Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản trị rủi ro tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng n...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh quảng bình

.PDF
108
240
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN HOÀNG TUẤN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN HOÀNG TUẤN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÁT HUẾ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Người thực hiện luận văn Trần Hoàng Tuấn i LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và có được luận văn này, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo ở Trường Đại học Kinh tế Huế và các thầy cô giáo khác đã từng giảng dạy, đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn các Khoa, Phòng Đào tạo Sau đại học – Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Văn Phát là người trực tiếp hướng dẫn đã dày công chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bìnhđã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi kính mong Quý thầy, cô giáo, các đồng nghiệp, các cá nhân có quan tâm đến vấn đề này góp ý cho tôi để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ Trần Hoàng Tuấn ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: TRẦN HOÀNG TUẤN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Mã số: 83 40 410 Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÁT Tên đề tài: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài - Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một thành phần kinh tế quan trọng trong quá trình phát triển đó. Hiện nay, Việt Nam có 97% doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa và đây là nhóm khách hàng mục tiêu mà nhiều ngân hàng hướng tới. Do đó, công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với cácDNNVV, bên cạnh công tác quản trị rủi ro để thu hồi được nguồn vốn này đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các NHTM. - Hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV là một trong những vấn đề được quan tâm của lãnh đạo và cán bộ nhân viên Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Là cán bộ tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình có quản lý cho vay các DNNVV cho nên nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV, bên cạnh quản trị rủi ro mà nó mang lại, là điềutác giả rất quan tâm, do đó tác giả đã chọn đề tài“Quản trị Rủi ro tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng - Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập, phân tích số liệu về tình hình cho vay và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. - Phương pháp tổng hợp và phân tích SPSS: Nhằm làm rõ các chỉ tiêu liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. 3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận Luận văn đã đánh giá được thực tạng công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay từ năm 2015-2017 một cách cụ thể về các mặt như chính sách tín dụng, nợ xấu, dư nợ cho vay... Ngoài ra luận văn cũng đánh giá được các vấn đề mà công tác cho vay tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình còn gặp phải và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề dó. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải thích 1. AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2. BN Yếu tố bên ngoài 3. CBTD Cán bộ tín dụng 4. DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 5. DNNQD Doanh nghiệp Nhà nước Quốc doanh 6. DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 7. DPRR Dự phòng rủi ro 8. HGĐ&CN Hộ gia đình và cá nhân 9. HTX Hợp tác xã 10. KH Khách hàng 11. KTGS Kiểm tra, giám sát 12. LS Lãi suất 13. MDRR Mức độ rủi ro tín dụng 14. NH Ngân hàng 15. NHTM Ngân hàng thương mại 16. NHNN Ngân hàng Nhà nước 17. NLTN Năng lực trả nợ của đối tượng vay 18. QDVV Quy định vay vốn 19. QDTSDB Quy định tài sản đảm bảo 20. RRTD Rủi ro tín dụng 21. SXKD Sản xuất kinh doanh 22. TCTD Tổ chức tín dụng 23. TD Công tác thẩm định 24. TM-DV Thương mại dịch vụ 25. TSBĐ Tài sản bảo đảm 26. XHKH Xếp hạng khách hàng 27. XLRR Xử lý rủi ro iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN .........................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ .............................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. iv MỤC LỤC............................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................................ x DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... x DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. x MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2.Mục tiêu nghiêncứu.............................................................................................. 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3 4.Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3 5.Kết cấu luận văn................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ....................... 6 1.1..TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .................................. 6 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................................. 6 1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa.............................................................. 7 1.2.QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ........................................................................................................................ 8 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng .............................................................................. 8 1.2.2.Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa... 14 1.3.KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV CỦA MỘT SỐ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ............. 27 v 1.3.1. Kinh nghiệm Quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV của một số Chi nhánh ngân hàng trong nước............................................................................................ 27 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ....................................................... 31 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRI ̣RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIÊP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM......................... 34 2.1. Tổng quát về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ......................................................................................... 34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ............................................. 34 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ....................................................................... 34 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-201737 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn .......................................................................... 37 2.1.3.2. Hoạt động cho vay ................................................................................... 39 2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác ..................................................................... 41 2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................. 41 2.2. Thực trạng quản trị tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình......... 43 2.2.1. Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ............................................................. 43 2.2.2. Quy trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình 44 2.2.3. Đánh giá kết quảcông tác quản trị rủi ro theo các chỉ tiêu định lượng .............. 46 2.3. Phân tích ý kiến đánh giá của CBCNV và khách hàng về công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng vi Bình ....................................................................................................................... 59 2.3.1. Cách thức xây dựng thiết kế bảng hỏi điều tra............................................ 59 2.3.2. Thông tin chung về đối tượng khảo sát....................................................... 60 2.3.3. Phân tích ý kiến đánh giá của CBCNV và khách hàng về công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ............................................................................................................ 61 2.4. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ........................................................................................................... 65 2.4.1. Những kết quả đạt được .............................................................................. 65 2.4.2. Hạn chế........................................................................................................ 66 2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế....................................................................... 67 2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan............................................................................. 67 2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan ......................................................................... 70 CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁCDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH............................................... 73 3.1. Định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Quảng Bình về công tác quản trị rủi ro tín dụng.......................... 73 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với các DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ....................................................................................................................... 74 3.2.1. Giải pháp về quy định vay vốn ................................................................... 74 3.2.2. Giải pháp về lãi suất.................................................................................... 76 3.2.3. Giải pháp về quy định tài sản đảm bảo ....................................................... 77 3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.................................................... 77 3.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát ....................................................... 79 3.2.6. Giải pháp về năng lực trả nợ của đối tượng vay ......................................... 80 vii 3.2.7. Giải pháp về các yếu tố bên ngoài .............................................................. 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 82 1.Kết luận .............................................................................................................. 82 2..Kiến nghị ........................................................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 84 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 87 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SỸ PHẢN BIỆN 1,2 BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánhtỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017............................................................................. 38 Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bìnhgiai đoạn 2015 2017 ................................................................................................. 40 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bìnhgiai đoạn 2015 2017 ................................................................................................. 42 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng DNNVV củaAgribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ............................................................ 46 Bảng 2.5: Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV củaAgribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ............................................................ 47 Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng DNNVV của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 - theo thời gian............................................ 48 Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng DNNVV của Agribank Chi nhánhtỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 - theo ngành kinh tế .................................... 50 Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNVV của Agribank Chi nhánhtỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ............................................................ 52 Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu đối với DNNVV của Agribank Chi nhánhtỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ..................................................................... 53 Bảng 2.10: Dư nợ có TSBĐ đối với DNNVV của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ............................................................ 55 Bảng 2.11: Mức sinh lời từ hoạt động tín dụng đối với DNNVVcủa Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017............................... 56 Bảng 2.12: Tỷ trọng thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng đối với DNNVVcủa Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017........ 58 Bảng 2.13: Thông tin chung về đối tượng khảo sát tại AgribankChi nhánh tỉnh Quảng Bình...................................................................................... 60 Bảng 2.14: Kết quả phân tính independent samples T Test các nhân tốảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại AgribankChi nhánh tỉnh ix Quảng Bình...................................................................................... 62 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 .......................................................................... 42 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng DNNVV củaAgribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 .............................................. 46 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNNVV của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017 ............................................... 47 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng DNNVV của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 - theo thời gian................................. 49 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ dư nợ tín dụng DNNVV của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 - theo ngành kinh tế ......................... 50 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNNVV của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017........................................................ 52 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu đối với DNNVV của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 .......................................................... 54 Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng TSBĐ trong tổng dư nợ đối với DNNVV của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ............................ 55 Biểu đồ 2.9: Mức sinh lời từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 .............................. 57 Biểu đồ 2.10: Thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng đối với DNNVV của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 .............. 58 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ...... 36 Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ....... 45 x xi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đềtài Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài chính của Việt Nam, thị trường tài chính ngân hàng cũng có nhiều khởi sắc, đánh dấu một bước phát triển cả về lượng lẫn chất của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động tín dụng chiếm từ 60% 80% tổng thu nhập, đối với một số ngân hàng tỷ lệ này trên 90%, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất trong kinh doanh ngânhàng. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa(DNNVV)là một thành phần kinh tế quan trọng trong quá trình phát triển đó. Hiện nay, Việt Nam có 97% doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa và đây là nhóm khách hàng mục tiêu mà nhiều ngân hàng hướng tới.Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với DNNVV để có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này. Tuy nhiên, DNNVV cũng gặp phải không ít những khó khăn, nhất là trong vấn đề tiếp cận các nguồn vốn. Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển DNNVV còn rất hạn chế vì các DNNVV khó đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các DNNVV lại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả. Do đó, công tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với cácDNNVV, bên cạnh công tác quản trị rủi ro để thu hồi được nguồn vốn này đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các NHTM.Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển nhanh chóng, hoạt động tín dụng gia tăng mạnh mẽ, thì rủi ro tín dụng (RRTD) càng phức tạp hơn về nguyên nhân, hình thức và phạm vi tác động. Hỗ 1 trợ tín dụng cho các DNNVV là một trong những vấn đề được quan tâm của lãnh đạo và cán bộ nhân viên Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Là cán bộ tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình có quản lý cho vay các DNNVV cho nên nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV, bên cạnh quản trị rủi ro mà nó mang lại, là điềutác giả rất quan tâm, do đó tác giả đã chọn đề tài“Quản trị Rủi ro tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn vận dụng những kiến thức lý luận vào phân tích đánh giá thực trạng công tác qua đó hoàn thiện hơn công việc đang đảm nhận. 2. Mục tiêu nghiêncứu Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh tỉnh Quảng Bình, đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với các DNNVV; Luận văn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về RRTD cho vay đối với DNVVN tại các NHTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD để nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Câu hỏi nghiên cứu + Hoạt động cho vay và quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình như thếnào? + Ưu nhược điểm của hệ thống quản trị RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam -Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ra sao? 2 - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị RRTD để quản lý chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tạiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNNVV và quản trị RRTD trong quan hệ với DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. 3.2. Phạm vi nghiêncứu - Về không gian: Hoạt động quản trị RRTD cho vay DNNVV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Hoạt động quản trị RRTD trong thời gian 2015-2017 và kiến nghị cho giai đoạn 2018 - 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu Để thực hiện để tài này tác giả tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp về số liệu tình cho vay DNVVN trên các tiêu chí như tình hình cho vay, cơ cấu nợ… sau đó tiến hành tổng hợp trên phần mềm Microsoft excel và tính toán các số liệu biến đổi theo giá trị tương đối, tuyệt đối, giá trị trung bình từ năm 2015 – 2017 Bước 2:Thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp dựa trên phân tích dữ liệu thứ cấp Sau khi tiến hành phân tích, đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, ở bước này tác giả sẽ sử dụng phương pháp phát phiếu điều tra khảo sát trực tiếp nhóm đối tượng là các cấp lãnh đạo, các chuyên viên làm công tác tín 3 dụng, tại các Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Đây là các đối tượng có khả năng sẽ trả lời được các câu hỏi với độ tin cậy cao trong nghiên cứu của tác gỉa. + Xác định kích thước mẫu Về cỡ mẫu, theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Ctg 1988). Theo Hair và Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng. Căn cứ vào các phương pháp chọn mẫu được tham khảo, kết hợp với thực tiễn của nghiên cứu (với thang đo đánh giá công tác quản trị rủi ro mà đề tài sử dụng), nên số lượng mẫu tối thiểu theo từng cách chọn mẫu kể trên là: 5*12 = 60mẫu (Hair và Bollen, 1989). Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, nghiên cứu lựa chọn cỡ mẫu cao hơn gần gấp đôi so với yêu cầu khảo sát là 140 phiếu. Số lượng phiếu điều tra phát ra thực tế là 140 phiếu, sau khi loại đi 20 phiếu không đảm bảo yêu cầu, và phù hợp với số lượng đối tượng tham gia khảo sát (thiếu thông tin, đáp án đồng nhất quá lớn,..), số lượng phiếu thu được và đưa vào xử lý là 120. + Phương pháp điều tra Tiến hành khảo sát lấy ý kiến bảng hỏi thông qua gửi phiếu điều tra tới các nhân viên tại ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình kết hợp với các khách hàng, tổ chức thường xuyên có hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 4.2.Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu Toàn bộ dữ liệu điều tra được nhập vào phần mềm SPSS 20.0. Kết quả phân tích dựa trên kết quả Independent samples T Test nhằm đánh giá sự khác nhau trong cách đánh giá giá trị trung bình MEAN về các chỉ tiêu liên quan đến công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Bình. 4 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, bảng biểu và tài liệu tham khảo, luận văn được thiết kế gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Thực trạng công tác quản tri ̣rủi ro tín dụng cho vay đối với cácdoanh nghiêp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Quảng Bình Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Quảng Bình 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Kháiniệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, và thông tư số 16/2013/TT-BTC ban hành ngày 08/02/2013 về việc hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận dạng như sau: “Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, bao gồm cả Chi nhánh, đơn vị phụ thuộc nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) được gọi chung là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa”[1]. Theo Điều 3 Nghị định 56/2009 ngày 30/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: Siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: 6 Bảng 1.1. Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa Quy mô Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Tổng Số lao Tổng Số lao nguồn vốn động nguồn vốn động Từ trên20 Từ trên 200 người đến tỷ đồng đến người đến 200người 100 tỷ đồng 300người siêu nhỏ Khu vực Nông, lâm Số lao động 10 người trở 20 tỷ đồng trở Từ trên10 nghiệp và thủy xuống xuống sản Công nghiệp và xây dựng xuống Thương mại và dịch vụ 10 người trở 20 tỷ đồng trở Từ trên 10 người đến đồng đến người đến 200 người 100 tỷ đồng 300 người 10 người trở 10 tỷ đồng trở Từ trên 10 Từ trên 10 tỷ Từ trên 50 người đến đồng đến người đến 50 người 50 tỷ đồng 100 người xuống xuống Từ trên 20 tỷ Từ trên 200 xuống (Nguồn: thuvienphapluat.vn) 1.1.2. Đặcđiểm doanh nghiệp nhỏ và vừa. - DNNVV tồn tại và phát triển ở mọi thành phần kinh tế và hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Các DNNVV đều có chi phí đầu tư thấp, chủ yếu là để tận dụng lao động và nguồn nguyên vật liệu tại chỗ, do vậy, các doanh nghiệp này có thể dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, mặt hàng kinh doanh cũng như loại hình doanh nghiệp để nhanh chóng thu hồi vốn hoặc đem lại hiệu quả kinh tếcao[1]. - Bộmáyquảnlýgọnnhẹ,tínhnăngđộngvàlinhhoạtcaonêncácDNNVV tiết kiệm được phần lớn chi phí, và nhanh chóng đưa ra những quyết định kinh doanhkịpthời,khôngphảiquacáckhâulàmvuộtmấtcơhộikinhdoanh. - Nguồn vốn ít, năng lưc tài chính còn nhỏ bé: Do có quy mô nhỏnênhầu hết vốn kinh doanh của các DNNVV được huy động từ người thân, bạn bè. Nhìn 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan