Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện d...

Tài liệu Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện di linh, tỉnh lâm đồng

.PDF
104
511
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH DŨNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH DŨNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ VĂN DƯƠNG ĐẮK LẮK, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính quốc gia, với sự tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức của quý Thầy, Cô đã giúp tôi có thêm những kiến thức mới phục vụ cho công tác chuyên môn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, quý Thầy, Cô, Khoa Sau Đại học Học viện Hành chính Quốc gia và Học viện Hành chính phân viện Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình. Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Văn Dương đã dành nhiều thời gian và công sức truyền đạt kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tư pháp Lâm Đồng, Phòng Tư pháp huyện Di Linh, UBND các thị trấn, xã trên địa bàn huyện Di Linh, Công an huyện Di Linh, Hạt kiểm lâm và ban quản lý rừng Tân Thượng… bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát, tìm hiểu thực tế nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với khả năng và thời gian còn có những hạn chế nhất định, nên chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Anh Dũng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận văn Nguyễn Anh Dũng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng, biểu Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ................... 10 1.1. Tổng quan về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số............................................................................................................... 10 1.2. Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số.......................................................................................................... 27 1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số...................................................... 35 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 2012 - 2016.............................................. 41 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động tới quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh.................................................................................................... 41 2.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh từ 2012 - 2016......................... 45 2.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào thiểu số giai đoạn 2012 - 2016............................ 62 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN DI LINH,TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY............................................................................................... 66 3.1. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh........................................... 66 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Di Linh hiện nay................ 67 KẾT LUẬN.............................................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 86 PHỤ LỤC................................................................................................ 91 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Số lượng vụ vi phạm pháp luật giao thông đường bộ từ năm 2012 đến 2016.................................................................................................. 57 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DTTS HĐND PBPL XHCN UBND : Dân tộc thiểu số : Hội đồng nhân dân : phổ biến pháp luật : Xã hội chủ nghĩa : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật (PBPL) đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có tầm quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước, đặc biệt là giai đoạn hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội dân công bằng, dân chủ, văn minh. Trong những năm qua hoạt động thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và các chính sách Dân tộc luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành trong hệ thống chính trị đã triển khai tích cực qua rất nhiều kênh từ Trung ương đến địa phương, thông qua các chương trình, kế hoạch, các đợt tổ chức tuyên truyền pháp luật hàng năm, tuyên truyền qua hệ thống Báo chí, Đài phát thanh, Truyền hình, các tạp chí, tập san về công tác Dân tộc, chính sách cấp báo tạp chí không thu tiền cho vùng đặc biệt khó khăn, Biên giới, Hải đảo, chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo DTTS, đề án tuyên truyền pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số… theo đó hệ thống thông tin truyền thanh công cộng, xây dựng các câu lạc bộ pháp luật ở cụm dân cư và tổ chức các hình thức hoạt động thông qua các diễn đàn với chủ đề dân tộc miền núi, các hội thi tìm hiểu pháp luật dành cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS với nội dung phong phú đa dạng được nhiều cấp, nhiều địa phương triển khai… đã  góp phần nâng cao nhận thức cho đồng bào các DTTS, củng cố lòng tin của đồng bào DTTS vào Đảng, chính quyền, nâng cao ý thức chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cây, con giống mới có năng xuất, chất lượng vào sản xuất, học tập làm theo các gương sản xuất giỏi phấn đấu vươn lên xóa đói giảm nghèo... 1 Trong thành quả đạt được, hoạt động phổ biến pháp luật đối với đồng bào DTTS huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng luôn được thực hiện bằng nhiều hoạt động tập trung hướng về cơ sở, đưa thông tin đến với đồng bào DTTS thông qua nhiều hình thức như chương trình phát thanh tiếng dân tộc, các ấn phẩm, báo, tạp chí chuyên đề phản ánh về lĩnh vực công tác dân tộc miền núi, đưa các hoạt động trợ giúp pháp lý trực tiếp đến cơ sở phục vụ cho nhân dân, xây dựng các câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật, tổ chức tốt các hội nghị tuyên truyền pháp luật dành cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS theo tiểu đề án 2, Quyết định số 554/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/05/2009 về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2008 đến năm 2012” và Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/04/2012 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW cho phép kéo dài Đề án đến hết năm 2016, tham gia và đạt giải cao hội thi tìm hiểu pháp luật dành cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS do địa phương tổ chức. Trong những năm qua, chính quyền và ngành tư pháp của huyện đã nghiêm túc triển khai thực hiện. Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về PBPL được kiện toàn, củng cố, ngày càng đảm bảo về số lượng và chất lượng. Hình thức và phương pháp tuyên truyền ngày càng phong phú không ngừng được cải tiến phù hợp với địa phương. Góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, từng bước ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Tuy nhiên hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào DTTS cũng bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, do trình độ dân trí thấp, tình trạng người dân không biết chữ, không thạo tiếng phổ thông ở vùng 2 cao, vùng sâu, vùng xa còn khá phổ biến, do ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào, mặt khác đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền trong vùng dân tộc còn thiếu và yếu cả về kiến thức, kỹ năng truyền đạt, chưa am hiểu phong tục tập quán đồng bào và do bất đồng ngôn ngữ… các hình thức tổ chức tuyên truyền nhiều khi còn cứng nhắc, tài liệu cung cấp thông tin tuyên truyền nhiều nội dung chưa phù hợp với thực tế từng vùng, không thu hút được sự quan tâm của đồng bào, kinh phí cho hoạt động tuyên truyền còn hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất như tủ sách pháp luật, nhà văn hóa, hệ thống thông tin truyền thanh công cộng để người dân tiếp cận với các thông tin ở vùng DTTS còn thiếu thốn và kém hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu về việc phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Với các lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng” để làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Công tác PBPL là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự quan trọng đó được thể hiện ở việc Chính phủ triển khai thành Chương trình PBPL và đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 02-212 về “Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư” (2006 - 2008). Tiếp theo đó ngày 12/3/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết số 37/2008/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ 2008 - 2012. Mục tiêu chung của giai đoạn này là “…đổi mới phương thức tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung 3 pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn…”. Đặc biệt là Quyết định số 554/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/05/2009 về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2008 đến năm 2012” và Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/04/2012 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW cho phép kéo dài Đề án đến hết năm 2016. Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật, nhiều địa phương trong cả nước đã có nhiều nghiên cứu và triển khai hoạt động nghiên cứu dưới nhiều hình thức, như xây dựng các đề án, đề tài, biên soạn tài liệu phục vụ PBPL cho nhân dân hay các bài nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động PBPL, cụ thể như: - Công trình nghiên cứu “Cơ chế phối hợp giữa cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở cơ sở” năm 2008 của Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang. - Công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trợ giúp pháp lý cho nhân dân ở cơ sở tại Quảng Nam” năm 2008 của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Nam. - Công trình nghiên cứu “Nghiên cứu tình trạng nhận thức của cán bộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Định và giải pháp nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân” năm 2008 của Sở Tư pháp Bình Định. - Đề tài “Phổ biến, giáo dục pháp luật của xã, phường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa” năm 2009 của tác giả Đỗ Hồng Kỳ, đề tài này tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng và xác định giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định cũng như xây dựng được đề cương hướng dẫn trong công tác PBPL [20]. 4 - Đề tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật” năm 2010 của Bộ Tư pháp. - Đề tài “Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” năm 2010 của tác giả Lê Thị Thu Giang đi sâu nghiên cứu hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (phổ biến, giáo dục pháp luật) trên địa bàn quận Đống Đa để từ đó xây dựng luận cứ cho các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và quản lý nhà nước đối với hoạt động này trên địa bàn quận Đống Đa [14]. - Đề tài “Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn thành phố Hải Dương” năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy đi sâu nghiên cứu thực trạng giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Dương từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Dương trong giai đoạn mới [34]. - Đề tài khoa học cấp cơ sở “Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay” (năm 2013) do PGS.TS Lê Thiên Hương, Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Hành chính Quốc gia làm chủ nhiệm. Đề tài đã nêu lên những nội dung cần giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng như: Phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng cho sinh viên trong trường đại học, cao đẳng: khái niệm, nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng, ý nghĩa, tầm quan trong của công tác phòng, chống tham nhũng, trách nhiệm của công dân, đồng thời đưa ra các phương pháp cụ thể như: giảng viên thuyết trình chủ đề trên lớp thông qua slide bài giảng; cung cấp những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và phòng, chống tham nhũng cho sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu [16]. - Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao 5 công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2020” năm 2013 do Thạc sĩ Lê Duy An, làm chủ nhiệm, trong đó đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tìm ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số [1]. - Nguyễn Quốc Sửu (2014), “Kinh nghiệm từ thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 223 (8/2014). - Đề tài “Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” năm 2014 của Nguyễn Văn Khoa, chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia. - Đề tài “Quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” năm 2014 của Châu Ngọc Lương lớp Cao học 17M chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia. - Đề tài “Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắk Lắk” năm 2015 của Chế Vũ Chí An, chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia. - Đề tài “Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp huyện là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk” năm 2015 của Trần Tuấn Anh, chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia. Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, giảng dạy pháp luật hay các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan nhà nước… được đăng trên các báo, tạp chí. Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu để triển khai thực hiện công tác PBPL cho nhiều đối tượng khác nhau và đạt được những 6 thành tựu khoa học nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu của các ngành, các cấp, các học viện, các địa phương... Song, hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề hoạt động quản lý Nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào DTTS huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là lý do để đề tài này được lựa chọn bởi sự không trùng lặp của đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào DTTS, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào DTTS huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích làm rõ các khái niệm, các đặc điểm, mục đích và yêu cầu của quản lý nhà nước về PBPL nói chung và đặc trưng của công tác quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào DTTS nói riêng. - Phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào DTTS huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Luận văn tập trung nghiên cứu: những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được,nguyên nhân của hoạt động quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào DTTS huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. - Trên cơ sở thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào DTTS huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý nhà 7 nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào DTTS trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2012 đến 2016. - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về PBPL; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động PBPL; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBPL; thống kê, tổng kết về PBPL. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Nội dung nghiên cứu của đề tài được xem xét luận giải dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và công tác PBPL, đặc biệt là các đề án về PBPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp: lịch sử, lôgíc, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, điều tra xã hội... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Đây là đề tài nghiên cứu tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào DTTS huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về PBPL, đồng thời rút ra những kinh nghiệm quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào 8 DTTS ở huyện Di Linh - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về PBPL đối với đồng bào dân tộc ít người ở huyện Di Linh. - Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền, PBPL cho người dân nói chung và đồng bào DTTS ở huyện Di Linh nói riêng. Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về công tác pháp luật và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng từ năm 2012 - 2016 Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng hiện nay 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Tổng quan về phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1. Khái niệm phổ biến pháp luật “Dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Khái niệm “dân tộc thiểu số” cũng không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một dân tộc có thể được quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, nhưng đồng thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia khác. Chẳng hạn người Việt (Kinh) được coi là “dân tộc đa số” ở Việt Nam, nhưng lại được coi là “dân tộc thiểu số” ở Trung Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc); ngược lại người Hoa (Hán), được coi là “dân tộc đa số” ở Trung Quốc, nhưng lại là dân tộc thiểu số ở Việt Nam (người Hoa chiếm tỉ lệ 1/53 dân tộc thiểu số của Việt Nam). Rõ ràng, quan niệm về “dân tộc thiểu số” và “dân tộc đa số” cũng như nội hàm của chúng hiện nay còn có những vấn đề chưa thống nhất và nó cũng được vận dụng xem xét rất linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể, tuỳ theo quan niệm và mối quan hệ so sánh về dân số của mỗi quốc gia dân tộc. Song, những nội dung được quan niệm như đã phân tích ở phần trên về cơ bản là tương đối thống nhất không chỉ ở nước ta mà trong cả giới nghiên cứu dân tộc học trên thế giới [40]. Ở Việt Nam, khái niệm DTTS được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp luật cũng như trong công tác nghiên cứu, học tập và trong hoạt động thực tiễn. Thuật ngữ này cũng được sử dụng chính thức trong các bản Hiến pháp. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ 10 về công tác dân tộc đưa ra khái niệm tại Khoản 2 - Điều 4 “DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Khoản 3 - Điều 4: “Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước theo điều tra dân số quốc gia”. Căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở quốc gia 2009, Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ của cả nước, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với số dân 12,253 triệu người (chiếm 14,3%). Từ những phân tích trên, có thể đưa ra quan niệm chung về “đồng bào dân tộc thiểu số như sau: “Đồng bào dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Phổ biến pháp luật là vấn đề lý luận cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Với tư cách là một khái niệm pháp lý, PBPL được hình thành trong khoa học pháp lý cũng như được tiến hành trong thực tế ở nước ta rất muộn so với nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, ở nước ta hiện nay chưa có một khái niệm chính thức về PBPL. Và, để làm rõ vấn đề này cần phải xuất phát từ khái niệm “phổ biến” và khái niệm “giáo dục”. Theo Từ điển Tiếng Việt, “phổ biến” là hoạt động truyền đạt rộng khắp làm cho nhiều người cùng biết [50], còn theo Từ và ngữ Hán Việt thì “Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó hoặc làm cho mọi người đều biết đến”. Còn “giáo dục” là sự tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra [4]. Phổ biến pháp luật có đối tượng tác động rộng rãi, mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi trong lịch sử đã có lúc pháp luật được ban hành 11 nhưng không được phổ biến công khai mà chỉ được coi là một công cụ để Nhà nước dùng để trị dân. Bên cạnh đó phổ biến pháp luật còn mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho các đối tượng cụ thể. Ở những mức độ khác nhau, phổ biến pháp luật còn nhằm làm cho các đối tượng cụ thể hiểu thấu suốt các quy định của pháp luật để thực hiện pháp luật trên thực tế. Phổ biến pháp luật thường được thực hiện thông qua các hội nghị, các cuộc tập huấn… Về giáo dục pháp luật là khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng, bằng mọi cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị…) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành của đối tượng [23]. So với phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể. Trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả đã khá thống nhất với khái niệm giáo dục pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành. Tóm lại, phổ biến pháp luật hiểu theo nghĩa rộng là quá trình bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật (xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; triển khai chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc áp dụng các hình thức, biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan