Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về khẩu lao động trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam...

Tài liệu Quản lý nhà nước về khẩu lao động trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

.DOC
87
417
72

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN CÔNG TRIỂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN CÔNG TRIỂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành Mã số : Quản lý kinh tế : 8 34 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Công Triển MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG................................................................................................ 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm, hình thức của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động. . .8 1.2. Nội dung của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động....................................17 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động 21 1.4. Các tiêu chí để đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động...25 1.5. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động tại một số địa phương.......................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM.................................31 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam............................................................................................................. 31 2.2. Thực trạng QLNN về xuất khẩu lao động ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam......................................................................................................................... 34 2.3. Lợi ích từ hoạt động XKLĐ :........................................................................... 46 2.4. Về thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động.........................................48 2.5. Xây dựng chính sách hậu xuất khẩu lao động.................................................. 48 2.6. Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động XKLĐ:.......................................... 48 2.7. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động..........................49 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM................................................................................ 57 3.1. Bối cảnh trong nước, quốc tế tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động.......................................................................................................... 57 3.2. Định hướng về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động trong thời gian đến............................................................................................................ 58 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về XKLĐ ở bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam................................................................................. 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 67 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT 1 NN Nhà nước 2 DN Doanh nghiệp 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 KT-XH Kinh tế - Xã hội 5 LĐ 6 LĐ-TB&XH 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 QLNN Quản lý nhà nước 8 NN 9 XKLĐ Lao động Lao động - Thương binh và Xã hội Ngoài nước Xuất khẩu lao động DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Số lần tập huấn, tư vấn về XKLĐ của các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ giai đoạn từ năm 2015-2018 36 2.2 Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động XKLĐ trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2015-2018 38 2.3 Tổng hợp kết quả về XKLĐ huyện giai đoạn 2015 - 2018 40 2.4 Số lượng xuất khẩu lao động của huyện Thăng Bình so với tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 2015-2018 41 2.5 Cơ cấu lao động xuất khẩu theo độ tuổi giai đoạn 2015 - 2018 42 2.6 Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính của huyện Thăng Bình giai đoạn 2015 - 2018 43 2.7 Cơ cấu lao động xuất khẩu theo thị trường của huyện Thăng Bình giai đoạn 2015 - 2018 44 2.8 Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề của huyện Thăng Bình giai đoạn 2015-2018 45 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thăng Bình là một huyện có dân số đông (181.610 người), số lao động trong độ tuổi lao động trên toàn huyện là 90.124 lao động (năm 2018), trong đó số lao động qua đào tạo 45.912 lao động, chiếm 51,71%. Cơ cấu lao động: Nông lâm thủy sản 36.438 lao động chiếm tỉ lệ 41,04 %, Công nghiệp, xây dựng 29.761 lao động chiếm tỉ lệ 33,52 %, Thương mại và Dịch vụ là 22.585 lao động chiếm tỉ lệ 25,44 % Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề Nông, Lâm, Ngư nghiệp; Công nghiệp - Thương mại và Dịch vụ có bước phát triển đảm bảo chỉ tiêu kinh tế hằng năm tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay nên đời sống của nhân dân con khó khăn, thu nhập con bấp bênh, người lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm con nhiều. Do đó việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp là hướng đi tất yếu và cần thiết, đặc biệt XKLĐ vẫn là giải pháp quan trọng góp phần giải quyết việc làm và giảm ngheo ở địa phương. Trong thời gian qua, số LĐ đi XKLĐ của huyện Thăng Bình tăng dần. Năm 2015 - 36 người, năm 2016 - 71 người, năm 2017 - 186 người và năm 2018 là 217 XKLĐ. Thị trường XKLĐ chủ yếu là ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Để đạt được kết quả nêu trên, phải kể đến sự đóng góp quan trọng của công tác QLNN đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước đã quan tâm đầu tư nghiên cứu phát triển thị trường tiếp nhận lao động, đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức các hoạt động đối ngoại, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác thị trường, khuyến khích mô hình liên kết giữa địa phương và các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, đến nay vấn đề quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động vẫn con nhiều hạn chế. Một số chính sách XKLĐ (của Trung ương, của Tỉnh, của Huyện) vẫn chưa được hoàn thiện, chưa theo kịp với những biến động của tình hình thực tế. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, đồng bộ. Thủ tục hành chính và các khoản hỗ trợ phục vụ cho việc đi XKLĐ của người lao 1 động hoặc thanh toán chi phí đào tạo nghề cho doanh nghiệp tham gia các chương trình dự án XKLĐ con rườm rà, phức tạp. Chất lượng nguồn lao động con yếu kém, đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ hoạt động chưa chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động thế giới bị hạn chế. Nhiều vụ việc lừa đảo, tranh chấp, vi phạm về trong lĩnh vực này đã diễn ra nhiều nơi, nhiều cấp độ. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số địa phương trên địa bàn huyện về XKLĐ chưa đầy đủ do đó việc triển khai thực hiện công tác này chưa đêm lại kết quả như mong đợi. Năng lực quản lý của cán bộ làm công tác XKLĐ tại các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Việc lồng ghép các chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà nước để khuyến khích người lao động, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp tham gia XKLĐ chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật con hạn chế, dẫn đến nhận thức của một bộ phận người LĐ chưa đúng nên tình trạng phá vỡ hợp đồng của người lao động ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê của Phong LĐ-TB&XH huyện, đến nay số người lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài là 38 người. Trước tình hình trên đoi hỏi cần phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về XKLĐ để tìm ra hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, thế mạnh, tiềm năng... cũng như những thách thức, từ đó tạo cơ sở khoa học cho việc đề ra các chính sách, giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về XKLĐ; đồng thời, điều chỉnh quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách một cách hợp lý để công tác XKLĐ của huyện nhà đạt kết quả cao hơn, đóng góp tích cực vào kết quả giải quyết việc làm, giảm ngheo bền vững trên địa bàn huyện. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài "Quản lý nhà nước về khẩu lao động trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sỹ Kinh tế, chuyện ngành Quản lý Kinh tế. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quản lý nhà nước về XKLĐ như: - Luận án Tiến sỹ chuyên ngành kinh tế học "Phát triển xuất khẩu lao động 2 Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế" của Nguyễn Tiến Dũng (2010). Luận án này đã nêu rõ cơ sở lý luận về XKLĐ và phân tích những tác động của XKLĐ đến phát triển KT-XH của nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu LĐ, đồng thời phân tích các yếu tố tác động đến phát triển XKLĐ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng XKLĐ của nước ta trong thời gian từ năm 2010 trở về trước, chỉ ra các tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển XKLĐ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Trần Văn Hằng (1996), Các giải pháp đổi mới nhà nước về XKLĐ ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010, luận án Tiến sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã nêu lên 5 thành tựu về xuất khẩu lao động Việt Nam, đánh giá những mặt con hạn chế và đưa ra phương hướng giải pháp tăng cường QLNN về xuất khẩu lao động. - Luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế quốc tế “Quản lý nhà nước về XKLĐ của Việt Nam” (2015) của Nguyễn Xuân Hưng. Luận án này đánh giá thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam và tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về XKLĐ trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. - Luận văn thạc sỹ chuyên ngành chính công “Chính sách xuất khẩu lao động từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” của Nguyễn Thị Hương (2017). Luận văn này làm rõ hơn cơ sở lý luận về chính sách XKLĐ; hệ thống lại các cơ chế, chính sách đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2011-2016; cung cấp thêm cho các cấp, các ngành chức năng một góc nhìn tương đối tổng hợp về tình hình triển khai thực hiện các chính sách XKLĐ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua và tham gia đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ các khó khăn, hạn chế, tồn tại trong công tác XKLĐ trong thời gian đến - "Báo cáo tình hình thực hiện Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020" của Bộ LĐ-TB&XH đã đánh giá một cách tương đối khách quan, toàn diện những mặt thành công, những hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ các huyện ngheo trên cả nước thực hiện công tác XKLĐ; đặc biệt, báo cáo đã nêu được các định hướng điều 3 chỉnh cơ chế, chính sách XKLĐ đối với các huyện ngheo trong thời gian tới. - "Đề án XKLĐ tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2023" của UBND tỉnh Quảng Nam đã nêu rõ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, giải pháp tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong công tác XKLĐ trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2018-2023. - Các báo cáo về XKLĐ trong các năm từ 2015 đến 2018 của các ngành chức năng ở Bộ LĐ-TB&XH, ở tỉnh Quảng Nam, huyện Thăng Bình đã khái quát một số nội dung về tình hình triển khai thực hiện công tác XKLĐ trong các năm qua; các hạn chế, tồn tại và giải pháp thực hiện nhiệm vụ trong thời gian đến. Nhìn chung các công trình công bố đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của XKLĐ ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng. Chưa có nghiên cứu sâu vào quản lý nhà nước về XKLĐ trên địa bàn ở các huyện thuộc tỉnh. Đây là lý do mà đề tài luận văn sẽ nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về XKLĐ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam thời gian qua, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về XKLĐ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam thời gian tới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn của QLNN về XKLĐ. - Phân tích và làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về XKLĐ, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về XKLĐ trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động XKLĐ trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu các đơn vị QLNN, đơn vị đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, các hộ gia đình có lao động đang tham gia XKLĐ và các hộ gia đình đã 4 có lao động đi XKLĐ về nước. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam từ các số liệu của Phong LĐTB&XH, Chi Cục Thống kê huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, luận văn con tham khảo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm giới thiệu và GQVL tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, đề tài có tham khảo kinh nghiệm của một số địa phương. Phạm vi thời gian: Các dữ liệu thu thập, các đối tượng khảo sát được xem xét trong giới hạn từ năm 2014 đến 2018, các giải pháp đề xuất được áp dụng cho giai đoạn từ năm 2020 đến 2025. Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về XKLĐ trên địa huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước để đề ra các giải pháp thích hợp. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu - Chọn điểm nghiên cứu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của việc nghiên cứu. Để có được những đánh giá đúng về thực trạng quản lý XKLĐ trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam tác giả xem xét các yếu tố: Tổng số dân số, lực lượng lao động, lực lượng lao động đang tham gia hoạt động kinh tế, số người có việc làm, số người thất nghiệp, số người tham gia XKLĐ tại các các nước, số người đã về nước... - Về đối tượng điều tra, nghiên cứu: tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp tại Phong LĐ-TB&XH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; 22 UBND xã, thị trấn - Về chọn mẫu: Chọn cơ quan quản lý XKLĐ ở cấp huyện là Phong LĐTB&XH và chọn một số địa phương xã, thị trấn để khảo sát, nghiên cứu. 6.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu - Thu thập tài liệu, số liệu đã công bố 5 Việc thu thập các tài liệu, số liệu đã công bố, với các nội dung thu thập cùng nguồn gốc số liệu, tất cả được trình bày ở bảng sau: Nơi thu thập Thông tin 1. Sách, báo, Internet, những - Tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên công trình nghiên cứu đã được công cứu phần cơ sở lý luận và thực tiễn về công bố tác quản lý XKLĐ 2. Các cơ quan Nhà nước có liên - Các văn bản, chỉ thị, nghị định, thông tư quan trong quá trình nghiên cứu: hướng dẫn có liên quan đến đưa lao động Quốchội,Chínhphủ,Bộ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (các văn LĐTB&XH, Cục Quản lý lao động bản này có hiệu lực thi hành trong thời điểm ngoài nước, Trung tâm Lao động trùng với thời điểm tiến hành nghiên cứu ngoài nước; UBND tỉnh, Sở các nội dung của đề tài) LĐTB&XH, Cục Thống kê, Phong - Các bào cáo tổng kết của địa phương (số LĐTB&XH huyện, UBND các xã, thị liệu trong các bào cáo này chỉ mang tính trấn thời điểm). - Thu thập số liệu mới Các số liệu mới được thu thập qua quá trình điều tra trực tiếp các đối tượng được chọn trong nghiên cứu với mục tiêu thu thập các thông tin có liên quan đến quan điểm, nhận thức của mọi người về hoạt động XKLĐ hiện nay. Các số liệu mới được thu thập qua một số hình thức sau: - Sử dụng mẫu biểu phỏng vấn trực tiếp các đối tượng với các nội dung như đã được xây dựng trong biểu phiếu. - Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu thu thập ý kiến của các cán bộ khoa học, cán bộ quản lý địa phương và các chuyên gia về lĩnh vực hoạt động XKLĐ. 6.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: được dùng để đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu và các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý XKLĐ trên địa bàn tỉnh; - Phương pháp so sánh: đánh giá tình hình hoạt động XKLĐ giữa các địa phương 6 trên địa bàn huyện và giữa các năm; - Phương pháp xử lý và phân tích: các tài liệu thu thập được tập hợp, và hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu đặt ra. Các phương pháp xử lý thông tin chủ yếu là phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, qui nạp. Công cụ xử lý số liệu là phần mềm Excel. 6.4. Hệ thống các tiêu chí nghiên cứu - Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm chia theo từng xã/thị trấn và chia theo từng thị trường; - Số doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ XKLĐ đang tuyển chọn lao động trên địa bàn huyện; - Các tiêu chí về công tác quản lý XKLĐ như: Số lượng lao động, chất lượng lao động, số lao động được đào tạo nghề sau khi đi XKLĐ… - Các thị trường lao động của huyện tham gia XKLĐ; - Công tác tuyển chọn lao động của doanh nghiệp XKLĐ trên địa bàn gồm: đối tượng, giới tính, độ tuổi, ngành nghề… - Tỷ trọng XKLĐ trên tổng số lao động thất nghiệp; - Tỷ trọng lao động xuất khẩu đã được đào tạo nghề trong tổng số lao động xuất khẩu: số lao động được đào tạo nghề sau khi đi XKLĐ, số lao động có việc làm sau khi về nước… 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng nam 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm, hình thức của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động 1.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước: Khái niệm quản lý nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo cách hiểu này, quản lý nhà nước là hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Quản lý nhà nước có các đặc điểm sau đây: - Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước được trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. - Đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. - Quản lý nhà nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phong, ngoại giao… Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong xã hội. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước nói chung con thực hiện các hoạt ðộng có tính chất hành chính nhà nýớc nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế ðộ công tác nội bộ của mình, chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ… Quản lý nhà nước theo 8 nghĩa hẹp con đồng nghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước với các đặc điểm sau đây: - Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang quyền lực nhà nước. - Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp. - Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ. - Hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang tính chấp hành và điều hành. 1.1.2. Khái niệm của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động: Hiện nay, có rất nhiều quan điểm đưa ra để giải thích về QLNN về XKLĐ. Dưới đây là hai quan điểm được sử dụng phổ biến nhất, đó là: Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên các hoạt động xuất khẩu lao động nhằm đạt mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Và cách hiểu khác, quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động là sự tác động của nhà nước thông qua bộ máy tổ chức của mình dựa trên các chính sách để điều chỉnh các công tác tuyển dụng, đào tạo, giáo dục, định hướng, quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Tìm hiểu sâu hơn về QLNN đối với hoạt động XKLĐ có thể thấy rằng: là hệ quản lý gồm chủ thể quản lý và đối tượng chịu quản lý. Chủ thể quản lý là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương. Hiện nay, là các cơ quan ngành dọc cấp dưới của Bộ LĐ-TB&XH. Ngoài ra, con có các cơ quan phối hợp quản lý trong các lĩnh vực đào tạo, tuyển dụng, cho vay vốn, các thủ tục xuất nhập cảnh… Đối tượng của hoạt động quản lý là doanh nghiệp XKLĐ và lao động tham gia hoạt động xuất khẩu. Các chủ thể quản lý sẽ sử dụng các công cụ quản lý như: các chính sách, chế độ, quy chế, quy định về hoạt động XKLĐ hay các kế hoạch, chỉ tiêu XKLĐ hoặc những quy định ràng buộc về mặt vật chất, pháp lý,... để tiến hành quản lý. 9 Quá trình quản lý có thể diễn ra dưới nhiều hình thức từ quản lý trong nước cho đến quản lý ở nước ngoài, từ quản lý trực tiếp cho đến việc gián tiếp quản lý... Nhưng dù sử dụng cách thức quản lý nào thì mục đích của hoạt động quản lý đều làm cho hoạt động xuất khẩu thực sự hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả quốc gia, doanh nghiệp lẫn người lao động. Từ hai quan điểm ở trên, có thể hiểu một cách chung nhất: “Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động là sự tác động thống nhất dựa trên các chính sách nhằm điều chỉnh các công tác tuyển chọn, đào tạo - giáo dục định hướng, quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xuất khẩu. 1.1.3. Đặc điểm, vai trò và sự cần thiết của QLNN đối với hoạt động XKLĐ: 1.1.3.1. Đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động: Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế; nó nhằm thực hiện chức năng kinh doanh, thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời để thỏa mãn lợi ích kinh tế của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, góp phần tăng thêm nguồn ngân sách của Nhà nước. QLNN về xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội. Nói đến xuất khẩu lao động thực chất là xuất khẩu sức lao động không tách khỏi người LĐ. Do vậy, mọi chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phải kết hợp với các chính sách xã hội. Phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như đã cam kết trong hợp đồng lao động, cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao động sau khi họ hoàn thành hợp đồng ở nước ngoài và trở về nước. Nếu như ở giai đoạn 1980 - 1990 Việt Nam tham gia thị trường lao động, về cơ bản Nhà nước vừa quản lý Nhà nước vừa quản lý về hợp tác lao động với nước ngoài, Nhà nước làm thay cho các tổ chức kinh tế về hoạt động xuất khẩu lao động thì hiện nay, trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế hầu như toàn bộ hoạt động xuất khẩu lao động đều do các tổ chức xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký; đồng thời, các tổ chức xuất khẩu lao động phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả kinh tế trong hoạt động xuất khẩu lao động của mình. Như vậy, các hiệp định, 10 các thoả thuận song phương mà Chính phủ ký kết chỉ mang tính chất nguyên tắc, thể hiện vai tro và trách nhiệm của nhà nước ở tầm vĩ mô. Quản lý nhà nước về XKLĐ diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tính gay gắt trong cạnh tranh xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, QLNN về xuất khẩu lao động mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các nước đang có khó khăn về giải quyết việc làm, do vậy đã buộc các nước xuất khẩu lao động phải cố gắng tối đa để chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Hai là, QLNN về XKLĐ đang diễn ra trong môi trường suy giảm kinh tế trong khu vực. Nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… cũng đang phải đối đầu với tỉ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Điều này hạn chế rất lớn đến việc tiếp nhận lao động và chuyên gia nước ngoài trong thời gian tới. Như vậy, yêu cầu đặt ra trước mắt là các chính sách và pháp luật của Nhà nước cần phải lường trước được tính chất cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu lao động để có chương trình đào tạo có chất lượng cao để xuất khẩu. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động. Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, lợi ích kinh tế của Nhà nước là khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về các khoản thuế, lợi ích của các tổ chức xuất khẩu lao động là các khoản thu được chủ yếu là các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước, con lợi ích của người lao động là khoản thu nhập thường là cao hơn nhiều so với lao động ở trong nước. Do vậy, các chế độ chính sách của Nhà nước phải tính toán sao cho đảm bảo được sự hài hoà lợi ích của các bên, trong đó phải chú ý đến lợi ích trực tiếp cuả người lao động. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi. Bởi vì, hoạt động xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào các nước có nhu cầu nhập khẩu lao động, do đó cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở nước ngoài đang và sẽ được thực hiện để xây dựng chính sách đào tạo và chương trình đào tạo giáo dục, định hướng phù hợp và linh hoạt. Chỉ có những nước nào chuẩn bị đội ngũ công nhân với tay nghề thích hợp mới có điều kiện thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh 11 thị phần lao động ở ngoài nước và cũng chỉ có nước nào nhìn xa, trông rộng, phân tích đánh giá và dự đoán đúng tình hình mới không bị động trước sự biến đổi của tình hình đưa ra chính sách đón đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động. Công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động có những vai tro sau: a. Góp phần tăng số lao động được tạo việc làm của cả nước: Việc làm được tạo ra nhờ hoạt động XKLĐ có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế quốc dân và với mỗi người lao động và được thể hiện bằng các chỉ tiêu: tạo việc làm ở nước ngoài, chỉ tiêu này nghĩa là số lượng việc làm được tạo ta ở nước ngoài; tạo việc làm nhờ hoạt động XKLĐ; tạo việc làm trong nước có liên quan nhờ tác động dẫn xuất của hoạt động XKLĐ như: số việc làm của người lao động về nước có việc làm, đặc biệt là các việc làm tốt hơn mà họ có được sau khi họ được nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, số việc làm do người LĐXK trở về tạo ra thông qua đầu tư mở các cơ sở sản xuất kinh doanh. b. Góp phần tạo thu nhập cho LĐXK và những người tham gia vào hoạt động XKLĐ, đồng thời nâng cao thu nhập cho NLĐ và tăng nguồn thu Ngân sách quốc gia. NLĐ tham gia XKLĐ có mức thu nhập cao hơn nhiều so với làm việc trong nước. Những người sau khi về nước có vốn tích luỹ tiếp tục tạo thu nhập cho bản thân qua các hoạt động sản xuất. Hoạt động XKLĐ tạo việc làm và thu nhập cho những NLĐ làm việc trong hệ thống dịch vụ XKLĐ. Các doanh nghiệp XKLĐ thu phí dịch vụ hàng tháng, Nhà nước thu thuế từ các hoạt động này. c. Góp phần xoá đói, giảm ngheo: phần lớn lao động trực tiếp đi làm việc ở nước ngoài hiện nay từ khu vực nông thôn và từ các địa bàn tỉnh/huyện/xã ngheo. Thông qua số người lao động XKLĐ ở các hộ ngheo hoặc số hộ ngheo thoát ngheo nhờ có người đi làm việc ở nước ngoài sẽ thấy rõ hơn điều đó. d. Nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật: khi tham gia XKLĐ, NLĐ sẽ học hỏi được ở nước ngoài về phong cách làm việc, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. e. Mở rộng quan hệ hợp tác: quản lý hoạt động XKLĐ hiệu quả sẽ giúp quan hệ giữa nước cung ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, 12 hiểu nhau hơn và tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông qua hoạt động XKLĐ. 1.1.3.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động * Xu thế hội nhập KTQT tác động đến hoạt động xuất khẩu lao động: Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực. Mỗi một biến động tích cực hoặc tiêu cực của kinh tế khu vực và thế giới đều có những tác động nhiều mặt đến kinh tế Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có chủ trương chủ động hội nhập KTQT, tranh thủ mọi thời cơ phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN. Đây là sự đổi mới về tư duy và nhận thức của Đảng và Nhà nước ta trước tình hình biến đổi của thế giới; với phương châm hành động trong hoạt động đối ngoại: Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, bình thường hoá và lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, ký kết được Hiệp định thương mại Việt Mỹ, đặc biệt sự kiện gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), hàng loạt các Hiệp định, Nghị định thư thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực lao động với các nước, mở đường cho hoạt động xuất khẩu lao động phát triển, với những cơ hội sau: - Có cơ quan đại diện ngoại giao tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nên có nhiều cơ hội tìm hiểu khả xuất khẩu lao động. Trong quá trình hội nhập, nhiều cơ hội việc làm ở nước ngoài sẽ mở ra đối với lao động Việt Nam. - Khi Việt Nam tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, thì thị trường không con bó hẹp trong biên giới quốc gia. Người lao động có cơ hội học hỏi nhiều hơn, tiếp cận với những môi trường làm việc mới và sẽ có thu nhập cao hơn. - Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam có thể khai thác và tìm hiểu thông tin về nhu cầu lao động của các nước qua nhiều kênh thông tin như tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị quốc tế… để thăm do và khai thác những cơ hội xuất khẩu lao động. - Có được sự quan tâm sâu sắc của các Tổ chức quốc tế về các vấn đề mang tính 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan