Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quan niệm của trương vĩnh ký về từ loại tiếng việt (qua khảo sát “grammaire de l...

Tài liệu Quan niệm của trương vĩnh ký về từ loại tiếng việt (qua khảo sát “grammaire de la langue annamite 1883”)

.PDF
26
114
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------ NGUYỄN VĂN THÀNH QUAN NIỆM CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT (QUA KHẢO SÁT “GRAMMAIRE DE LA LANGUE ANNAMITE-1883”) CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ MÃ SỐ : 62.22.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Bộ môn: Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học: 1- TS. Huỳnh Bá Lân 2- PGS. TS. Trần Thị Ngọc Lang Phản biện 1: ........................................................................ Phản biện 2: ........................................................................ Phản biện 3: ......................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại: ................................................................... .......................................................................................... vào hồi …. giờ …. ngày ….. tháng …. năm……. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: .......................................................................................... 1 TÓM TẮT LUẬN ÁN DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Khi khảo sát cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, hầu hết giới nghiên cứu Việt ngữ học đều cho rằng Từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum, 1651) do Alexandre de Rhodes biên soạn là ấn phẩm xuất hiện sớm nhất liên quan đến ngữ pháp tiếng Việt. Đề cập đến công trình này, nhiều nhà Việt ngữ học nhận thấy ngoài cách nhìn theo hướng “sao chép, mô phỏng ngữ pháp châu Âu” (thường được xem là tiêu cực) để miêu tả (giải thích) ngữ pháp tiếng Việt, tác phẩm kể trên của A. de Rhodes cũng có đóng góp tích cực cho tiếng Việt vào thời điểm lúc bấy giờ. Chẳng hạn, về từ loại tác giả đã phân định được bảy kiểu từ loại tiếng Việt: danh từ (bao gộp cả tính từ), động từ, đại từ, giới từ, trạng từ, thán từ và liên từ. Các từ loại trên được xác định dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng La tinh và tiêu chí này được xác định dựa vào sự chuyển dịch tiếng Việt sang tiếng La tinh. Đến cuối thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký, một học giả uyên bác, thông thạo nhiều thứ tiếng, đã biên soạn cuốn Grammaire de la langue Annamite, 1883 1. Đây là một trong những sách nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt được biên soạn rất công phu bằng tiếng Pháp theo mô hình ngữ pháp tiếng Pháp, một ngôn ngữ biến hình, cùng hệ ngôn ngữ Ấn-Âu với tiếng La tinh. Khác với Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes, trong Grammaire de la langue Annamite-1883, Trương Vĩnh 1 Một số tác phẩm đươc ghi năm xuất bản là 1884. 2 Ký đã giới thiệu khá đầy đủ về từ loại tiếng Việt ( bao gồm 8 từ loại); trong đó các từ loại danh từ, đại từ, tính từ và động từ được mô tả khá chi tiết về đặc điểm cấu tạo, các tiểu loại, khả năng kết hợp, đặc điểm ngữ pháp v.v. Cho đến nay, đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt như: những thuộc tính khu biệt giữa tiếng Pháp (biến hình) và tiếng Việt (không biến hình), quan niệm và tiêu chí xác định từ loại trong một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, khả năng kết hợp của một số từ loại tiếng Việt, chức năng cú pháp (vị trí) của từ trong ngữ hay câu, vai trò của hư từ v.v.. Những kết quả đạt được đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề nhưng đồng thời cũng phát sinh nhiều ý kiến khác nhau về cách xác định một số từ loại tiếng Việt, việc phân biệt thực từ và hư từ, khả năng kết hợp của một số từ loại, trong đó có vai trò quan trọng của các hư từ và chức vụ cú pháp của chúng trong câu. Để minh định rõ hơn mức độ ảnh hưởng theo xu hướng “Dĩ Âu vi trung” trong tác phẩm Grammaire de la langue Annamite-1883, cũng như những đóng góp tích cực của Trương Vĩnh Ký cho ngữ pháp tiếng Việt nói chung và từ loại tiếng Việt nói riêng, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Quan niệm của Trương Vĩnh Ký về từ loại tiếng Việt (qua khảo sát Grammaire de la langue Annamite-1883)” để thực hiện luận án Tiến sĩ ngữ văn, chuyên ngành Lý luận ngôn ngữ. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nhằm làm rõ quan niệm của Trương Vĩnh Ký về cách thức xác định từ loại tiếng Việt khi tác giả dùng khuôn mẫu của một ngôn ngữ biến hình như tiếng Pháp để mô tả tiếng Việt nói chung hay ngữ pháp tiếng Việt nói riêng vốn là thứ tiếng không biến 3 hình. Trên cơ sở so sánh việc miêu tả từ loại tiếng Việt dựa vào mô hình ngữ pháp tiếng Pháp mà Trương Vĩnh Ký sử dụng trong công trình, luận án sẽ đánh giá khách quan những hạn chế tất yếu do xu hướng “Dĩ Âu vi trung” gây ra, đồng thời cũng xác định những đóng góp tích cực của tác giả. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát chủ yếu trong l`uận án này là một số từ loại tiếng Việt như danh từ, tính từ, động từ v.v. được trình bày trong sách Grammaire de la langue Annamite của Trương Vĩnh Ký. Việc khảo sát các hạng mục từ loại này không nhằm mục đích dịch thuật mà thực ra là để phát hiện những đặc điểm từ vựng và ngữ pháp quan trọng. Trong mỗi hạng mục từ loại, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu về cách định danh, hình thức cấu tạo, cách phân loại thành những lớp con tức tiểu loại, khả năng sử dụng riêng lẻ hay có kết hợp và dĩ nhiên không thể không khảo sát phương diện ngữ nghĩa và cú pháp của chúng. Có thể xem danh từ, tính từ và động từ là những từ loại quan trọng của mọi ngôn ngữ nói chung trong đó có tiếng Việt. Về hạng mục danh từ, trong Grammaire de la langue Annamite, những nội dung chẳng hạn như: quán từ, danh từ chỉ chủng loại, danh từ đơn vị, khái niệm giống và số của danh từ tiếng Việt, các cách của danh từ, danh từ ghép, cách cấu tạo và quan hệ cú pháp của danh từ đều là những vấn đề rất thú vị để tìm hiểu. Tương tự, ngoài việc tìm hiểu về việc phân loại tính từ theo hình thức và chức năng ngữ pháp của Trương Vĩnh Ký, luận án sẽ đi sâu tìm hiểu về các cấp độ của tính từ, nhất là tính từ cực cấp. Bảng liệt kê chi tiết và phong phú các trường hợp so sánh mà Trương Vĩnh Ký miêu tả cũng được xem là một nội dung rất đáng nghiên cứu. 4 Đối với động từ, bên cạnh khảo sát việc phân chia các tiểu loại động từ, luận án sẽ khảo sát tỉ mỉ về khả năng kết hợp của động từ và các thành tố bổ ngữ của chúng, vốn là đặc trưng của ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, mà Trương Vĩnh Ký đã miêu tả khá cặn kẽ. Ngoài ra, trong Grammaire de la langue Annamite, những nội dung liên quan đến khả năng kết hợp của một số từ loại tiếng Việt cũng là một nội dung thú vị, đáng quan tâm nghiên cứu, trong đó có vai trò quan yếu của các tiểu từ (particules). Nói là đáng quan tâm nghiên cứu là do bởi nó liên quan đến vấn đề chức năng cú pháp của lớp thực từ như danh từ, tính từ và động từ, một trong những tiêu chí để phân định từ loại tiếng Việt 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trong số các từ loại tiếng Việt được Trương Vĩnh Ký miêu tả trong Grammaire de la langue Annamite-1883, luận án chỉ giới hạn khảo sát bốn từ loại: danh từ, đại từ, tính từ và động từ. Đây là những từ loại cơ bản được giới Việt ngữ học hiện đại xếp vào lớp thực từ. Việc khảo sát khả năng kết hợp của từ loại danh từ, tính từ và động từ cho phép luận án mở rộng phạm vi nghiên cứu vai trò quan trọng của các tiểu từ (ngày nay được xem là hư từ) về mặt cú pháp cũng như ngữ nghĩa. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề ngữ pháp tiếng Việt như: thực từ và hư từ, vấn đề “loại từ”, vai trò của hư từ trong việc diễn đạt ý nghĩa cách của danh từ, ý nghĩa cực cấp của tính từ hoặc làm bổ ngữ cho động từ v.v.. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU 3.1. Phương pháp nghiên cứu Để khảo sát các từ loại danh từ, đại từ, tính từ và động từ trong Grammaire de la langue Annamite, một công trình giới thiệu về ngữ 5 pháp tiếng Việt (không biến hình) nhưng được trình bày bằng tiếng Pháp vốn là một ngôn ngữ biến hình, chúng tôi thiết nghĩ sử dụng phương pháp miêu tả là khả dĩ nhất để có thể đáp ứng các tiêu chí của đề tài. Trong quá trình miêu tả, luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích đối với các vấn đề như chức năng cú pháp, khả năng kết hợp của từng từ loại như danh từ, tính từ và động từ để minh chứng cho quan niệm của Trương Vĩnh Ký về từ loại tiếng Việt trong tác phẩm, làm rõ ảnh hưởng tất yếu của xu hướng “Dĩ Âu vi trung”, và những hạn chế nhất định của tác phẩm… Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phương pháp đối chiếu để làm rõ quan niệm về từ loại của Trương Vĩnh Ký so với quan điểm của các nhà Việt ngữ học hiện đại. Những nội dung cần đối chiếu bao gồm: danh từ đơn vị với vai trò trung tâm của danh ngữ, vấn đề ‘loại từ’, cách thức diễn đạt phạm trù ‘cách’ trong ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, vấn đề liên quan đến các phạm trù ‘thì’, ‘thể’ trong tiếng Việt, bổ ngữ của tính từ (dạng tính từ cực cấp), bổ ngữ của động từ (động từ chỉ đích), khả năng kết hợp của một số từ loại tiếng Việt v.v.. Đồng thời với phương pháp đối chiếu, trong quá trình khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của các từ loại danh từ, tính từ và động từ trong Grammaire de la langue Annamite-1883, luận án cũng vận dụng phương pháp so sánh để làm rõ sự khác biệt trong cách vận hành giũa hai loại hình ngôn ngữ: đơn lập (tiếng Việt) và không đơn lập (tiếng Pháp). Đây cũng là cơ sở để luận án đưa ra những đánh giá khách quan về mức độ ảnh hưởng của xu hướng “Dĩ Âu vi trung” cũng như xác định những đóng góp tích cực của Trương Vĩnh Ký đối với Việt ngữ học. 6 3.2. Nguồn ngữ liệu Các tài liệu chính được khảo sát trong luận án này ngoài tác phẩm Grammaire de la langue Annamite của Trương Vĩnh Ký xuất bản năm 1883, còn có Từ điển Việt-Bồ-La (bản dịch : Nguyễn Khắc Xuyên) do Alexandre de Rhodes biên soạn và xuất bản năm 1651, Nam Việt Dương hiệp tự vị do Jean Louis Taberd biên soạn năm 1838, và tác phẩm Grammaire Annamite do Louis Gabriel Galdéric Aubaret biên soạn và xuất bản năm 1864. Grammaire de la langue Annamite thuộc thể loại sách ngôn ngữ mang đặc trưng của một tài liệu nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung và ngữ pháp nói riêng. Trong phần mở đầu của tác phẩm, tác giả giới thiệu sơ lược các đặc điểm chính của tiếng Việt, bộ ký tự tiếng Việt bao gồm các nguyên âm và phụ âm, các dấu thanh. Nội dung chính gồm tám chương, tương ứng với tám từ loại theo thứ tự: danh từ, đại từ, tính từ, động từ, phó từ, giới từ, kết từ và thán từ. Do phải sử dụng tiếng Pháp trong tiến trình mô tả tám từ loại tiếng Việt kể trên, Trương Vĩnh Ký ít nhiều chịu ảnh hưởng của mô hình ngữ pháp tiếng Pháp vốn có nhiều điểm khác biệt về loại hình so với tiếng Việt. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4.1. Ý nghĩa khoa học Luận án này lấy tác phẩm Grammaire de la langue Annamite1883 làm nguồn ngữ liệu khảo sát quan niệm của Trương Vĩnh Ký về từ loại tiếng Việt nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về cách nhận diện và miêu tả của tác giả đối với vấn đề từ loại tiếng Việt cách đây hơn 130 năm. Qua khảo sát việc lập ra danh sách các danh từ đơn vị có chung thuộc tính ngữ pháp, xác định vị trí trung tâm của danh ngữ, làm rõ khả năng kết hợp của động từ với tiểu từ để thể hiện ý nghĩa cách của danh 7 từ, hay chỉ ra ý nghĩa cực cấp của tính từ, luận án đã minh chứng những đóng góp của Trương Vĩnh Ký trong việc miêu tả hệ thống danh từ, động từ, tính từ tiếng Việt lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những hạn chế của tác giả khi ít nhiều chịu ảnh hưởng của lối miêu tả ngữ pháp châu Âu, chẳng hạn việc miêu tả các ‘thì’ trong tiếng Việt cũng như cách trình bày không rõ ràng khiến độc giả nhầm tưởng tiếng Việt có phạm trù ‘số’ và ‘giống’. Đề tài do đó có ý nghĩa khoa học và lý luận. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Ngoài ý nghĩa khoa học kể trên, những nội dung được khảo sát trong luận án còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc biên soạn các sách giáo khoa tiếng Việt, giảng dạy tiếng Việt ở các bậc học, kể cả dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài các phần Dẫn nhập, Kết luận và Phụ lục, luận án bao gồm ba chương: CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong chương này, luận án trình bày ba nội dung lớn: tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, Trương Vĩnh Ký và tác phẩm Grammaire de la langue Annamite – 1883. Trong phần Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án khái quát tiến trình nghiên cứu từ loại tiếng Việt và những vấn đề khác có liên quan đến từ loại. Phần Cơ sở lý thuyết bao gồm các nội dung như: loại hình ngôn ngữ, phạm trù ngữ pháp, phương thức ngữ pháp, đơn vị ngữ pháp v.v.. Bên cạnh đó, luận án cũng giới thiệu sơ lược tiểu sử Trương Vĩnh Ký cùng với tác phẩm Grammaire de la langue Annamite -1883 và giới thiệu tóm tắt hệ thống 8 từ loại tiếng Pháp để làm cơ sở đối chiếu và phân tích các đặc điểm của từ loại tiếng Việt được miêu tả trong công trình tiêu biểu này. CHƯƠNG HAI: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỪ LOẠI DANH TỪ, ĐẠI TỪ, TÍNH TỪ, ĐỘNG TỪ TRONG TÁC PHẨM GRAMMAIRE DE LA LANGUE ANNAMITE – 1883 CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ Trong chương hai , luận án khảo sát những đặc điểm nổi trội của bốn từ loại tiếng Việt: danh từ, đại từ, tính từ và động từ trong tác phẩm Grammaire de la langue Annamite-1883. Các đặc điểm này liên quan đến cách cấu tạo từ, các tiểu loại, các đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Việc phân tích các đặc điểm kể trên nhằm làm rõ cách thức Trương Vĩnh Ký miêu tả một số từ loại tiếng Việt cũng như xác định những đóng góp có giá trị của tác phẩm so với các thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại ngày nay, đồng thời chỉ rõ những hạn chế nhất định mà người đọc thường thấy trong các sách ngữ pháp xuất bản vào thời đó. CHƯƠNG BA: KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC TỪ LOẠI DANH TỪ, TÍNH TỪ, ĐỘNG TỪ TRONG TÁC PHẨM GRAMMAIRE DE LA LANGUE ANNAMITE – 1883 CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ Trong chương ba, luận án khảo sát khả năng kết hợp của một số từ loại tiếng Việt trong tác phẩm Grammaire de la langue Annamite. Sự kết hợp này xảy ra ở các từ loại thuộc lớp từ thực như danh từ, tính từ và động từ và liên quan đến cách cấu tạo danh từ, cách diễn đạt ý nghĩa cách của danh từ, các thành phần bổ ngữ hay chức năng cú pháp của từng từ loại trong đó có vai trò hết sức quan trọng của hư từ. Việc khảo sát này nhằm xác định quan niệm của Trương Vĩnh Ký về việc phân định từ loại tiếng Việt. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong chương một, luận án tổng hợp tình hình nghiên cứu về từ loại tiếng Việt của một số tác giả tiêu biểu qua các thời kỳ. Đồng thời luận án đã khảo sát một số vấn đề có tính chất lý thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề tài, trong đó loại hình ngôn ngữ và phạm trù ngữ pháp là hai lĩnh vực quan trọng nhất. Xác định loại hình của ngôn ngữ cần khảo sát là điều quan yếu vì loại hình ngôn ngữ bao gồm những đặc điểm hoặc thuộc tính về cấu trúc và chức năng vốn có của nó trong cùng một nhóm, phân biệt nhóm đó với các nhóm ngôn ngữ khác. Nói chi tiết hơn, đó là việc khảo sát các mặt khác nhau về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Bằng cách so sánh loại hình ngôn ngữ, người ta có thể xác định đâu là những thuộc tính phổ quát, đâu là những thuộc tính riêng biệt và đâu là những thuộc tính loại hình. Những vấn đề ngữ pháp được khảo sát trong chương một gồm có: phạm trù ngữ pháp, phương thức ngữ pháp, đơn vị ngữ pháp...; trong đó phạm trù ngữ pháp có nhiều nội dung quan trọng làm nền tảng lý luận bao gồm phạm trù từ loại, phạm trù số, giống, cách, thì, thể... của ngữ pháp học. Đặc biệt, luận án trình bày quan niệm của một số tác giả về việc phân định từ loại tiếng Việt từ nửa sau thế kỷ XX cho tới nay, để từ đó có cái nhìn tổng quan về ngữ pháp tiếng Việt nói chung và vấn đề từ loại tiếng Việt nói riêng, đồng thời đó cũng là cơ sở để luận án miêu tả, phân tích và đối chiếu với cách thức Trương Vĩnh Ký đã làm khi miêu tả từ loại tiếng Việt trong tác phẩm Grammaire de la langue Annamite-1883. 10 Ngoài ra, luận án cũng giới thiệu tóm tắt hệ thống từ loại tiếng Pháp, một ngôn ngữ biến hình, vốn được Trương Vĩnh Ký dùng khi miêu tả ngữ pháp tiếng Việt. Việc giới thiệu này nhằm giúp luận án làm sáng tỏ hơn những vấn đề về xu hướng “Dĩ Âu vi trung”, về những hạn chế nhất định mà các tác giả vào thời đó như Trương Vĩnh Ký mắc phải, đồng thời phát hiện những đóng góp tích cực của ông trong việc miêu tả từ loại tiếng Việt. 11 CHƯƠNG HAI: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỪ LOẠI DANH TỪ, ĐẠI TỪ, TÍNH TỪ, ĐỘNG TỪ TRONG TÁC PHẨM GRAMMAIRE DE LA LANGUE ANNAMITE – 1883 CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ Qua khảo sát các đặc điểm nổi trội của một số từ loại tiếng Việt trong quyển Grammaire de la langue Annamite do Trương Vĩnh Ký biên soạn năm 1883, luận án đã nêu ra một số nhận xét sau đây: Ở hạng mục từ loại danh từ, Trương Vĩnh Ký đã dày công lập ra danh sách các danh từ đơn vị mà theo ông có chung những thuộc tính ngữ pháp, tuy rằng ông không lý giải một cách hiển ngôn đó là những thuộc tính nào. Một đặc điểm ngữ pháp rất đáng lưu ý là Trương Vĩnh Ký đã khảo sát ý nghĩa ngữ pháp của danh từ tiếng Việt theo tám cách với một nội hàm khác với phạm trù cách của ngôn ngữ biến hình. Ngoài ra, việc xác định vị trí trung tâm của một danh ngữ khi có hai danh từ đứng liền nhau được là một khám phá có giá trị. Chẳng hạn: từ ‘áo’ trong ‘nút áo’ là danh từ phụ làm bổ ngữ cho danh từ chính ‘nút’ là danh từ trung tâm đứng trước. Đối với từ loại động từ, trong kết cấu [động từ + tiểu từ], Trương Vĩnh Ký đề cập đến khả năng kết hợp của động từ mà ý nghĩa cách của danh từ thể hiện rất rõ. Ngày nay, theo hướng tiếp cận ở góc độ ý nghĩa ngữ pháp, nhiều tác giả đã xác nhận các tiểu từ kể trên có vai trò chỉ đích cho vị từ di chuyển đứng trước chứ không phải là trạng ngữ chỉ hướng như một số người lầm tưởng. Trương Vĩnh ký cũng thấy được ý nghĩa cực cấp của tính từ tiếng Việt trong kết cấu: [tính từ + định tố]: đỏ lòm, xanh lè, đen thui… Ngày nay, nhiều tác giả đồng tình cho rằng trong những cụm từ chỉ tính 12 chất thì yếu tố phụ là một yếu tố có tính chất đặc biệt, nó biểu thị mức độ cao nhất của một tính chất, đó là một nghĩa ngữ pháp, và nó gợi tả hình tượng của tính chất đó. Đại từ cũng là một từ loại quan trọng được Trương Vĩnh Ký miêu tả khá chi tiết, nhất là đại từ xưng hô. Ngoài việc cẩn thận lập ra bảng kê cho từng ngôi, tác giả còn miêu tả kỷ lưỡng cách dùng của từng đại từ xưng hô, do bởi trong giao tiếp, người Việt luôn coi trọng địa vị xã hội, thứ bậc trong quan hệ huyết thống. Một từ loại khác trong tiếng Việt liên quan đến vấn đề thực từ và hư từ được Trương Vĩnh Ký nhiều lần nhắc đến: đó là tiểu từ (particules). Lớp từ này có tầm quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn về mặt biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp trong một ngữ hay một câu. Chẳng hạn việc diễn đạt ý nghĩa cách của danh từ, các kết cấu nghi vấn, phủ định, cách diễn đạt khái niệm thời gian trong tiếng Việt, cách biểu thị mức độ so sánh của tính từ v.v.. Dĩ nhiên, quyển Grammaire de la langue Annamite của Trương Vĩnh Ký cũng có những hạn chế nhất định. Việc sử dụng tiếng Pháp, một ngôn ngữ biến hình, để miêu tả ngữ pháp tiếng Việt, thuộc ngôn ngữ đơn lập, thì không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định, thậm chí gây ra ngộ nhận khi diễn đạt các phạm trù ngữ pháp. Chẳng hạn, Trương Vĩnh Ký cho rằng tiếng Việt có phạm trù ‘thì’ và cố gắng giải thích sự khác biệt giữa các thì đó bằng các tiểu từ hoặc các phụ tố (affixes). Tương tự, cho dù ông khẳng định danh từ tiếng Việt không biến đổi hình thái, nhưng do không phân tích những tác động của chúng về mặt cú pháp trong phạm vi một ngữ hay câu khiến người đọc lầm tưởng rằng ông đã quan niệm danh từ tiếng Việt có phạm trù ‘giống’ và 13 ‘số’ như tiếng Pháp, tức là có tác động về mặt hình thái đến tính từ hoặc động từ đi kèm. Kết quả khảo sát các đặc điểm ngữ pháp của một số từ loại trong tác phẩm Grammaire de la langue Annamite cho thấy Trương Vĩnh Ký dựa vào tiêu chí ý nghĩa ngữ pháp để phân định từ loại, tức là dựa vào chức năng cú pháp (trật tự) của từ nhằm diễn đạt nghĩa của một ngữ hay câu. Chẳng hạn ý nghĩa ‘cách’ biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp của danh từ trong một ngữ hay câu, ‘định tố’ dùng sau tính từ biểu thị mức độ cao nhất của một tính chất (đỏ lòm, xanh lè…), hay ‘tiểu từ’ dùng sau một số vị từ di chuyển có chức năng như một giới từ chỉ đích v.v.. Tuy phải mô phỏng theo khuôn mẫu của các sách ngữ pháp châu Âu, nhưng Trương Vĩnh Ký đã cố gắng tránh khỏi ảnh hưởng của phương thức “sao chép” hết sức có thể và trong một chừng mực nào đó, ông còn thể hiện tính tiên phong trong nghiên cứu lý thuyết. Chẳng hạn như khái niệm về ý nghĩa cách của ngôn ngữ không biến hình, tiền thân của nền ngữ pháp cách (case grammar), là một trong những thành phần chủ yếu của ngữ pháp chức năng hiện đại2. Charles J. Fillmore (1968) đề cập vấn đề “cách” một cách hiển ngôn trong The case for case. 2 14 CHƯƠNG BA: KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA CÁC TỪ LOẠI DANH TỪ, TÍNH TỪ, ĐỘNG TỪ TRONG TÁC PHẨM GRAMMAIRE DE LA LANGUE ANNAMITE – 1883 CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ Việc miêu tả khả năng kết hợp của ba từ loại quan trọng danh từ, tính từ và động từ tiếng Việt trong Grammaire de la langue Annamite - 1883 đã thể hiện những quan niệm của Trương Vĩnh Ký về khả năng hoạt động của từ tiếng Việt ở cả ba lĩnh vực ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. 1. Đối với danh từ, Trương Vĩnh Ký, thông qua việc miêu tả sự tồn tại của các thành tố như: sự, việc, điều, lời, tiếng... trong một số kết cấu từ vựng, có thể nói là người đã sớm đề cập đến khả năng chuyển di từ loại của từ tiếng Việt. Mặt khác, khả năng kết hợp của danh từ cũng giúp xác định vị trí thành tố trung tâm của danh ngữ tiếng Việt (nút áo, cột nhà, mái ngói…). Ngoài ra, việc dùng các tiểu từ để tạo ra ý nghĩa cách của danh từ tiếng Việt, một thứ tiếng không biến hình, được xem là một quan niệm khá mới mẻ đối với giới nghiên cứu ngữ học. 2. Tương tự, theo Trương Vĩnh Ký, tính từ khi kết hợp với tiểu từ có thể giúp xác định tiểu loại tính từ: tính từ chỉ định (này, kia, ấy…), tính từ phủ định (vô, bất, không…), tính từ nghi vấn (khác nào, gì, kia…), tính từ bất định (cả, cả thảy, hết…). Về cú pháp, tác giả cho rằng vị trí của tính từ giúp xác định bổ ngữ của nó, đồng thời diễn đạt ý nghĩa cần thiết của một ngữ hay câu trong ngữ cảnh cụ thể. Đáng kể nhất là hiện tượng tính từ kết hợp với tiểu từ để tạo ra các kết cấu so sánh, trong đó có dạng so sánh nhất (cực cấp) theo kết cấu [tính từ + định tố]. Ngày nay, nhiều tác giả đã đồng tình với nhận 15 định ‘định tố’ trong kết cấu này là thành tố biểu thị ý nghĩa cực cấp của tính từ tiếng Việt. 3. Đối với động từ, theo Trương Vĩnh Ký, một số tiểu từ tiếng Việt khi kết hợp với các động từ có khả năng biểu thị ý nghĩa ngữ pháp ‘thức’ và ‘thì’ của tiếng Việt3. Tuy nhiên, giới Việt ngữ học ngày nay đã chứng minh rằng tiếng Việt hoàn toàn không có thì với tính cách là một hình thức biểu hiện thời gian ngữ pháp hóa. Đây chính là hạn chế rõ rệt của tác giả khi ông dùng mô hình ngữ pháp tiếng Pháp (có phạm trù thì) để miêu tả cách tri nhận thời gian trong tiếng Việt. Ngoài vấn đề trên, khi miêu tả những vấn đề xung quanh từ loại động từ tiếng Việt, Trương Vĩnh Ký đã có những quan niệm đáng lưu ý sau: - Sự kết hợp của động từ với các tiểu từ có thể giúp xác định các cấu trúc phủ định, nghi vấn hoặc nghi vấn - phủ định. Về ngữ nghĩa, sự kết hợp với tiểu từ có nét nghĩa khu biệt giúp xác định các tiểu loại của động từ; chẳng hạn, cách phân biệt một mệnh lệnh khẳng định (hối, thúc giục) hay phủ định (cấm, ngăn), động từ chủ động (được) và động từ bị động (chịu, bị, mắc, phải), động từ phản thân (mình) và động từ hỗ tương (nhau, lẫn nhau) v.v.. - Đáng lưu ý nhất là trường hợp động từ ghép có kết cấu [động từ + tiểu từ], trong đó thành tố thứ nhất vốn là từ chỉ sự vận động như bay, chạy, nhảy, bước... hoặc chỉ sự gây khiến vận động như kéo, đẩy, dắt, treo, móc..., còn thành tố thứ hai là những từ cập vật chỉ sự di chuyển như đến, về, lên, xuống, ra... (được Trương Vĩnh Ký gọi chung là tiểu từ) có tác dụng như một giới từ chỉ đích do danh từ theo sau nó Theo quan điểm của Claude Lancelot và Antoine Arnaut trong Grammaire Générale et Raisonnée de Porte Royal, 1660. 3 16 thực hiện. Phát hiện này rất quan trọng vì nó liên quan ý nghĩa cách của danh từ mà luận án đã đề cập. Nói tóm lại, việc khảo sát khả năng kết hợp của một số từ loại tiếng Việt trong Grammaire de la langue Annamite-1883 cho thấy Trương Vĩnh Ký không dựa vào tiêu chí ý nghĩa khái quát một cách đơn thuần để phân định từ loại mà còn kết hợp với tiêu chí khả năng kết hợp và chức năng cú pháp của từ: Chẳng hạn như khái niệm ý nghĩa cách của danh từ, hiện tượng chuyển loại (dựa vào vị trí và khả năng kết hợp của từ), xác định vai trò trung tâm của danh ngữ dựa vào vị trí của từ (chính – phụ), dựa vào khả năng kết hợp với tiểu từ để xác định các tiểu loại tính từ, động từ, các cấu trúc nghi vấn, phủ định, các thể, thức, các cấp độ so sánh (đặc biệt là ý nghĩa cực cấp) của tính từ v.v.. Tuy có những hạn chế nhất định khi miêu tả tiếng Việt theo mô hình ngữ pháp tiếng Pháp (các phạm trù thì, số và giống), nhưng những đóng góp của Trương Vĩnh Ký trong Grammaire de la langue Annamite- 1883, qua kết quả khảo sát của luận án là rất đáng trân trọng và vẫn còn nguyên giá trị cho đến nay. 17 KẾT LUẬN Qua khảo sát các đặc điểm ngữ pháp trong Grammaire de le langue Annamite -1883 của Trương Vĩnh Ký, luận án đã làm sáng tỏ một số đóng góp quan trọng của tác giả liên quan đến các từ loại cơ bản của tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ và đại từ. Kết quả của việc tìm hiểu trên cũng làm nảy sinh những câu hỏi khác nhau về mục đích, hình thức và nội dung được trình bày trong công trình nhằm làm rõ quan niệm của Trương Vĩnh Ký về cách miêu tả một số từ loại tiếng Việt bằng một ngôn ngữ biến hình như tiếng Pháp. Cũng cần nói rõ thêm quyển Grammaire de la langue Annamite được viết bằng tiếng Pháp, dành cho những người biết tiếng Pháp học tiếng Việt; do đó, nhiều người đã từng nhận xét đây là một công trình mô phỏng một cách rập khuôn theo tiếng Pháp, một trong những thứ tiếng châu Âu sử dụng chữ cái La tinh. Mặt khác, vào thời điểm ấy lý thuyết về ngôn ngữ học liên quan đến loại hình học ngôn ngữ chưa phổ biến. Tác giả sử dụng tiếng Pháp để biên soạn sách ngữ pháp tiếng Việt vì bản thân ông am hiểu khá tường tận ngữ pháp của các tiếng châu Âu và hơn nữa, vào lúc bấy giờ ở nước ta, các tài liệu có tính chất học thuật chủ yếu đều được biên soạn bằng tiếng Pháp. Do đó, ảnh hưởng của tư tưởng ‘Dĩ Âu vi trung’ khi miêu tả tiếng Việt trong Grammaire de la langue Annamite là điều không thể tránh được. Tuy nhiên, sự ‘mô phỏng’ đó có ảnh hưởng gì đến kết quả khảo sát của Trương Vĩnh Ký lại là một việc khác. Theo cách nhìn của luận án này thì đó là sự mô phỏng thiên về hình thức, còn về phương diện nội dung, những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt mà công trình này miêu tả thường được Trương Vĩnh Ký xem xét dưới góc độ ‘không biến hình’ (invariable), một đặc điểm đã được nhắc lại nhiều lần trong 18 Grammaire de la langue Annamite, chẳng hạn, khi đề cập đến những vấn đề về giống và số của danh từ, về tính chất bất biến của tính từ và về cách diễn đạt các dạng khác nhau về ‘thì’ hoặc ‘thức’ ở động từ tiếng Việt. I. Qua khảo sát Grammaire de la langue Annamite, luận án đã nhận diện được những đóng góp quan trọng của Trương Vĩnh Ký cho ngữ pháp tiếng Việt nói riêng và ngành Việt ngữ học nói chung như sau: 1. Việc xác định các danh từ đơn vị với thuộc tính ngữ pháp quan trọng là giữ vai trò trung tâm của danh ngữ tiếng Việt được xem là đóng góp có giá trị của Trương Vĩnh Ký khi miêu tả từ loại danh từ. Theo ông, những từ đứng sau danh từ đơn vị là bổ ngữ của chúng chứ không phải là trung tâm của danh ngữ như nhiều tác giả sau ông đã từng lầm tưởng. Ông đề xuất một quy tắc đơn giản: Dựa vào trật tự ‘chính trước- phụ sau’ là có thể xác định vị trí trung tâm của một danh ngữ: “khi hai danh từ đứng liền nhau thì danh từ thứ nhất là chính, trung tâm; còn danh từ thứ hai là phụ, làm bổ ngữ cho danh từ kia”. Rất nhiều người về sau lầm tưởng gọi chúng là ‘loại từ’ (classificateurs) và xem chúng như những hư từ. Chính từ bước đột phá đó, những nhà Việt ngữ học ngày nay có thể tiến xa hơn trong việc phân biệt hai khái niệm gần như đối lập nhau là danh từ đơn vị (đếm được) và danh từ khối (không đếm được) trong tiếng Việt. 2. Trương Vĩnh Ký cũng là người tiên phong trong việc khảo sát chức năng của danh từ theo các cách (cas) khác nhau. Đây là một khám phá thú vị bởi vì ít có công trình tiếng Việt nào khảo sát về lĩnh vực này. Thật ra, ý nghĩa cách là một ý nghĩa phổ quát trong ngôn ngữ nhân loại, mà mọi thứ tiếng đều có phương thức diễn đạt và phân biệt, bất kể thứ tiếng đó thuộc loại hình ngôn ngữ nào. Khi đưa ra định nghĩa về cách,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan