Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (stress testin...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) tại ngân hàng tmcp công thương việt nam

.PDF
175
93
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI NGUYỄN QUỐC GIANG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DỰA TRÊN NỀN TẢNG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG (STRESS TESTING) TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI NGUYỄN QUỐC GIANG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DỰA TRÊN NỀN TẢNG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG (STRESS TESTING) TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học 1. TS. PHÙNG KHẮC KẾ 2. PGS.TS. LÊ VĂN HƯNG HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án “Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đãđược thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận án Nguyễn Quốc Giang MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 6 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 8 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9 5. Những đóng góp mới của luận án ............................................................ 10 6. Kết cấu luận án .......................................................................................... 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DỰA TRÊN NỀN TẢNG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG (STRESS TESTING) TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................... 12 1.1. Rủi ro tín dụng tại các NHTM .............................................................. 12 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng................................................................ 12 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng.................................................................. 20 1.1.3. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với NHTM ............................. 22 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM .......... 24 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM........................................................ 26 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng .................................................. 26 1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM..................... 28 1.2.3. Đo lường rủi ro tín dụng ................................................................. 29 1.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng................................................... 41 1.3. Kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM 45 1.3.1. Khái quát về kiểm tra sức chịu đựng ............................................. 45 1.3.2. Các mô hình sử dụng kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng .................................................................................................................... 55 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 62 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ THỬ NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DỰA TRÊN NỀN TẢNG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG (STRESS TESTING) TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM .................................................................. 64 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.................. 64 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam...................................................................................... 64 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2014-2018. ............................................................... 66 2.1.3. Thực trạng quản trị tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018.............................................................. 72 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ........................................................................................................ 83 2.2.1. Mục tiêu Quản trị rủi ro tín dụng của NHCT ................................ 83 2.2.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của NHCT ............................. 83 2.2.3. Khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách quản trị rủi ro tín dụng và các quy định quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. ........................................................................................................... 85 2.2.4. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của NHTMCP Công Thương Việt Nam...................................................................................... 99 2.2.5. Nhận diện rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. ......................................................................................................... 105 2.2.6. Thực tế đo lường rủi ro tín dụng và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. ................................... 108 2.2.7. Thực trạng hoạt động giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện quản trị rủi ro tín dụng ...................................................................................... 111 2.2.8. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và các định hướng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .................................................... 113 2.3. Xây dựng và thử nghiệm kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. .......................... 116 2.3.1. Xây dựng và thử nghiệm kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam dưới tác động của các biến vĩ mô ................................................................................... 116 2.3.2. Kết quả kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng tập trung .................................................................................................................. 126 2.3.3. Kết luận rút ra từ kết quả kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng tại NHCT ........................................................................................ 126 2.4. Đánh giá khái quát về quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng Stress-testing tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.......................................... 128 2.4.1. Mặt tích cực trong quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng Stresstesting tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam .......................... 128 2.4.2. Mặt hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng Stresstesting tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ........................ 129 Kết luận chương 2 ....................................................................................... 132 Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRÊN NỀN TẢNG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM .................................................... 134 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2019-2024.......................................... 134 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh chung tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2019-2024. ..................................... 134 3.1.2. Định hướng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2019-2024 và tầm nhìn 2030. .................................................................................................................. 135 3.2. Giải pháp thực hiện quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ...................... 136 3.2.1. Bổ sung định hướng chiến lược quản trị rủi ro trên nền tảng stress testing vào chiến lược quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. ................................................................................................. 136 3.2.2. Nâng cao chất lượng dữ liệu đầu vào để bảo đảm kết quả kiểm tra stress testing chính xác và các kết luận rút ra có tính khả thi cao ........ 140 3.2.3. Áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng kết hợp phương pháp đo lường rủi ro theo phương pháp truyền thống và phương pháp đo lường rủi ro thông qua việc kiểm tra sức chịu đựng (stress testing) theo định hướng yêu cầu của Basel II. .................................................................... 144 3.2.4. Triển khai xây dựng hệ thống kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro tín dụng như một bộ phận không tách rời của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT. ....................................................................................... 145 3.2.5. Tổ chức thực hiện công tác phân tích, nghiên cứu, dự báo về các cú sốc vĩ mô và vi mô tác động đến rủi ro tín dụng của NHCT làm cơ sở để áp dụng phương pháp kiểm tra sức chịu đựng....................................... 146 3.2.6. Xem xét điều chỉnh chiến lược tín dụng cho khách hàng lớn và tập trung tín dụng cho các khách hàng/ngành hàng hiện hành để phân tán rủi ro tín dụng tập trung tiềm ẩn. .................................................................. 146 3.2.7. Chủ động xây dựng các phương án tăng vốn chủ sở hữu để đối phó với các cú sốc vĩ mô do khủng khoảng kinh tế, tài chính làm biến động các yếu tố như GDP, CPI, lãi suất VND, Tỷ giá hối đoái gây nên nợ xấu đột ngột dẫn đến thâm hụt hết vốn chủ sở hữu. ..................................... 148 3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. ............................................................................................................. 154 3.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan .................................................................................................................. 154 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ..................................... 155 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 156 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................. 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 160 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................. 164 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EAD : Dư nợ gặp rủi ro khi xảy ra vỡ nợ (exposure at default) EL : Tổn thất ước tính được (expected loss) GHTD : Giới hạn tín dụng IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế KHLQ : Khách hàng liên quan NHCT : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương PD : Xác suất vỡ nợ (probability of default ) PDTD : Phê duyệt tín dụng QTRRTD : Quản trị rủi ro tín dụng ST : Stress-testing (kiểm tra sức chịu đựng) DPRR : Dự phòng rủi ro TCTD : Tổ chức tín dụng HĐQT : Hội đồng quản trị TGĐ : Tổng giám đốc UB QLRR : Ủy ban quản lý rủi ro TBV1, TBV2 : Tuyến bảo vệ 1, tuyến bảo vệ 2 RRTD : Rủi ro tín dụng HMRR : Hạn mức rủi ro VBCS : Văn bản chính sách KVRR : Khẩu vị rủi ro HMKSRR : Hạn mức kiểm soát rủi ro DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Cơ cấu sở hữu của NHCT........................................................ 65 Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT giai đoạn 2014-2018 ..................................................................................................... 67 Bảng 2.3. Quy mô tăng trưởng tổng tài sản và nguồn vốn của NHCT giai đoạn 2014-2018 .......................................................................... 69 Bảng 2.4. Cơ cấu kỳ hạn trong tiền gửi của khách hàng tại NHCT năm 2017-2018 ................................................................................... 71 Bảng 2.5. Cơ cấu thu nhập của NHCT giai đoạn 2014 – 2018................ 73 Bảng 2.6. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của NHCT giai đoạn 2014 – 2018 ..................................................................................................... 74 Bảng 2.7. Cơ cấu tín dụng theo phân khúc khách hàng của NHCT giai đoạn 2014 – 2018................................................................................. 75 Bảng 2.8. Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của NHCT giai đoạn 2014 – 2018 ............................................................................................. 77 Bảng 2.9. Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ của NHCT giai đoạn 2014 – 2018 ..................................................................................................... 79 Bảng 2.10. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ tín dụng của 10 khách hàng lớn nhất của NHCT giai đoạn 2014 – 2018 ............................................. 82 Bảng 2.11. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình VAR ............. 121 Bảng 2.12. Kết quả ước lượng mô hình VAR ...................................... 122 Bảng 2.13. Kịch bản các biến vĩ mô và nợ xấu cho năm 2019 .............. 125 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Trang Biểu đồ 1.1. Phân bố xác suất trả nợ của khoản vay.............................. 13 Biểu đồ 1.2. Tổn thất ước tính được, Tổn thất không ước tính được và tần suất xảy ra tổn thất .................................................................. 17 Biểu đồ 1.3. Tổn thất ước tính được và không ước tính được trong mô hình hoá rủi ro tín dụng........................................................... 18 Biểu đồ 1.4. Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh ........ 21 Biểu đồ 1.5. Đường cong phân bố tổn thất ............................................ 47 Biểu đồ 1.6. Phương pháp kiểm tra độ nhạy (sensitivity test) và phương pháp kiểm tra theo kịch bản (scenario testing) ....................... 51 Biểu đồ 2.1. Quy trình cấp tín dụng theo Quyết định số 234/2016/QĐTGĐ-NHCT35 ngày 03/03/2016: ........................................... 96 Biểu đồ 2.2. Mô hình tổ chức quản trị RRTD tại NHCT..................... 100 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu Trên các diễn đàn kinh tế, cũng như trong thực tiễn hoạt động Ngân hàng, quản trị rủi ro tín dụng được đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của một Ngân hàng. Nhiều công cụ đã được phát triển để hỗ trợ và nâng cao quản trị rủi ro tín dụng, kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) là một trong số những công cụ đó. Trong những năm gần đây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nội dung kiểm tra sức chịu đựng ngày càng được nhấn mạnh thường xuyên hơn trên các diễn đàn nghiên cứu khoa học và các hội thảo về quản lý rủi ro. Hiện nay phần lớn các ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát tài chính đều sử dụng công cụ Stress testing để thử nghiệm và dự báo khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng. Trên thế giới, các Ngân hàng trung ương, cơ quan giám sát tài chính đã ban hành các quy định về Stress testing và yêu cầu các Ngân hàng thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả để chủ động đi trước đón đầu trong việc phòng ngừa và giải quyết những rủi ro gặp phải trong quá trình kinh doanh trước những biến động của kinh tế vĩ mô. Stress Testing đối với rủi ro tín dụng là quá trình xác định tác động của những thay đổi khi có sự cố xấu hay rất xấu xảy ra lên một danh mục tín dụng, từ đó đánh giá tác động đến bảng cân đối tài sản và cuối cùng là tác động lên vốn hay tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng như thế nào. Stress Testing là thuật ngữ chỉ các kỹ thuật khác nhau được sử dụng để đo lường tổn thất của tổ chức tài chính đối với các sự kiện bất thường nhưng có thể xảy ra. Các kỹ thuật thực hiện Stress Testing gồm: phân tích độ nhạy đơn giản, phân tích kịch bản, phương pháp tổn thất tối đa, lý thuyết giá trị cực đại (Committee on the Global Financial System, 2000). 2 2. Tổng quan về các nghiên cứu Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu ở các quốc gia về kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng trước những biến động vĩ mô. Các nghiên cứu đều hướng đến việc đo lường tổn thất của danh mục cấp tín dụng/ngân hàng khi có những biến động bất lợi trong tình huống kinh tế vĩ mô có những diễn biến xấu hoặc khi các sự kiện, các cú sốc ngoại lệ có thể xảy ra, nhằm giúp các cơ quan quản lý, các tổ chức tài chính chủ động đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Tại Việt Nam, có nhiều các đề tài nghiên cứu hoặc hội thảo khoa học về Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng được tiếp cận từ các phương pháp hoặc các lý luận truyền thống dựa trên những số liệu và những tổn thất đã xảy ra chưa áp dụng các phương pháp tính toán dự báo cho những tổn thất trong tương lai đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Thời gian vừa qua, có một số công trình nghiên cứu áp dụng kiểm tra sức chịu đựng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng như: Đề tài “Xây dựng mô hình thử sức chịu đựng rủi ro tín dụng – từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam” của nhóm tác giả Vũ Thị Kim Oanh, Vũ Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Huy Trung. Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về mô hình kiểm tra sức chịu đựng trước những rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó tiến hành đánh giá sức chịu đựng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, đồng thời đưa ra những gợi ý chính sách cho việc triển khai đánh giá sức chịu đựng rủi ro tín dụng theo cách tiếp cận Top-down. Đề tài “Kiểm định rủi ro tín dụng cho các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm. Đề tài nghiên cứu thực hiện thử nghiệm Stress testing để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro 3 tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên phân tích viễn cảnh. Kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tăng trưởng GDP với độ trễ là hai quý. Đề tài nghiên cứu còn sử dụng Credit Var để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực Ngân hàng thương mại và nhận thấy rằng các ngân hàng thương mại không thể hấp thụ được các khoản tổn thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ mô bất lợi. Điều này có thể đe dọa đến sự ổn định của hệ thống tài chính. Những ước lượng này cũng rất hữu ích cho Ngân hàng nhà nước trong việc xác định mức độ rủi ro và tính toán tỷ số an toàn vốn tối thiểu cần thiết khi trường hợp xấu có thể xảy ra. Tác giả thực hiện nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã công bố và rút ra những kết luận như sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đã công bố chủ yếu chỉ thực hiện ở tầm vĩ mô, thực hiện tính toán kiểm định sức chịu đựng rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại hoặc khối doanh nghiệp trung ương trước những cú số vĩ mô như lạm phát tăng, thu nhập quốc nội giảm, tỷ giá thực biến động tăng, lãi suất cho vay tăng….từ đó sử dụng kết quả kiểm định phục vụ việc hoạch định các chính sách tài chính tiền tệ của Ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan quản lý tài chính trong việc quản lý chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước. Rất ít các đề tài nghiên cứu thực hiện căn cứ trên thực trạng của một ngân hàng thương mại cụ thể để từ đó đưa ra những hoạch định, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng đó cũng như chiến lược phát triển tín dụng của Ngân hàng phù hợp với thực trạng của bản thân ngân hàng và nền kinh tế. Thứ hai, hầu hết các đề tài nghiên cứu thực hiện kiểm tra sức chịu đựng chủ yếu thực hiện thông qua phương pháp từ trên xuống (Top-down), dựa trên số liệu báo cáo của các Ngân hàng, cơ quan giám sát nhà nước sẽ áp dụng các kịch bản khác nhau để đánh giá mức độ tổn thất của hệ thống hoặc của từng 4 ngân hàng. Tuy nhiên, về mô hình kinh doanh và tính chất hoạt động khác nhau của các ngân hàng dẫn đến việc so sánh kết quả giữa các ngân hàng sẽ có những hạn chế nhất định. Tại Luận án này, tác giả thực hiện kiểm tra sức chịu đựng thông qua phương pháp Bottom-up dựa trên những dữ liệu đầy đủ, hiểu rõ về rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại từ đó có thể đưa ra những kết quả thử nghiệm và dự báo phù hợp nhất cho Ngân hàng. Thứ ba, kết quả các đề tài nghiên cứu chủ yếu được dùng để hỗ trợ ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát đưa ra các chính sách tài chính tiền tệ ở tầm vĩ mô. Ít có đề tài nghiên cứu chi tiết cụ thể dùng cái tài liệu con số thực trạng của ngân hàng cụ thể kết hợp dự báo các kịch bản bất lợi thực hiện kiểm tra sức chịu đựng của Ngân hàng từ đó giúp nhà quản lý Ngân hàng thương mại có thể sự báo được rủi ro, chủ động hoạch định các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh tương lai an toàn, bền vững cho Ngân hàng thương mại, chứ không phải xây dựng chính sách quản trị rủi ro dựng trên những rủi ro đã xảy ra và đã gây tổn thất cho Ngân hàng thương mại. 3. Những câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Dựa trên những căn cứ lý luận nào để đánh giá và hoàn thiện hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại? Câu 2: Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN còn có những tồn tại gì? Câu 3: Xây dựng và thử nghiệm kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN có đo lường, đánh giá được mức tổn thất thực tế nhất khi xảy ra các cú sốc dẫn đến rủi ro tín dụng hay không? Có mang lại kết quả hỗ trợ cao nhất cho hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng hay không? 5 Câu 4: Để hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN cần những giải pháp gì? Câu 5: Kết quả nghiên cứu Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có thể áp dụng triển khai đối với những bộ phận, phòng ban và đối tượng nào trong bộ máy quản trị rủi ro của NHCT? Câu 6: Để thực hiện các giải pháp và kết quả nghiên cứu cần có những điều kiện gì? 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế và trong thực thi các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Vì vậy, đảm bảo sự ổn định và phát triển an toàn cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) là một yêu cầu quan trọng, cấp thiết. Trải qua nhiều biến động trên thị trường tiền tệ, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 và giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn năm 2012-2014 hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều dấu hiệu căng thẳng và tích tụ những yếu tố dễ bị tổn thương, đặc biệt là vấn đề nợ xấu. Hậu quả của tăng trưởng tín dụng quá nóng và không có định hướng chiến lược phù hợp đã tạo ra sức ép cho nền kinh tế; thêm vào đó việc xử lý nợ xấu, loại bỏ các ngân hàng yếu kém ra khỏi hệ thống còn nhiều vướng mắc làm cho hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam giảm sức chống đỡđể có thể chịu đựng được những cú sốc trước những bất ổn tài chính, rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Rất nhiều kỹ thuật phân tích dự báo rủi ro tín dụng đã được phát triển và áp dụng tại các NHTM của các quốc gia trên thế giới, trong đó Stress testing (ST) được áp dụng khá rộng rãi để đo lường sức chịu đựng rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng. Thực tế ở Hoa kỳ, JP Morgan Chase là một trong những ngân hàng lớn nhất đã áp dụng kỹ thuật này kiểm tra sức chịu đựng thường xuyên để phục vụ cho mục đích quản trị rủi ro của các danh mục hiện có, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanh. Là một thị trường đang phát triển, các ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém như tỷ lệ nợ xấu gia tăng, trình độ quản trị còn yếu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của tốc độ phát triển đa dạng, phức tạp của nền kinh tế thị trường. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu về phương pháp kiểm tra sức chịu đựng đối với rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM là rất cần thiết. 7 Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (NHCT), việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay luôn được Ban lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) tương đối đầy đủ và đồng bộ, bao gồm: Chiến lược QTRRTD, khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách QTRRTD, bộ máy QTRRTD, các quy trình và quy định về quản lý rủi ro tín dụng, các nội dung về giám sát và kiểm tra quá trình QTRRTD và điều chỉnh sau giám sát. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ, tác giả đi sâu nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”, từ đó kiến nghị triển khai thực hiện Stress testing trong quản trị rủi ro hoạt động cho vay nhằm phát triển NHCT an toàn hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là tập trung nghiên cứu xác định những tác động của những thay đổi khi có sự cố xấu hay rất xấu xảy ra lên một danh mục cấp tín dụng, từ đó đánh giá tác động đến bảng cân đối tài sản và cuối cùng là các tác động lên vốn hay tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Từ việc lượng hóa được những tác động này, đánh giá sức chịu đựng của NHTM trước những sự cố xảy ra để từ đó hoạch định các chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay và xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ. Cụ thể, luận án được thực hiện nhằm đạt đến các mục tiêu sau: Thứ nhất: Xác định quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là hoạt động quản trị cốt lõi, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững cho NHTM; Thứ hai: Xác định các yếu tố có thể gây ra rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM, từ đó đo lường lượng hóa các tổn thất có thể xảy ra khi các yếu tố này thay đổi xấu hoặc rất xấu, đánh giá ảnh hưởng của các tổn thất này đến tài sản và vốn của NHTM. 8 Thứ ba: Đánh giá sức chịu đựng của NHTM trước những tổn thất khi xảy ra các cú sốc bất lợi, từ đó hoạch định các chính sách quản trị rủi ro và xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án này là “Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do đối tượng nghiên cứu trong luận án này là “Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”, nên trong luận án, tác giả chỉ đánh giá việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của NHCT. Các thuật ngữ Rủi ro tín dụng, Quản trị rủi ro tín dụng, khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách quản trị rủi ro tín dụng…sử dụng trong luận án được hiểu là các thuật ngữ sử dụng trong hoạt động cho vay của NHCT, không bao gồm hoạt động huy động vốn và các hình thức cấp tín dụng khác như phát hành LC và bảo lãnh, bao thanh toán… Đối tượng khảo sát là các thông tin báo cáo tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT và Hệ thống QTRRTD hiện hành tại NHCT, bao gồm: Chiến lược QTRRTD, Khẩu vị rủi ro tín dụng, Chính sách QTRRTD, Bộ máy QTRRTD, Các quy trình và quy định về QTRRTD, Các nội dung về giám sát và kiểm tra quá trình QTRRTD và Điều chỉnh sau giám sát. Từ đó hiểu thêm về khung quản trị rủi ro, mô hình quản trị rủi ro hiện tại mà NHCT đang áp dụng, thực hiện nghiên cứu triển khai thực hiện Stress testing trong QTRRTD nhằm phát triển NHCT an toàn hiêu quả hơn. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: tại luận án này tác giả thực hiện nghiên cứu đánh giá sức chịu đựng trước những rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đánh giá khả năng chịu đựng của NHCT trước những 9 kịch bản bất lợi từ đó đưa ra các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp. Không gian nghiên cứu: tại luận án này tác giả chỉ thực hiện nghiên cứu những thực hiện đánh giá kiểm tra sức chịu đựng trước những rủi ro tín dụng (rủi ro trong hoạt động cho vay) tác động đến hoạt động kinh doanh chính của NHCT, không bao gồm hoạt động của các công ty con, công ty liên kết của NHCT. Thời gian nghiên cứu: Các tài liệu, số liệu phục nghiên cứu luận án được tổng hợp thu thập từ giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018 của NHCT và chiến lược phát triển NHCT giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp hỗn hợp quy nạp và giải thích, bao gồm phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính: được sử dụng gồm ba bước: Bước 1, luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng hợp các quan điểm của các chuyên gia về QTRRTD (đối với hoạt động cho vay), từ đó đánh giá vai trò quan trọng của việc QTRRTD. Bước 2, luận án nghiên cứu về đo lường rủi ro tín dụng và các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng đang áp dụng hiện nay, từ đó đánh giá ưu nhược điểm từ các phương pháp này trong hoạt động quản trị rủi ro. Bước 3, luận án nghiên cứu về lý luận và các quan điểm về Kiểm tra sức chịu đựng (stress testing – ST) trong QTRRTD tại các NHTM, từ đó đánh giá các ưu nhược điểm của kỹ thuật này trong hoạt động đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Phương pháp định lượng: tác giả thực hiện khảo sát thực tế QTRRTD và tình hoạt động kinh doanh của NHCT. Áp dụng phương pháp thống kê và mô hình hồi quy để đánh giá kiểm tra sức chịu đựng của NHCT trước những yếu tố thay đổi xấu và rất xấu đến hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra chính sách QTRRTD và hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ. 10 5. Những đóng góp mới của luận án Xem xét và đối chiếu với các nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây, luận án đã đóng góp những vấn đề mới sau đây: Tác giả đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận và những quan điểm mới nhất, cập nhật những quy định mới nhất trong QTRRTD dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng tại các NHTM. Đồng thời đưa ra những yêu cầu cấp bách trong QTRRTD và nâng cao sức cạnh tranh của NHTM trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Về phương pháp nghiên cứu: tác giả đã xây dựng công trình nghiên cứu của mình một cách logic từ lý luận đến thực tế áp dụng tại NHCT. Dẫn dắt vấn đề một cách khoa học, dễ hiểu, dễ tiếp cận. Dùng phương pháp thống kê và mô hình hồi quy để đo lường con số tổn thất cụ thể cho sự tác động của những cú sốc đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ ra những tác động đến tài sản và vốn của Ngân hàng và đánh giá con số cụ thể về sức chịu đựng của Ngân hàng trước những cú sốc thay đổi đó. Từ thực trạng phân tích QTRRTD của NHCT và kiểm tra sức chịu đựng trong QTRRTD tại NHCT, giúp các nhà quản lý NHCT có thể dự báo trước được rủi ro, từ đó chủ động hoạch định các chính sách QTRRTD và chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh tương lai an toàn, bền vững cho NHCT, chứ không phải xây dựng chính sách quản trị rủi ro dựa trên những rủi ro đã xảy ra và đã gây tổn thất cho Ngân hàng. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại các Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và thử nghiệm quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan