Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh...

Tài liệu Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh bắc ninh

.PDF
207
147
103

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT GIANG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT GIANG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Phƣơng Bắc 2. TS. Nguyễn Bình Giang HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. các số liệu thứ cấp sơ cấp và trích dẫn, tài liệu tham khảo được trình bày trong luận án là trung thực; kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố. Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Việt Giang LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tiến sĩ Nguyễn Phương Bắc và tiến sĩ Nguyễn Bình Giang đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Khoa Quản trị Doanh nghiệp, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cùng các thầy, cô trong trong và ngoài Khoa đã quan tâm tham gia đóng góp ý kiến và giúp tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện công trình này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà quản lý ở Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh, các cán bộ, chuyên viên ở Quỹ, ở sở Tài chính và các cơ quan đối tác cũng như khách hàng của Quỹ đã nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp những tài liệu và những thông tin quý báu giúp tôi thực hiện tốt công trình nghiên cứu này. Sự giúp đỡ và ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, các đối tác, khách hàng và đồng nghiệp không chỉ là một trong những yếu tố giúp cho tôi hoàn thành thành công trình mà còn là sự khích lệ về tinh thần và nhiệt huyết hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Và cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn ở bên cạnh động viên và cổ vũ tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Việt Giang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................ 7 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài ....................................................................... 11 1.3. Đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc và khoảng trống nghiên cứu .................................................................................................................... 19 1.3.1. Đánh giá về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................... 19 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................... 21 1.4. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 21 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 21 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 22 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN........................................... 24 2.1. Khái quát về rủi ro, quản trị rủi ro .................................................................... 24 2.1.1. Rủi ro .......................................................................................................... 24 2.1.2. Khái niệm quản trị rủi ro ............................................................................ 28 2.2. Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng ...................................................................... 30 2.2.1 Khái niệm Quỹ đầu tư .................................................................................. 30 2.2.2. Quỹ đầu tư phát triển địa phương ............................................................... 30 2.3. Nội hàm của quản trị rủi ro tại quỹ đầu tƣ phát triển...................................... 35 2.3.1. Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro .............................................................. 36 2.3.2. Nhận diện rủi ro .......................................................................................... 37 2.3.3. Phân tích và đánh giá rủi ro ........................................................................ 39 2.3.4. Xử lý rủi ro ................................................................................................. 42 2.3.5. Giám sát rủi ro và báo cáo .......................................................................... 43 2.4. Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro ............................................................. 45 2.4.1. Vai trò của ban lãnh đạo ............................................................................. 47 2.4.2. Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của doanh nghiệp. .............................. 48 2.4.3. Văn hóa doanh nghiệp ................................................................................ 49 2.4.4. Nguồn nhân lực ........................................................................................... 50 2.4.5. Yếu tố công nghệ thông tin (CNTT)........................................................... 51 2.4.6. Khách hàng ................................................................................................. 52 2.5. Kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số Quỹ đầu tư phát triển ở Việt Nam ........ 53 2.5.1. Quỹ PYN (Mutual Fund Elite) và IDG (IDG Ventures Vietnam) ............. 53 2.5.2. Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Giang ........................................................ 58 2.5.3. Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội ..................................................................... 60 2.5.4. Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Thái Nguyên .................................................... 63 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 67 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 67 3.1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Bắc Ninh ....................... 67 3.1.2. Quỹ Đầu tư Phát triển (QĐTPT) Bắc Ninh ................................................ 72 3.2. Thiết kế quy trình nghiên cứu ............................................................................. 76 3.2.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 76 3.2.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 77 3.2.3. Kích thước mẫu nghiên cứu ........................................................................ 78 3.2.4. Lựa chọn mẫu ............................................................................................. 79 3.2.5. Thiết kế thang đo ........................................................................................ 79 3.2.6. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 80 3.2.7. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ......................................................... 80 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH .......................................................................................... 84 4.1. Thực trạng Quản trị rủi ro của Quỹ Đầu tƣ Phát triển tỉnh Bắc Ninh ........... 84 4.1.1. Xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro .............................................................. 84 4.1.2. Nhận diện rủi ro .......................................................................................... 88 4.1.3 Phân tích và đánh giá rủi ro ......................................................................... 94 4.1.4. Xử lý rủi ro ............................................................................................... 100 4.1.5. Giám sát, tư vấn và báo cáo ...................................................................... 110 4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro........................................................ 113 4.2.1. Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh ................................................................................. 113 4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro........ 115 4.2.3. Phân tích yếu tố khám phá EFA ............................................................... 116 4.2.4. Kết quả của mô hình ................................................................................. 118 4.2.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.............................................................. 120 4.2.6. Thảo luận kết quả hồi quy ........................................................................ 124 4.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh .... 126 4.3.1. Kết quả đạt được ....................................................................................... 126 4.3.2 Hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro ..................................................... 127 4.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... 128 Chƣơng 5: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI QUỸ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN TỈNH BẮC NINH ................................................................................................................. 130 5.1. Chiến lƣợc phát triển của Quỹ .......................................................................... 130 5.1.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng nhân lực............................................ 130 5.1.2. Bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống các quy chế, quy trình nghiệp vụ ......... 131 5.1.3. Thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để khai thác các nguồn vốn ............................................................................................. 131 5.1.4. Chủ động khai thác các đối tượng sử dụng vốn mới có hiệu quả, phù hợp với xu thế hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, tạo lập giá trị xã hội............. 131 5.1.5. Mở rộng hoạt động đầu tư trực tiếp .......................................................... 135 5.1.6. Bổ sung danh mục đầu tư trực tiếp và cho vay giai đoạn 2016- 2020 và 2021-2025 đối với một số đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành quy chế, quy trình cho vay đối với các đối tượng doanh nghiệp này, đồng thời bổ sung nguồn vốn cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................ 138 5.1.7. Xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng ................ 138 5.2 Giải pháp cải thiện hoạt động quản trị rủi ro đối với Quỹ Đầu tƣ Phát triển tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 139 5.2.1. Tăng cường nhận thức về quản trị rủi ro .................................................. 139 5.2.2. Cải thiện hoạt động quản trị rủi ro đối với từng lĩnh vực kinh doanh của Quỹ ...................................................................................................................... 139 5.2.3. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để giảm thiểu rủi ro ............................ 142 5.2.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát cả trước, trong và sau khi cho vay, đầu tư trực tiếp và bảo lãnh tín dụng kết hợp với công tác kiểm toán định kỳ. ....................................................................................................... 144 5.2.6. Gia tăng đầu tư công nghệ và chú trọng công tác thu thập thông tin, lưu trữ và khai thác thông tin để phục vụ cho việc phân loại, đánh giá và đo lường rủi ro để cải thiện hoạt động quản trị rủi ro .............................................. 144 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......................... 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 153 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh ANOVA Analysis of variance CFA Confirmatory factory analysis Phân tích nhân tố khẳng định EFA Exploratory factory analysis FMEA Failure modes, effects and Phân tích cách thức sinh ra sai sót, KMO Tiếng Việt Sử dụng phân tích phương sai Phân tích nhân tố khám phá effect analysis Hậu quả và độ nguy kịch Kaiser – Meyer - Lolkin Hệ số kiểm định độ phù hợp của mô hình EFA HAZOP Hazard analysis and operability Phương pháp phân tích các mối nguy và khả năng vận hành CP Chính phủ CNTT Công nghệ thông tin DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐTXD Đầu tư xây dựng GPMB Giải phóng mặt bằng NSNN Ngân sách nhà nước NQ Nghị quyết QĐTPT Quỹ Đầu tư Phát triển QĐ Quyết định QSDĐ Quyền sử dụng đất TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH Bảng 2.1. Ví dụ về ma trận rủi ro .................................................................................. 40 Bảng 2.2: Năm mức điểm đánh giá, ước lượng rủi ro ................................................... 41 Bảng 2.3: Đánh giá (ước lượng) 3 điểm cấp độ rủi ro .................................................. 41 Bảng 2.4: So sánh mức độ tác động của các yếu tố đến quản trị rủi ro của các nghiên cứu khác nhau [105, tr.113] .................................................................... 47 Bảng 2.5: Các cổ phiếu trong danh mục của PYN Elite tính tại thời điểm ngày 15/12/2016 .......................................................................................................... 54 Bảng 3.1: Dung lượng mẫu khảo sát ............................................................................ 79 Bảng 4.1: Kết quả khảo sát đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh ........................................................... 88 Bảng 4.2: Cho vay đầu tư 11 dự án cụ thể của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh ......... 92 Bảng 4.3: Kết quả khảo sát hoạt động nhận diện rủi ro của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh ...................................................................................................... 94 Bảng 4.4: Kết quả khảo sát về hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh ............................................................................... 100 Bảng 4.5: Số dư bảo lãnh tín dụng năm 2018 ............................................................. 103 Bảng 4.6: Kết quả khảo sát hoạt động xử lý rủi ro của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................................... 109 Bảng 4.7: Kết quả khảo sát hoạt động giám sát, tư vấn và báo cáo rủi ro của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 112 Bảng 4.8: Trị số trung bình kết quả khảo sát của các biến độc lập ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro ................................................................................... 113 Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha thang đo của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro .................................................................................................... 115 Bảng 4.10: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test của các yếu tố ảnh hưởng ................. 117 Bảng 4.11: Tổng phương sai giải trích (Total Variance Explained) của các yếu tố ảnh hưởng hoạt động quản trị rủi ro của Quỹ................................................... 117 Bảng 4.12: Kết quả phân tích EFA các biến số ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro (Ma trận xoay) ........................................................................................ 118 Bảng 4.13: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach Alpha và EFA .................. 119 Bảng 4.14: ANOVAa ................................................................................................... 121 Bảng 4.15: Tổng quan mô hình ................................................................................... 122 Bảng 4.16: Hệ số hồi qui (%) ...................................................................................... 123 Bảng 4.17: Tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng ............................................... 124 Danh mục hình Hình 2.1: Các phương pháp sáng tạo ............................................................................ 38 Hình 2.2: Ví dụ về ghi chép, theo dõi rủi ro .................................................................. 39 Hình 2.3: Biểu đồ xử lý rủi ro ....................................................................................... 43 Hình 2.4: Kiểm soát rủi ro ............................................................................................. 44 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau kiểm định ...........................................119 Danh mục sơ đồ, hộp Sơ đồ 2.1: Các giai đoạn quản trị rủi ro theo Sienkiewicz. ........................................... 36 Sơ đồ 2.2: Nội hàm của quản trị rủi ro .......................................................................... 36 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy............................................................................................ 74 Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 77 Sơ đồ 3.3: Nội hàm quản trị rủi ro ................................................................................. 77 Sơ đồ 3.4: Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro ..................................... 78 Hộp 1: Hệ thống văn bản pháp quy trong quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh ...................................................................................................... 87 Hộp 2: Hoạt động nhận diện rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh ............... 93 Hộp 3: Hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro của Quỹ ............................................... 97 Hộp 4: Xử lý rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh .....................................102 Hộp 5: Hoạt động giám sát, tư vấn và báo cáo tại Quỹ ...............................................110 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước bối cảnh biến động không ngừng của tình hình kinh tế, chính trị trong và ngoài nước, hoạt động kinh doanh của các Quỹ đầu tư phát triển hiện nay chứa đựng nhiều rủi ro khiến các nhà quản trị, nhà nghiên cứu phải tìm giải pháp phòng ngừa không để xảy ra rủi ro nhiều làm thiệt hại đến nguồn vốn của Quỹ nói riêng và thiệt hại tới nền kinh tế nói chung. Trên thực tế, rủi ro là điều không mong muốn đối với các quỹ đầu tư phát triển và các định chế tài chính khác bởi kéo theo đó là trách nhiệm và thiệt hại về nhiều mặt. Về phương diện lý luận, đặc biệt là về khái niệm và nội hàm của quản trị rủi ro tại các quỹ đầu tư phát triển được hiểu chưa thống nhất. Do vậy việc vận dụng lý luận để giải quyết các vấn đề thực tiễn của quản trị rủi ro ở các quỹ này chưa có cơ sở khoa học và tính khả thi chưa cao. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam quản trị rủi ro được coi là một nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các quỹ đầu tư phát triển song việc tổ chức thực hiện quản trị rủi ro còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cơ cấu bộ máy, cơ chế vận hành và cách thức thực hiện còn nhiều bất cập. Số lượng cán bộ chuyên trách còn ít, chuyên môn còn hạn chế nên khó lường hết các rủi ro trong quá trình cho vay, đầu tư và bảo lãnh; Rủi ro về tín dụng, đầu tư và bảo lãnh còn có thể là nguyên nhân gây ra lạm phát hoặc đình trệ, đặc biệt là khi việc đầu tư không tạo ra được giá trị hàng hóa tương ứng với khối lượng đầu tư được vay. Khi đó, rủi ro này có thể diễn biến phức tạp, gây hậu quả khó lường và không nhỏ cho các nhà đầu tư. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro, đưa rủi ro vào tầm kiểm soát trong khả năng tài chính của doanh nghiệp là mục tiêu ưu tiên của các quỹ đầu tư phát triển. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều động lực và quyết sách mới để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp. Cùng với nhịp bước cải cách của Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh đã thể hiện quyết tâm và nỗ lực mới về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết 35/NQ- CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 [33], UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Chương trình 151/CTr-UBND về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016- 2020 trong đó cần xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Quỹ Đầu tư phát triển nhằm tăng cường nguồn vốn cho doanh nghiệp và tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp phát triển [60]. Kể từ khi được thành lập đến nay, Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh (Quỹ ĐTPTBN) hoạt động ổn định và có những bước phát triển vững chắc. Với chức năng 1 đầu tư phát triển và đầu tư tài chính theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương [30], [31]; Thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh theo quy định tại Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [49]; Tiếp tục thí điểm thực hiện bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và các chức năng bảo lãnh khác cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh khi tham gia đấu thầu, thực hiện các công trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 26/3/2012, Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 05/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Quỹ ĐTPTBN đã góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua. Trong điều kiện tỉnh Bắc Ninh phát triển mạnh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với nhiều dự án lớn, hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vị trí rất quan trọng, trở thành điểm tựa cho sự phát triển bền vững của kinh tế Bắc Ninh. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, thiếu vốn và khó tiếp cận chính sách hỗ trợ tài chính vẫn là khó khăn chung của hầu hết các DNNVV trên địa bàn tỉnh. Với chức năng là một tổ chức tài chính nhà nước trong việc tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay, đầu tư vào dự án, doanh nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV theo quy định. Quỹ ĐTPTBN có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành một kênh phá vỡ rào cản trong hỗ trợ tài chính, đặc biệt hỗ trợ nguồn vốn cho các DNNVV. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan hướng dẫn, đôn đốc và giám sát các địa phương rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (Quỹ ĐTPTĐP), tổng hợp và đề xuất các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, tháo gỡ trong khung pháp lý nhằm tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ ĐTPTĐP. Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh là một thể chế tài chính non trẻ (thành lập năm 2014), hoạt động quản trị rủi ro bước đầu được quan tâm song vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Họ chưa có bộ máy quản trị rủi ro độc lập, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Mọi thứ đang ở giai đoạn khởi đầu. Cần nhấn mạnh rằng, Quỹ vẫn chưa xây dựng được một chương trình quản trị rủi ro theo yêu cầu của lý thuyết quản trị doanh nghiệp và theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN ISO 31000:2011) về quản lý rủi ro. Chẳng hạn, xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro chưa thực sự khoa học; vấn đề nhận diện rủi ro vẫn còn nhiều bất cập; đo lường rủi ro chưa lượng 2 hóa được; quá trình giám sát quản trị rủi ro vẫn còn hạn chế; việc thực hiện cơ chế rà soát rủi ro, chế độ báo cáo công tác quản trị chưa kịp thời…. Trong khi đó, tầm hoạt động kinh doanh của quỹ phủ rộng trên địa bàn cả tỉnh Bắc Ninh. Điều lưu ý là với một tỉnh có nhu cầu rất cao về tín dụng, đầu tư và bảo lãnh, đòi hỏi Quỹ này phải có một kế hoạch kinh doanh có hiệu quả, trong đó có quản trị rủi ro mới có thể đáp ứng được. Trước thực tế đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh” làm luận án tiến sĩ. Nói cách khác việc thực hiện đề tài này là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tế sâu sắc bởi nó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản trị rủi ro, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của Quỹ và của tỉnh Bắc Ninh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu chủ yếu của luận án là nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện hoạt động quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Quỹ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên luận án cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới quản trị rủi ro tại Qũy đầu tư phát triển. - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro và các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2018, từ đó chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tiếp theo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: luận án nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2014 đến 2018, đề xuất giải pháp đến 2025 và định hướng phát triển đến năm 2030. - Về không gian: hoạt động quản trị rủi ro tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh. 3 - Về nội dung: đề tài triển khai theo phương thức kết hợp giữa các hoạt động tác nghiệp trong kinh doanh của Quỹ và các chức năng hoạt động quản trị rủi ro (tập trung vào 3 lĩnh vực cho vay, đầu tư và bảo lãnh tín dụng). 4. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp tiếp cận Đề tài tiếp cận theo hướng liên ngành, đa chiều trên góc độ lịch sử, kinh tế, chính trị, luật pháp; kết hợp cả cách tiếp cận từ dưới lên (từ khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân vay vốn từ quỹ Đầu tư phát triển) và từ trên xuống (từ các cơ quan quản lý nhà nước của Quỹ đầu phát triển) để làm sáng tỏ hoạt động quản trị rủi ro của Quỹ.. 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận án này sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết (phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, so sánh...), phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm (điều tra thực tế bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp cán bộ làm công tác quản lý, quản trị rủi ro tại Quỹ, các cơ quan liên quan tới Quỹ, khách hàng được vay, bảo lãnh; các quan sát, đánh giá hoạt động của họ). Đây là những phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng có độ tin cậy cao cho phép tác giả tổng hợp, kế thừa và phân tích các tư liệu đã có để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong luận án. 4.2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, để đánh giá nghiên cứu các tài liệu thu thập được hiện có trong và ngoài nước từ đó hình thành nên khung lý thuyết ở chương 2, đánh giá thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh ở chương 3. Đây là phương pháp nghiên cứu rất quan trọng trong luận án. 4.2.2.2. Phương pháp so sánh So sánh thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh và các quỹ đầu tư ở các tỉnh khác, so sánh thực trạng này và các yêu cầu đổi mới hoạt động quản trị rủi ro mà nhà nước đưa ra hoặc các quỹ khác đưa ra từ đó rút ra được những bất cập và làm rõ nguyên nhân của nó. Phương pháp này cũng được dùng để đánh giá sự thay đổi của hiện tượng nghiên cứu theo thời gian. Trong nghiên cứu này phương pháp so sánh được dùng để so sánh các số liệu về lao động, đầu tư, bảo lãnh... tại quỹ 4.2.2.3. Phương pháp điều tra và phỏng vấn. Để thực hiện đề tài tác giả sử dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn. Điều tra thông qua bảng hỏi với các đối tượng trực tiếp làm công tác quản lý, quản trị rủi ro tại 4 Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh; những đối tượng có liên quan tới công tác này các tại sở, phòng ban của tỉnh, huyện; đối tượng được nhận đầu tư trực tiếp, bảo lãnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Kết quả điều tra, phỏng vấn sẽ minh chứng cho hoạt động quản trị rủi ro, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro tại Quỹ. Quy trình thiết kế nghiên cứu được trình bày cụ thể ở chương 3. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, tác giả luận án đã khẳng định nội hàm của quản trị rủi ro trong quỹ đầu tư phát triển địa phương ở nước ta bởi quỹ này có chức năng hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính. Nội hàm này góp phần bổ sung vào tính đa dạng và tính giao thoa của quản trị rủi ro trong hoạt động quản trị kinh doanh. Thứ hai, tác giả đồng ý và chia sẻ khái niệm quản trị rủi ro của Robert và Bob, họ coi quản trị rủi ro trong các định chế tài chính trong đó có QĐTPT là việc xem xét và đánh giá toàn diện các hoạt động kinh doanh để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn tức là những rủi ro..... [106]. Tác giả luận án bổ sung khía cạnh cần coi quản trị rủi ro là một quá trình ra quyết định nhằm đảm bảo mức độ an toàn cao nhất có thể và sử dụng các giải pháp phù hợp để xử lý nhằm giảm thiểu các hậu quả của rủi ro. Và thứ ba, luận án chia sẻ và bổ sung một nội dung cơ bản trong nội hàm của quản trị rủi ro tại quỹ đầu tư phát triển. Đó là xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro, coi đây là khâu đầu tiên, có vị trí then chốt trong quy trình quản trị rủi ro và tiếp theo mới đến nhận diện rủi ro. Điều này góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các quỹ đầu tư phát triển và các định chế tài chính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án góp phần hệ thống hóa lý thuyết quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Quỹ đầu tư phát triển. Góp phần luận giải hoạt động quản trị rủi ro theo quy trình quản lý và hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp theo hướng bền vững. 6.2. Về thực tiễn Thứ nhất, luận án chỉ ra trong hoạt động kinh doanh của quỹ đầu tư phát triển quản trị rủi ro cần được nhìn nhận là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển của tổ chức này. Thứ hai, luận án đã chỉ ra các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro trên cả hai phương diện định tính và định lượng. Điều này góp phần giúp nhà nhà quản trị rủi ro có thể lượng hóa được những tác động thuận chiều và ngược chiều tới hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh. 5 Và thứ ba, các kết quả nghiên cứu nhất là các giải pháp đề xuất cho Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bắc Ninh không chỉ có ý nghĩa thực tiễn đối với Quỹ này trong việc cải thiện hoạt động quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn là kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho các định chế tài chính khác trong đó có các Quỹ đầu tư Phát triển địa phương ở nước ta. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận,tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản trị rủi ro tại các quỹ đầu tư phát triển. Chương 3: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thiết kế quy trình nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh. Chương 5: Một số giải pháp cải thiện hoạt động quản trị rủi ro tại Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Ninh. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Quản trị rủi ro đối với các Quỹ Đầu tư và Phát triển là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Ở trong nước, có nhiều công trình nghiên cứu, thảo luận khoa học xung quanh vấn đề quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro đối với Quỹ Đầu tư Phát triển nói riêng, cụ thể: 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Cho đến nay, ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro: Hướng nghiên cứu về quản trị rủi ro và khủng hoảng, có các công trình của tác giả Đặng Đức Thành “Quản trị rủi ro” năm 2016 [21], Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn “Quản trị rủi ro và khủng hoảng” năm 2015 [27]. Các nghiên cứu này đã tập trung phân tích và làm rõ quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm rủi ro trong chiến lược kinh doanh, trong tín dụng, tài chính doanh nghiệp; xây dựng khung lý thuyết của khủng hoảng và rủi ro, mối liên hệ giữa chúng; ban lãnh đạo doanh nghiệp và vai trò trong quản trị rủi ro; các giải pháp đối phó với rủi ro mà các định chế tài chính, các doanh nghiệp trên thế giới thường sử dụng. Đây là những vấn đề lý thuyết căn bản về quản trị rủi ro. Công trình “Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Quy năm 2008 [19] và công trình “Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp xây dựng” năm 2015 của nhóm tác giả Lê Anh Dũng, Bùi Mạnh Hùng [4]. Tác giả nêu và phân tích rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam; các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế gồm: tổ chức quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro trong kinh doanh, quản trị marketing, quản trị chi phí kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị rủi ro trong cung ứng, quản trị chất lượng trong doanh nghiệp và quản trị kinh doanh quốc tế... Các công trình “Quản trị rủi ro tài chính” của Nguyễn Minh Kiều năm 2012 [6], “Quản trị rủi ro tài chính” của Nguyễn Thị Ngọc Trang - Hồ Quốc Tuấn - Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Trần Ngọc Thơ năm 2013 [24], “Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp dược Việt Nam“ của Nguyễn Thị Bảo Hiền [9]. Các tác giả đề cập rõ nét lý thuyết về rủi ro tài chính và công cụ phái sinh, nhận dạng các loại rủi ro tài chính. Các công cụ tài chính phái sinh được chỉ ra khá rõ nét gồm sản phẩm, quá trình phát triển và cấu trúc thị trường; chỉ ra các công cụ quản trị rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tín dụng, lãi suất, tỉ 7 giá.... và sự phát triển của công cụ quản trị rủi ro sản phẩm; thực trạng về quản trị rủi ro tài chính ở Việt Nam cũng được phân tích khá rõ nét. Trong đó các tác giả đặc biệt lưu ý tới chiến lược phòng ngừa rủi ro và thiết lập chương trình quản trị rủi ro tài chính. Các công trình “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” của Nguyễn Văn Tiến năm 2010 [25], Hoàng Xuân Phong “Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam” năm 2014 [18], Dương Ngọc Hào “Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” năm 2015 [7], Nguyễn Quang Hiện “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội” năm 2016 [8], Tạ Đình Long “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” năm 2016 [12], trong đó các tác giả tập trung phân tích những rủi ro đặc thù trong kinh doanh ngân hàng, phương pháp lượng hóa, công cụ phát sinh phòng ngừa lãi suất, rủi ro phá sản và vốn chủ sở hữu; nguyên lý quản trị ngân hàng thương mại và yếu tố lãi suất trong kinh doanh ngân hàng; hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là cơ sở để ngân hàng thương mại hoạt động ổn định và phát triển bền vững. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng được thể hiện trên các phương diện: công nghệ chứng khoán hóa, quản trị rủi ro thanh toán, tỉ giá hối đoái, phương thức thanh toán quốc tế tại các ngân hàng quân đội và công thương. Để quản trị rủi ro thành công, năng lực quản trị cần phải được phát huy, do đó cần có các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị. Bên cạnh đó, các công trình đã chỉ ra kinh nghiệm về quản trị rủi ro của các Ngân hàng nước ngoài, bài học vận dụng với Việt Nam. Các giải pháp cơ bản để cải thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng như: trích lập dự phòng, hạch toán lại các khoản nợ xấu... cũng được tác giả đề xuất. Hướng nghiên cứu liên quan đến hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động của các quỹ, định chế tài chính, hoạt động quản trị rủi ro bao gồm: Luận án Tiến sĩ “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý Quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước” của Phan Quảng Thống năm 2015 [22]. Luận án đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý, phân tích thực trạng của việc vận dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua; Đề xuất một hệ thống tiêu chí hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đề ra cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện công tác đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước Việt Nam trong thời gian sau đó. Các tiêu chí này gồm: (1) Các hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý thu Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước, 8 (2) Các tiêu chí đánh giá hoạt động chi trả và kiểm soát chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước, (3) Các tiêu chí đánh giá một số hoạt động khác liên quan đến hoạt động quản lý Quỹ Ngân sách của Kho bạc Nhà nước. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm vận dụng hiệu quả hệ tiêu chí đánh giá như:kết hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ; xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá; tổ chức bộ phận phân tích, đánh giá trong từng đơn vị Kho bạc Nhà nước; và các giải pháp bổ trợ khác (tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo Kho bạc Nhà nước các cấp, bảo đảm yêu cầu của thông tin, nâng cao nhận thức của các cán bộ công chức, viên chức Kho bạc Nhà nước, vận dụng tốt công nghệ thông tin). Công trình phân tích hoạt động quản trị rủi ro, nhất là ở phương diện định tính song chưa chỉ ra được mô hình quản trị rủi ro, đo lường rủi ro và những tổn thất mà Kho bạc phải gánh chịu khi rủi ro tín dụng xảy ra. Hướng nghiên cứu liên quan tới hoạt động nói chung, hoạt động quản trị rủi ro nói riêng của các Quỹ, các định chế tài chính và một số kinh nghiệm từ hoạt động quản trị của các quỹ, bao gồm các công trình của Doãn Hữu Tuệ “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân Việt Nam” năm 2010 [26], Nguyễn Đình Lưu “Hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam” năm 2008 [13], Trần Quang Khánh “Những giải pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống Quỹ Tín dụng Nhân dan Việt Nam” năm 2003 [5] và Lê Minh Hồng “Giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thóng quỹ tín dụng nhân dân trong khu vực kinh tế nông thôn Việt Nam” năm 2000. Các công trình này đề cập một cách toàn diện đến quá trình xây dựng, vận hành, phát triển của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam trong đó rủi ro và quản trị rủi ro được phân tích dưới một số khía cạnh nhất định. Các tác giả đã phân tích, đúc kết kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân Việt nam trong giai đoạn 1993 - 2008, đặc biệt là từ 2000 - 2008. Qua đó, khẳng định mặc dù tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân đã được cải thiện nhưng so với yêu cầu đặt ra còn rất hạn chế. Chẳng hạn, ban kiểm soát của Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở chưa phát huy được tác dụng; vai trò tham gia quản trị, điều hành và kiểm soát của đại diện các Quỹ tín dụng Nhân dân còn mang nặng tính hình thức, chưa đi vào thực chất; cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Quỹ tín dụng Nhân dân Việt Nam còn nhiều bất cập; hoạt động của các Quỹ cơ sở vẫn còn nhiều mặt yếu kém, vốn tự có còn hạn chế, chất lượng tín dụng không đồng đều; hoạt động điều hoà vốn khả dụng trong hệ thống Quỹ này chưa đáp ứng được nhu cầu; Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương chưa thực hiện tốt chức năng hỗ trợ các Quỹ tín 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan