Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử từ thực tiễn tỉnh ...

Tài liệu Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử từ thực tiễn tỉnh lâm đồng .

.PDF
89
124
103

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN TIẾN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI SINH, KHAI TỬ TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Lâm Đồng, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN TIẾN VĂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI SINH, KHAI TỬ TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Quốc Toàn Lâm Đồng, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn này dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Tiến Văn LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện khoa học xã hội, các quý Thầy Cô đã trang bị tri thức cho tôi, tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới TS Trần Quốc Toàn đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Trần Tiến Văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài ..................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......................................... 4 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 5 5.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 6 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI SINH, KHAI TỬ ... 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ................................................................................................................ 8 1.2. Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh ............................. 20 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 29 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI SINH, KHAI TỬ TRÊN ĐỊA BÀN ................................ 30 TỈNH LÂM ĐỒNG ......................................................................................... 30 2.1. Một số khái quát chung về các yếu tố tác động trực tiếp đến đăng ký và quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai sinh, khai tử của tỉnh Lâm Đồng ........ 30 2.2. Quản lý nhà nước về hộ tich trong lĩnh vực khai sinh, khai tử từ thực tiễn tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng............................................................................... 34 2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.. ............... 51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 52 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI SINH, KHAI TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ....................................................................... 53 3.1. Một số định hướng, giải pháp đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử ............................................................................... 53 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường nâng cao hiệu qủa quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ....... 63 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 73 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74 BẢNG VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân TPHT Tư pháp hộ tịch TTPBPL DTTS Tuyên truyền phổ biến pháp luật Dân tộc thiểu số DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Kết quả đăng ký khai sinh .............................................................. 40 Bảng 2.2. Kết quả đăng ký khai tử .................................................................. 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý hộ tịch là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động quản lý dân cư của một quốc gia, thường xuyên được các quốc gia quan tâm thực hiện. Các sự kiện hộ tịch của con người từ khi sinh ra đến khi chết như khai sinh, kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải chính hộ tịch, khai tử… đều được đăng ký và quản lý chặt chẽ theo các quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung, quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử nói riêng ở nước ta đã được thực hiện ngay sau khi giành chính quyền, thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và công tác này đã có những bước phát triển, ngày càng ổn định, đạt được những kết quả quan trọng như: tình trạng khai sinh, khai tử quá hạn giảm mạnh; việc quản lý về khai sinh, khai tử được thực hiện khoa học, chặt chẽ hơn; ý thức của người dân về công tác đăng ký khai sinh, khai tử dần được nâng lên một cách rõ rệt; công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào việc đăng ký và quản lý khai sinh, khai tử.... Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử thì bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục cho phù hợp hơn với thực tiễn như: thủ tục quản lý khai sinh, khai tử chưa khoa học; tình trạng khai sinh, khai tử quá hạn còn nhiều, có những trường hợp nhiều năm không tiến hành khai sinh, khai tử; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực hộ tịch nói chung và lĩnh vực khai sinh, khai tử nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử còn nhiều hạn chế; trình độ, năng lực 1 của cán bộ, công chức làm thực hiện việc quản lý nhà nước về khai sinh, khai tử còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay... Những tồn tại, hạn chế này đã có những ảnh hưởng không nhỏ, làm giảm đi hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai sinh, khai tử ở Việt Nam hiện nay. Là một trong năm tỉnh của Tây nguyên, trong những năm qua tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và lĩnh vực khai sinh, khai tử nói riêng. Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, hiệu quả của việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử đã từng bước được nâng lên và ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh Tây nguyên khác thì quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử của tỉnh Lâm Đồng còn có nhiều hạn chế, cần được nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn để có những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đó trong thời gian tới. Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với việc di chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, thì việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử được thực hiện khoa học, chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử từ thực tiễn của tỉnh Lâm Đồng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì vậy, học viên lựa chọn vấn đề "Quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng" làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài cụ thể như sau: - Dương Bảo Khang, Quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai sinh - từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, 2018. Tác giả đã đánh giá được thực trạng về công tác khai sinh trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh chủ yếu tập trung vào công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này và sự phối hợp của các cơ quan liên quan. - Bài trên báo điện tử http://tapchicongthuong.vn "Một số khó khăn, vướng mắc trong việc đăng ký hộ tịch và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi", tác giả ThS. Dương Hiền Trúc Lan và ThS. Phạm Kim Hưng; tác giả trình bày nội dung về quá trình thực hiện Luật Hộ tịch 2014, nêu lên những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác hộ tịch, từ đó tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn đối với Luật Hộ tịch. - Bài trên báo điện tử https://anhsangvacuocsong.vn "Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay", tác giả ThS. Nguyễn Anh Tú; tác giả nêu lên những thực trạng bất cập của các tỉnh biên giới phía Bắc từ đó đưa ra các giải pháp có tính tham khảo nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay. - Phạm Trọng Cường, Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng việc quản lý hộ tịch ở Việt Nam trong thời gian qua và nêu ra những tồn tại, hạn chế đối với lĩnh vực này; từ đó, tác 3 giả nêu lên một số quan điểm và phương hướng thực hiện trong thời gian tới đối với việc thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch. - Nguyễn Thị Hạnh, Pháp luật quản lý về hộ tịch - từ thực tiễn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, 2016; Tác giả đã nêu lên được những bất cập đối với quản lý hộ tịch về hành lang pháp lý trong lĩnh vực này ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; từ những bất cập đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp để thực hiện quản lý hộ tịch ở quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. - Nguyễn Anh Tú, Quản lý Nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, 2018; Tác giả đã nêu lên được tình hình chung về quản lý nhà nước về hộ tịch ở các tỉnh phía Bắc. Bên cạnh đó, tác giả đã đánh giá từng khía cạnh cụ thể các yếu tố làm ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về hộ tịch ở khu vực này, từ đó đề xuất những nhóm giải pháp từ thể chế, bộ máy, nguồn nhân lực... nhằm hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả của quản lý nhà nước về hộ tịch trong đó có nêu lên giải pháp có liên quan tới quản lý biên giới, hợp tác tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới. Các công trình nghiên cứu nêu trên, chỉ mới nghiên cứu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch nói chung, giới hạn nghiên cứu trong địa bàn cả nước hoặc theo vùng, miền cụ thể; chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tác giả sẽ tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn từ các công trình nghiên cứu nêu trên và có những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu từ thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua; đánh giá các kết quả đã đạt được, những khó khăn, hạn chế; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Về mặt lý luận: Luận văn phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử: khái niệm, đặc điểm vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước về hộ tịch; đi sâu phân tích quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử. - Về mặt thực tiễn: Nêu và phân tích đặc điểm tỉnh Lâm Đồng; thực trạng về quản lý nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; phân tích các kết quả đạt được, khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn đó từ thực tiễn thực hiện việc quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử. - Tổng hợp kết quả nghiên cứu, nêu và phân tích yêu cầu đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử; qua đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với việc quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 5 Về mặt không gian được đánh giá trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đối với các nội dung liên quan tới lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Về thời gian được giới hạn từ năm 2014 cho tới năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Học thuyết Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý hành chính nhà nước; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các quy định của pháp luật về quản lý hộ tịch nói chung và lĩnh vực khai sinh, khai tử nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử cụ thể… Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội dung của luận văn, cụ thể như sau: - Chương 1: Luận văn sử dụng phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích làm rõ về quan niệm, nội dung của quản lý hành chính nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử; làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử - Chương 2: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích nhằm đánh giá những tồn tại, hạn chế đối với thực trạng trong quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Chương 3: Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá để đưa ra những giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử từ thực tiễn của tỉnh Lâm Đồng hiện nay. 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Về mặt lý luận: Trên cơ sở phân tích lý luận và quy định của pháp luật đối với quản lý nhà nước về hộ tich trong lĩnh vực khai sinh, khai tử sẽ góp phần làm phong phú thêm các quan điểm, nhận thức và các vấn đề lý luận, như: khái niệm, đặc điểm vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn có tính thực tiễn và khả thi, có thể được áp dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực Tây nguyên nói chung; là tài liệu tham khảo có giá trị góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo về luật học. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 03 chương: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận đối với quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trong lĩnh vực khai sinh, khai tử trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TRONG LĨNH VỰC KHAI SINH, KHAI TỬ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nước về hộ tịch 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ tịch và các sự kiện về hộ tịch 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ tịch Hộ tịch là một khái niệm đặc thù là một từ ghép gốc Hán, các nội dung về hộ tịch được nhà nước Việt Nam quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đều nêu các nội dung mà văn bản điều chỉnh liên quan tới hộ tịch cụ thể như sau: Thứ nhất, Nghị định số 764-TTg ngày 08 tháng 5 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bản Điều lệ đăng ký hộ tịch, những nội dung của hộ tịch được quy định tại Điều 1, mục 1 về điều khoản chung đã nêu các sự kiện về hộ tịch "Bản điều lệ này quy định những nguyên tắc và thủ tục đăng ký các việc sinh, tử, kết hôn, sửa chữa các điều đã đăng ký; ghi chú các việc thay đổi về hộ tịch và cấp phát giấy chứng nhận các việc ấy" [17]. Tại Nghị định này chưa nêu được cụ thể về khái niệm liên quan tới hộ tịch mà chủ yếu chỉ liệt kê ra các sự kiện về hộ tịch bao gồm các nội dung liên quan tới việc sinh, tử, kết hôn. Thứ hai, năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 4-CP ngày 16 tháng 01 năm 1961 về ban hành bản điều lệ đăng ký hộ tịch nhằm thay thế Nghị định số 764-TTg ngày 08 tháng 5 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ, tại Nghị định này cũng quy định "Đăng ký hộ tịch là ghi vào sổ của Ủy ban hành chính cơ sở những việc sinh, tử, kết hôn và những việc có liên quan như nuôi con nuôi, nhận con ngoài giá thú, nhận cha mẹ đẻ, thay 8 đổi quốc tịch, thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính ngày, tháng, năm sinh. Mục đích là để chứng nhận lý lịch, quan hệ gia đình, xác định nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người"[10]. Tại Nghị định này có thể thấy các nhà làm luật đã nhận thức được đầy đủ hơn đối với việc đăng ký và quản lý hộ tịch, bên cạnh đó, còn đưa ra được một số nội dung liên quan tới vấn đề về hộ tịch nhằm xác định các vấn đề về thông tin nhân thân của cá nhân con người từ lúc sinh ra cho tới khi chết đi. Thứ ba, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Hai nghị định này của Chính phủ đã nêu được khá đầy đủ về khái niệm hộ tịch, cụ thể tại hai nghị định này đều được quy định tại Điều 1 của Nghị định "Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết". Như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật đã đưa ra được khái niệm cơ bản, bao hàm được các nội dung liên quan tới các sự kiện hộ tịch đó là "xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra cho tới khi chết đi". Tuy nhiên, khái niệm này cũng chỉ mang tính ước định. Nếu nhìn vào tổng thể thì khái niệm này được định nghĩa cho thuật ngữ "sự kiện hộ tịch" thì chính xác hơn là khái niệm cho thuật ngữ "hộ tịch".[11] Thứ tư, qua thời gian thực hiện lần lượt các nghị định về hộ tịch, Nhà nước ta đã xác định được tầm quan trọng của đăng ký và quản lý hộ tịch từ đó kế thừa được nhiều nội dung quan trọng liên quan tới việc thực hiện hộ tịch và qua góp ý của các nhà nghiên cứu Luật và được sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân và đến năm 2014, Luật Hộ tịch được ban hành trên cơ sở kế thừa các nội dung đó. Luật Hộ tịch đã quy định tại khoản 1, Điều 2 "Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết" [7,tr.6]. Điều 3 Luật Hộ 9 tịch năm 2014 [7,tr.7,8] đưa ra các nội dung về đăng ký hộ tịch cụ thể như sau: "Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch bao gồm: Khai sinh; Kết hôn; Giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; Khai tử". "Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự". "Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài". "Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật". Từ những khái niệm về Hộ tịch được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước theo từng giai đoạn lịch sử lập pháp về hộ tịch thì ta có thể đưa ra một khái niệm cụ thể sau: Hộ tịch là những sự kiện pháp lý về nhân thân của mỗi cá nhân con người được pháp luật quy định cụ thể, nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân mỗi con người và để phân biệt được chi tiết thông tin của từng cá nhân con người đó ngay từ lúc sinh ra cho tới khi mất đi. Từ những khái niệm về hộ tịch được quy định tại Nghị định số 764-TTg ngày 08 tháng 5 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bản Điều lệ 10 đăng ký hộ tịch cho tới khái niệm của Luật Hộ tịch năm 2014 thì ta có thể thấy hộ tịch có một số đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, Hộ tịch được xuất phát từ yếu tố con người được phân biệt rõ ràng với từng con người khác nhau dựa vào các dấu hiệu như: họ, tên; giới tính; thời điểm sinh; thời điểm chết; cha, mẹ đẻ... và các dấu hiệu này là những thông tin về nhân thân của cá nhân mỗi con người từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi. Thứ hai, hộ tịch là thông tin cá nhân của mỗi con người và những thông tin nhân thân đó luôn đi cùng con người đó từ lúc sinh ra cho tới khi chết đi. Từ đó cho thấy, hộ tịch có một vai trò đặc biệt quan trọng tới mỗi cá nhân con người, do đó việc thực hiện đăng ký hộ tịch phải được thực hiện thật chuẩn xác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ và cẩn trọng từ hai phía, phía cá nhân người đi đăng ký hộ tịch và phía người được giao thực hiện công tác đăng ký hộ tịch. Thứ ba, hộ tịch là một sản phẩm đặc biệt của con người được xuất hiện từ khi có nhà nước và được gọi bằng các hình thức tên gọi khác nhau, nhưng chung quy nó vẫn là xác định tình trạng nhân thân của một con người từ khi sinh ra cho tới khi chết đi. Thứ tư, hộ tịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý về dân cư của Nhà nước đặc biệt là trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước hoặc của một địa phương. 1.1.1.2. Các sự kiện về hộ tịch Theo điều 3 Luật hộ tịch năm 2014 thì các sự kiện hộ tịch bao gồm những sự kiện sau: Thứ nhất, đối với nội dung xác nhận vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch, bao gồm các sự kiện sau: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử. 11 Thứ hai, đối với nội dung ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm những nội dung sau: thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Thứ ba, các nội dung ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Thứ tư, Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật. Như vậy đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước về hộ tịch, đăng ký hộ tịch Quản lý hiểu theo cách đơn giản và theo ngữ nghĩa của từ thì quản lý thường được mọi người hiểu là phụ trách hay là chủ trì một lĩnh vực, công việc gì đó. Tuy nhiên khái niệm quản lý được hiểu một cách rất đa dạng, nó được định nghĩa khác nhau thông qua các hoạt động khác nhau. Như vậy có thể hiểu "quản lý" là hoạt động có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan