Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại công ty tài chính dầu khí...

Tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại công ty tài chính dầu khí

.PDF
123
83
53

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 xác định phải nhanh chóng xây dựng PetroVietnam trở thành một Tập đoàn Công nghiệp- Thương mại- Tài chính Dầu khí quan trọng, hoàn chỉnh hoạt động trong và ngoài nước. Với nhiệm vụ xây dựng PVFC trở thành trung tâm tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam, hoạt động đầu tư, trong đó có hoạt động đầu tư chứng khoán đang ngày càng phát triển trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Công ty Tài chính Dầu khí. Với việc nguồn vốn đầu tư, bao gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn uỷ thác đầu tư đang ngày càng tăng nhanh, danh mục đầu tư của PVFC cũng ngày càng đa dạng, cả về khối lượng đầu tư, hình thức đầu tư và lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế hiện nay, nền kinh tế Việt nam nói chung và môi trường đầu tư nói riêng đang có rất nhiều cơ hội và thách thức. Đặc biệt, đối với thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt nam, hoạt động đầu tư chứng khoán còn gặp phải nhiều thách thức to lớn hơn. Do đó, để xây dựng và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả, đạt được các mục tiêu chiến lược là bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao vị thế của Công ty Tài chính Dầu khí và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam trong lĩnh vực đầu tư tài chính, thì bên cạnh việc đa dạng ho á danh mục đầu tư, vai trò quản trị danh mục đầu tư là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, đề tài “Quản lỷ rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí’ sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng và hệ thống phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư tại PVFC, góp phần tăng hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán của PVFC. 2. Muc đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tu chứng khoán, quản lý rủi ro đầu tu chứng khoán. - Phân tích thực trạng hoạt động đầu tu chứng khoán, các biện pháp quản lý rủi ro tại PVFC, từ đó nêu lên những kết quả đạt đuợc và những mặt còn hạn chế. - Đồ xuất giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tu chứng khoán tại PVFC. 3. Đối tương và pham vi nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro trong đầu tu chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí từ năm 2001 đến năm 2007. 4. Các phương pháp nghiên cứu - Dựa trên cơ sở các lý luận cơ bản vị kinh tế học và phuơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. - Khảo sát số liệu thực tế qua các báo cáo tổng kết tại Công ty Tài chính Dầu khí. - Sử dụng phuơng pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm rút ra những kết luận có tính quy luật đối với các vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận văn. - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tu chứng khoán, quản lý rủi ro trong đầu tu chứng khoán. - Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tu chứng khoán, quản lý rủi ro đầu tu chứng khoán tại Công ty Tài chính Dầu khí. - Đồ xuất giải pháp quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tu chứng khoán tại PVFC. 6. Bố cục của luân văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chuơng: Chương 1: Tổng quan quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro đầu tư chứng khoán tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CHƯƠNGI TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1.1. Chứng khoán và đầu tư chứng khoán. 1.1.1. Chứng khoán Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chứng khoán, tuy nhiên, theo nghĩa chung nhất, có thể hiểu Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá và có thể mua bán trên thị trường, gọi là thị trường chứng khoán, khi đó chứng khoán là hàng hóa trên thị trường đó. Dùng Security, nghĩa gốc là an toàn, để gọi tên chứng khoán xuất phát từ việc coi nắm giữ chứng khoán là việc sở hữu an toàn và thuận tiện một tài sản nào đó. Chứng khoán chính là tài sản tài chính vỉ nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về. Chứng khoán có rất nhiều loại: cổ phiếu, trái phiếu và một số loại khác như quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, chứng chỉ quỹ đầu tư. Nói chung, người ta phân chia chứng khoán thành 4 nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có thể chuyển đổi và các chứng khoán phái sinh. * Cổ phiếu: là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông, có hai loại cổ phiếu cơ bản: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. - Cổ phiếu phổ thông: là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị của công ty. - cổ phiếu ưu đãi: tương tự như cổ phiếu phổ thông nhưng cổ đông sở hữu nó không được tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị, nhưng lại có quyền được hưởng thu nhập cố định hàng năm theo một tỷ lệ lãi suất cố định không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ đông phổ thông và được ưu tiên chia tài sản còn lại của công ty khi công ty thanh lý, giải thể. * Trái phiếu: Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Thông thường, căn cứ vào đối tượng phát hành Trái phiếu, người ta chia Trái phiếu thành 2 loại: Trái phiếu chính phủ và Trái phiếu Công ty. * Chứng khoán có thể chuyển đổi: là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác. Thông thường, có cổ phiếu ưu đãi được chuyển thành cổ phiếu thường và trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu thường. * Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở các loại chứng khoán đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro, bảo toàn nguồn vốn đầu tư và thu lợi nhuận. Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. 1.1.2. Đầu tư chứng khoán: 1.1.2.1. Khải niệm Đầu tư theo nghĩa chung nhất là quá trình sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm thu lại lợi ích nào đó trong tương lai. Các nguồn lực sử dụng vào quá trình đầu tư được gọi là vốn đầu tư và có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: vốn bằng tiền (nội tệ, ngoại tệ), kim khí quý, đá quý, đất đai, bất động sản, tài nguyên, giá trị thương hiệu, phát minh sáng chế... Lợi ích của đầu tư cũng được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ theo mục đích của hoạt động đầu tư như: lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường...Trong hoạt động kinh tế mục đích chủ yếu và trước hết của hoạt động đầu tư là để thu lợi nhuận. Hoạt động đầu tư có thể do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện dưới nhiều hình thức. Song nếu căn cứ vào mối liên hệ trực tiếp giữa chủ đầu tư và đối tượng đầu tư người ta thường chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện dưới các hình thức như góp vốn kinh doanh hoặc thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện dưới các hình thức như đầu tư chứng khoán hoặc cho vay đầu tư đối với các tổ chức kinh tế. Như vậy đầu tư chứng khoán là một trong những hình thức đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp, ở đó chủ đầu tư bỏ vốn để mua các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) của doanh nghiệp đang luu hành trên thị truờng chứng khoán nhằm đạt đuợc những lợi ích nhất định. Đầu tu chứng khoán là một hình thức đầu tu khá phổ biến ở các nuớc có nền kinh tế thị truờng và thị truờng chứng khoan phát triển. Mục đích của đầu tu chứng khoán truớc hết là nhằm thu đuợc lợi nhuận từ số tiền đã bỏ ra đầu tu. Phần lợi nhuận này đuợc hình thành từ lợi tức chứng khoán mà chủ doanh nghiệp trả cho nguời đầu tu theo quy định và phần chênh lệch giá chứng khoán khi họ chuyển nhuợng quyền sở hữu chứng khoán trên thị truờng. Tiếp đến mục đích của đầu tu chứng khoán là để phân tán rủi ro có thể gặp trong tuơng lai nhu đa dạng hoá các hình thức đầu tu; để thực hiện quyền kiểm soát hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp với tu cách nguời nắm cổ phần, vốn góp chi phối. Các mục đích có thể khác nhau tuỳ theo ý định của nhà đầu tu, song cũng có thể là tổng hợp các mục tiêu trên trong những tình huống cụ thể. 1.1.2.2. • Các hình thức đầu tư chứng khoản Theo loại chứng khoán đầu tư Các chứng khoán doanh nghiệp có nhiều loại nhu cổ phiếu (cổ phiếu ưu đãi, cố phiếu thường...}, trái phiếu (trái phiếu thường, trái phiếu có khả năng chuyến đối...}, các chứng khoán phái sinh (hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn, chứng quyền, chứng khế...}. Mỗi loại chứng khoán có khả năng sinh lời cũng nhu mức độ rủi ro, khả năng thanh khoản, quyền kiểm soát hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, khi lựa chọn quyết định đầu tu chứng khoán, nhà đầu tu phải tính toán, cân nhắc kỹ các điểm lợi hoặc bất lợi khi đầu tu vào loại chứng khoán đuợc lựa chọn sao cho có thể tối đa hoá đuợc lợi ích của mình. • Theo phương thức đầu tư chứng khoán Nhà đầu tư chứng khoán có thể thực hiện đầu tư theo các phương thức khác nhau, về cơ bản có hai phương thức đầu tư chứng khoán là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức các nhà đầu tư trực tiếp mua chứng khoán cho mình thông qua các nhà môi giới chứng khoán trên thị trường. Trái lại, trong phương thức đầu tư gián tiếp, các nhà đầu tư chứng khoán thông qua các định chế, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như Quỹ đầu tư chứng khoán, Quỹ tín thác đầu tư...để thực hiện hoạt động đầu tư cho mình. Do các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp có đội ngũ các chuyên gia đầu tư và quản lý đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đánh giá thị trường nên có thể giúp cho các nhà đầu tư tránh được các rủi ro không đáng có và đạt được hiệu quả đầu tư chứng khoán cao hơn. • Theo thời hạn đầu tư chứng khoán Theo thời hạn thanh toán, các chứng khoán của doanh nghiệp có thể chia thành chứng khoán ngắn hạn và chứng khoán dài hạn. Các chứng khoán ngắn hạn là các chứng khoán có thời hạn từ dưới 01 năm (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng...); ngược lại, các chứng khoán có thời gian đáo hạn thanh toán từ 01 năm trở lên được gọi là các chứng khoán dài hạn. Các chứng khoán có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ rủi ro có thể gặp càng lớn và tính thanh khoản càng thấp. 1.1.2.3. Các nhân tổ ảnh hưởng đến quyết định ĐTCK Các nhân tố cơ bản để xem xét quyết định đầu tư bao gồm: - Khả năng sinh lời từ khoản đầu tư chứng khoán trong tương lai. Mục đích trước hết của đầu tư chứng khoán là nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai, vì vậy khả năng sinh lợi của khoản đầu tư chứng khoán là nhân tố cần được xem xét hàng đầu. Tuy nhiên khả năng sinh lời của chứng khoán lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác như: lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; chính sách kinh tê của nhà nước; khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; chính sách chi trả lợi tức cổ phần của doanh nghiệp... Vì thế để tối đa ho á lợi nhuận, nhà đầu tư cần phải phân tích, đánh giá kỹ các nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời nêu trên để lựa chọn quyết định đầu tư cho phù hợp. - Mức độ rủi ro có thể gặp của loại chứng khoán được đầu tư; để có thể thu được lợi nhuận tối đa trong đầu tư chứng khoán nhà đầu tư còn phải biết cách tối thiểu hoá các rủi ro có thể gặp. Việc đánh giá mức độ rủi ro trong đầu tư chứng khoán không chỉ đối với từng loại chứng khoán riêng rẽ mà còn đối với toàn bộ danh mục đầu tư chứng khoán nhằm hạn chế và phân tán rủi ro. Thông thường, mức độ rủi ro có sự khác biệt nhất định giữa các chứng khoán vốn và chứng khoán nợ, giữa chứng khoán có thời hạn thanh toán khác nhau, giữa chứng khoán có khả năng chuyển đổi hoặc không chuyển đổi, giữa chứng khoán của các doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh khác nhau.. .Việc đánh giá mức độ rủi ro đầu tư chứng khoán cũng đòi hỏi năng lực, kỹ năng phân tích đánh giá rủi ro nhất định của các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường. - Khả năng thanh khoản của chứng khoán đầu tư: tính thanh khoản (hay còn gọi là tính lỏng) của chứng khoán là khả năng dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt. Thông thường khi có số tiền mặt nhàn rỗi nhà đầu tư thường đầu tư chứng khoán để thu lợi nhuận, song khi cần tiền mặt để đáp ứmg các nhu cầu cá nhân hoặc chuyển hướng đầu tư họ lại muốn chuyển nhượng chứng khoán đang sở hữu để thu tiền về. Nếu cá chứng khoán mà họ sở hữu có khả năng thanh khoản cao, việc sở hữu chứng khoán cũng tiện ích không khác gì việc nắm giữ tiền mặt thì sẽ khuyến khích họ đầu tư chứng khoán và ngược lại. Do đo tính thanh khoản của chứng khoán cũng là một yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cần xem xét, lựa chọn. - Mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Đôi khi mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp cũng là một nhân tố được xét đến khi lựa chọn quyết định đầu tư chứng khoán. Quyền hạn và lợi ích của nhà đầu tư chứng khoán thường được tăng them theo mức độ nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp. Vì vậy khi đầu tư chứng khoán họ cũng cần cân nhắc quy mô đầu tư sao cho có thể đạt được mục đích kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. 1.2. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán. 1.2.1. Định nghĩa: Rủi ro theo định nghĩa của từ điển là một từ bị động, có nghĩa là bị đặt trước mối nguy hoặc nguy hiểm. Vì vậy nó mang ý nghĩa xấu. Trong kinh tế, khái niệm rủi ro được mở rộng hơn và có sự khác biệt lớn. Rủi ro chỉ đến một khả năng chúng ta nhận được thu nhập cho một khoản đầu tư khác với thu nhập mà chúng ta mong đợi. Vì vậy rủi ro không chỉ mang ý nghĩa xấu mà còn có ý nghĩa tốt ( khi mà thu nhập nhận được lớn hơn thu nhập mong đợi). Rủi ro chứa đựng cả sự nguy hiểm và những cơ hội, chính vì vậy nó phản ánh sự đánh đổi rõ ràng giữa rủi ro và lợi nhuận. Vì vậy trong kinh tế thường có câu: rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Khi nhà đầu tư mua một tài sản với hy vọng nó sẽ đem lại lợi nhuận trong suốt thời gian họ nắm giữ tài sản đó. Thu nhập thực tế sẽ có thể khác biệt so với thu nhập mong đợi, và đó là nguồn gốc của rủi ro. Khi một nhà đầu tư đầu tư vào tín phiếu kho bạc, họ nhận được đúng trái tức theo mong đợi của họ, có nghĩa là họ đầu tư vào tài sản không có rủi ro. Ngược lại, khi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty, họ kỳ vọng thu được lợi nhuận là 15%, thực tế thu nhập của họ có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Cần phải ghi nhớ rằng thu nhập mong đợi và độ lệch mà chúng ta xác định trong thực tế được tính toán dựa vào thu nhập quá khứ hơn là thu nhập tương lai. Giả định rằng khi sử dụng những biến động trong quá khứ để tính toán có nghĩa là chúng là những chỉ số tốt nhất của phân phối thu nhập tuơng lai. Khi những giả định này bị vi phạm, đặc biệt trong truờng hợp đặc tính của tài sản thay đổi lớn qua thời gian ( các công cụ vốn nhu cổ phiếu...), những số liệu quá khứ không phải là một phuơng pháp xác định rủi ro tốt. 1.2.2. Phân loại rủi ro chứng khoán: Nhu đã phân loại ở trên, nguyên nhân dẫn đến rủi ro có hai loại, một loại xuất phát từ đặc điểm của bản thân công ty {rủi ro không hệ thổng}, một loại khác từ toàn bộ thị truờng {rủi ro hệ thổng}. Những rủi ro đặc thù tác động đến một hoặc một vài khoản đầu tu, trong khi rủi ro hệ thống tác động đến tất cả các khoản đầu tu. Đây là một điều hết sức quan trọng trong quá trình tính toán rủi ro. Rủi ro đuợc phân chia thành dạng bảng nhu sau: Cạnh tranh lớn hơn hoặc yếu hơn Tỷ giá hôi đoái và rủi ro chính trị tác động đến nhiều lợi tức chứng khoán Khu vực tổng thể có thể bị tác động bởi những hành động nào *' Những dự án tốt hơn hoặc xấu hơn dự kiến Lãi suất, lạm phát và những thông tin về nền kinh tế Từng doanh nghiệp cụ thể Toàn bộ thị trường Rủi ro chỉ tác động đến 01 Công ty rp r -X X- Á Tác động đên một số công ty Tác động nhiêu công ty Bảng 1. Phẫn loại rủi ro Rủi ro tác động đên mọi khoản đầu tư 1.2.2.1. Rủi ro hệ thống: Là những rủi ro có ảnh hưởng đồng thời đến hầu hết các chứng khoán đang được lưu hành trên thị trường. Nguyên nhân của rủi ro hệ thống thường là các tác nhân kinh tế nằm ngoài sự kiểm soát của các công ty phát hành như: tình trạng lạm phát hoặc thiểu phát của nền kinh tế, những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất thị trường, sự suy thoái hay khủng hoảng của nền kinh tế... Các loại rủi ro hệ thống tiêu biểu bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro sức mua... - Rủi ro thị trường là rủi ro do sự biến động của giá cả chứng khoán trên thị trường. Đó là kết quả của những hiệu ứng về tương quan giữa cung và cầu của các loại chứng khoán trên thị trường. Nguyên nhân của những biến động giá cả chứng khoán thường rất phức tạp, có thể cả những sự kiện hữu hình hoặc vô hình, cả những yếu tố bên trong hoặc ngoài doanh nghiệp. Sự đánh giá khác nhau của các nhà đầu tư về mức sinh lời của một loại chứng khoán nào đó được giao dịch trên thị trường cũng có thể gây nên hiệu ứng dây chuyền (hiệu ứng đôminô) đối với giá cả các loại chứng khoán khác, làm cho giá chứng khoán trên thị trường nói chung bị sụt giảm. - Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động lãi suất trên thị trường. Giá cả chứng khoán luôn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá thị trường của chứng khoán giảm và ngược lại. Vì thế biến động lãi suất sẽ làm cho giá trị hiện tại của các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư chứng khoán ở các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau, do đó ảnh hưởng đến mức doanh lợi thu được của đầu tư chứng khoán. - Rủi ro sức mua (còn gọi là rủi ro lạm phát) là loại rủi ro do sự giảm sút về sức mua đồng tiền. Nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán mặc dù có khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai nhưng họ lại mất đi cơ hội mua sắm các loại hàng hoá, dịch vụ trong thời hạn nắm giữ chứng khoán. Nếu trong khoảng thời gian đó giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng lên do yêu tô lạm phát, họ sẽ mất đi một phần sức mua từ số thu nhập sẽ có đuợc trong tuơng lai. Giá trị phần sức mua bị giảm sút do lạm phát phản ánh mức rủi ro sức mua của nhà đầu tu chứng khoán. 1.2.2.2. Rủi ro không hệ thống: Là những rủi ro có nguyên nhân từ nội tại của một công ty hoặc một ngành kinh doanh mà không gắn liền với toàn bộ thị truờng. Ảnh huởng của rủi ro không hệ thống vì thế chỉ tác động trong phạm vi công ty, một ngành hay một số loại chứng khoán nhất định. Rủi ro không hệ thống thuờng bao gồm các loại nhu: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro quản lý., trong hoạt động của một công ty hoặc một ngành kinh doanh nhất định. Rủi ro kinh doanh là những rủi ro về sự không ổn định của thu nhập trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do những thay đổi bất lợi của môi truờng kinh doanh hoặc do cung cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị truờng. Khác với rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính lại là những rủi ro về khả năng thanh toán lợi tức chứng khoán hoặc hoàn vốn cho nguời sở hữu chứng khoán do việc lựa chọn cơ cầu tài chính không hợp lý hoặc có sự mất cân đối giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Rủi ro quản lý là rủi ro do tác động của các quyết định quản lý không hợp lý từ các nhà quản trị doanh nghiệp. 1.3. Các biện pháp quản lý rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Để thực hiện đầu tư chứng khoán có hiệu quả, hạn chế rủi ro, chúng ta cần thực hiện việc đầu tư và quản lý đầu tư chứng khoán theo các bước sau: - Phân tích và lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán: Việc đầu tư chứng khoán thường bắt đầu bằng việc phân tích và lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán tối ưu sao cho vừa có thể đem lại tỷ suất sinh lời cao, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro đầu tư có thể gặp phải. Việc lựa chọn một danh mục đầu tư chứng khoán cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào chiến lược đầu tư chứng khoán của từng nhà đầu tư riêng biệt. - Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: Hoạt động đầu tư chứng khoán không chỉ dừng lại ở chỗ lựa chọn được danh mục đầu tư chứng khoan mà còn ở chỗ quản lý, điều chỉnh danh mục đầu tư trong suốt thời gian nắm giữ chúng phù hợp với những diễn biến cụ thể của thị trường. 1.3.1. Phân tích chứng khoán 1.3.1.1. Khải niệm và quy trình thực hiện Phân tích chứng khoán là bước khởi đầu cho hoạt động đầu tư chứng khoán. Mục tiêu của phân tích chứng khoán là giúp cho nhà đầu tư chứng khoán lựa chọn được các quyết định đầu tư chứng khoán có hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận tối đa và rủi ro tối thiểu. Kết quả phân tích chứng khoán phải làm rõ được các căn cứ cho sự lựa chọn quyết định đầu tư. Nó phải trả lời được các câu hỏi cơ bản: khi nào thì nên đầu tư, nên đầu tư vào loại chứng khoán nào và với giá cả ra sao, khi nào thì nên rút khỏi thị trường... Để đạt được kết quả đó, việc phân tích chứng khoán cần được tiến hành theo một quy trình cụ thể, khoa học. về lý thuyết phương pháp phân tích chứng khoán có thể theo quy trình từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Theo phương pháp phân tích từ trên xuống, người ta thường bắt đầu từ những phân tích khái quát về tình hình kinh tế vĩ mô (phân tích vĩ mô) cả trong nước và quốc tế, xem xet những ảnh hưởng, tác động của nó đến hoạt động của các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán, sau đó mới đi đến phân tích tình hình hoạt động của ngành kinh doanh (phân tích ngành) và cuối cùng là hoạt động của từng doanh nghiệp, công ty riêng biệt, ưu điểm nổi bật của quy trình phân tích này là đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với logic nhận thức. Do mục tiêu cuối cùng của hoạt động phân tích đầu tu chứng khoán là đi tới một quyết định đầu tu chứng khoán cụ thể, vì thể nó đuợc sử dụng khá phổ biến trong phân tích đầu tu chứng khoán. Nguợc lại với trình tự trên, phuơng pháp phân tích chứng khoán từ duới lên lại bắt đầu từ phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của một công ty cụ thể và đặt nó trong mối liên hệ tuơng quan giữa hoạt động của công ty với môi truờng kinh doanh bên ngoài là tình hình hoạt động của ngành hoặc nền kinh tế. Do đặc điểm trên, phuơng pháp này tỏ ra thích hợp hơn đối với các tổ chức có vai trò tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động của thị truờng chứng khoán hơn là đối với nhà đầu tu chứng khoán. 1.3.1.2. Phăn tích kinh tế vĩ mô Môi truờng kinh tế vĩ mô có ảnh huởng rất lớn đến sự phát triển của thị truờng chứng khoán và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích kinh tế vĩ mô nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của đất nuớc và tác động của nó đến sự phát triển của thị truờng chứng khoán. Phân tích kinh tế vĩ mô bao gồm: - Phân tích môi trường chính trị- xã hội của đất nước: Môi trường chính trị, xã hội của mỗi quốc gia thể hiện ở hệ thống các yếu tố về thể chế quản lý xã hội (như hiến pháp, luật pháp, các văn bản pháp quy của cơ quan hành chính); cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy quản lý hành chính nhà nước các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, tôn giáo... Sự ổn định của môi trường chính trị- xã hội của đất nước là yếu tố quan trọng hang đầu đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp và thị trường chứng khoán. Bởi lẽ sự thay đổi về thể chế chính trị thường kéo theo sự thay đổi về chính sách kinh tế, xã hội, chính sách chi tiêu ngân sách... ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế của đất nước. - Ảnh hưởng của môi trường pháp luật Ngày nay, hầu hết các nước đều quản lý đất nước theo chế độ pháp quyền, vì thế môi trường pháp luật cũng có tác động quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp và thị trường chứng khoán. Nền kinh tế thị trường có đặc điểm cơ bản là thị trường đóng vai trò chính trong sự phân bổ sử dụng các nguồn lực trong xã hội, còn nhà nước chỉ là người tạo lập khung pháp lý và giám sát thực thi pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường. Do đó, việc ban hành các bộ luật, các chính sách của Nhà nước, các ban ngành, đặc biệt là các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Việc phân tích môi trường pháp lý cần được xem xét trên nhiều mặt như: tính hệ thống, đồng bộ, ổn định, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật chi phối đến hoạt động của các doanh nghiệp và thị trường chứng khoán. - Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô khác như chu kỳ kinh tế, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô: Sự phát triển của nền kinh tế thường biến động theo nhiều chu kỳ kinh tế nhất định. Thông thường một chu kỳ kinh tế thường bao gồm các giai đoạn tăng trưởng, ổn định, suy thoái và hồi phục. Việc nghiên cứu, nắm bắt và dự đoán các chu kỳ kinh tế là rất cần thiết trong đầu tư chứng khoán. Việc mở cửa, hội nhập kinh tế cũng là một xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế của mỗi nước. Mở cửa, hội nhập vừa đem lại những thời cơ, song đồng thời cũng đem lại những thách thức, nguy cơ đối với nền kinh tế mỗi nước. Để đối phó với những nguy cơ trong quá trình hội nhập đòi hỏi kinh tế các nước phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh,thích ứng dần với nền kinh tế thê giới. Khi phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô không thể không xem xét sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP),tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và lãi suất thị trường, tỷ giá hối đoái, thu nhập của dân cư, kim ngạch xuất nhập khẩu, mức bội chi (bội thu) ngân sách, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường... Các yếu tố vĩ mô cơ bản trên đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán. 1.3.1.3. Phăn tích ngành Mục đích của phân tích ngành là giúp cho nhà đầu tư thấy rõ những lợi ích hoặc rủi ro có thể gặp khi quyết định đầu tư vào chứng khoán của một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể. Những nội dung cần thực hiện trong phân tích ngành bao gồm: phân tích chu kỳ kinh doanh của ngành, xác định hệ số rủi ro của ngành kinh doanh, mức doanh lợi kỳ vọng và các hệ số tài chính khác của ngành kinh doanh - Chu kỳ kinh doanh của ngành: Triển vọng và chu kỳ kinh doanh của ngành ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Nếu một công ty hoạt động trong một ngành còn kém phát triển thì khó có triển vọng đầu tư đem lại hiệu quả cao. Vào cùng một thời điểm nhất định, các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành khác nhau sẽ có mức doanh lợi thu được khác nhau, mức rủi ro khác nhau. Do đó cần có sự phân tích đánh giá ngành kinh doanh để chọn ngành có mức doanh lợi cao, mức độ rủi ro thấp để đầu tư. Ngay trong một ngành, mức doanh lợi thu được từ hoạt động đầu tư cũng không ổn định. Vì thế, cũng cần có sự theo dõi phân tích ngành để lựa chọn thời điểm quyết định đầu tư hay rút khỏi đầu tư phù hợp. - Đánh giá mức độ rủi ro của ngành kỉnh doanh: Mỗi ngành kinh doanh khác nhau cũng có mức độ rủi ro khác nhau. Việc xác định mức độ rủi ro của ngành giúp cho nhà đầu tư lựa chọn được ngành đầu tư có hiệu quả p với độ rủi ro tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được. Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro của ngành kinh doanh thường được tiến hành theo trình tự sau: - Xác định hệ số rủi ro (P) của ngành, từ đó tính toán được mức lợi suất đòi hỏi dựa theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Công thức xác định như sau: E(R) = Rf + P( Rm- Rf) Trong đó: E(R) : Mức lợi suất đòi hỏi Rf: Mức lợi suất phi rủi ro Rm: Mức sinh lời bình quân thị trường P: Hệ số rủi ro ngành - Phân tích hệ số P/E của ngành: Hệ số P/E phản ánh thị trường trả giá cho một đồng thu nhập sau thuế của cổ phiếu công ty như thế nào. Nếu hệ số P/E cao chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả nên được thị trường đánh giá cao và ngược lại. Việc phân tích hệ số P/E thường được xem xét cả trên 2 góc độ: - (i) xem xét mối quan hệ giữa hệ số P/E của ngành và hệ số P/E tổng thể của thị trường để thấy được tính hiệu quả trong hoạt động của công ty so với các doanh nghiệp trong cùng ngành như thế nào; - (ii) Xem xét các nhân tố ngành tác động đến hệ số P/E ngành như: hệ số trả cổ tức, mức doanh lợi đòi hỏi, tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hàng năm.. - Uớc tính thu nhập trên một cổ phiếu (EPS hoặc E): thu nhập trên một cổ phiếu đuợc xác định dựa vào các phuơng pháp chủ yếu nhu phân tích chu kỳ kinh doanh, phân tích đầu vào- đầu ra, phân tích mối quan hệ giữa ngành và nền kinh tế. - ước tính mức lợi suất đạt đuợc: Để uớc tính mức lợi suất đạt đuợc phải tiến hành qua 2 buớc. Truớc hết cần xác định đuợc giá trị cuối kỳ của chỉ số ngành bằng cách nhân hệ số P/E cuối kỳ tính toán đuợc với uớc tính thu nhập trên một cổ phiếu. Sau đó so sánh giá trị chỉ số cuối kỳ với giá trị đầu kỳ để uớc tính lợi suất đạt đuợc (r) theo công thức: Giá trị chỉ số cuối kỳ - giá trị đầu kỳ + cổ tức nhận trong kỳ r = Giá trị đầu kỳ - Lựa chọn quyết định đầu tu hay không: So sánh lợi suất đạt đuợc r với mức doanh lợi đòi hỏi E (R), nếu r > E(R) thì nên rút khỏi đầu tu vào ngành này. 1.3.1.4. Phân tích bảo cảo tài chỉnh công ty Thông thuờng, ta phân tích báo cáo tài chính qua các tỷ số tài chính đặc trung, để có thể phân tích rõ tình hình tài chính của công ty trong một thời kỳ nhất định • Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn), phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo. Khi giá trị của hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là tổng tài sản < tổng nợ, nhu vậy toàn bộ số tài sản hện có của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ, chứng tỏ công ty mất khả năng thanh toán, gặp khó khăn trong tài chính và có nguy cơ phá sản. - Hệ số khả năng thanh toán tạm thòi Hệ số khả năng thanh toán tạm thời = Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan