Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Rèn luyện kĩ năng nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học...

Tài liệu Rèn luyện kĩ năng nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

.DOC
36
2026
87

Mô tả:

Chuyên đề: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC Tổ Ngữ văn- Trường THPT Chuyên Lam Sơn- Thanh Hóa PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Ngày nay, trước những yêu cầu bức thiết của xã hội, mục tiêu của việc dạy học môn Ngữ văn cũng có nhiều thay đổi. Giáo viên dạy học các tác phẩm văn học trong nhà trường không chỉ hướng dẫn học sinh cảm nhận, thưởng thức văn chương mà còn phải khơi dậy ở học sinh tình yêu đối với cái đẹp, lòng nhân ái, khát khao lí tưởng cũng như những hiểu biết về thế giới, về xã hội và nhất là về con người.Vì thế dạng bài nghị luận một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là một dạng bài góp phần gắn chặt mối quan hệ giữa dạy đọc - hiểu văn bản văn học với thực tế cuộc sống, giúp cho học sinh sau khi học tác phẩm văn học còn biết liên hệ đến các vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, có khả năng tự định hướng và lựa chọn một lối sống tích cực . Đây chính là một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. 2. Trong yêu cầu học văn hiện nay, học sinh vừa phải có kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học (có kiến thức về tác phẩm văn học), vừa phải biết vận dụng những kiến thức đó để bày tỏ quan điểm, lập trường của mình về một vấn đề xã hội có liên quan đến vấn đề trong tác phẩm văn học. Điều này được thể hiện rõ trong yêu cầu ở một số đề thi vài năm gần đây. Chẳng hạn trong đề thi tốt nghiệp năm 2014 ở câu 5 điểm có yêu cầu: Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó nêu suy nghĩ của anh, chị về vấn đề con người cần được sống là chính mình. Tiếp đến ở đề thi THPT Quốc gia năm 2015 ở phần đọc hiểu có câu hỏi là: Đoạn thơ đã gợi cho anh, chị tình cảm gì đối với người lính đảo. Đặc biệt đề thi chọn học sinh giỏi của các các tỉnh, ở câu nghị luận xã hội rất hay ra ở kiểu bài này. Như vậy, việc rèn luyện cho học sinh 1 viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học nhằm tạo ra được mối liên hệ mật thiết giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học, đáp ứng được yêu cầu của môn học. 3. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, mặc dù kiểu bài này còn tương đối mới nhưng việc dành thờ i lượng cho giáo viên hướng dẫn học s inh còn quá ít . Ở chương trình Chuẩn, nghị luận xã hội chỉ được nhắc đến với hai kiểu bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống (chương trình lớp 12) nhưng trong phần bài tập thì vẫn có bài thuộc dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học mà học sinh vẫn chưa được học về cách làm dạng bài này. Còn ở chương trình Nâng cao, ngoài hai kiểu bài trên, trong chương trình còn có thêm bài: Luyện tập nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học (chương trình lớp 12 - 1 tiết) trong khi chưa xây dựng được tiết học lí thuyết nào. Điều này đã khiến việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Về phía giáo viên thời gian ít, tài liệu không nhiều nên còn hướng dẫn chung chung, chưa đưa ra được đặc trưng của kiểu bài này, chưa hướng dẫn các em được cách khai thác các vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học một cách hiệu quả. Về phía học sinh, lúng túng nhất đối với các em là không phân biệt được đây là nghị luận văn học hay là nghị luận xã hội, không biết phải bắt đầu triển khai vấn đề từ đâu và triển khai như thế nào. Với những lí do trên, chúng tôi cho rằng chuyên đề Rèn luyện kĩ năng viết nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học mà hội thảo đặt ra lần này là một nội dung hết sức cần thiết và có ý nghĩa. 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 1.1 Đặc điểm, mục đích yêu cầu của kiểu bài Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một dạng bài thuộc nghị luận xã hội, đối tượng nghị luận của nó là bàn về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cụ thể. Đặc điểm của dạng bài này là dựa vào một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, yêu cầu người viết phát biểu, bàn bạc về ý nghĩa của vấn đề đó. Khi nhận định về kiểu bài này, sách giáo viên Ngữ văn 12 (Nâng cao) có cho rằng: “Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: Từ tác phẩm văn học đã học trong chương trình. Từ một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học.” Có thể thấy dạng đề này có liên quan đến tác phẩm văn học, buộc phải có khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận, nhưng yêu cầu không phải là nghị luận văn học như nhiều người đã nhầm tưởng. Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích, để đánh giá giá trị nội dung- nghệ thuật. Còn với nghị luận xã hội, việc đọc hiểu văn bản chỉ là phương tiện, là thao tác đầu tiên khởi đầu cho một quá trình sau đó. Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ là “cái cớ”, chỉ được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy. Mục đích chính của dạng đề này vẫn là yêu cầu người viết bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội, đạo lí, tư tưởng, nhân sinh..v..v. Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học đó mà luận bàn, kiến giải. Mặc dù xét về mặt nội dung dạng bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học có thể thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý hoặc nghị luận về một vấn đề đời sống xã hội. Tuy nhiên nó có những đặc trưng và yêu cầu riêng.Vì vậy cần xét đến với vai trò là một dạng nghị 3 luận xã hội đặc biệt. Có thể nói đây là kiểu bài giao thoa giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Dạng đề này đòi hỏi người viết vừa phải huy động các kiến thức văn học, phát huy khả năng đọc hiểu văn bản văn học vừa phải huy động vốn sống, kĩ năng phân tích , đánh giá các vấn đề xã hội . Vì thế đây chính là dạng đề tổng hợp, thường dành cho học sinh giỏi văn. 1.2.Cách làm kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 1.2.1 Về cấu trúc triển khai tổng quát: Bài viết gồm hai phần - Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện). + Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người làm chỉ cần phân tích qua vấn đề đó đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm. + Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc – hiểu, phân tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai. - Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nêu suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy. 1.2.2. Dàn bài chung cho kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Mở bài: - Dẫn dắt - Nêu vấn đề được đưa ra bàn luận. Thân bài * Bước 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội, phân tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội được đề cập 4 * Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể). - Giải thích vấn đề (nếu cần thiết) - Phân tích – chứng minh: + Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí: Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống…; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?…. + Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó…. - Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay + Đánh giá: . Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí) . Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người (Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận) + Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận…) * Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân - Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa? - Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực. Kết bài: - Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm. 5 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 2.1.Rèn luyện kĩ năng nhận diện kiểu bài Việc tìm hiểu và phân tích đề là khâu đầu tiên và là khâu mở đường, xác định hướng đi của bài văn. Nếu như người viết xác định đúng yêu cầu của đề thì sẽ có hướng viết đúng đáp ứng yêu cầu của đề văn còn nếu như đã xác định đề nhầm ngay từ đầu thì giống như một người đi nhầm đường lạc lối, không thể đến được cái đích cần tới, và toàn bộ giá trị của bài văn coi như bằng không. Vì vậy đây là khâu vô cùng quan trọng đối với việc làm văn nói chung và làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm nói riêng. Như đã nói kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng đề tổng hợp có sự giao thoa giữa nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Vì vậy, nếu không tìm hiểu đề cẩn thận để nhận diện đúng kiểu bài, học sinh dễ nhầm lẫn sang nghị luận văn học hoặc coi nghị luận văn học là chính. Điều quan trọng là khi đọc đề học sinh phải nhận ra được vấn đề chính mà đề bài yêu cầu nghị luận là gì, từ đó để xác định vùng tư liệu kiến thức huy động và cách thức làm bài. Để rèn luyện kĩ năng này chúng tôi thường yêu cầu học sinh so sánh hai đề mà mới nhìn có nhiều điểm trùng khớp. Chẳng hạn như: So sánh yêu cầu của hai đề sau: Đề 1: Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ). Từ đó nêu suy nghĩ của anh, chị về vấn đề con người cần được sống là chính mình. Đề 2: Từ khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ) anh, chị hãy viết bài văn bàn về vấn đề con người cần được sống là chính mình. So sánh hai đề học sinh phải nhận ra được ở hai đề có nhiều điểm giống nhau 6 như: đều có sự kết hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội, đều có cùng phạm vi tư liệu kiến thức huy động nhưng vấn đề nghị luận, thao tác làm bài là khác nhau. Nếu ở đề 1, vấn đề nghị luận văn học là chính, vấn đề nghị luận xã hội chỉ là vấn đề phụ thì ở đề 2, vấn đề văn học chỉ là cái cớ khởi đầu còn vấn đề nghị luận xã hội mới là vấn đề chính cần được phân tích, bàn luận, kiến giải sâu sắc và thấu đáo. Như vậy, nếu không tìm hiểu kĩ đề, không nhận diện đúng kiểu bài, bài viết của các em sẽ đi không đúng hướng, dễ rơi vào lạc đề. Vì thế nên, để học sinh có thể viết tốt bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học thì việc rèn luyện kĩ năng nhận diện kiểu bài là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là khâu đầu tiên để các em tiếp xúc với đề bài, từ đó có cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. Các em nên đọc đề nhiều lần, khi đọc cần tập trung chú ý tới các dữ kiện đề bài đưa ra và những yêu cầu mà đề bài đòi hỏi. Khi đọc kĩ đề bài, đọc kĩ câu chữ sẽ hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu sâu các yêu cầu của đề bài. Trong dạy học làm văn, đề văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thường nhằm mục đích kiểm tra năng lực đọc hiểu, sự hiểu biết, cách đánh giá của học sinh về các vấn đề xã hội có ý nghĩa được gửi gắm trong các tác phẩm văn học. Để xác định được các yêu cầu của đề bài, học sinh cần trả lời được các câu hỏi sau: - Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? - Yêu cầu về cách thức nghị luận mà đề bài đưa ra là gì? - Vấn đề được nghị luận thuộc phạm vi nào? Cần bàn ở mức độ nào? 2.2. Rèn luyện kĩ năng phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Chúng tôi cho rằng phát hiện, nhận diện vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cũng là một kĩ năng hết sức quan trọng mà học sinh cần phải được rèn luyện liên tục. Thực chất đây chính là khâu xác định vấn đề nghị luận cho bài văn nghị luận xã hội. Nếu nhận ra được những thông điệp cuộc sống ý nghĩa, những triết lí nhân sinh sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm thì bài viết của học sinh mới có thể tạo được sức thuyết phục. Và theo chúng tôi, làm tốt 7 được thao tác này, biết phân tích tác phẩm một cách ngắn gọn để nhận ra vấn đề xã hội có ý nghĩa coi như bài viết của các em đã đi đúng hướng. Để thực hiện tốt kĩ năng này, đòi hỏi học sinh vừa phải có khả năng đọc hiểu, cảm thụ tác phẩm, đồng thời phải nhạy cảm, sắc bén, biết vận dụng liên hệ những nội dung kiến thức văn học lĩnh hội được vào thực tế cuộc sống xung quanh mình để nhận ra được những vấn đề xã hội có ý nghĩa. Vì vậy việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thường được chúng tôi chú ý thực hiện khi dạy đọc hiểu tác phẩm trong chương trình và cả khi hướng dẫn đọc thêm tác phẩm ngoài chương trình, khi dạy học sinh trên lớp và cả khi hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thông qua các bài tập, câu hỏi có tính chất vận dụng cao. Cụ thể như sau: - Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu những tác phẩm văn học trong chương trình, từ việc tìm hiểu khám phá những tầng sâu ý nghĩa trong tác phẩm chúng tôi vẫn thường yêu cầu học sinh liên hệ với những hiện tượng trong đời sống, hoặc những bài học sống sâu sắc mà các em nhận được. Chẳng hạn như khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám, sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc đấu tranh để giành lại hạnh phúc của Tấm, chúng tôi yêu cầu học sinh: Trình bày một thông điệp sâu sắc, ý nghĩa mà em nhận được từ cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của cô Tấm. Trước yêu cầu này, trên cơ sở những gì đã tìm hiểu và cảm nhận, bằng khả năng tư duy của mình nhiều em đã đề xuất được một số vấn đề như: . Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái cái ác trong cuộc sống . Hạnh phúc là khi biết đấu tranh với cái ác. . Hạnh phúc bền vững là do chính mình tự tạo lập nên. Hay như khi dạy truyện ngắn Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân), sau khi hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của nhân vật Huấn Cao, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau: Điền những từ thích hợp vào dấu ba chấm sau để hoàn thành mệnh đề: Từ……………………của nhân vật Huấn Cao nghĩ về………………………. 8 Mục đích của bài tập này là yêu cầu học sinh chọn được một câu nói, hành động của nhân vật, phân tích ý nghĩa của nó để rút ra được một lối sống, một quan niệm sống, một vấn đề xã hội mang tính thời sự, hay một triết lí nhân sinh được đề cập. Sau khi suy nghĩ và làm việc cá nhân, các em đã trình bày được sự lựa chọn của mình theo các hướng như: Từ hành động cho chữ của Huấn Cao nghĩ về cách sử dụng cái Tài của mỗi người trong cuộc sống. Từ câu nói “Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ” của nhân vật Huấn Cao nghĩ về thái độ sống biết trân trọng những tấm lòng. Một ví dụ khác khi dạy xong bài thơ Đò Lèn ( Nguyễn Duy) ,giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Theo anh, chị vấn đề xã hội mang tính thời sự được gợi mở trong đoạn thơ sau là gì: Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế bà mò cua xúc tép ở đồng quan bà đi gánh chè xanh Ba trại Quán Cháo,Đồng Giao thập thững những đêm hàn Từ cảm nhận sự vô tư đến mức vô tâm của người cháu trong đoạn thơ trên, đặt ra câu hỏi này chúng tôi muốn học sinh huy động vốn sống, những hiểu biết về đời sống cùng những trải nghiệm của bản thân để thấy được một vấn đề xã hội mang tính thời sự đó là: bệnh vô cảm - Khi hướng dẫn học sinh thực hành kĩ năng đọc hiểu một số văn bản văn học ngoài chương trình trong các tiết dạy chuyên đề và các buổi học thêm, chúng tôi cũng rất chú trọng xây dựng những câu hỏi đề học sinh từ việc đọc hiểu, cảm nhận tác phẩm có thể phát hiện những vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm. Chẳng hạn khi luyện tập đọc hiểu văn bản Chân quê của nhà thơ Nguyễn Bính, sau hai câu hỏi nhận biết về phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ và một câu hỏi thông hiểu về mong muốn của nhà thơ, chúng tôi đã đặt cho học sinh một câu hỏi mang tính vận dụng đó là: Theo anh/chị, mong muốn của nhân vật 9 trữ tình trong bài thơ đã đặt ra vấn đề gì trong bối cảnh hội nhập hôm nay. Từ việc cảm nhận tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, đặc biệt là trong câu thơ Van em em hãy giữ nguyên quê mùa, học sinh có thể liên hệ với vấn đề xã hội đấy là: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập hôm nay. Một ví dụ khác đó là khi yêu cầu học sinh đọc hiểu văn bản Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa (Nguyễn Duy) , sau khi hướng dẫn học sinh cảm nhận ý nghĩa của từ đi trong hai câu thơ: Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện bài tập nâng cao hơn: Theo anh chị, điều tâm đắc nhất mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm trong hai câu thơ này là gì? Với câu hỏi này, chúng tôi không chỉ muốn học sinh dừng lại với việc tìm hiểu ý nghĩa hai câu thơ mà còn nhận ra được triết lý sâu sắc về giá trị , vai trò to lớn của lời mẹ ru đối với cuộc đời mỗi con người. -Một thao tác nữa mà chúng tôi vẫn thường làm để rèn luyện cho học sinh kĩ năng phát hiện vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học đó là tổ chức một số tiết sinh hoạt ngoại khóa với chuyên mục như Câu chuyện nhỏ - bài học lớn, hay như về một bài thơ đã để lại cho anh/ chị bài học sống sâu sắc. Chúng tôi thường yêu cầu các em chuẩn bị ở nhà trong khoảng một tuần và bốc thăm trình bày trong giờ sinh hoạt lớp. Để tạo hứng thú, chúng tôi thường tổ chức theo kiểu cuộc chơi, có dẫn chương trình, có giám khảo , có bình bầu và xếp giải. Với hoạt động này, chúng tôi nhận thấy học sinh không chỉ được bồi đắp tình yêu với văn chương , không chỉ biết gắn kết, liên hệ tác phẩm văn học với đời sống mà còn được trau dồi, rèn luyện nhiều kĩ năng khác. Sau đây là một vài câu chuyện, bài thơ mà các em đã sưu tầm, cảm nhận và rút ra ý nghĩa, bài học sống cho mình. VD1: Câu chuyện về Sự bình yên Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình. Nhà vua 10 ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự. "Ta chấm bức tranh này!” - Nhà vua công bố. Với câu chuyện này, học sinh đã biết phát hiện và bám sát vào phân tích một số chi tiết để nhận ra ý nghĩa của câu chuyện : Hai bức tranh là hai bức vẽ khác nhau về sự bình yên. Bức tranh thứ nhất: vẽ hồ nước yên ả thể hiện quan niệm bình yên là sự êm ả, tĩnh lặng trong không gian ngoại cảnh. Bức tranh thứ hai vẽ bên trong khung cảnh dữ dội là hình ảnh một con chim mẹ đang xây tổ, bình thản đậu trên tổ của mình lại gửi gắm quan niệm bình yên là sự yên an, bình thản, tĩnh lặng trong tâm hồn trước giông bão của cuộc sống. Từ sự lựa chọn bức tranh thứ hai của nhà vua, câu chuyện chia sẻ một quan niệm về sự bình yên trong cuộc sống của mỗi người: bình yên trong tâm hồn mới thực sự là sự bình yên đích thực. VD 2: Có em đã chọn một đoạn thơ sau trong bài Biển của Lâm Thị Mĩ Dạ “… Nhặt chi con ốc vàng Sóng xô vào tận bãi Những cái gì dễ dãi Có bao giờ bền lâu…” Từ nội dung của đoạn thơ học sinh đã biết đặt ra được vấn đề về quan niệm sống hết sức có ý nghĩa đó là: Phải chăng những gì mà ta dễ dàng có được là không đáng trân trọng. Như vậy, nhận thức tầm quan trọng của khâu phát hiện vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn đối với bài viết theo dạng đề này, chúng tôi đã cố gắng rèn luyện cho học sinh kĩ năng này trong nhiều hoạt động: Khi đọc hiểu tác 11 phẩm văn học trong chương trình, khi hướng dẫn đọc hiểu văn bản ngoài chương trình và thực hiện cả trong một số tiết học ngoại khóa. 2.3. Rèn luyện kĩ năng viết mở bài cho bài văn nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học Đối với HS, một trong những phần các em thường bối rối khi viết văn nghị luận là phần mở bài. Đặc biệt, kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lại càng khiến các em cảm thấy lung túng. Tuy đây không phải là phần trọng tâm của bài văn nhưng nó là phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. Chúng tôi thường hướng dẫn học sinh viết mở bài cho kiểu bài này theo hai cách: -Cách thứ nhất: dẫn dắt từ việc giới thiệu tác giả, tác phẩm để sau đó nêu khái quát vấn đề cần nghị luận. Đặt vấn đề theo cá ch n à y dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên cần có cách giới thiệu hấp dẫn tránh rơi vào viết quá kĩ lưỡng về tác giả, tác phẩm mà nhanh chóng bắt sang nêu vấn đề cần nghị luận. - Cách thứ hai : người viết dẫn dắt vào đề bằng những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc, tuy nhiên kiểu mở bài này cần tránh sự lan man, dài dòng. Minh chứng vận dụng kĩ năng viết mở bài Đề bài: Từ khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ) anh, chị hãy viết bài văn bàn về vấn đề con người cần được sống là chính mình. Mở bài theo cách thứ nhất: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ. Mượn cốt truyện dân gian, tác giả đã khám phá, thể hiện được nhiều vấn đề cấp thiết của con người trong xã hội 12 hiện đại. Để lại ấn tượng sâu sắc nhất có lẽ là khát vọng về một cuộc sống thực sự của nhân vật Trương Ba. Cảm nhận sâu sắc khát vọng đó của nhân vật đã khiến mỗi người đọc chúng ta phải suy ngẫm nhiều về vấn đề con người cần được sống là chính mình (Bài viết của học sinh) Mở bài theo cách thứ hai : Sống được là mình trong thế giới luôn cố biến mình thành người khác là thành tựu lớn nhất ( Emerson). Phải chăng vì thế mà nhân vật Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ đã sẵn sàng lựa chọn cái chết bởi mong muốn được là mình một cách toàn vẹn. Khát vọng ấy của nhân vật thực sự đã khơi gợi trong chúng ta nhiều suy ngẫm về vấn đề con người cần được sống là chính mình. (Bài viết của học sinh) 2. 4. Rèn luyện kĩ năng trình bày chủ kiến, bộc lộ những suy nghĩ của bản thân về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học qua một số phương phápdạy học tích cực 2.4.1 Vận dụng phương pháp vấn đáp Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS có thể tranh luận với nhau và với cả GV; qua đó HS lĩnh hội nội dung bài học. Gv có thể áp dụng phương pháp này để rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày chủ kiến của mình về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm qua hệ thống các câu hỏi. Chẳng hạn khi dạy về quan điểm của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.”, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi sau để học sinh bộc lộ suy nghĩ của mình: Câu 1: Em hãy giải thích như thế nào là cẩu thả? Câu 2: Em hãy lấy ví dụ về sự cẩu thả ở trong cuộc sống. 13 Câu 3: Theo em vì sao Nam Cao lại cho rằng sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương? Câu 4: Theo em phải làm gì để không biến mình thành kẻ bất lương, đê tiện trong công việc? Hay như khi dạy về nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong bài thơ Tỏ lòng, giáo viên thể yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Nhận xét của em về nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão trong hai câu thơ cuối của bài thơ? Câu 2: Tại sao trong cuộc sống con người ta cần phải biết thẹn? Câu 3: Hãy lấy ví dụ về những nỗi thẹn đáng được trân trọng trong cuộc sống mà em biết. Một ví dụ khác, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu trong bài Vội vàng, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Câu 1: Đoạn thơ cuối cùng của bài thơ Xuân Diệu đã gửi tới những người trẻ tuổi, trẻ lòng quan niệm sống gì? Câu 2: Theo anh (chị) quan niệm này mang tính tích cực hay tiêu cực? Câu 3: Anh (chị) nghĩ sao khi vẫn có những người hiểu quan niệm này một cách lệch lạc? Câu 4: Làm thế nào để có quan điểm sống hài hòa trong xã hội hiện nay? Như vậy thông qua phương pháp phát vấn đàm thoại GV giúp HS định hướng kiến thức, phát huy được tính tích cực chủ động của mình và khơi dậy được trong các em những suy nghĩ về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm. 2.4.2 Vận dụng phương pháp nêu vấn đề Dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy học mà ở đó GV là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển HS phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học. 14 Tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó gợi cho người học những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết phải vượt qua và có khả năng vượt qua nhưng không phải ngay tức thời mà cần phải có quá trình tư duy tích cực, vận dụng, liên hệ những tri thức cũ liên quan. GV có thể áp dụng phương pháp này để giúp học sinh chủ động, tự tin bộc lộ những suy nghĩ của bản thân trước những tình huống cụ thể được đặt ra, từ đó rèn luyện kĩ năng và tư duy để viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. VD1: Khi hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện của người đàn bà hàng chài truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, GV đặt ra các tình huống sau cho học sinh thảo luận, tìm hướng giải quyết : - Em có đồng tình với cách giải quyết không bỏ chồng, chấp nhận bị đánh đập của người đàn bà hàng chài để con được ăn no không? Vì sao - Nếu em là nhân vật Phùng, khi chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ tàn bạo, em sẽ làm gì? - Nếu em là nhân vật thằng bé Phác, em sẽ xử sự như thế nào khi thấy cha mình bất hòa, bạo hành mẹ? Qua những tình huống có vấn đề, HS sẽ nhận thức được những bài học về nhân cách sống như phải biết cách xử sự phù hợp khi các thành viên trong gia đình bất hòa dẫn đến xô xát, bạo hành đồng thời phải biết đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ kẻ yếu, phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác, biết giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, nhất là biết nhìn nhận đánh giá con người một cách toàn diện, nhân hậu, bao dung v.v. VD2: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng của Trương Ba trong màn đối thoại với Đế thích ở vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, GV cũng có thể đặt ra những tình huống cho HS giải quyết, phát hiện vấn đề và bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó: - Hãy tưởng tượng cuộc sống của Hồn Trương Ba khi ông nhập hồn vào thân xác cu Tị? 15 - Nếu em là Trương Ba, trong màn đối thoại với Đế Thích, em sẽ giải quyết vấn đề của bản thân như thế nào? Tại sao? Qua việc đặt tình huống GV sẽ giúp HS bộc lộ được những suy nghĩ của bản thân về hậu quả của việc sống nhờ , sống gửi, sống không được là chính mình đồng thời đưa ra được những luận bàn , lí giải sâu sắc cho sự lựa chọn của mình . Tóm lại, từ việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ tạo cơ hội để học sinh được phát huy sức sáng tạo, tìm ra nhiều sự khám phá và lí giải khác nhau, tự tin chủ động bộc lộ suy nghĩ của bản thân trước các vấn để xã hội đặt ra trong tác phẩm. Đây chính là cách thức hiệu quả rèn luyện cho các em có thói quen trình bày chủ kiến của cá nhân trước những vấn đề xã hội nói chung, trước vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học nói riêng. Trong khi áp dụng những phương pháp này, giáo viên cần nắm vững kĩ năng sư phạm, nhạy bén, xử lí tình huống hợp lí, có sự định hướng, nhận xét và đánh giá thỏa đáng, điều chỉnh, uốn nắn những quan niệm, cách nghĩ, cách hiểu lệch lạc, sai quỹ đạo chung, đồng thời, động viên khen ngợi, thưởng điểm cho những học sinh đúng lúc sẽ giúp các em hứng thú, chủ động tích cực hơn trong việc học. 2.5.Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập một số đề nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Trên đây là một số kĩ năng cụ thể, cơ bản cần thiết và quan trọng mà học sinh phải được rèn luyện để viết tốt bài văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học . Tuy nhiên để học sinh biết sử dụng thuần thục, kết hợp, phát huy được những kĩ năng này, đồng thời nắm vững được cách làm theo đúng đặc trưng của kiểu bài, chúng tôi còn chú ý hướng dẫn học sinh luyện tập đề nghị luận vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Biện pháp này được chúng tôi thực hiện trong các giờ luyện tập kĩ năng làm văn ở buổi học thêm và thông qua các bước sau: - Giáo viên ra đề bài để học sinh chuẩn bị ở nhà. 16 - Gọi hai học sinh trình bày : một em trình bằng bảng , một em trình bày bằng máy chiếu dàn ý chi tiết của mình. - Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, thảo luận, có sự so sánh đối chiếu giữa hai phần trình bày. - Giáo viên tổng kết và nêu dàn ý định hướng - Giáo viên yêu cầu học sinh trên cơ sở dàn ý đã thống nhất về nhà viết thành bài hoàn chỉnh - Học sinh nạp bài và chấm bài của bạn, từ đó thảo luận theo từng tổ đề xuất giới thiệu bài làm xuất sắc trong buổi học hôm sau. Với cách tiến hành như trên , sau đây chúng tôi xin giới thiệu dàn ý cụ thể cho một số đề . Đề 1 : Đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu dưới đây LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN. Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm làm khác đi những gì tôi nghĩ.” Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị sa lầy và lún dần xuống, và người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?” Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.” ( Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB giáo dục, 2009, tr 160) Hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ về bài học cuộc sống mà anh/ chị nhận được từ câu chuyện trên. 17 Dàn ý chung cho đề bài:  Mở bài - Dẫn dắt từ những nhận định liên quan đến vấn đề cần bàn luận . - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.  Thân bài: 1. Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu chuyện để rút ra vấn đề cần bàn luận. - Khi bị người bạn xúc phạm nhân vật đã viết lên cát: Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ” -> sẵn sang bỏ qua và tha thứ cho lỗi lầm của người khác - Khi anh chàng kia cứu anh thoát chết, anh cũng đã khắc lên đá rằng: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi -> khắc ghi , biết ơn những điều tốt đẹp mà mình nhận được từ người khác. - Rút ra vấn đề cần bàn luận: Câu chuyện đem đến cho ta một bài học sống sâu sắc: Bài học về tha thứ và sự biết ơn trong cuộc sống. 2. Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống mà được gợi lên từ câu chuyện : - Giải thích về vấn đề cần bàn luận : + Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn - Bình luận : + Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một con người chân chính ( học sinh dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ suy nghĩ của mình. + Cần biết tha thứ một cách tỉnh táo và sáng suốt, cũng như phải biết chuyển lòng biết ơn thành những hành động cụ thể. 3. Bài học nhận thức và hành động - Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những con người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp. 18 - Cần phải được thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trên cả nhận thức và hành động cụ thể.  Kết bài: : - Câu chuyện đã mang đến cho mỗi chúng ta một thông điệp sống sâu sắc về sự tha thứ và lòng biết ơn trong cuộc sống của mỗi người. Đề 2: Từ ý nghĩa câu chuyện sau đây đến quan niệm của anh/chị về sự bình yên trong cuộc sống: Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự. "Ta chấm bức tranh này!” - Nhà vua công bố. (Dẫn theo nguồn từ Internet) Dàn ý chung của đề bài: 1. Giải thích ý nghĩa câu chuyện - Chỉ ra ý nghĩa của hai bức tranh vẽ về sự bình yên: + Bức tranh thứ nhất: vẽ hồ nước yên ả -> Bình yên là sự êm ả, tĩnh lặng do không gian ngoại cảnh đem lại. + Bức tranh thứ hai: vẽ bên trong khung cảnh dữ dội là hình ảnh một con chim mẹ đang xây tổ, bình thản đậu trên tổ của mình -> Bình yên là sự yên an, bình thản, tĩnh 19 lặng trong tâm hồn trước giông bão của cuộc sống. - Ý nghĩa của câu chuyện: từ sự lựa chọn bức tranh thứ hai của nhà vua, câu chuyện chia sẻ một quan niệm về sự bình yên. Sự bình yên trong tâm hồn mới là sự bình yên đích thực. Bày tỏ quan niệm của bản thân về sự bình yên trong cuộc sống Từ nhận thức và những trải nghiệm riêng, bài viết có thể bày tỏ quan niệm của mình về sự bình yên trong cuộc sống: quan niệm ấy có thể giống, không giống hoặc chỉ giống một phần với quan niệm được rút ra từ ý nghĩa của câu chuyện. Dù quan niệm như thế nào cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí. Bài học sống Từ quan niệm về sự bình yên trong cuộc sống đã trình bày, bài viết cần nêu lên được định hướng nhận thức và hành động để bản thân có thể đạt được sự bình yên đích thực. Đề 3: Từ nhân cách tự trọng ở hình tượng nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội ” (Nguyễn Khải), anh/ chị hãy viết bài văn bàn về lòng tự trọng của con người trong xã hội ngày hôm nay. Mở bài - Dẫn dắt - Nêu vấn đề nghị luận: lòng tự trọng của con người trong xã hội ngày hôm nay. Thân bài * Bước 1: Lòng Tự trọng ở hình tượng nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một Người Hà Nội”: - Là ngọn nguồn của ý thức trách nhiệm công dân, không ngăn cản các con lên đường nhập ngũ. - Ý thức tự trọng đã chi phối nguyên tắc ứng xử của con người này khiến bà luôn là mình mà cũng luôn được mọi người xung quanh nể phục. * Bước 2: Bàn luận về lòng tự trọng của con người trong xã hội ngày hôm nay - Giải thích lòng tự trọng + Tự trọng là tự tôn trọng bản thân, là biết yêu quý, trân trọng chính bản thân mình. Tự trọng khác với tự kiêu và tự đại. + Người có lòng tự trọng luôn luôn suy nghĩ, nói năng hành động một cách 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan