Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ở việt nam hi...

Tài liệu Quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ở việt nam hiện nay.

.PDF
89
122
66

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THANH HẬU QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THANH HẬU QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh Tế Mã ngành: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN BIÊN HÀ NỘI, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và đáng tin cậy. Các trích dẫn được chú thích đầy đủ và có thể truy xuất nguồn của tài liệu tham khảo. TÁC GIẢ LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TỪ/CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ (nếu có) BLDS Bộ luật Dân sự Hiến pháp 2013 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013 LGBT Lesbian, Gay, Đồng tính nữ, đồng tính nam, song Bisexual and tính và chuyển giới stransgender LHN&GD Luật Hôn nhân và Gia đình Viện iSSE Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI................................... 8 1.1. Khái quát về người đồng tính, song tính và chuyển giới .................................. 8 1.1.1. Lịch sử nhận thức người đồng tính, song tính và chuyển giới qua các thời kỳ ........................................................................................................................... 9 1.1.2. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đồng tính, song tính và chuyển giới ...................................................................................................................... 14 1.2. Quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ............ 16 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 16 1.2.2. Nội dung quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ...................................................................................................................... 21 Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH, CHUYỂN GIỚI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ................................................................................................. 31 2.1. Pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ........................................................................................ 31 2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ............................................................................. 31 2.1.2. Một số nhận xét, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ....................................... 34 2.2. Thực tiễn thực hiện quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ............................................................................................................. 49 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................................................................... 62 3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp về quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ................................................................................................. 62 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới............................................................. 64 3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ................................................................................................. 70 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân tích tương quan với trải nghiệm khó khăn trong quan hệ cùng giới............................................................................................................................. 58 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) không phải là một hiện tượng xã hội mà là bản chất của xã hội (hiện tượng là những vấn đề nổi lên và đạt đến cao trao rồi sẽ tự động thoái trào, không tồn tại vĩnh viễn theo sự vận động và phát triển của xã hội). LGBT là bản chất của một số người sống trong cộng đồng xã hội loài người, ở mọi thời đại đều có, nó đã tồn từ cổ đến kim bằng chứng qua quá trình phát triển lịch sử văn hóa, tôn giáo của xã hội loài người. Giai đoạn đầu các phong trào chủ yếu đòi các quyền liên quan đến được công nhận quyền rất cơ bản của một con người: quyền được sống, quyền được bình đẳng trước pháp luật… Khi các phong trào đấu tranh bảo vệ quyền nổ ra thì thuật ngữ “Đồng Tính” mới bắt đầu xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học. Đến ngày 17/5/1990, WHO đã chính thức gở bỏ “đồng tính luyến ái” là một dạng của bệnh tâm thần. Ngày nay, nhận thức của những người quan tâm đến người LGBT đã không xem đồng tính là một căn bệnh, khiếm khuyến về cơ thể. Mà nếu để phân biệt và “xếp loại” người LGBT thì dựa vào khuynh hướng tính dục khác so với dị tính. Cộng đồng người LGBT tại Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những phong trào đòi bình đẳng quyền trên toàn thế giới, nhu cầu bình đẳng quyền là một nhu cầu rất cơ bản đối với mọi người không chỉ người LGBT mà người “dị tính” cũng có nhu cầu hết sức cơ bản như vậy, cho nên năm gần đây cộng đồng LGBT tại Việt Nam dám đứng ra ánh sáng dũng cảm lên tiếng bảo vệ cho quyền của họ là việc hết sức bình thường và sơ đẳng trước những nghi kỵ, kỳ thị của đa số người Việt Nam. Tuy nhiên những hoạt động nhằm đòi hỏi quyền của cộng đồng LGBT chỉ tập trung trong vấn đề liên quan đến các quyền nhân thân như: quyền được công nhận, quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được kết hôn mà không có hoặc ít đề cập đến các quyền mà bản chất nó đã tồn tại rất lâu khi các cặp thuộc người LGBT sống chung với nhau như: Quyền sở hữu tài sản chung, quyền được nhận thừa kế tài 1 sản, quyền định đoạt tài sản khi về sống chung với nhau… Trên thực tế các bài viết nghiên cứu về bảo vệ quyền của người LGBT, người ta chỉ tập trung đến các quyền nhân thân của người LGBT và ngay bản thân họ, cũng chỉ muốn các quyền cơ bản về nhân thân mà bỏ quên đi quyền sở hữu tài sản vô cùng quan trọng. Sau khi về sống chung với nhau như một gia đình, có rất nhiều mối quan hệ đặc biệt là các mối quan hệ tài sản, thì liệu các quan hệ tài sản đó được đảm bảo như thế nào khi có những vấn đề phát sinh như: không còn chung sống, một người trong hai người chết đi… Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại không xem người LGBT chung sống với nhau là hành vi bất hợp pháp nhưng việc quy định các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng như các vấn đề quyền sở hữu tài sản trong quá trình chung sống với nhau như vợ chồng thì vẫn chưa có quy định cụ thể đặc biệt quyền sở hữu tài sản của họ sẽ không được đảm bảo khi có chung sống với nhau.Ngoài ra các vụ tranh chấp trong thực tế liên quan đến tài sản của các cặp LGBT là rất nhiều, các vấn đề liên quan đến tranh chấp chưa được giải quyết đúng với bản chất tài sản của người LGBT làm cho quyền tài sản sản của họ bị tổn hại nghiêm trọng. Xuất phát điểm từ thực tế quy định pháp luật sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các quan hệ tài sản, đặc biệt là mối quan hệ sở hữu tài sản chung khi các cặp LGBT sống chung như vợ chồng tại Việt Nam làm cho họ không hưởng được quyền sở hữu tài sản tuyệt đối của công dân do các rào cản về mặt pháp lý nên người viết quyết định chọn đề tài “Quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu trong luận văn, nhằm đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền tài sản cơ bản của cộng đồng LGBT tại Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, vấn đề nghiên cứu liên quan đến các quyền của người “đồng tính, song tính và chuyển giới” đang thu hút được nhiều sự quan tâm bao, có thể do nhu cầu được công nhận cũng như để đảm bảo quyền lợi của mình mà các người thuộc nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới đã dám bước ra ánh sáng, cất lên tiếng 2 nói của mình thông qua các hoạt động cộng đồng, các games show truyền thực tế hay các phương tiện truyền thông đại chúng như báo đài, internet… để giúp mọi người hiểu rõ hơn về mình và khẳng định mình là người hoàn toàn bình thường vẫn sống và cống hiến cho xã hội. Cũng chính từ đây các bài viết, các công trình nghiên cứu bắt đầu hướng về họ rất nhiều, tuy nhiên nhiên đó chỉ là các bài viết, các bài nghiên cứu khoa học tập trung vào các vấn đề : “có nên hay không công nhận các quyền của người đồng tính”, “công nhận hôn nhân đồng tính”, “Thừa nhận vấn đề sống chung của các cặp đồng tính, song tính và chuyển giới”, “bảo vệ quyền cơ bản của người Đồng Tính, Song Tính và Chuyển Giới”... nhưng vẫn chưa có bất kỳ bài viết nào đề cặp hay nói một cách chuyên sâu về mối quan hệ tài sản của nhóm người LGBT khi họ về sống chung với nhau. Tính cho đến thời điểm hiện tại, theo những nghiên cứu để tìm nguồn tài liệu tham khảo của người viết, thì đề tài liên quan đến quyền sở hữu tài sản của người LGBT không có hoặc có cũng chỉ đề là đề cập sơ lược nhằm tạo tiền đề để nghiên cứu các quyền khác của người LGBT. Có thể nói đây là đề tài tương đối mới trong giới học thuật nghiên cứu liên quan đến quyền con người nói chung và quyền của người LGBT nói riêng, tuy nhiên trong thực tế vấn đề quyền sở hữu tài sản này không mới, vì nó tồn tại song hành cùng với các quyền cơ bản khác của người LGBT nhưng ít được xem trọng cũng như đặt đúng vị thế của mình. Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, thì vấn đề liên quan tài sản được xem như “cánh tay trái” quan trọng không kém gì so với “cánh tay phải” là các quyền nhân thân trong các hệ thống quyền, không chỉ quan trọng đối với dị tính mà còn đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới là hết sức quan trọng trong bối cảnh Việt Nam chưa công nhận mối quan hệ chung sống và quan hệ sở hữu tài sản chung với bất kỳ hình thức nào. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Đưa ra các khái niệm chính xác với người đồng tính, song tính và chuyển giới, và các khái niệm về quyền tài sản của ngươi LGBT. Đưa ra các lập luận của cá nhân nhưng xác đáng toàn diện và phù hợp cho một hệ thống giải pháp 3 hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để đảm bảo các quyền cơ bản, cụ thể trong luận văn của người viết đó là quyền sở hữu tài sản trong quá trình chung sống của các cặp đôi người đồng tính, song tính và chuyển giới. Nhiệm vụ: Căn cứ vào mục đích trên người viết xin trình bày các nhiệm vụ của luận văn như sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về người đồng tính, song tính và chuyển giới; lý luận về quyền sở hữu tài sản và pháp luật về quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới; các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, thi hành pháp luật về quyền sở hữu tài sản của các đối tượng này; xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế, pháp luật các quốc gia trên thế giới về quyền sở hữu tài sản của các đối tượng này. - Nghiên cứu thực tiễn pháp luật về quyền của người đồng tính, song tính, và chuyển giới tại Việt Nam từ đó làm nổi bật lên quyền sở hữu tài sản của nhóm đối tượng này cần thiết như thế trong quá trình chung sống, tham gia các hoạt động giao dịch dân sự và các hoạt động thương mại khác trong bối cảnh pháp luật Việt Nam vẫn chưa công nhận quyền sở hữu tài sản chung của các cặp đồng tính, song tính và chuyển giới trong hệ thống pháp luật hiện nay. - Dựa vào các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn, lý luận cũng như chính người viết từng trải và chứng kiến. Người viết sẽ trình bày trong luận văn các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới dựa vào những nhóm quyền cơ bản của con người mà đối tượng này được hưởng cũng như đang trong quá trình đấu tranh để được công nhận và góp phần thúc đẩy thi hành pháp luật về quyền của các đối tượng này cũng như nhóm quyền sở hữu tài sản chung của cộng đồng người LGBT trong thời gian xắp đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiện cứu: luận văn tập trung nghiên cứu đến đối tượng cụ thể chủ thể mà người viết nghiên cứu chính là người đồng tính, song tính và chuyển 4 giới và thái độ của những người trong xã hội khi gặp các vấn đề phát sinh liên quan đến tài sản của những cặp đối tượng LGBT khi sống chung với nhau. Tuy nhiên đối tượng chủ thể song tính và đồng tính có cơ sở tương quan nhau về mặt lý luận cũng như bản chất nên người viết coi là một nhóm đối tượng chủ thể. Còn người chuyển giới, thì đã được công nhận giới tính thông qua Bộ luật dân sự 2015 tại Điều 37. Vì thế các quyền sỡ hữu tài sản của người chuyển giới có thể xem như là cơ bản hoàn thiện so với đồng tính, song tính (người chuyển giới được xem như đúng giới tính họ chuyển, tuy nhiên từ Nam chuyển thành nữ thì vẫn còn một số quyền bị hạn chế do chưa có pháp luật quy định). Mặc dù là nghiên cứu cho cả ba đối tượng chủ thể nhưng luận văn vẫn tập trung vào đối tượng đồng tính, song tính nhiều hơn so với chuyển giới. Bên cạnh đó đối tượng người viết nghiên cứu để đưa ra các nhận định và lập luận nhằm đảm bảo quyền sở hữu tài sản của người LGBT là những thực trạng quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu tài sản của nhóm đối tượng này từ đó tổng hợp các nguyện vọng và mong muốn của nhóm đối tượng để trình bày trong chương 3 các giải pháp hoàn thiện pháp luật. Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu quyền sở hữu tài sản dựa trên quyền tài sản được quy định trong Hiến Pháp 2013, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan, trong đó Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 là trọng tâm mà người viết muốn hướng tới nhiều nhất trong các luật có liên quan đến quyền sở hữu tài sản của người LGBT. Bên cạnh nghiên cứu các quy định của pháp luật ở Việt Nam hiện nay luận văn cũng nghiên cứu phân tích, so sánh và đối chiếu với các quốc gia trên thế giới có pháp luật, văn hóa phong tục tập quán tương đồng với Việt Nam và các điều ước, công ước mà Việt Nam tham gia nhằm bảo đảm quyền con người để tìm ra điểm chung từ đó để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của các cặp đôi LGBT thông qua việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của đảng về nhà nước, pháp luật, về quyền con người. 5 Dựa trên phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra, người viết có tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia, tổ chức có liên quan đến đề tài. 6. Ý nghĩa của luận văn - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một cách có hệ thống thế nào là người đồng tính, song tính và chuyên giới, giúp cho việc phân biệt rạch ròi trong công tác nghiên cứu về giới và “ xu hướng tính dục”, đặc biệt tạo cơ sở tiền đề nghiên cứu quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới. Luận văn cung cấp các kiến thức cơ bản về LGBT cho người đọc cũng như các nghiên cứu về giới, giúp người đọc hiểu được các mối quan hệ tài sản thông thường của các cặp đồng tính, song tính và chuyển giới khi họ sống chung với nhau. Qua đó giúp cho người đọc hiểu hơn về bản chất quyền sở hữu tài sản chung quan trọng đến thế nào đối với người thuộc cộng động người LGBT. Từ đó, đưa ra những nhận định và kiến nghị các biện pháp để giúp pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể để bảo vệ và bảo đảm quyền sở hữu tài sản của người LGBT trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay. - Về mặt thực tiễn: Giúp cho các cơ quan giải quyết tranh chấp các vụ việc có liên quan đến các quan hệ tài sản chung của các cặp đồng tính, song tính và chuyển giới được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng, “hợp tình và hợp lý”. Bên cạnh đó cũng góp phần giúp cho pháp luật Việt Nam bắt kịp các quốc gia tiên tiến về xây dựng vào bảo đảm quyền con người, quyền công dân cho các nhóm người yếu thế trong xã hội như người LGBT 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm ba chương: 6 Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính, chuyển giới và thực tiễn thực hiện Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu tài sản của người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam hiện nay 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI 1.1. Khái quát về người đồng tính, song tính và chuyển giới Đồng tính, song tính hay gọi chung là “đồng tính luyến ái” (yêu cùng giới tính sinh học, bản dạng giới mà mình đang mang) và chuyển giới (yêu người có bảng dạng giới khác so với mình đang mang) đã có từ rất lâu. Đây không phải là hiện tượng xã hội mà nó là bản chất của những nhóm người không hề nhỏ trong xã hội và nó đã tồn tại hàng ngàn năm nay (chiếm từ 3% đến 7% dân số mỗi quốc gia). Khi nhìn vào quá trình phát triển của loài người, chúng ta sẽ nhìn thấy được bằng chứng của những người đồng tính, song tính và chuyển giới trong lịch sử, trong văn hóa của tất cả dân tộc trên toàn thế giới, có thể nói ở đâu có con người thì ở đó tồn tại đồng tính, song tính và chuyển giới. Đồng tính và song tính trong lịch sử được xem như là một, gọi chung là “đồng tính luyến ái”, tuy xét ở gốc độ nghiên cứu về xu hướng tính dục hiện đại thì hai quan hệ này được xem là khác nhau. Nhưng do cổ xưa, người ta vẫn chưa có các cuộc nghiên cứu về xu hướng tính dục vì thế đồng tính và song tính được đánh đồng là một… Tuy nhiên nhìn vào lịch sử cổ đại sẽ không thấy được người chuyển giới, vì đơn giản do các thời kỳ đó chuyện phân biệt rạch rồi của đồng tính, song tính và đặc biệt là người chuyển giới là không thể. Người chuyển giới xuất hiện khi nền y học phát triển mạnh mẽ ở cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, dấu mốc đầu tiên cho khái niệm về người Chuyển giới, khi ca phẩu thuật chuyển giới đầu tiên từ Nam thành Nữ của Einar Mogens Wegener (1882-1931) được thực hiện vào năm 1930, ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính của Einar Wegener khi đó đã trở thành đề nóng hổi, gây sốt trên các trang báo ở Đan Mạch và Đức, sau ca phẩu thuật chuyển giới cô đổi tên thành Lili Elbe, nhưng năm 1931 cô mất vì biến chứng của cấy ghép tử cung. Tất cả điều đó nói lên rằng người “đồng tính, song tính” xuất hiện sớm hơn so với người chuyển giới, cũng chứng minh được khi họ gần kề bên nhau thì không 8 đơn thuần là có quan hệ với nhau về mặt tình cảm hoặc thể xác mà còn có quan hệ với nhau về mặt sở hữu chung tài sản. Khi con người có mối quan hệ với nhau về mặt tình cảm, chắc sẽ có quan hệ với nhau liên quan đến tài sản. Khi các cặp đồng tính, song tính yêu nhau trong lý trí chắc chắn họ muốn dành tất cả tình yêu và tất cả những vật chất tốt nhất cho đối phương. Tuy nhiên vấn đề quan hệ sở hữu tài sản không được chú ý đến quá nhiều ở thời cổ đại vì đơn thuần hành vi tính dục đồng tính, song tính còn qua mới mẻ cho những con người sống trong thời đại đó, hay cho chính những người đồng tính, song tính. 1.1.1. Lịch sử nhận thức người đồng tính, song tính và chuyển giới qua các thời kỳ Hơn 2000 năm sống trong sự kỳ thị, phân biệt đối xử kéo dài xuyên suốt từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ hiện đại, người LGBT quyết định không sống trong im lặng bóng tối, họ quyết định bước ra ánh sáng đứng lên đòi lại quyền bình đẳng cho mình, bằng các phong trào đấu tranh nổ ra trong những năm đầu cuối thế kỷ XVIII. Giai đoạn này các nhà hoạt động nhân quyền, các nhà nghiên cứu khoa học về giới tính và tình dục đã bắt đầu nghiên cứu những người có quan hệ đồng tính luyến ái. Từ đây, các khái niệm liên quan đến người đồng tính, song tính, chuyển giới và bản dạng giới ra đời, đặt nền tảng vững chắc cho các lập luận liên quan đến người có quan hệ đồng giới và chuyển đổi giới tính, giúp cho việc có thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản của người đồng tính, song tính và chuyển giới được đảm bảo. Thời kỳ thiện đại, chúng ta sẽ nhìn thấy được các phong trào đấu tranh, kêu gọi quyền bình đẳng của người đồng tính, song tính và chuyển giới trên khắp mọi nơi. Đây cũng xem như là thời kỳ có nhiều bước ngoặc mang tính cách mạng của người trong cộng đồng tính, song tính và chuyển giới. Vào ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức loại “đồng tính luyến ái” ra khỏi danh sách các căn bệnh. Và nhân sự kiện này, cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) đã chọn ngày 17/5 làm Ngày Quốc tế chống kì thị người đồng tính và chuyển giới - IDAHOT (International Day Against Homophobia & Transphobia). Kể từ năm 2004, ngày 17/5 hằng năm được chọn là 9 ngày Quốc tế chống kì thị người đồng tính, song tính và chuyển giới (IDAHOT), nhằm nâng cao nhận thức của người dân, thu hút sự quan tâm tới các quyền cơ bản của cộng đồng LGBT. Cũng chính giai đoạn này mà mối quan hệ gia đình của người LGBT được đặt ra trong những mối quan hệ gia đình thì vấn đề sở hữu tài sản chung của người LGBT là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi các cặp LGBT về chung sống với nhau như vợ chồng trong vấn đề điều chỉnh của hệ thống pháp luật từng quốc gia nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của một con người trong đó có quyền sở hữu tài sản của người LGBT. Lịch sử nhận thức về người đồng tính, song tính tại châu Âu-Mỹ Những năm cuối 1860, nghiên cứu về người đồng tính được bắt đầu lần đầu tiên ở Đức, nơi đã gắn liền với cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ sự ngăn cấm đối với hành vi đồng tính. Thuật ngữ “đồng tính luyến ái” và “người đồng tính” không tồn tại cho đến cuối những năm 1860 khi chúng lần đầu xuất hiện ở Trung Âu. Vào năm 1864, Karl Heinrich Ulrichs là người đầu tiên viết về khái niệm của quan hệ đồng tính, ông được coi là “ông tổ của phong trào giải phóng quyền đồng tình nam” và Karoly Maria Kertbeny đã đặt nền móng thực sự cho những thuật ngữ này. Những thuật ngữ mà ông đã sử dụng trong cuộc đấu tranh vì “quyền của người đồng tính” ở Đức nhằm xóa bỏ tình trạng ngăn cấm quan hệ đồng tính. Và cũng trong giai đoạn này một lĩnh vực nghiên cứu mới được bắt đầu, đó là “tình dục học” nghiên cứu về quan hệ tình dục và cụ thể là quan hệ đồng tính. Và cũng bắ tđầu từ đầu những năm 1860 này, người đồng tính vận động đấu tranh vì quyền lợi hợp pháp của người đồng tính và các chuyên gia về tình dục cũng tán thành rằng quan hệ đồng tính không phải là một tội lỗi hay tội ác. Năm 1886, Richard von Kraftt-Ebing (1840-1902) là một chuyên gia tình dục học lỗi lạc. Ông đã phá vỡ học thuyết của Ulrichs về quan hệ đồng tính. Mặc dù ông cũng đã cho rằng đồng tính là bẩm sinh nhưng ông xem là một dạng khuyết điểm bẩm sinh thể hiện là giới tính bị đảo ngược và bị thoái hóa. Sau này cũng có nhiều chuyên gia cũng có cùng quan điểm với Ulrichs như Magnus Hirschfeld (1868-1935), một trong những người lãnh đạo cuộc đấu tranh vì quyền của người đồng tính. Vượt ra 10 khỏi nước Đức, Havelock Ellis (1859-1939) là một trong những người ủng hộ quyền của người đồng tính sớm nhất ở Anh Năm 1948, Alfred Kinsey đã xuất bản cuốn “Sexual Behavior in the Human Male”. Về mặt lịch sử, tác phẩm của ông đã góp phần đáng kể vào sự phát triển khái niệm “người đồng tính” hiện nay. “Không thể phân tách đàn ông thành hai loại riêng biệt là dị tính và đồng tính luyến ái cũng như không thể chia thế giới thành cừu và dê. Thế giới tự nhiên hiếm khi được phân chia thành những loại riêng biệt… Trong mọi khía cạnh, thế giới sống này là liên tục. Dựa trên nguyên lý đó, cần thiết đề xuất một cách phân loại mới bằng cách thêm vào hai loại hoàn toàn dị tính và hoàn toàn đồng tính những loại khác mà chúng khác nhau một cách tương đối. Một người có thể nằm đâu đó trên thang đánh giá này trong một thời điểm nào đó của cuộc đời… Một thang đo 7 điểm một chiều thể hiện những thiên hướng tính dục” là kết quả nghiên cứu của ông được viết trong tác phẩm trên. Đóng góp của ông cho sự phát triển khái niệm ngày nay, tình dục hướng đến giới tính khác cũng là vấn đề xu hướng tính dục giống như đồng tính luyến ái và xu hướng tính dục đó không thay đổi [49]. Trong những giai đoạn đầu, các chuyên gia trong lĩnh vực giới tính và tình dục học đã xếp người chuyển giới chung với những người có quan hệ tình dục đồng giới (đồng tính, song tính). Tuy nhiên khi ca phẩu thuật chuyển đổi giới tính đầu tiên được thực hiện 1930; cùng với các khái niệm liên quan đến giới tính và tình dục học được phát triển mạnh mẻ trong giai đoạn hiện đại, trong đó hai khái niệm quan trọng nhất là: bản dạng giới và xu hướng tính dục, giúp cho các nhà nghiên cứu không chỉ riêng các nhà tình dục học và giới tính mà còn có các nhà nhân quyền, xã hội hoc và các chuyên gia liên quan đến pháp luật và y học cũng tham gia nghiên cứu đối tượng người chuyển giới. Cũng chính trong giai đoạn này, cùng với người đồng tính và song tính, người chuyển giới cũng cất lên tiếng nói và có các hành động thiết thực để bảo vệ quyền liên quan đến nhân thân và quyền sở hữu tài sản khi có quan hệ tài sản trong quá trình chung sống với một người LGBT khác và những quyền liên đến sở hữu tài sản của mình thông qua các phong trào đấu tranh của người thuộc cộng đồng LGBT. 11 Các phong trào đấu tranh của người đồng tính, song tính và chuyển tại khu vực lục địa Âu và Mỹ kéo dài hơn 100 năm đã đạt được những thành quả nhất định sau khi Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua tuyên bố về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới trên toàn cầu vào tháng 6/2011. Tuyên bố khẳng định "mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng về nhân cách và quyền lợi, và mọi người đều xứng đáng có được tự do và quyền lợi mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào". 96 nước thành viên của Liên Hợp Quốc đã ký tên ủng hộ nghị quyết công nhân quyền của người đồng tính, 44 nước không ủng hộ cũng không phản đối quyền của người đồng tính, 57 nước ký tên phản đối quyền của người đồng tính (hiện còn 54 nước vì có 3 nước đã chuyển sang ủng hộ quyền của người đồng tính [46]. Việc công nhận hôn nhân LGBT đồng nghĩa với việc cho hai người cùng giới tính được phép kết hôn và có các quyền nghĩa vụ như các cặp vợ chồng thông thường. Trong đó các nghĩa vụ cũng như các quyền liên quan đến sở hữu tài sản đều được bảo hộ bởi pháp luật như các quyền sở hữu tài sản chung, quyền liên quan đến bất động sản, quyền thừa kế, quyền được hưởng hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản chung, quyền tài sản liên quan đến bất động sản trong thời kỳ hôn nhân, quyền được hưởng bảo hiểm... và các nghĩa vụ liên quan đến khối tài sản chung: như nghĩa vụ trả nợ trên phần tài sản chung, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung…. Bên cạnh đó việc chấp thuận hôn nhân đồng giới, cũng là chấp thuận xác định lại giới tính trên mặt hành chính, tư pháp cho người chuyển giới mà họ đã chuyển thành, vì trên thực tế quyền và nghĩa vụ liên quan đến cặp vợ chồng của người chuyển giới không giống như người đồng tính và song tính mà bản chất nó giống như các cặp dị tính nếu xét theo giới tính sinh học và chức năng xã hội. Nhìn chung đến giai đoạn hiện đại thì các cuộc đấu tranh của người đồng tính, song tính và chuyển giới ở châu Âu và châu Mỹ đã có những thành công nhất định thông qua các đạo luật dành riêng cho người đồng tính, song tính và chuyển giới, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người LGBT. Bên cạnh pháp luật, thì ở các nước như Mỹ, Pháp, Bắc ireland… đã đưa vấn đề liên quan đến người đồng tính, song 12 tính và chuyển giới vào trong hệ thống giáo dục ở các cắp từ bậc tiểu học đến đại học giúp cho người dân hiểu rõ hơn về cộng đồng người đồng tính song tính và chuyển giới, nhằm mục đích hướng tới có cái nhìn tích cực hơn trong xã hội để từ đó không còn phân biệt đối xử với cộng đồng người LGBT. Lịch sử nhận thức về người đồng tính, song tính tại châu Á Nếu ở khu vực phương tây bao gồm châu Âu-Mỹ luôn phát triển về các vấn đề liên quan đến quyền con người từ rất sớm trong đó có quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới, thì châu Á tuy được ghi nhận rất sớm về các mối quan hệ đồng tính, song tính trong lịch sử nhưng do bị ảnh hưởng bởi các hệ tư tôn giáo, xem tình yêu là sự hòa hợp “Âm và Dương” để sản sinh ra mọi vật; trong đó Âm đại diện cho giống cái có nhiệm vụ sinh sản còn Dương đại diện cho giống đực có nhiệm vụ giúp giống cái sinh sản, tuy nhiên các hệ tư tưởng này không bài xích hay triệt tiêu đồng tính mà đến thời kỳ khi các quốc gia phương Tây (thời kỳ Phục Hưng) đánh chiếm thuộc địa ở khu vực châu Á đã truyền tư tưởng bài xích và triệt tiêu người LGBT thì lúc đó xã hội ở hai châu lục bắt đầu nhận thức tiêu cực đến người thuộc cộng đồng LGBT. Kết hợp cả hai yếu tố trên cùng với văn hóa cộng đồng đề cao lối sống tập thể hơn chủ nghĩa cá nhân dẫn đến việc công nhận hay chấp nhận người đồng tính, song tính và chuyển giới là cả một quá trình khó khăn không chỉ khó ở giai đoạn trung đại, cận đại mà ngay cả giai đoạn hiện đại khi mà các học thuyết, các khái niệm niệm liên quan đến LGBT được truyền bá vào châu Á bởi các quốc gia Âu-Mỹ “ cái nôi” của LGBT. Trung Quốc được xem là quốc gia có người đồng tính nhiều nhất thế giới và nằm trong khu vực châu Á (97 triệu người tương đương dân số Việt Nam 2018), tuy nhiên xã hội Trung Quốc không có cái nhìn thiện cảm với người thuộc cộng đồng LGBT. Trong những năm cách mạng văn hóa (1966-1976), những người “đồng tính luyến ái” đã phải đối mặt với tình trạng ngược đãi tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Những cuộc thăm dò vào năm 2000 cho thấy người Trung Quốc ngày càng cởi mở hơn với những người đồng tính. Những điều đó càng chứng tỏ đồng tính tồn tại không phải do yếu tố môi trường xã hội tạo nên và nó cũng không vì sự kỳ thị của mọi người, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan