Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện dầu tiếng, tỉnh bình dương...

Tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện dầu tiếng, tỉnh bình dương

.PDF
132
588
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ VĂN QUÝ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ VĂN QUÝ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG TIẾN TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân, dưới sự hướng dẫn của TS. Đinh Công Tiến. Các số liệu và nội dung trong luận văn là trung thực, khách quan dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá từ thực tiễn công tác tại địa phương. Những tài liệu, thông tin tham khảo đảm bảo đã được công bố, chính thống và được bản thân trích dẫn đúng theo quy cách hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ của Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tác giả Lê Văn Quý LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ các cá nhân và tập thể. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, các GS, PGS, TS, các thầy cô giảng viên, các khoa, phòng, ban của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đinh Công Tiến, người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn, cảm ơn Thầy đã hỗ trợ về mặt chuyên môn và động viên tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ, công chức, nhân viên của Văn phòng HĐND – UBND huyện, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê và UBND các xã của huyện Dầu Tiếng đã cung cấp cho tôi các thông tin và số liệu thực tế để tôi có thể thực hiện luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất nhưng sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo, học viên nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Văn Quý DANH MỤC VIẾT TẮT AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virus HIV gây ra ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCĐ: Ban Chỉ đạo HĐND: Hội đồng nhân dân HIV: Virus gây suy giảm miễn dịch ở người MTQG: Mục tiêu quốc gia MTV: Một thành viên NTM: Nông thôn mới THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBMTTQVN: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBND: Ủy ban nhân dân WTO: Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC HÌNH BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Bản đồ huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Dầu Tiếng Hình 2.3. Sơ đồ quy trình lập, th m định và phê duyệt đề án, đồ án nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình bản đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 6 6. Ý nghĩa l luận và thực tiễn của đề tài ............................................................ 7 7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 8 NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Cơ sở khoa học của quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới ............ 9 1.1.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................... 9 1.1.2. Cơ sở lý luận của quản l nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ...................................................... 16 1.1.3. Nội dung quản l nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ..................................................................... 18 1.2. Bài học kinh nghiệm trong quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện ....................................................................................................... 26 1.2.1. Xây dựng nông thôn mới tại một số huyện, thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam ............................................................... 26 1.2.2. Xây dựng nông thôn mới tại một số huyện, thị của tỉnh Bình Dương 35 1.2.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới ................................................................................................... 46 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 48 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương ....................................................................................................... 50 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .......................................................... 50 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ............................................................... 52 2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương .................................................................. 54 2.2.1. Thành tựu xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng .................. 54 2.2.2. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới ............................................................................................................ 55 2.2.3. Thực trạng công tác thành lập tổ chức bộ máy quản lý xây dựng nông thôn mới ............................................................................................................ 56 2.2.4. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới ................................................................................................... 60 2.2.5. Thực trạng công tác phê duyệt dự án, chương trình xây dựng nông thôn mới ............................................................................................................ 64 2.2.6. Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới ..................................................................................................................... 65 2.2.7. Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới67 2.2.8. Thực trạng công tác đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức làm công tác quản lý xây dựng nông thôn mới ................................................................. 69 2.2.9. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, công nhận xây dựng nông thôn mới .......................................................................................... 70 2.3. Đánh giá chung .......................................................................................... 73 2.3.1. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới ................................................................................... 73 2.3.2. Một số vấn đề đặt ra trong quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020 ................. 81 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 84 Chƣơng 3: MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 3.1. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020 .. ........................................................................................................................... 86 3.2. Dự đoán bối cảnh thế giới và trong nước tác động đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới ..................................................... 87 3.2.1. Dự đoán bối cảnh thế giới ................................................................... 87 3.2.2. Dự đoán bối cảnh trong nước.............................................................. 89 3.3. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng đến năm 2020 ... 91 3.4. Giải pháp hoàn thiện quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới ....................................................................................................... 91 3.4.1. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành .................................................. 91 3.4.2. Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các hình thức tuyên truyền, vận động ................................................................................................................... 94 3.4.3. Hoàn thiện công tác đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức làm công tác xây dựng nông thôn mới .............................................................................. 96 3.4.4. Rà soát, điều chỉnh hoàn thiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới ..................................................................................................................... 98 3.4.5. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý và bộ máy giúp việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới .......................................................................................... 99 3.4.6. Quy định trách nhiệm cụ thể trong việc quản lý thực hiện các tiêu chí mềm và các tiêu chí cứng trong xây dựng nông thôn mới .............................. 100 3.4.7. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân...................... 102 3.4.8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới ........................................................ 104 3.4.9. Hoàn thiện và triển khai kịp thời cơ chế, chính sách trong xây dựng nông thôn mới ................................................................................................. 105 3.4.10. Xây dựng hệ thống chính trị tự quản cơ sở vững mạnh.................. 107 3.4.11. Thực hiện thực chất, đúng quy trình về công tác đánh giá, công nhận, công nhận lại xã, huyện đạt chu n nông thôn mới ................................ 107 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 112 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu chung mà cả hệ thống chính trị nước ta đang thực hiện. Về thực chất, xây dựng nông thôn mới là một quá trình cải biến kinh tế, văn hoá - xã hội, môi trường nhằm tạo ra những giá trị mới phù hợp với nhu cầu xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để công tác xây dựng nông thôn mới đạt được hiệu quả cao thì cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội; trong đó, công tác quản l nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của Chương trình. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được huyện Dầu Tiếng triển khai bắt đầu từ năm 2011. Qua 6 năm triển khai thực hiện, đến nay toàn huyện đã có 09/11 xã được công nhân “xã nông thôn mới”. Với vị trí là một huyện nông nghiệp, có 11 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (huyện Dầu Tiếng có 12 xã, thị trấn), cộng với việc các nguồn vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới hạn chế nên công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đến với mọi người dân để người dân nắm bắt, 1 thấu hiểu và cùng với Nhà nước chung sức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND và UBMTTQVN huyện Dầu Tiếng rất quan tâm và chú trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý. Tuy nhiên, thực trạng công tác quản l nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết như: nhu cầu về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ cho xây dựng nông thôn mới là rất lớn, nhất là nhu cầu vốn xây dựng trường học có cơ sở vật chất đạt chu n nhưng nguồn vốn của Huyện hông đáp ứng được; qu đất của Huyện tương đối rộng, ết cấu hạ tầng được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển inh tế - xã hội nhưng trong những năm qua thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng khoa học k thuật, công nghệ cao vào các vùng đã quy hoạch còn chậm, do đó inh tế của Huyện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng; có một số tiêu chí khi áp dụng vào thực tế địa phương hông phát huy tối đa hiệu quả của việc đầu tư mang lại; việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, chưa phát huy được hết các nguồn lực tiềm năng trong xã hội; các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển sản xuất hàng hóa. Không những vậy mà công tác tuyên truyền, vận động chưa linh hoạt, một số xã chỉ tập trung vào hình thức tuyên truyền truyền thống như: thông qua đài truyền thanh, giao ban, hội nghị, chưa lồng ghép công tác tuyên truyền với các hoạt động, phong trào hác. Phương thức tuyên truyền chưa thật sự thể hiện hết quan điểm, nguyên tắc, phương châm thực hiện Chương trình nên còn tồn tại tâm lý trông chờ ngân sách tỉnh, huyện hỗ trợ, chưa huy động tối đa cũng như thống ê đầy đủ nguồn lực xã hội phục vụ xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, một số Ban Quản lý cấp xã chưa 2 thực sự chủ động tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi tiến hành lập quy hoạch; sau khi quy hoạch đã được huyện phê duyệt, công tác tổ chức công hai ra người dân theo quy định còn chậm… Xuất phát từ thực tế trên mà tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn tốt nghiệp lớp Thạc sĩ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thời gian qua cũng đã được học giả của nhiều nước trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu: - Tác giả Frans Ellits: Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp 1994. Tác ph m đã nêu lên những vấn đề cơ bản về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, những mô hình thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân ở các nước đang phát triển Châu Á, Châu Phi và Châu M La tinh. Đây là những nước có nền nông nghiệp đang trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn liền với thương mại nông sản thế giới [5]. - GS. Phạm Xuân Nam chủ biên: Phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1997. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về nông thôn, tác ph m đã phân tích há sâu các vấn đề về dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, xóa đói giảm nghèo… qua đó tác giả đã chỉ ra các yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động phát triển của nông thôn [5]. - PGS, TSKH Lê Đình Thắng chủ biên: Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết X của Bộ Chính trị, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1998. Trong tác ph m này, tác giả đã tập trung nghiên cứu quá trình phát triển 3 nông nghiệp Việt Nam dưới tác động của các chính sách về đất đai, phân phối trong phát triển nông nghiệp, nông thôn [5]. - TS.Nguyễn Từ: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2008. Tác ph m bàn về các mối liên kết quốc tế về thương mại, đầu tư trong nông nghiệp, chính sách phát triển nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp nước ta trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia ký kết các hiệp định thương mại; đồng thời nêu lên quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế [5]. - TS. Đặng Kim Sơn: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam Hôm nay và mai sau; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2008. Tác ph m đề cập đến thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu và hó hăn; đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp,nông dân, nông thôn ngày càng phát triển [5]. Các tác ph m trên đã cung cấp những luận cứ, dữ liệu, cơ sở thực tiễn quan trọng giúp cho việc nghiên cứu, hoạch định các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, riêng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai từ năm 2011, tới thời điểm hiện nay mới có hơn 5 năm thực hiện, do đó, thời gian trước năm 2011 chưa có công trình nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; một, hai năm gần đây, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về công tác xây dựng nông thôn mới nhưng những công trình nghiên cứu đó chưa đánh giá được đầy đủ thực trạng của quá trình triển khai vì chưa ết thúc giai đoạn triển khai 2011 - 2015. Để đánh giá chính xác, đầy đủ quá trình thực hiện của giai đoạn 2011 – 2015, các địa phương phải có sự tổng kết. Riêng ở 4 Trung ương đã có các hội nghị sơ ết 01 năm, 02 năm, 03 năm, 04 năm và tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2011 2015. Quá trình tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới ở các địa phương thường phải giữa năm 2016 thì đại đa số các địa phương mới thực hiện. Bên cạnh đó, thực tiễn ở các địa phương, cơ sở khác nhau là khác nhau, các công trình đã nghiên cứu trước thường tập trung nghiên cứu những vấn đề ở địa phương của chính tác giả. Ở tỉnh Bình Dương mới chỉ có một đề tài “Quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Dương” do ông Trần Anh Chương thực hiện năm 2015, nghiên cứu trong giai đoạn 2011 – 2014. Đây là công trình nghiên cứu toàn tỉnh, chưa đi sâu nghiên cứu những vấn đề quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng. Do đó, hiện nay chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu đầy đủ và chính thức về thực trạng quản l nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả muốn nêu rõ thực trạng công tác quản l nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng giai đoạn 2011– 2016 và đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trên trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Đưa ra các giải pháp để nhằm nâng cao hiệu quả quản l nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận của quản l nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 5 - Đánh giá được thực trạng quản l nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi - Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. - Thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ 2011 – 2016 và định hướng thực hiện đến năm 2020. - Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách và công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Tiếp cận nghiên cứu Tiếp cận nghiên cứu định tính, nghiên cứu tình huống điển hình. 5.2. Phương pháp thu thập thông tin - Thông tin thứ cấp: + Tài liệu giáo trình, các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu; + Các báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện; số liệu của các cơ quan thống kê liên quan về tình hình xây dựng nông thôn mới; 6 + Các bài viết đăng trên báo, các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan; + Các luận văn của các học viên hác ( hóa trước) trong trường. - Thông tin sơ cấp: Dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn. 5.3. Phương pháp xử lý thông tin và biện luận - Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp mô tả. - Phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Cơ sở lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản l nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có tác dụng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động quản l nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Nếu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện tốt thì sẽ giúp diện mạo nhiều vùng nông thôn được đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng, nghĩa xóm được vun đắp, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, thừa hành trong xây dựng nông thôn mới sẽ được trưởng thành một bước,… Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp cho các nhà quản lý công tác xây dựng nông thôn mới làm cơ sở hoàn thiện quản l nhà nước trên lĩnh vực xây dựng nông thôn mới và làm tư liệu giảng dạy, nghiên cứu cho học viên, cán bộ, công chức làm chuyên trách công tác xây dựng nông thôn mới. 7 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Chương 2. Thực trạng quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Chương 3. Một số nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện quản l nhà nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020. 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới 1.1.1. Các khái niệm có liên quan 1.1.1.1. Nông thôn Đã có nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề nông thôn và để hiểu vùng nông thôn là gì họ đã so sánh vùng nông thôn và vùng thành thị theo các tiêu chí sau: - Theo tiêu chí mật độ dân số: Nông thôn là vùng có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với thành thị. - Theo chỉ tiêu phát triển sản xuất hàng hóa: Sự phát triển sản xuất hàng hóa ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển này còn tùy thuộc vào chính sách, cơ chế của mỗi nước. - Nông thôn thường là nơi có phần lớn những người sống bằng nghề nông nghiệp. Nếu so sánh nông thôn và thành thị bằng một trong những tiêu chí này thì chỉ có thể nói lên một khía cạnh nào đó của vùng nông thôn. Đó mới chỉ là cách nhìn đơn lẻ, chưa toàn diện, chưa thể hiện hết được bản chất của vùng nông thôn. Hiện nay, theo quan điểm chung được nhiều học giả chấp nhận thì nông thôn là vùng sinh sống, làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông dân, là nơi có mật độ dân cư thấp, môi trường chủ yếu là thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp. Nhìn chung, hi đưa khái niệm về nông thôn cần phải được đặt trong điều kiện thời gian, không gian nhất định của nông thôn mỗi nước, mỗi vùng và cần phải tiếp tục nghiên 9 cứu để có khái niệm chính xác và hoàn chỉnh hơn. Ở Việt Nam, theo từng giai đoạn mà có cách hiểu về khái niệm nông thôn khác nhau: Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đưa ra hái niệm như sau: “Nông thôn là vùng lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”. Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra hái niệm như sau: “Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”. Nhìn chung cả hai khái niệm trên có hạn chế là mới chỉ dựa vào hình thức mà không dựa vào bản chất để định nghĩa. Khái niệm nông thôn phải được định nghĩa trên các nội dung sau: - Xã hội - dân cư: Là vùng sinh sống làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông dân, là nơi có mật độ dân cư thấp. - Kinh tế: Kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế. - Môi trường: Chủ yếu là thiên nhiên. - Cơ sở hạ tầng: Chưa được đầu tư bài bản, kém phát triển. 1.1.1.2. Nông thôn mới Nông thôn mới là mô hình với tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôn trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, là kiểu nông thôn được xây dựng khác so với mô hình nông thôn truyền thống ở tính tiên tiến và phát triển về nhiều mặt. Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan