Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi t...

Tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường từ thực tiễn huyện huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi .

.PDF
87
124
65

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ HẬU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐỨC PHỔ TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - Năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ HẬU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐỨC PHỔ TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và luật Hành chính Mã số : 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG HÀ NỘI - Năm 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến: Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, các thầy cô giáo Khoa ngành Luật Hiến Pháp và Luật hành chính của Học viện. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Nguyễn Thị Việt Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định. Tôi xin tiếp thu và ghi nhận những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu, đặc biệt là xin tiếp thu chỉnh sửa theo sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của. PGS.TS.Nguyễn Thị Việt Hương, những kiến thức mà tôi được truyền đạt qua học tập và nghiên cứu này sẽ giúp tôi làm hành trang trong suốt thời gian công tác và học tập. Trong thời gian qua tuy bản thân đã có nhiều nỗ lực, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn quý báu của các thầy, cô giáo và bạn bè. Xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường từ thực tiễn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả và số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích lục đầy đủ theo quy định. Tác giả Luận văn Võ Thị Hậu MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG ....................................................................7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường .........................................................7 1.2. Chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường ......................................14 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường ........................................................................24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI ..............................31 2.1. Các yếu tố đặc thù của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường .................................................................................................................31 2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ...................39 2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường ...............................................................52 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐỨC PHỔ, QUẢNG NGÃI .........................................................59 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường từ thực tiễn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ...............................................................................................................59 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường từ thực tiễn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ...............................................................................................................64 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCH TW Ban chấp hành trung ương BHYT Bảo hiểm y tế CNH Công nghiệp hoá CNXH Chủ nghĩa xã hội DN Doanh nghiệp HĐH Hiện đại hoá HĐND Hội đồng nhân dân KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KT-XH Kinh tế - xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia NSNN Ngân sách nhà nước NTM Nông thôn mới TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân XDNTM Xây dựng nông thôn mới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường và ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn, góp phần ổn định tình hình kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Nhưng những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chưa đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước; nông nghiệp phát triển kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, sản xuất nhỏ phân tán, năng suất chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng chưa cao; việc phát huy nguồn lực cho phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; thu nhập của người dân vùng nông thôn còn thấp, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, kênh mương nội đồng chưa đảm bảo, nhiều công trình đã xuống cấp; vấn đề tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) cho bà con nông dân còn bất cập, tình trạng được mùa mất giá liên tiếp xảy ra…nhận thức rõ vấn đề này, tại Hội nghị trung ương 7 (khóa X) của Đảng ra Nghị quyết số 26- NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” chỉ rõ: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường [9]. Trên cơ sở Nghị quyết số 26- NQ/TW, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”; Quyết định số 342/QĐ-TTg 1 ngày 20/02/2013 về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Trong những năm qua, Đảng bộ, quân và dân huyện Đức Phổ đã đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, gắn với xây dựng an ninh quốc phòng, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: Điện, đường, trường, trạm, chợ nông thôn được xây dựng khang trang, sạch đẹp; kênh mương nội đồng được bê tông hóa; các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao đạt chuẩn quốc gia; cơ cấu mùa vụ được chuyển đổi; các mô hình kinh tế có hiệu quả và được nhân rộng; làng nghề, hợp tác xã và tổ hợp tác được khuyến khích phát triển; công tác dồn điền đổi thửa được triển khai mạnh mẽ... Mặc dù, trong những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai, thực hiện việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, nhưng kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn; còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế chính sách; nguồn lực đầu tư và nhất là vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường còn nhiều bất cập; đời sống của nhân dân ở nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn; một số tiêu chí về giao thông nông thôn, thủy lợi, cơ sở vật chất về văn hóa, y tế, môi trường… ở một số xã còn chưa đạt; Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia còn thấp; một số cơ sở sản xuất - kinh doanh còn chưa đạt tiêu chuẩn về môi trường cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm; Chất thải sinh hoạt, nước thải chưa được thu gom và xử lý theo quy định… Xuất phát từ thực tiễn trên, để góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường từ thực tiễn huyện Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Xây dựng nông thôn mới đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong giai hiện nay. Do đó, vấn đề quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới nhất là trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường là vấn đề 2 cấp thiết được Đảng, nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tốt góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này, bước đầu tác giả đã tìm được những công trình khoa học tiêu biểu và những tài liệu liên quan đến nội dung đề tài như: Đoàn Phạm Hà Trang, (2013), Xây dựng NTM: Vấn đề quy hoạch và huy động các nguồn tài chính, Tạp chí Cộng sản; Dương Thị Bịch Diệp, Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp; Chuyên đề: Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Phú Thọ; Lý Thị Bé Luyễn (2015), Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sĩ; Đoàn Phạm Hà Trang, (2013), Xây dựng NTM: Vấn đề quy hoạch và huy động các nguồn tài chính, Tạp chí Cộng sản; Quyết định Số: 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Quyết đinh số 1013 ngày 01/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 1738/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020... Tóm lại, vấn đề quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới đã có nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa xã hội và môi trường. Do đó tôi chọn đề tài luận văn “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường từ thực tiễn huyện Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích tổng quát là xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề 3 xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường trên địa bàn huyện Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, các địa bàn cấp huyện trên phạm vi cả nước nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước, về xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế- xã hội và môi trường của địa phương cấp huyện. - Phân tích, đánh giá thực trạng, những hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường trên địa bàn huyện Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường trên địa bàn huyện Huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, đối với địa bàn cấp huyện nói chung trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước nhằm thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Phạm vi không gian: nghiên cứu quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường ở các xã thuộc huyện Đức Phổ. Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường từ năm 2011 đến nay, định hướng đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực hiện đường lối chính sách của Đảng, nhà nước ta trong công tác quản lý nhà về xây dựng nông thôn mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn, bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh, hệ thống, diễn giải, thu thập số liệu và kết hợp với thực tiễn… để phân tích, tổng hợp thu thập tư liệu từ các nguồn đã công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường trên địa bàn huyện Đức Phổ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, vận dụng vào công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật của quản lý nhà nước về xây 5 dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường từ thực tiễn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường 1.1.1.1. Quản lý nhà nước Thông thường, quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, vận hành như một thực thể thống nhất. Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và là hoạt động chức năng đặc biệt. Theo đó, quản lý nhà nước có thể hiểu là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Trong khoa học pháp lý Việt Nam, “quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động tổ chức, điều hành do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhằm xác lập 7 một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà lực lượng cầm quyền theo đuổi. Quản lý nhà nước bao gồm: hoạt động chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thực hiện và được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. 1.1.1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của BCH TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày 4 tháng 6 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp trên phạm vi nông thôn toàn quốc. Đây là một chủ trương lớn của Đảng, nhà nước, hệ thống chính trị và của toàn dân, đồng thời là mục tiêu có tầm chiến lược cho sự phát triển bền vững và đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể của Đảng và Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở địa bàn nông thôn. Mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đặt ra đến năm 2020 là nước ta phải cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện tốt vấn đề này, nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình hoạch định và thực hiện chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ nguồn lực, vốn, khoa học kỹ thuật cho nhân dân, nhằm giúp nhân dân chủ động tham gia thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Để tập trung thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản như: Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 135/2009/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 8 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 1738/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020; Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 2 năm 2013 về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới; Ngày 16-8-2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020… Bên cạnh những văn bản quản lý nhà nước của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Ban chỉ đạo và các bộ, ngành trung ương cũng ban hành nhiều văn bản nhằm điều chỉnh việc quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới theo từng lĩnh vực. Đặc biệt là quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường. Vì văn hóa, xã hội và môi trường là những lĩnh vực hoạt động đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm: giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực; phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người; quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và hoạt động quản lý môi trường. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Khi nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát các hoạt động của xã hội thành hai loại hình hoạt động cơ bản là “sản xuất vật chất” và “sản xuất tinh thần”. Do đó, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Nói về văn hóa, xã hội và môi trường: Trong Dự thảo Báo cáo Chính trị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, những nội 9 dung về văn hóa, xã hội được trình bày thành 4 vấn đề: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực; Phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; Phát triển văn hóa, xây dựng con người; Quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Do đó, xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường là làm cho môi trường sống của người dân ở khu vực nông thôn đổi mới; trình độ dân trí được nâng cao; kinh tế phát triển; An ninh tốt; môi trường sinh thái được bảo vệ; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại; chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao... Vậy thế nào là quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới: Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhưng theo tác giả: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là việc nhà nước sử dụng quyền lực để thực hiện vai trò của mình nhằm tác động tới kinh tế xã hội của khu vực nông thôn, làm cho nông thôn ngày càng phát triển toàn diện và đồng bộ, kết cấu hạ tàng kinh tế xã hội hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp, sản xuất hàng hóa bền vững, nông thôn ổn định; trình độ dân trí được nâng cao; hệ thống chính trị vững mạnh và tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Xuất phát từ định nghĩa trên ta có thể thấy, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường là việc nhà nước tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy của mình để xây dựng các chính sách nhằm tác động tới lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường ở các địa bàn nông thôn.. 1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường Xuất phát từ thực tế trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì quản lý nhà nước về xây dựng nông 10 thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường có những đặc điểm sau: Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”, nó mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường. Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường còn mang tính tổ chức và điều chỉnh được thiết lập trong các xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường và đưa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường. Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường mang tính khoa học và tính kế hoạch. Đặc trưng này đòi hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng quản lý; phải có một chương trình nhất quán về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường cụ thể và theo những kế hoạch đã vạch ra trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học. Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường mang tính liên tục và ổn định nhằm tác động lên các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường. Cùng với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước diễn ra thường xuyên, liên tục và không bị gián đoạn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định, nhằm giúp cho các chủ thể quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường có điều kiện kiện toàn các hoạt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định. 11 1.1.3. Vai trò của của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường 1.1.3.1. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường góp phần hiện thực hóa chủ trương xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. Xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể của đảng và nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường góp phần hiện thực hóa các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhằm khuyến khích, động viên cộng đồng dân cư ở nông thôn cùng chung tay xây dựng gia đình, thôn, xã của mình ngày càng khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện; có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; tăng thu nhập, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân được nâng cao, làm cho người dân ở vùng nông thôn có niềm tin và đoàn kết cùng nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, công bằng và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.1.3.2. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường góp phần bảo đảm các quyền con người, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường góp phần bảo đảm các quyền con người, vì quyền con người đã được thể hiện ngay trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" [6]. Do đó, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường không nằm ngoài mục đích là đảm bảo quyền 12 con người. Làm cho mọi người dân vùng nông thôn có môi trường sống trong sạch, lành mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng nông thôn không ngừng được nâng cao; hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển; nâng cao thu nhập; giảm nghèo và an sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiêu quả; phát triển giáo dục, đào tạo; Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các vùng miền, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn; cung cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân nông thôn; nâng cao chất lượng các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn... 1.1.3.3. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường phục vụ nhu cầu phát triển bền vững đất nước. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập như: Nông thôn phát triển mang tính tự phát; cảnh quan, môi trường sinh thái ở một số địa phương không được bảo vệ; bản sắc văn hóa truyền thống bị mai một; kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém; môi trường nông thôn bị ô nhiễm, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; đạo đức xã hội có nguy cơ xuống cấp; nông nghiệp ở một số địa phương chậm phát triển và thiếu bền vững, sức cạnh tranh thấp, việc chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn lúng túng, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn cao, vấn đề vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng diễn ra nghiên trọng và phức tạp, môi trường xã hội phát sinh nhiều vấn đề bức xúc... Do đó, Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường là một tất yếu nhằm phục vụ nhu cầu phát triển bền vững đất nước. Nhằm phát huy tối đa nguồn lực của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan