Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản trị rủi ro tín dụng theo basel ii tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển n...

Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng theo basel ii tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam.

.PDF
135
133
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI NGỌC QUỲNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MINH HUỆ Hà Nội – 2013 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ....................................................................... I DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. II DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................. III MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................ 6 1.1 1.1.1 1.1.2 Tổng quan về Hiệp ƣớc vốn Basel................................................ 6 Quá trình ra đời của Hiệp ước vốn Basel...................................... 6 Nội dung của các Hiệp ước Basel ............................................... 12 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................... 25 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .................. 25 Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thương mại ..................................................................................................... 27 Các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tín dụng trong Basel II ............... 39 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.3 1.3.1 1.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại các ngân hàng thƣơng mại ................................................ 48 Nhân tố chủ quan ........................................................................ 48 Nhân tố khách quan .................................................................... 50 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM56 2.1 2.1.1 2.1.2 2.1.3 2.1.4 Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam ...................................... 56 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam ........ 56 Lĩnh vực kinh doanh ................................................................... 60 Vài nét về tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam ..... 61 Sự cần thiết áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHNo&PTNT Việt Nam ............................................................. 65 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHNo&PTNT Việt Nam ............................................................ 69 Các quy định chung của NHNN về quản trị rủi ro tín dụng....... 69 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam............. 71 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ............................................. 73 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.3 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHNo&PTNT Việt Nam ............................................................ 83 2.3.1 2.3.2 2.3.3 Những kết quả đạt được .............................................................. 83 Hạn chế ....................................................................................... 88 Nguyên nhân ............................................................................... 90 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ........................................................................................................ 97 3.1 3.1.1 3.1.2 3.1.3 Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng ......................................... 97 Định hướng của Ngân hàng Nhà nước ...................................... 97 Định hướng của các ngân hàng thương mại ............................ 100 Định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam ................................ 102 3.2 3.2.1 3.2.2 3.2.3 3.2.4 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHNo&PTNT Việt Nam. ...................................... 103 Giải pháp về chiến lược, chính sách ......................................... 103 Giải pháp về công nghệ, thông tin ............................................. 106 Giải pháp về nhân lực ............................................................... 109 Các giải pháp khác .................................................................... 111 3.3 3.3.1 3.3.2 Kiến nghị ................................................................................... 114 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ................................... 114 Kiến nghị với các đơn vị có liên quan ....................................... 116 3.4 Kiến nghị khác .......................................................................... 116 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 120 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Stt Nguyên nghĩa Ký hiệu 1 BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế 2 CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Trung tâm thông tin tín dụng – Ngân 3 CIC 4 NHNo&PTNT Việt Nam 5 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 6 NHTM Ngân hàng Thƣơng ma ̣i 7 TCTD Tổ chƣ́c Tiń du ̣ng 8 TMCP Thƣơng ma ̣i Cổ phầ n 9 RRTD Rủi ro tín dụng hàng Nhà nƣớc Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam i DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Số hiệu Tên Bảng bảng Trang 1 Bảng 1.1 Trọng số rủi ro 14 2 Bảng 1.2 Tóm tắt nội dung 3 trụ cột của Basel II 19 3 Bảng 1.3 Phân loại tài sản “Có” theo trọng số rủi ro tín dụng 31 4 Bảng 1.4 Trọng số rủi ro tín dụng theo phƣơng pháp tiêu chuẩn 32 5 Bảng 1.5 So sánh các phƣơng pháp tiếp cận rủi ro tín dụng theo Basel II 38 6 Bảng 1.6 Thực tiễn áp dụng Basel II ở một số nƣớc châu Á 51 7 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động chính của NHNo&PTNT Việt Nam 61 8 Bảng 2.2 Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam năm 2011 66 9 Bảng 2.3 Tỷ lệ an toàn vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam 71 10 Bảng 2.4 Cơ cấu dƣ nợ cho vay qua các năm 77 11 Bảng 2.5 Nợ đã xử lý rủi ro 80 12 Bảng 2.6 Xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng sau khi chấm điểm 85 ii DANH MỤC CÁC HÌNH Stt Số hiệu hình 1 Hình 2.1 2 Hình 2.2 Tên hình Trang Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam Tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam 59 63 Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động tín dụng và 3 Hình 2.3 ngoài động hoạt tín dụng của 64 NHNo&PTNT Việt Nam 4 Hình 2.4 Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ 78 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam ...................... 59 Hình 2.2: Tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam ............................. 63 Hình 2.3: Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động tín dụng và ngoài hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam ....................................................................... 64 Hình 2.4: Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dƣ nợ ................................................... 78 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung và quy mô trên nhiều lĩnh vực. Với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ, kinh doanh ngân hàng là một trong những lĩnh vực phải thực hiện theo các cam kết trong hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cam kết thực hiện lộ trình hội nhập AFTA, cam kết gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO…. Trong bối cảnh chung đó, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức đồng thời tận dụng cơ hội để hội nhập và phát triển. Điều này đòi hỏi toàn bộ các thành viên trong hệ thống NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập. Để hệ thống NHTM Việt Nam tham gia tốt hơn vào quá trình quốc tế hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, cần phải tuân thủ theo một số điều ƣớc quốc tế, để từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá và xếp hạng giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nƣớc ngoài của các quốc gia khác trên thế giới. Một trong những điều ƣớc quốc tế đƣợc các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là hiệp ƣớc quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng - còn đƣợc biết thông dụng với tên gọi Hiệp ƣớc Basel. Ra đời từ cách đây hơn 20 năm, hiệp ƣớc này đƣợc rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nƣớc mình. Đến năm 2004, hiệp ƣớc Basel đã có phiên bản hai (Basel II), trong đó đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trƣớc đó. Hiện nay, Basel III cũng đã đƣợc thông qua nhằm tăng cƣờng khả năng quản lý rủi ro cho các ngân hàng. 1 Ở Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ƣớc Basel này trong công tác giám sát và quản trị ngân hàng vẫn còn nhiều vƣớng mắc, nên chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong Hiệp ƣớc Basel I để vận dụng và vẫn chƣa tiếp cận nhiều với Basel II và Basel III. Thực tế cho thấy, ngành ngân hàng đã có nhiều nỗ lực cải cách đáng kể theo hƣớng thị trƣờng và mở cửa trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế trong nƣớc và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong tƣơng lai, các ngân hàng ở Việt Nam, đặc biệt là những ngân hàng có hoạt động quốc tế, sớm hay muộn sẽ phải tuân thủ các chuẩn mực Basel II và Basel III, mà trƣớc mắt là Basel II để hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Do đó, các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam cần phải nghiên cứu và hiểu rõ các quy định trong Basel, cũng nhƣ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình ứng dụng Basel tại Việt Nam, trên cơ sở đó, thúc đẩy khả năng áp dụng hiệp ƣớc này vào việc giám sát và quản trị rủi ro nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng tại chính đơn vị mình, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và cạnh tranh trong nền kinh tế mở. Là một ngân hàng thƣơng mại có mạng lƣới hoạt động, đội ngũ cán bộ nhân viên và số lƣợng khách hàng lớn nhất Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) là một trong những đơn vị đi đầu trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, cũng nhƣ những khó khăn của nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái, muốn phát triển và đứng vững trƣớc những yêu cầu ngày càng cao của quy luật thị trƣờng, nâng cao khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc nhanh chóng triển khai và áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II là việc làm cần thiết của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn này. 2 Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài « Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam » làm hƣớng nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đến nay, cụm từ « Hiệp ƣớc Basel » không còn quá xa lạ đối với những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, đến nay Hiệp ƣớc Basel đã phát triển đến phiên bản III, trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay vẫn chỉ đang vận dụng một số tiêu chuẩn của Basel I. Đến nay đã có một số nghiên cứu về Hiệp ƣớc Basel nhƣng chƣa có một đánh giá tổng thể về tình hình áp dụng Basel tại các NHTM Việt Nam nói chung, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng. Đây cũng là khó khăn của tác giả khi nghiên cứu về đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề tổng quan về Hiệp ƣớc Basel và quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. - Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam . - Các vấn đề đặt ra với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II và một số giải pháp đề xuất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trên thực tế, hiện nay Hiệp ƣớc Basel đã thông qua phiên bản III, tuy nhiên, đến nay do điều kiện tại Việt Nam, việc áp dụng tại các ngân hàng thƣơng mại mới chỉ dừng lại ở Basel I và bƣớc đầu triển khai Basel II. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ chủ yếu đánh giá thực trạng 3 quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Hiệp ƣớc Basel II bao gồm rất nhiều quy tắc và chuẩn mực liên quan đến quy trình giám sát hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu của mình, tác giả chỉ thực hiện các nghiên cứu liên quan đến ba trụ cột chính, bao gồm chuẩn mực về an toàn vốn, chuẩn mực về quy trình giám sát hoạt động ngân hàng và chuẩn mực về các quy tắc thị trƣờng. Trong đó, các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng chỉ chủ yếu nằm ở trụ cột thứ nhất. Đây cũng là trụ cột mà tác giả sẽ nghiên cứu chi tiết. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng pháp duy vật biện chứng; phƣơng pháp duy vật lịch sử; phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp phân tích. Trên cơ sở các tài liệu thu thập đƣợc, bằng phƣơng pháp thống kê và so sánh giữa các năm, các chỉ tiêu, để thấy đƣợc những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng phát triển, rút ra nguyên nhân và tìm hƣớng giải quyết. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Đề tài đã hệ thống hóa những nội dung chủ yếu của hiệp ƣớc Basel nói chung, quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II nói riêng. - Đánh giá sự cần thiết của việc ứng dụng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại các ngân hàng thƣơng mại và tình hình thực tế tại NHNo&PTNT Việt Nam. - Đề xuấ t các giải pháp thúc đ ẩy quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHNo&PTNT Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn 4 Ngoài phần mở đầu, kết luận cũng nhƣ danh mục các tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam . 5 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về Hiệp ƣớc vốn Basel 1.1.1 Quá trình ra đời của Hiệp ước vốn Basel 1.1.1.1 Vài nét về lịch sử ra đời của Ủy ban Basel và các thành viên Ủy ban Basel đƣợc thành lập vào năm 1974 bởi thống đốc ngân hàng trung ƣơng của nhóm 10 nƣớc (G10). Hiện nay, các thành viên của Ủy ban này gồm các nƣớc: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Các quốc gia đƣợc đại diện bởi ngân hàng trung ƣơng hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng. Ủy ban này đƣợc nhóm họp 4 lần trong một năm. Trong Ủy ban còn có 25 nhóm kỹ thuật và một số bộ phận khác đƣợc nhóm họp thƣờng xuyên để thực hiện các nội dung công việc của Ủy ban. Hội đồng thƣ ký của Ủy ban Basel đƣợc đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel. Hội đồng thƣ ký 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp đƣợc biệt phái tạm thời từ các tổ chức tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đƣa ra những lời tƣ vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nƣớc. Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của nó không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban này chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hƣớng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nƣớc thành viên. 6 Ủy ban báo cáo cho thống đốc đốc ngân hàng trung ƣơng hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là không ngân hàng nƣớc ngoài nào đƣợc thành lập mà thoát khỏi sự giám sát, và việc giám sát phải tƣơng xứng. Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này. Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lƣờng vốn mà nó đƣợc đề cập nhƣ là Hiệp ƣớc vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lƣờng rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu là 8%. Từ năm 1988, Basel I không chỉ đƣợc phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn ở hầu hết các nƣớc khác với các ngân hàng hoạt động quốc tế. Trong nhiều năm qua, Ủy ban Basel đã dịch chuyển nhanh chóng để đƣa ra các tiêu chuẩn giám sát rộng rãi toàn cầu. Qua việc hợp tác chặt chẽ với nhiều ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng của các nƣớc không phải là thành viên. Vào năm 1997, Ủy ban Basel đã phát triển một tập hợp “Các nguyên tắc nòng cốt cho việc giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả” mà nó cung cấp một khuôn khổ cho hệ thống giám sát hiệu quả. Để xúc tiến cho việc thực hiện và đánh giá, vào tháng 10 năm 1999, Ủy ban đã phát triển “Phƣơng pháp luận các nguyên lý nòng cốt”. Một sự tổng kết các nguyên lý nòng cốt và phƣơng pháp luận hiện đang đƣợc triển khai. Vào tháng 6 năm 1999, Ủy ban Basel đã ban hành đề xuất khung đo lƣờng mới với 3 trụ cột chính: yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; và sử dụng hiệu quả việc công bộ thông tin nhằm làm mạnh kỷ luật thị trƣờng nhƣ là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Sau những 7 tƣơng tác rộng rãi với các ngân hàng, các nhóm ngành và các cơ quan giám sát không phải thành viên của Ủy ban, Basel II đƣợc ban hành vào ngày 26/6/2004. Tài liệu này có thể làm cơ sở cho các quá trình phê duyệt và xây dựng luật lệ quốc gia về giám sát hoạt động ngân hàng và cho các ngân hàng hoàn chỉnh sự chuẩn bị của họ cho việc thực hiện các tiêu chuẩn mới. Để tạo điều kiện cho nhiều quốc gia có thể tham gia vào các công việc đang đƣợc theo đuổi ở Basel, Ủy ban Basel luôn khuyến khích sự liên lạc và hợp tác giữa các thành viên của Ủy ban và các tổ chức giám sát hoạt động ngân hàng khác. Ủy ban này thƣờng xuyên luân chuyển đến các nhà giám sát hoạt động ngân hàng các văn bản, tài liệu ấn hành chính thức và không chính thức. Trong nhiều trƣờng hợp, các cơ quan giám sát tiền tệ của các nƣớc không thuộc nhóm G10 đã xem xét gắn các quy định về giám sát hoạt động ngân hàng của nƣớc họ với sáng kiến của Ủy ban Basel. Sự tƣơng tác đã đƣợc đẩy mạnh bởi các hội thảo quốc tế của các nhà giám sát hoạt động ngân hàng mà nó đƣợc tổ chức hai năm một lần. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế 2008-2009, xu hƣớng cải cách hệ thống tài chính diễn ra mạnh trên toàn cầu. Một hệ thống tài chính vững mạnh là điều các nhà quản lý trên thế giới mong muốn nhằm tránh lặp lại thảm kịch trên. Với nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, ngày 12/9/2010, Hiệp định Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho các ngân hàng thuộc 27 thành viên đã đƣợc Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel ban hành. [28, tr 1-4] 1.1.1.2 Nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng Trong quá trình hoạt động, Uỷ ban đã xây dựng và xuất bản hai nhóm ấn phẩm chủ yếu: Bộ các nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một cách có hiệu quả; và Bộ sách hƣớng dẫn (đƣợc cập nhật định kỳ) với các khuyến nghị hiện nay của Uý ban Basel, các hƣớng dẫn và tiêu chuẩn. 8 a. Nhóm ấn phẩm nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel (25 nguyên tắc) Bộ 25 nguyên tắc cơ bản Basel là tài liệu dành cho cán bộ thực hiện công tác giám sát ở các quốc gia và cả trên phạm vi quốc tế. Các nguyên tắc này đã đƣợc thiết kế cho các chuyên gia giám sát, nhóm giám sát khu vực và thị trƣờng nói chung theo nguyên tắc dễ áp dụng và kiểm chứng. Uỷ ban Basel sẽ cùng với các tổ chức liên quan khác đóng vai trò nhất định trong việc giám sát tiến độ áp dụng các nguyên tắc trên đây của các quốc gia nhằm xây dựng hệ thống giám sát đủ mạnh. Bộ nguyên tắc cơ bản bao hàm một số nhóm nội dung chủ yếu sau: - Các Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về điều kiện tiên quyết cho việc giám sát ngân hàng hiệu quả: cụm chủ đề này đƣợc thể hiện bởi nguyên tắc 1. Nguyên tắc chỉ ra điều kiện của một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng có hiệu quả là: i) phải có một khung pháp lý phù hợp; ii) phân định mục tiêu, nguồn lực và trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan giám sát; iii) quy định về chia sẻ và bảo mật thông tin. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề cấp phép và cơ cấu: bao gồm từ nguyên tắc 2 đến nguyên tắc 5, với các nội dung chính: i) xác định rõ ràng các hoạt động tổ chức tài chính đƣợc phép làm và chịu sự giám sát; ii) quyền đƣa ra các tiêu chí và bác bỏ đơn xin thành lập nếu không đạt yêu cầu của cơ quan cấp phép; iii) quyền rà soát và từ chối bất kỳ một đề xuất nào đối với việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát ngân hàng hiện tại cho các bên khác. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về các quy định và yêu cầu thận trọng: cụm chủ đề bao gồm từ nguyên tắc số 6 đến số 15. Nội dung chính của nhóm nguyên tắc là đƣa ra các chuẩn mực mà các chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng đƣợc làm và nhất thiết phải biết xử lý trong hoạt động của mình ví dụ nhƣ: yêu cầu về an toàn vốn cho các ngân hàng, xác định rõ những khu vực nào của vốn ngân hàng chịu rủi ro; đánh giá các chính sách, thực tiễn hoạt 9 động, các thủ tục cho vay vốn, đầu tƣ, việc kiểm soát vốn vay hiện tại và hồ sơ đầu tƣ của ngân hàng đó; đánh giá chất lƣợng tài sản và tính thích hợp của các điều khoản chống thất thoát và quĩ dự trữ thất thoát khoản vay. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiện nay: bao gồm từ nguyên tắc số 16 đến nguyên tắc số 20. Nhóm nguyên tắc này quy định yêu cầu đối với một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiệu quả bao gồm cả các hình thức giám sát từ xa và giám sát tại chỗ. Cơ quan giám sát cần thƣờng xuyên liên hệ với Ban giám đốc ngân hàng để hiểu rõ về hoạt động của NH, xây dựng phƣơng pháp phân tích báo cáo thống kê và có biện pháp thẩm định độc lập thông tin giám sát thông qua kiểm tra tại chỗ. - Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề yêu cầu về thông tin: chủ đề này có 1 nguyên tắc số 21 chỉ ra cán bộ giám sát phải biết chắc mỗi ngân hàng có hệ thống lƣu trữ tài liệu phù hợp cho phép chuyên gia giám sát có thể tiếp cận và thấy đƣợc tình hình tài chính thực tế của ngân hàng. - Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề quyền hạn hợp pháp của chuyên gia giám sát: cụm chủ đề này có 1 nguyên tắc số 22 chỉ ra các biện pháp giám sát bắt buộc để có thể đƣa ra đƣợc hành động can thiệp kịp thời khi ngân hàng không đáp ứng đƣợc những yêu cầu cơ bản (ví dụ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không đảm bảo, năng lực quản trị điều hành yếu...). Trong trƣờng hợp khẩn cấp, hoạt động can thiệp này bao gồm cả việc thu hồi giấy phép lập tức hoặc đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới: cụm chủ đề này bao gồm từ nguyên tắc số 23 đến nguyên tắc số 25 với nội dung hƣớng dẫn giám sát đối với các nghiệp vụ giao dịch ngân hàng quốc tế, yêu cầu các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động theo đúng các tiêu chuẩn cao bằng tiêu chuẩn của các ngân hàng trong nƣớc và thiết lập quan hệ và hệ 10 thống trao đổi thông tin với các chuyên gia giám sát khác, đặc biệt là với chuyên gia giám sát của nƣớc sở tại. b. Bộ sách hướng dẫn được cập nhật tháng 6 năm 2006 (10 nguyên tắc) Tháng 6 năm 2006, Uỷ ban Basel đã phát hành tài liệu hƣớng dẫn với nội dung “Đánh giá chính xác rủi ro tín dụng và định giá khoản cho vay”. Tài liệu bao gồm 10 nguyên tắc đƣợc chia làm 2 chủ đề chính: i) những vấn đề giám sát liên quan đến đánh giá chính xác rủi ro tín dụng và định giá khoản cho vay và ii) vấn đề đánh giá rủi ro tín dụng các khoản cho vay về phía cơ quan giám sát. Về những vấn đề giám sát liên quan đến đánh giá chính xác rủi ro tín dụng và định giá khoản cho vay. Phần này bao gồm 7 nguyên tắc đầu tiên với các vấn đề đƣợc đề cập nhƣ sau: (1) Ban giám đốc của ngân hàng phải có trách nhiệm bảo đảm ngân hàng có trình tự đánh giá rủi ro tín dụng phù hợp và hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của nghiệp vụ cho vay của đơn vị đồng thời phù hợp với chính sách, hệ thống kế toán và hƣớng dẫn giám sát của nƣớc sở tại (2) Ngân hàng phải có một hệ thống phân loại khoản cho vay đáng tin cậy dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng (3) Chính sách của ngân hàng phải đƣợc mô hình đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ nhất định phê chuẩn (4) Ngân hàng phải phê chuẩn và ban hành phƣơng pháp quản lý tổn thất khoản cho vay hợp lý trong đó đề cập đến: quy trình, chính sách đánh giá rủi ro tín dụng, quy trình kiểm tra lại và xác định những vấn đề về khoản cho vay, hƣớng trích lập dự phòng một cách kịp thời (5) Khoản dự phòng trích lập phải đủ để có thể bù đắp những tổn thất cho vay trong danh mục các khoản cho vay 11 (6) Việc sử dụng phƣơng pháp đánh giá tín dụng đã đƣợc kiểm chứng và ƣớc lƣợng hợp lý là một phần cơ bản trong việc đánh giá tổn thất cho vay (7) Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng phải cung cấp cho ngân hàng những công cụ, trình tự và dữ liệu thích hợp để đánh giá rủi ro tín dụng. Về vấn đề đánh giá rủi ro tín dụng các khoản cho vay về phía cơ quan giám sát. Phần này bao gồm 3 nguyên tắc, từ nguyên tắc số 8 đến nguyên tắc số 10; cụ thể: (8) Định kỳ, cơ quan giám sát phải đánh giá tính hiệu quả của chính sách rủi ro tín dụng và đánh giá thực tế chất lƣợng khoản cho vay (9) Cơ quan giám sát phải xác nhận phƣơng pháp tính dự phòng tổn thất cho vay của ngân hàng là phù hợp (10) Cơ quan giám sát ngân hàng phải xem xét chính sách và thực tế áp dụng đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng khi kiểm tra mức đủ vốn của ngân hàng. [6, tr1-3] 1.1.2 Nội dung của các Hiệp ước Basel 1.1.2.1 Basel I a. Mục tiêu của Basel I Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế; Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế. Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đã xây dựng chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng nhằm chuẩn mực hóa hoạt động ngân hàng trong trào lƣu toàn cầu hóa. Tiêu chí đầu tiên đánh giá khả năng tham gia vào thị trƣờng vốn quốc tế là mức độ tuân thủ chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu – đây là nội dung nền tảng của Basel I (1988). Ngoài những ảnh hƣởng của quá trình tự do hóa tài chính và sự tiến bộ trong công nghệ ngân 12 hàng cũng nhƣ xu hƣớng đa dạng hóa các sản phẩm tài chính diễn ra rầm rộ vào những thập kỷ cuối thế kỷ 20 thì yêu cầu xây dựng một nền tảng so sánh hiệu quả hoạt động ngân hàng và đảm bảo hạn chế rủi ro trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu là động lực dẫn đến sự ra đời của Hiệp ƣớc Basel I và sau đó hơn 10 năm là Basel II (1999). b. Tiêu chuẩn của Basel I Tiêu chuẩn 1: Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: Tỉ lệ này đƣợc phát triển bởi Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS). Với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tƣợng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhƣng sau này đã đƣợc thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lƣợng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, đƣợc tính toán theo nhiều phƣơng pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng. Tỉ lệ an toàn về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA) Trong đó, tài sản quy đổi theo mức độ rủi ro đƣợc tính nhƣ sau RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tƣơng đƣơng x Mức rủi ro ngoại bảng) Basel I đƣa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia 0%; ngân hàng 20%; 50%; doanh nghiệp 100%... Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này. 13 Bảng 1.1: Trọng số rủi ro Trọng số Phân loại tài sản rủi ro Tiền mặt và vàng nằm trong ngân hàng. 0% Các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và Bộ Tài chính Các khoản trả nợ của ngân hàng có quy mô lớn 20% 50% Chứng khoán phát hành bởi các cơ quan Nhà nƣớc Các khoản vay thế chấp nhà ở… Tất cả các khoản vay khác nhƣ trái phiếu của doanh nghiệp, 100% các khoản nợ từ các nƣớc kém phát triển, các khoản vay thế chấp cổ phiếu, bất động sản… Nguồn: [9] Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. Tiêu chuẩn 2: Các khối vốn cơ bản của ngân hàng Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đƣa ra đƣợc định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Vốn cấp 1 là lƣợng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng đƣợc công bố, nhƣ là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill). 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan