Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về tôn giáo của unbd cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng bình ....

Tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo của unbd cấp huyện từ thực tiễn tỉnh quảng bình .

.PDF
74
126
96

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ HẰNG NGA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ HẰNG NGA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ KIM ĐỊNH HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Thị Kim Định và chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện nào. Các thông tin, số liệu sử dụng trong đề tài được dẫn nguồn cụ thể theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và đạo đức đối với lời cam đoan này. Người cam đoan Ngô Hằng Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ......... 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện .................................................................................... 7 1.2. Chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân cấp huyện ........ 13 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện ......................................................................................................................... 15 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện .................................................................................................. 20 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH .. 28 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Bình ...................................................................... 28 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình ......................................................................................... 32 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình ......................................................................................... 39 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH ................................................................................... 46 3.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo của ủy ban nhân dân cấp huyện ......................................................................................... 46 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình ........................................................ 52 KẾT LUẬN .................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB,CC, VC Cán bộ, công chức, viên chức KT-XH Kinh tế - xã hội QLNN Quản lý nhà nước TW Trung ương UBND Ủy ban Nhân Dân XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội ở các quốc gia và trên toàn thế giới. Tự do tôn giáo là một trong những quyền tự nhiên của con người được pháp luật quốc tế bảo vệ, đồng thời cũng là một trong những tiêu chí đánh giá về mức độ dân chủ trên thế giới hiện nay. Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo. Ở nước ta có sự xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Baha’i, Bà-la-môn…, Ngoài ra còn có những tôn giáo bản địa đặc trưng riêng của Việt Nam như Cao Đài, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Mỗi tôn giáo ở Việt Nam đều chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hóa… riêng biệt. Vì vậy, việc tìm hiểu sâu để có cái nhìn tổng quát về các tôn giáo này là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách tôn giáo theo hướng phát huy các giá trị nhân bản của các tôn giáo phục vụ sự phát triển, hòa bình của xã hội và đất nước. Vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và đoàn kết đồng bào theo tôn giáo luôn là nhiệm vụ mang tính chiến lược, là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của chính sách tôn giáo, từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta đã thông qua và tổ chức thực hiện nhiều chính sách và văn bản pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Những chính sách và văn bản pháp luật hiện hành về vấn đề này 1 đã phát huy tác dụng trong thực tế; tuy nhiên vẫn cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới khi đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Quảng Bình có 02 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận là đạo Công giáo và đạo Phật giáo. Trong đó: Đạo Công giáo có trên 102.000 tín đồ, chiếm gần 12% dân số toàn tỉnh, phân bố trên 68 đơn vị hành chính cấp xã và 06 đơn vị hành chính cấp huyện. Phật giáo có khoảng trên 3.100 tín đồ, phân bố trên địa bàn 42 xã, phường, thị trấn của 07 huyện, thị xã, thành phố. Tuy tỉnh Quảng Bình không nhiều tôn giáo nhưng Quảng Bình là địa phương có vị trí địa lý không thuận lợi, thường chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ hằng năm, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, cùng với tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, cũng như âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch có lúc đã làm cho tình hình tôn giáo ở Quảng Bình trở nên phức tạp. Hoạt động QLNN về tôn giáo đôi khi còn lúng túng và để xảy ra một số hạn chế, bất cập nhất định đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực và hiệu quả của QLNN về tôn giáo như: việc triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật ở một số địa phương vẫn còn lúng túng; công tác nắm tình hình về tôn giáo tại một số địa phương, cơ sở có lúc chưa kịp thời, việc đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo một số nơi còn thiếu kiên quyết, chưa dứt điểm, một số vụ việc vi phạm pháp luật còn để kéo dài… dẫn đến hiệu quả đối với công tác QLNN về tôn giáo còn hạn chế. Công tác phối, kết hợp giữa các cấp, các ngành và các địa phương có liên quan có lúc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, nhất là đối với các vụ việc tôn giáo phức tạp xảy ra. Mặt khác, việc xuất hiện một số hiện tượng tôn giáo mới trên địa bàn, lôi kéo quần chúng tin theo và tuyên truyền lệch lạc, gây bất ổn định trong xã hội cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. 2 Trên cơ sở những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về tôn giáo của UNBD cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính nhằm đưa ra một số giải pháp hiệu quả để tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo của UBND cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, công tác tôn giáo có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, luôn thu hút sự quan tâm của rất nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là một số nhà khoa học. Có nhiều bài viết, cuốn sách nghiên cứu và phân tích về khía cạnh tôn giáo, như: - GS Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. - Viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học- Bộ Công an (2003), Tôn giáo trong thế giới hiện đại, Hà Nội. - Ngô Yên Thi (2006), Chính sách tôn giáo trong văn kiện Đại hội X của Đảng, Tạp chí Tôn giáo. - Đỗ Thị Kim Định (2014), Thực tiễn áp dụng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo. - Nguyễn Hồng Sơn (2016), Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Quảng Bình - Những kinh nghiệm bước đầu, Tạp Chí cộng sản. Những công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta. Đây là nguồn tài liệu trực tiếp cho đề tài luận văn này của tác giả. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu hiện có đều chưa tập trung phân tích toàn diện và chuyên sâu về tình hình quản lý nhà nước về tôn giáo ở cấp độ cơ sở. Vì vậy, đề tài mà học 3 viên lựa chọn sẽ góp phần sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận, thực tiễn trong lĩnh vực này thông qua UBND cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình. Trên tinh thần kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu đã có; luận văn chú trọng phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu trong công tác QLNN về tôn giáo ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng trong thời gian tới, việc lựa chọn đề tài của luận văn là phù hợp và đảm bảo không có sự trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình, làm rõ tình hình quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện khi thực hiện theo quy định pháp luật của nhà nước, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn, đồng thời góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn trong chính sách, pháp luật hiện hành về tôn giáo của nước ta từ cấp độ cơ sở. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nêu và phân tích cơ sở lý luận vấn đề quản lý nhà nước về tôn giáo và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình hiện nay, thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện tại Quảng Bình, đồng thời đánh giá chung về những mặt đạt được, cũng như những bất cập và nguyên nhân. 4 - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình; những quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo của UBND cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tác giả nghiên cứu công tác QLNN về tôn giáo của UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay tại địa bàn tỉnh Quảng Bình. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mac – Lenin về tôn giáo thể hiện trên các nội dung như về bản chất, chức năng, vai trò của tôn giáo; tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; tình hình thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo của tỉnh Quảng Bình nói chung và cấp huyện nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: tổng hợp, thống kê, phân tích so sánh...để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Dựa trên cơ sở lý luận từ đó khảo sát, đối chiếu và hệ thống lại để đánh giá việc thực hiện cũng như nêu ra những vấn đề cần khắc phục trong quá 5 trình thực hiện pháp luật của nhà nước đối với cơ quan quản lý cũng như người làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. 6. Ý nghĩa của luận văn Qua những phân tích về thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình, luận văn đã làm rõ thêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước về tôn giáo từ cấp độ cơ sở. Luận văn cũng làm sáng tỏ một số vấn đề cấp bách đang đặt ra trong quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương trong thời gian tới. Với những điểm mới như trên, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về tôn giáo, đồng thời có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo trên địa tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể: - Chương 1: Cơ sở lý luận về tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tại tỉnh Quảng Bình. - Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1. 1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về tôn giáo Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học (2012) thì: “Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ. Tôn giáo là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy” [32, tr.1293]. Dưới góc độ pháp lý, tôn giáo được hiểu là “niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, nghi lễ và tổ chức” (Khoản 5, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016). Dưới góc độ tiếp cận của QLNN, tôn giáo là đối tượng của quản lý nhà nước. Trong QLNN về các hoạt động tôn giáo (tôn giáo cá nhân và tôn giáo có tổ chức) chúng ta cần đặc biệt chú ý hoạt động của các tôn giáo có tổ chức, khái niệm tôn giáo có tổ chức được hiểu như sau: “tôn giáo là một tổ chức, đại diện cho một cộng đồng người có chung một đức tin, theo một giáo lý hay một giáo chủ và có một kết cấu là tổ chức giáo hội” [27, tr. 15]. Khái niệm QLNN bao trùm các lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động tôn giáo. Để Nhân dân được tự do, tín ngưỡng đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ pháp luật, phát huy những yếu 7 tố tích cực, khắc phục những hạn chế của tôn giáo, Nhà nước cần thiết phải quản lý các hoạt động này, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo thực hiện theo đúng quy định, phù hợp với tình hình phát triển chung của xã hội. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo (Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016). Như vậy, có thể hiểu QLNN về tôn giáo là quá trình quản lý bảo đảm việc chấp hành pháp luật về tổ chức hoạt động của các tổ chức cơ sở tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật. Từ khái niệm về tôn giáo nêu trên cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, mặc dù tôn giáo và tín ngưỡng đều thuộc về lĩnh vực văn hóa tâm linh. Tôn giáo có giáo chủ, giáo lý, có hệ thống từ trung ương đến tận cơ sở; còn tín ngưỡng thờ đa thần, không có giáo chủ, giáo lý và hệ thống tổ chức. Tôn giáo thường quan tâm đến nguồn gốc con người và cuộc sống sau khi chết, còn tín ngưỡng quan tâm đến cuộc sống hiện hữu của con người được thần thánh hóa. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện QLNN về tôn giáo của UBND cấp huyện là quá trình các cơ quan trong bộ máy hành pháp cấp huyện tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo tại địa phương của mình. UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. 8 1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện Từ khái niệm quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện như trên, có thể khẳng định rằng quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện có đầy đủ các đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước, đó là: Một là, quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện mang tính quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ và mang tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước; Hai là, quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện là hoạt động dựa trên chương trình, kế hoạch và mục tiêu xác định; Ba là, Hoạt động mang tính liên tục và tương đối ổn định; có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ, là một hệ thống thông suốt từ Trung ương đến cơ sở, cấp dưới phục tùng cấp trên, thực hiện mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên; không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý. Do đó, đặc điểm của QLNN về tôn giáo của UBND cấp huyện được xem xét ở những mặt sau: Thứ nhất, chủ thể QLNN về tôn giáo của UBND cấp huyện là bộ phận tôn giáo thuộc Phòng Nội vụ. Bộ phận tôn giáo thực thi chức năng, quyền hạn để tác động, điều chỉnh hoạt động tôn giáo trên địa bàn đảm bảo hoạt động tôn giáo được tiến hành theo quy định pháp luật, quản lý nhà nước về tôn giáo dựa trên cơ sở thực thi pháp luật. So với chủ thể khác cùng cấp, chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện không mang tính quy mô như ở một số lĩnh vực khác. Tuy nhiên, chủ thể quản lý công tác này không những có kiến thức về quản lý nhà 9 nước mà còn có kiến thức hiểu biết sâu rộng về tôn giáo. Đồng thời, chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện phải phối hợp tốt với với các ban ngành khác như Công an huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Ban Dân vận Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc huyện…để cùng thống nhất quan điểm trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Thứ hai, đối tượng quản lý của Nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện gồm có: về cá nhân có tín đồ, nhà tu hành, chức sắc; về tổ chức tôn giáo có cơ sở vật chất (nhà thờ, nhà chùa, thánh đường…) phục vụ cho các hoạt động tôn giáo và các sinh hoạt tôn giáo. Trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, việc nắm bắt từng đặc điểm của đối tượng quản lý là rất quan trọng, nhằm tìm ra những nét đặc trưng của đối tượng, thông qua đó giúp cho bộ phận làm công tác tôn giáo sử dụng các phương pháp quản lý thích hợp theo từng lĩnh vực khác nhau, đồng thời việc nắm bắt các đặc điểm này rất quan trọng trong công tác vận động quần chúng, đặc biệt là các chức sắc. Điều này quyết định đến chính sách tôn giáo, bởi vì chức sắc các tôn giáo là bộ phận đầu não nên tư duy, thái độ, tiếng nói của các vị này tác động rất lớn đến các tín đồ của tôn giáo. Đối với tín đồ, phải chú ý trên hai phương diện: công dân và tín đồ. Với tư cách công dân họ có quyền và lợi ích hợp pháp như những công dân khác, phần lớn họ là người nông dân lao động cần cù chịu khó và có tinh thần yêu nước. Còn tín đồ có niềm tin tôn giáo, có những quyền và nghĩa vụ đối với giáo hội. Trên thực tế ở mỗi tín đồ tôn giáo đều có sự thống nhất giữa hai phương diện trên, tuy nhiên do trình độ nhận thức và do hoàn cảnh sống, ở mỗi người sẽ khác nhau. Tín đồ các tôn giáo với các lối sống đạo khác nhau nhưng nhìn chung đều có tình cảm và niềm tin tôn giáo sâu sắc. 10 Đối với chức sắc tôn giáo, họ cũng là tín đồ, nhưng họ được đào tạo, được tấn phong vào các chức vị trong tổ chức tôn giáo và có thẩm quyền nhất định về mặt tôn giáo trong tổ chức tôn giáo đó. Mặt khác, chức sắc tôn giáo, trong phạm vi nội bộ, họ đóng vai trò đại diện cho giáo chủ trên một số phương diện nhất định. Ba mặt này thống nhất trong một con người chức sắc tôn giáo, nhưng sự phát huy thế mạnh của tính thống nhất đó như thế nào lại tùy thuộc vào trình độ và uy tín của mỗi người cụ thể. Đối với cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động tôn giáo, được nhìn nhận trên bốn đặc điểm đặc trưng riêng có của các cơ sở tôn giáo: hiện vật vật chất, tính tôn nghiêm, nơi sinh hoạt cộng đồng và trụ sở. Với đặc điểm thứ nhất, nó được trân trọng vì đó là giá trị văn hóa vật thể (ngôi chùa, gác chuông cổ,…) là những cái bất biến được duy trì trong suốt quá trình lịch sử tạo nên vật quý báu của nền văn hóa dân tộc và những giá trị này sẽ tiếp tục tồn tại trong thời đại văn minh, góp phần làm giàu cho bản thân dân tộc và đất nước; với đặc điểm mang tính tôn nghiêm vì đó là nơi hiện hữu của thần quyền, nơi biểu hiện đức tin tôn giáo, nơi diễn ra các nghi lễ tôn giáo…; với đặc điểm sinh hoạt cộng đồng vì đó là nơi diễn ra các lễ hội tín ngưỡng, với đặc điểm là trụ sở vì đó là nơi sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo… Đối với các sinh hoạt tôn giáo có thể được xem xét ở hai khía cạnh: nội dung và chủ thể. Nội dung của sinh hoạt tôn giáo bao gồm luật lệ và nghi lễ tôn giáo. Tùy từng loại hoạt động mà luật lệ và nghi lễ tôn giáo được thực hiện theo những điều đã được ghi trên văn bản thành văn hoặc được thực hiện theo truyền thống, tập tục. Về mặt chủ thể của sinh hoạt tôn giáo, có thể do chức sắc tôn giáo, có thể do chức việc, có thể do tập thể hoặc cá nhân phụ trách. 11 Thứ ba, quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện sử dụng công cụ pháp luật, chính sách, quyền lực nhà nước. QLNN về tôn giáo của UBND cấp huyện là hoạt động thực thi quyền hành pháp đối với các hoạt động của các cá nhân, tổ chức tôn giáo do UBND cấp huyện tiến hành. Thứ tư, mục tiêu của quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển trên địa bàn. QLNN về tôn giáo của UBND cấp huyện phát huy tính khoan dung, hòa đồng giữa các tôn giáo nhằm đoàn kết các tôn giáo để đảm bảo ổn định chính trị xã hội, đồng thời chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào có đạo, thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào tín đồ tôn giáo đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời, bên cạnh việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phải luôn chủ động đề cao cảnh giác chống những âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch. 1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nước về tôn giáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện có vai trò rất quan trọng. Một là, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo của UBND cấp huyện luôn giữ vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; góp phần củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững an ninh quốc phòng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là của mọi công dân Việt Nam, dù ở trong nước hay đang sinh sống, học tập ở nước ngoài. Hai là, quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện giúp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, 12 nâng cao dân trí cho nhân dân, trong đó có tín đồ các tôn giáo; tạo ra mối quan hệ tốt giữa quần chúng với Đảng và Nhà nước; phát huy dân chủ, tiếp thu những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, tín đồ các tôn giáo để đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, góp phần tạo ra sự ổn định chính trị xã hội, phát huy tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Ba là, trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập, hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh hệ thống pháp luật của nhà nước ta, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện còn phải thực hiện theo sự điều chỉnh của các Điều ước Quốc tế mà Nhà nước ta tham gia ký kết hoặc thừa nhận. Bốn là, quản lý nhà nước về tôn giáo của UBND cấp huyện khuyến khích chức sắc, tín đồ các tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện xã hội có lợi cho sự phát triển của địa phương, phù hợp với pháp luật và đạo lý. Đồng thời, ngăn chặn được những hoạt động lợi dụng công việc từ thiện nhân đạo để tiến hành hoạt động tôn giáo trái pháp luật. 1.2. Chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân cấp huyện 1.2.1. Quy định chung Trong thời kỳ đổi mới, bộ máy làm QLNN về tôn giáo ở nước ta ngày càng được củng cố và phát triển với chức năng, nhiệm vụ ngày càng rõ ràng. Theo quy định tại Điều 61, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 về trách nhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo như sau: Chính phủ thống nhất QLNN về tôn giáo trong phạm vi cả nước. 13 Cơ quan QLNN về tôn giáo ở Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ, là cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về tôn giáo. Theo Khoản 1, Điều 1, Quyết định số 32/2018/QĐ-TTg ngày 03/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ cho thấy: “Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan tương đương Tổng cục trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước; thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật”. Các Bộ, ngành khác có liên quan phối hợp với Bộ Nội vụ trong quản lý nhà nước về tôn giáo (Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…) và UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở địa phương. 1.2.2. Quy định chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện UBND cấp huyện có Phòng Nội vụ giúp UBND thực hiện nhiệm vụ QLNN về tôn giáo ở địa phương. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan