên giải pháp đi tìm khái niệm Việt hoá thay thế nó không được lựa chọn, thay vào đó, các nhà xây dựng pháp luật đã dung hoà bằng giải pháp mà Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho phép, đó là sử dụng nó với tư cách là một thuật ngữ chuyên môn và định nghĩa nó trong văn bản. Khái niệm “hộ tịch” và “đăng ký hộ tịch” theo pháp luật Việt Nam hiện nay: Theo quy định tại điều 1, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10-10-1998 về đăng ký hộ tịch có quy định: 16 “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”. “Đăng ký hộ tịch là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Xác nhận các sự kiện sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi; Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy hôn trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc những sự kiện khác do pháp luật quy định”. Trước khi có Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, Bộ Luật Dân sự năm 1995 cũng đã có quy phạm định nghĩa về khái niệm đăng ký hộ tịch tại Điều 54: “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch”. Đây là khái niệm khó định nghĩa một cách rõ ràng bằng ngôn ngữ Hán Việt, việc kết hợp giữa định nghĩa “hộ tịch” và “đăng ký hộ tịch” mới có thể mang lại cách hiểu đầy đủ về khái niệm “hộ tịch” vì “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”- đây là định nghĩa mở, theo đó chỉ có thể hiểu “những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người” là những sự kiện nào khi viện dẫn tới định nghĩa về “đăng ký hộ tịch”. Từ định nghĩa như trên, đăng ký về hộ tịch gồm các loại việc: - Đăng ký khai sinh; 17 - Đăng ký khai tử; - Đăng ký kết hôn (kể cả công nhận đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài); - Đăng ký giao nhận việc nuôi con nuôi (kể cả việc đăng ký cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi); - Đăng ký nhận con ngoài giá thú (kể cả việc đăng ký cho người nước ngoài nhận con ngoài giá thú là người Việt Nam); - Đăng ký giám hộ; - Đăng ký việc thay đổi họ tên, chữ đệm hoặc cải chính họ tên, chữ đệm ngày tháng năm sinh. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27-122005 về đăng ký và quản lý hộ tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 01-4-2006 thay thế Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký hộ tịch đã đưa ra định nghĩa hoàn thiện về “hộ tịch” và “đăng ký hộ tịch” như sau: “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc; Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi”. Với mỗi vấn đề hộ tịch thì có giấy tờ về vấn đề đó, gọi là giấy tờ về hộ tịch. Giấy tờ về hộ tịch là giấy tờ có giá trị chứng minh thực tế thân trạng của mỗi công dân. 18 Giấy tờ về hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đó là cơ sở pháp lý chứng minh các quyền và nghĩa vụ của công dân phát sinh từ sự kiện hộ tịch. Do tính chất quan trọng như vậy của các giấy tờ về hộ tịch cho nên pháp luật có quy định chặt chẽ, cụ thể các nguyên tắc, thủ tục, trình tự đăng ký và cấp các loại giấy tờ về hộ tịch. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan đại điện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp có giá trị như giấy tờ hộ tịch được cấp ở trong nước. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Do vậy, tất cả các loại giấy tờ về hộ tịch đều phải thống nhất với Giấy khai sinh của cá nhân người đó. Chính vì vậy, đăng ký hộ tịch là hành vi bắt buộc không chỉ đối với công dân mà còn đối với cả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.1.2. Đặc điểm của hộ tịch Từ quan niệm trên về hộ tịch, có thể thấy, hộ tịch có những đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn chặt với cá nhân con người, bởi vì, mỗi người chỉ có một thời điểm sinh, một thời điểm chết. Các dấu hiệu về cha đẻ, mẹ đẻ, dân tộc, giới tính là những dấu hiệu giúp người ta phân biệt từng cá nhân con người. Do đó, đây là các giá trị nhân thân gắn với một con người cụ thể từ khi sinh ra đến khi chết. Thứ hai, hộ tịch là những giá trị, về nguyên tắc không chuyển đổi cho người khác. Đặc điểm này là hệ quả của của đặc điểm thứ nhất. Do đó, việc thực hiện các sự kiện hộ tịch phải do trực tiếp cá nhân người đó thực hiện, trừ 19 trường hợp pháp luật có quy định khác (như: khai sinh có thể do bố, mẹ đi đăng ký khai sinh; khai tử do người thân của người chết đăng ký khai tử). Thứ ba, hộ tịch là những sự kiện nhân thân không lượng hoá được thành tiền. Chính vì vậy, hộ tịch không phải là một loại hàng hóa có thể trao đổi trên thị trường. 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HỘ TỊCH 1.2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về hộ tịch Nguyên tắc quản lý nhà nước về Hộ tịch hiện nay được quy định tại điều 5 của Luật Hộ tịch: Một là, tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân. Hai là, mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong công tác quản lý hộ tịch. Phạm vi quản lý của hoạt động quản lý hộ tịch là các đặc điểm nhân thân làm nên căn cước của mỗi cá nhân, có các thuộc tính: Ổn định, công khai, có khả năng phổ biến thông tin. Việc đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin này là cơ sở để công tác quản lý hộ tịch của Nhà nước được đầy đủ, hệ thống, chính xác, phản ánh đúng nhất sự phát triển, vận động của dân số xã hội. Ba là, Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày tiếp theo. Áp dụng cho trường hợp khai sinh giai quyết trong ngày. Bốn là, mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền. 20 Nguyên tắc “đăng ký một nơi” thể hiện tính chất “duy nhất” của đặc điểm nhân thân từng cá nhân, đồng thời là cơ sở để bảo đảm thông qua hoạt động quản lý hộ tịch, đặc điểm dân số, sự phát triển của dân số xã hội trong từng vùng miền, địa phương có sự phân biệt rõ ràng. Năm là,Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. . Với nguyên tắc này, Nhà nước đòi hỏi các thông tin về quản lý hộ tịch phải được đảm bảo chính xác, điều này phù hợp với đặc điểm của đối tượng, phạm vi của quản lý hộ tịch là các đặc điểm nhân thân của từng cá nhân với các thuộc tính: Ổn định, công khai, có khả năng phổ biến thông tin. Khi cập nhật vào dữ liệu thì không thể chỉnh sửa, nên khi lấy thông tin phải chính xác, việc chỉnh sửa phải thực hiện ở Bộ. Sáu là, Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bảy là, Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch. Đây là nguyên tắc về “tính công khai” trong công tác quản lý hộ tịch, bảo đảm cho người dân dễ dàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ về đăng ký hộ tịch, qua đó khuyến khích người dân tự nguyện, tự giác thực hiện đầy đủ, kịp thời các quyền và nghĩa vụ về đăng ký hộ tịch. Những nguyên tắc trên đảm bảo cho việc quản lý hộ tịch được chính xác, kịp thời, đầy đủ, góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Bởi vì, thực tế cho thấy, các giấy tờ về hộ tịch nếu trong quá trình thực hiện có sai sót mà không được phát hiện kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như khắc phục, sửa chữa sai sót và đặc biệt sẽ gây ra không ít những phiền hà cho công dân trong việc thống nhất giấy tờ quan trọng khác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan