Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 4 Skkn một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy họ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học lịch sử lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

.PDF
35
267
111

Mô tả:

I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài. Đổi mới giáo dục đã được Đảng và nhà nước khẳng định là vai trò quan trọng cấp thiết trong hệ thống “Đổi mới sự nghiệp giáo dục”, là nền tảng, là động lực thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước để Việt Nam từng bước vững vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Như vậy, để thực hiện quá trình đổi mới giáo dục không chỉ đối mới về nội dung chương trình sách giáo khoa mà còn phải đối mới về cả phương pháp dạy- học. Đây là hai vấn đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới. Qua phân môn Lịch sử các em được hiểu sâu hiểu kĩ về quá trình và từng thời kì xây dựng đấu tranh và gìn giữ đất nước. Có thể nói rằng học lịch sử có tác dụng rất lớn khi học các môn khác hay nói cách khác học lịch sử là điểm tựa, là nền tảng cho các môn học khác như Địa Lí, Tiếng Việt .... Như chúng ta đã biết kiến thức Lịch sử ở Tiểu học: Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu ở các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nay; hoc sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống và góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen: Ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh; yêu thiên nhiên, con người, đất nước; Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hoá. Dạy Lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích, so sánh, đánh giá, hệ thống kiến thức về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, mốc thời gian. Phân môn Lịch sử góp phần hình thành, bồi dưỡng ở học sinh thái độ và thói quen: ham học hỏi, thích tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho người học. 1 Học Lịch sử là để hiểu, để sống và để rung động với những sự kiện lịch sử. Để rút ra những bài học về lòng yêu nước, về nhân văn, để thực hành lời Bác đã dạy. Do vậy việc khơi dậy niềm say mê, hứng thú học lịch sử là nhiệm vụ và mục đích của người giáo viên trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong những năm trở lại đây học sinh có xu hướng thiên về các môn Toán và Tiếng Việt, Ngoại ngữ, không chú ý đến Lịch sử. Phải chăng vì Lịch sử khó học, khó nhớ hay vì một lý do nào khác ? Hơn nữa trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, các em ngại đọc những bài học nhiều kênh chữ mà thích xem những sách nhiều kênh hình và các bộ phim hoạt hình,... Vì vậy muốn các em học tốt môn học thì điều trước tiên phải tạo cho các em say mê và hứng thú với môn học. Nhưng hiện nay, một số giáo viên vẫn còn xem nhẹ môn Lịch sử mà chỉ tập trung thời gian, tâm sức vào hai môn Toán và Tiếng Việt dẫn đến việc dạy lịch sử đôi khi còn cắt xén thời gian cho môn học khác. Đa số học sinh còn thờ ơ, không hứng thú, ngại học Lịch sử. Các em không nhớ được các sự kiện, nhân vật, mốc thời gian lịch sử nên chất lượng dạy - học môn này còn hạn chế so với các môn học khác. Với tinh thần " học mà chơi, chơi mà học", trò chơi thực sự là một phương tiện hữu hiệu để tạo ra sự hài hoà, thoải mái, không rập khuôn, khô cứng, đảm bảo tính tự nhiên cho cuộc sống cũng như trong học tập của học sinh tiểu học một cách hứng thú và bổ ích. Cùng với những kinh nghiệm chỉ đạo chuyên môn tôi thấy phân môn Lịch sử có nhiều kiến thức thực tế trong đời sống, mặt khác phân môn học này có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với các môn học khác, hỗ trợ cho các em về mặt kiến thức và giúp các em mở rộng hiểu biết. Từ trước đến nay đã có nhiều đồng nghiệp quan tâm và nghiên cứu về vấn đề dạy và học Lịch sử nhưng các đề tài đó chỉ đi sâu vào một khía cạnh nhất định như : giúp học sinh yêu thích phân môn Lịch sử; phát huy tính tích cực của học sinh khi học phân môn Lịch sử; ...Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo việc 2 thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ". 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. a. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu mà đề tài này hướng tới chính là tập trung đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra một số biện pháp để chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức trò chơi khi dạy lịch sử ở Tiểu học theo hướng đổi mới phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, vận dụng tính ưu việt của mô hình VNEN, giúp giáo viên có một số biện pháp để dạy tốt hơn phân môn Lịch sử. Khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh. Trang bị, cung cấp cho học sinh những biện pháp, kĩ năng để học tốt phân môn Lịch sử, để các em hiểu và yêu thích phân môn này. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử lớp 4. b. Nhiệm vụ của đề tài Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu (phương pháp trò chơi trong dạy học) của giáo viên ở trường tiểu học. Thiết kế các loại trò chơi trong dạy học phân môn Lịch sử và cách thức sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong dạy học phân môn Lịch sử. Nghiên cứu những biện pháp giúp giáo viên có định hướng đúng đắn trong việc thiết kế, lựa chọn trò chơi học tập, tạo tiết học sinh động, nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao trong dạy học Lịch sử khi thực trạng ở trường tổ chức tiết học còn nặng nề, mang tính truyền thống. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi khi dạy lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong, 4. Giới hạn của đề tài. 3 Giáo viên và học sinh lớp 4, trường Tiểu học Lê hồng Phong, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk, năm học 2016-2017 và học kì I năm học 2017- 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động; - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. c. Phương pháp thống kê toán học II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Đai- ri nhà giáo dục Liên-xô cũ đã từng nói: “ Dạy Lịch sử cũng như dạy bất cứ thứ gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại”. Như vậy mục đích của dạy học lịch sử là người giáo viên không chỉ giúp học sinh hình dung, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà việc dạy học lịch sử là tái tạo lại “hiện thực quá khứ lịch sử “ đó cho người học thông qua những chứng cứ vật chất, dấu vết lịch sử để lại. Nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập vào mục đích giáo dục và phát triển một số năng lực, phẩm chất trí tuệ cho HS, mà tiêu biểu là các nhà sư phạm nổi tiếng như T.M. Babunova, A.K. Bodarenco, ….. Với khuynh hướng này, trò chơi học tập được xem như là một phương pháp dạy học hiệu quả, góp phần 4 quan trọng vào việc nâng cao tính tích cực, độc lập trong quá trình nhận thức của HS. Mục đích cuối cùng là giúp người học có thể hình dung được về con người và hoạt động của con người trong bối cảnh thời gian, không gian lịch sử nhất định. Vậy để thực hiện mục đích đó, ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em trên lớp, giáo viên nên hướng dẫn để các em tự tìm ra kiến thức, mở rộng hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau và tự các em chuyển tải những thông tin đó đến bạn bè. Khi đó, các em sẽ càng say mê tìm tòi, nghiên cứu, dần dần hình thành ở các em tình yêu môn học. Về mặt giáo dưỡng, lịch sử là một môn học mang tính giáo dục chính trị sâu sắc. Về giáo dục, cung cấp cho học sinh những hiểu biết về những thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc và nhìn thấy được toàn cảnh lịch sử thế giới trong quá khứ. “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, vì thế việc giảng dạy lịch sử như thế nào để cho học sinh chúng ta “…phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là nhiệm vụ rất to lớn nhưng đầy vẻ vang của người thầy giáo. Nhưng trong thực tế, một bộ phận giáo viên và cả học sinh vẫn còn những nhận thức chưa đúng về phân môn Lịch sử, không dành sự quan tâm đến môn học này dẫn đến chất lượng dạy và học chưa cao. Như vậy muốn đào tạo con người phát triển toàn diện thì vấn đề cấp thiết là thay đổi cách dạy, cách học phân môn Lịch sử. 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu ** Ưu điểm: Trước khi thực hiện đề tài này thì trường tiểu học Lê Hồng Phong thực hiện chương trình VNEN đã được 4 năm. Với mô hình dạy học hợp tác này (học sinh chủ động học tập, tự khám phá chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người định hướng, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở để học sinh nắm được kiến thức). Vì vậy những học sinh chậm tiến được giáo viên hỗ trợ kịp thời. Chuyên môn đã tổ chức một số chuyên đề, hội giảng về các tiết dạy lịch sử với một số dạng bài lịch sử để giáo viên trao đổi học hỏi và rút kinh nghiệm. Trong giảng dạy giáo viên đã khai thác dụng đồ dùng dạy học và phương 5 tiện dạy học và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dạy lịch sử. Một số tiết học giáo viên đã tổ chức các trò chơi học tập để củng cố kiến thức cũ hay ghi nhớ kiến thức mới,... xong các trò chơi chưa thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các đối tượng học sinh. Về nội dung chương trình Lịch sử lớp 4 theo mô hình trường học mới VNEN cũng giống như chương trình trước đây nhưng cách chia nội dung bài trong tài liệu Hướng dẫn học thì mỗi bài được tích hợp nhiều nội dung, gồm một chuỗi sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử nhất định. Thời lượng dành cho mỗi bài học thường là 2 đến 3 tiết. Nội dung bài khá dài và dàn trải. Như vậy việc chia nội dung bài học theo từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử, nội dung từng phần không tách bạch rõ ràng, sắp xếp một số chỗ chưa lôgic gây khó hiểu cho học sinh trong việc tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Do đó giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung từng bài để thiết kế các tiết dạy hấp dẫn, gây hứng thú cho các học sinh thông qua trò chơi học tập. Khi đề tài được áp dụng trong một học kì thì kết quả mang lại rõ rệt. Đa số học sinh có kĩ năng mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi, tích cực thảo luận nhóm và tự nghiên cứu sách giáo khoa. Ngoài ra các em còn tự tìm hiểu thông tin bài học trước qua nhiều kênh thông tin. Do đó các tiết học lịch sử trở thành những tiết học lý thú của cả cô và trò, các em nhớ các sự kiện lịch sử để tham gia tốt vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: “Rung chuông vàng”, chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn”,… ** Hạn chế Tuy nhiên do kiến thức của Lịch sử lớp 4 quá xa so với thời đại của các em hiện nay nên cả giáo viên và học sinh cảm thấy khó hiểu, đồ dùng dạy học ít, khó sưu tầm về tranh ảnh; giờ học trở nên khô khan, nhàm chán với những sự kiện tẻ nhạt, những con số vô hồn, ít đọng lại trong tâm trí non nớt của trẻ thơ. 6 Thiết bị dạy học phục vụ cho phân môn Lịch sử đã được các cấp và nhà trường đầu tư, trang bị nhưng cũng không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy học Lịch sử. Các tranh, ảnh, mô hình, sa bàn, tư liệu lịch sử … còn ít. Một vài giáo viên chưa đầu tư cho việc nghiên cứu, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, chưa có phương pháp dạy hiệu quả để lôi cuốn người học; có đưa trò chơi vào dạy học các bài Lịch sử nhưng chưa nhiều, ít đầu tư suy nghĩ nên dẫn đến tiết học không có sự đổi mới, khởi sắc, đơn điệu trong hình thức tổ chức. Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi ấy mang lại ý nghĩa gì? Vận dụng kiến thức gì cho môn học. Khi tổ chức các trò chơi thì giáo viên giao việc cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể. Thời gian quy định cho mỗi hoạt động chơi chưa rõ ràng. Học sinh thiếu mạnh dạn, tự tin khi tham gia các trò chơi truyền thống khô khan, nhàn chán dẫn đến thái độ chán học Lịch sử. Chính vì những nguyên nhân đó bản thân tôi cần nhận thấy phải có những phương pháp dạy học phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử 4 theo cách dạy học mà chơi, chơi mà học. ** Nguyên nhân Lịch sử là những việc đã diễn ra và tồn tại trong quá khứ, một số từ ngữ “cổ, từ Hán Việt” không được chú thích nên gây khó hiểu cho học sinh. Mặc khác các em được sinh ra và lớn lên trong thời bình, nên các em chưa và không hiểu nhiều đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông. Đối với các em thì đó là những chuyện của ngày xưa ngày xửa, nó quá xa vời mà các em chỉ mới xem qua phim hoạt hình và đọc truyện lịch sử. Các em ít tìm tòi về lịch sử mà chỉ dành nhiều thời gian cho môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh. Nhiều em có tâm lí sợ học lịch sử vì cho rằng môn học này “khô, khổ, khó”. Khô vì giờ học tẻ nhạt, đơn điệu và nhàm chán. Khổ vì phải quan sát, phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát, hệ thống hóa, kể chuyện, đóng vai. Khó vì 7 phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện, nhân vật, mốc thời gian mà điều này đối với người lớn cũng hết sức khó khăn huống chi là trẻ nhỏ. Từ đó học sinh không hứng thú, học vẹt, học chỉ để trả bài, để qua các lần kiểm tra chứ hiểu và yêu thích phân môn này thì rất ít. Ở lớp 4, Lịch sử là một phân môn hoàn toàn mới mẻ đối với các em, nhiều em còn bỡ ngỡ, chưa có cách học phù hợp để mang lại hiệu quả. Thời lượng của một tiết học phân môn Lịch sử không quá 40 phút nên rất gò bó, eo hẹp khó có thể tổ chức trò chơi một cách thoải mái để đạt được hiệu quả cao. Một số giáo viên còn ít có sự đầu tư, chưa mạnh dạn điều chỉnh nội dung và thay đổi hình thức dạy học, ngại tổ chức các trò chơi học tập trong các tiết dạy lịch sử nếu có tổ chức chỉ mang tính hình thức vì để chuẩn bị cho một trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều (đồ dùng học tập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức, cách tổ chức….), nhất là ngại tổ chức các trò chơi khi soạn giáo án điện tử. Chính vì vậy mấy năm gần đây đa số học sinh không thích học và ít nhớ những kiến thức về lịch sử “cổ” do đó khi học lên các lớp trên các em không còn nhớ được nhiều kiến thức lịch sử này. Một số giáo viên còn ngại sưu tầm, thiết kế các trò chơi để phục vụ tiết dạy. Khi trong tiết dạy giáo viên như sợ học sinh không hiểu bài nên cố gắng nói nhiều và cho học sinh làm nhiều để nắm bài, không dành thời gian chơi trò chơi. Một số học sinh bị hổng kiến thức nên trong khi chơi không tự tin tham gia hết mình. Nhiều học sinh còn lơ đãng trong quá trình học làm hiệu quả trò chơi hoặc kết quả đạt được chưa cao. - Qua điều tra khảo sát thực tế 5 lớp của khối Bốn trước khi thực hiện đề tài như sau: Sự yêu thích học phân môn Lịch sử của học sinh như sau Mức độ yêu thích Say mê hứng thú Lớp 4A Lớp 4 B Lớp 4C Lớp 4 D Lớp 4 E Tổng 26 25 18 18 23 110 5 5 4 3 4 21 8 Thích học 17 17 11 12 13 70 Không hứng thú 4 3 3 3 6 19 Kết quả cuối năm học 2015- 2016 môn Lịch sử và Địa lí của toàn khối như sau: Lớp 4A Lớp 4 B Lớp 4C Lớp 4 D Lớp 4 E Tổng 26 25 18 18 23 110 Hoàn thành tốt 5 5 4 3 4 21 Hoàn thành 19 19 14 15 18 85 Chưa hoàn thành 2 1 0 0 1 4 Trăn trở trước những thực trạng nêu trên, tôi nhận thấy dạy học bằng trò chơi sẽ tạo nên hứng thú và rèn luyện được khả năng phát triển tư duy rất tốt cho học sinh, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập. Để khắc phục thực trạng nên trên và nâng cao chất lượng dạy học, giáo viên cần sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau. Trong đó “ cần sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các trò chơi” trong dạy học Lịch sử là cần thiết. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học, với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở bậc Tiểu học theo phương châm “Nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và hiệu quả hơn”. Việc “sử dụng có hiệu quả các trò chơi” sẽ có tác dụng phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập, giáo dục kĩ năng giao tiếp, tự tin cho học sinh. Qua đó học sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên làm cho giờ học sinh động hơn, tự nhiên hơn. Điều đó giúp các em biết và hiểu môn học sâu sắc hơn, tránh được sự gò bó, áp đặt trong lĩnh hội kiến thức. Từ đó các em sẽ biết yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước; các em biết tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa; các em sẽ tự hào về đất nước, con người Việt Nam. 2. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp Để nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Lịch sử lớp 4, tôi đã đưa ra những biện pháp giúp giáo viên có định hướng đúng đắn trong việc thiết kế, 9 lựa chọn trò chơi học tập, tạo tiết học sinh động, nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao trong dạy học để giúp giáo viên và học sinh yêu thích Lịch sử. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên xác định đúng vị trí, mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng và đặc trưng bộ môn, nắm vững kiến thức Lịch một cách có hệ thống. Nói đến Lịch sử là nói đến từng giai đoạn lịch sử, mốc thời gian, các sự kiện lịch sử , các triều đại, các cuộc khởi nghĩa và những anh hùng dân tộc ứng với mỗi triều đại , mỗi cuộc khởi nghĩa đó. Việc nắm kiến thức Lịch sử logic chính xác, có hệ thống của giáo viên là rất cần thiết, giúp học sinh định hướng và hiểu đúng về một thời kì lịch sử, nhân vật lịch sử và những trận đấu tranh oanh liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Thực tế cho thấy một số ít giáo viên chưa xác định được đúng đặc trưng của môn Lịch sử, mỗi tiết lên lớp chỉ cung cấp cho học sinh đủ, đúng kiến thức trong sách giáo khoa, ít mở rộng, liên hệ những kiến thức về hiện tại, chưa thiết lập được cho học sinh mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với nhau, hệ thống kiến thức không lôgic nên dẫn đến tình trạng giáo viên cung cấp đến đâu thì học sinh chỉ hiểu và biết đến đó, hết giờ học gấp sách lại là kiến thức cũng “gấp” lại luôn. Nên đối với giáo viên việc đọc nhiều sách báo, nghiên cứu tài liệu, lấy thông tin, sư tầm tư liệu có liên quan trong thời điểm hiện tại một cách cập nhật là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với phân môn Lịch sử. Phụ trách chuyên môn nhà trường tạo điều kiện để các tổ chuyên môn sinh hoạt, giáo viên hệ thống hóa kiến thức môn mình giảng dạy, tránh dạy lớp nào biết lớp đó. Kiến thức Lịch sử được trình bày trong SGK và SGV hướng dẫn rất đơn giản, ngắn gọn, nó như cái cốt, cái lõi để dựa vào đó giáo viên biết cách khai thác, hướng dẫn giúp học sinh tìm đúng nội dung, hiểu chính xác kiến thức được truyền tải. Chính vì vậy ngoài việc nắm vững kiến thức Lịch sử trong sách giáo khoa Tiểu học giáo viên cần phải chú trọng việc bồi dưỡng kiến thức, tư liệu, cập nhật kip thời thông tin qua nhiều nguồn khác nhau, khai thác có hiệu 10 quả tài nguyên mạng, trong các cuốn sử liệu...để truyền thụ đến học sinh một cách chính xác. Ví dụ: Một số yếu tố cơ bản trong chương trình phân môn Lịch sử lớp 4 Giai đoạn Thời Triều đại trị vì lịch sử gian Tên nước- kinh đô Nội dung cơ bản của lịch sử. Nhân vật lịch sử tiêu biểu Buổi Khoảng Các Vua Hùng, đầu 700 nước Văn Lang, quán riêng. dựng năm đóng đô Phong nước và TCN Châu- Phú Thọ. Hình thành đất nước với phong tục, tập Đạt được nhiều thành tựu như: đúc đồng( trống đồng), xây thành Cổ Loa. giữ đến An Dương Vương, nước năm nước Âu Lạc, đóng 179 đô ở Cổ Loa. TCN Hơn Từ năm Các triều đại Trung 1000 179 năm đấu TCN Quốc thay Hơn 100 năm nhân dân ta anh dũng nhau đấu tranh. thống trị nước ta Có nhiều nhân vật và cuộc khởi nghĩa tranh đến tiêu biểu như: Hai Bà Trưng, Bà giành năm Triệu... lại độc 938 Với chiến thắng Bạch Đằng 938, Ngô lập Quyền giành lại độc lập cho đất nước ta. Buổi Từ 938 đầu độc đến lập 1009 Nhà Ngô, đóng đô ở Sau ngày độc lập, nha nước đầu tiên đã Cổ Loa. được xây dựng. Khi Ngô Quyền mất, đất nước lâm vào thời kì loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh là người dẹp loạn thống nhất đất nước. 11 Đinh Bộ Lĩnh mất, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn lên ngôi lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược Tống. Nước 1009- Nhà Lý, nước Đại Xây dựng đất nước thinh vượng về Đại Việt 1226 Việt, kinh đô Thăng nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, thời Lý Long. cuối triều đại vua quan ăn chơi xa xỉ nên suy vong. Đánh tan quân xâm lược nhà Tống lầ thứ hai. Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt... Nước 1226- Triều Trần, nước đại Tiếp tục xây dựng đất nước, đặc biệt Đại Việt 1400 Việt, kinh đô Thăng chú trọng đắp đế, phát triển nông thời Long Trần nghiệp. Đánh bại cuộc xâm lược của giặc Mông- Nguyên. Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản... Nước Thế kỉ Nhà Hồ, nước đại 20 năm chống giặc Minh, giải phóng Đại Việt XV ngu, kinh đô Tây Đô. đất nước( 1407- 1428). buổi Nhà Hậu Lê, nước Tiếp tục xây dựng đất nước, đạt được đầu thời Đại Việt, kinh đô đỉnh cao trong mọi lĩnh vực thời Lê Hậu Lê Thăng Long. Thành Tông. Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông 12 Nước Thế kỉ Triều Lê suy vong Đại Việt XVIthế kỉ XVIII XVI- Triều Mạ Trịnh- Nguyễn Các thế lực phong kiến tranh nhau quyền lợi, nhà lê suy vong, đất nước loạn lạc bởi nội chiến, kết quả chia cắt thành Đàng Trong- đàng ngoài hơn 200 năm. XVIII Cuộc khai hoang phát triển mạnh ở đàng Trong. Thành thi phát triển. Triều Tây Sơn Nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền họ Nguyễn, học Trịnh. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Thanh. Bước đầu xây dựng đất nước. Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Quang Trung.. Buổi 1802- Triều Nguyễn, nước Họ Nguyễn thi hành nhiều chính sách đầu thời 1858 Đại Việt, kinh đô để thâu tóm quyền lực. Nguyễn Huế. Xây dựng kinh thành Huế. Như vậy xác định đúng vị trí, mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng và đặc trưng của môn học này được sẽ giúp người giáo viên xây dựng được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, thiết kế được các trò chơi phù hợp sẽ truyền thụ được hết nội dung kiến thức Lịch sử đến với các em, giúp các em hiểu được sâu sắc được nội dung bài học. Biện pháp 2. Bồi dưỡng kĩ năng soạn và trình chiếu giáo án điện tử, thiết kế các trò chơi cho giáo viên: 13 Việc ứng dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả thiết thực hay không phụ thuộc chủ yếu vào người giáo viên. Vì vậy người giáo viên cần phải mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng các Slides trong việc tổ chức các trò chơi học tập sẽ giúp rèn luyện được nhiều kĩ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác. BGH triển khai tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, các Môdun có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng kiến thức và vận dụng vào thực tiễn dạy học. Bồi dưỡng giáo viên thực hành soạn và trình chiếu Power Point, tìm kiếm thông tin trên mạng. Tổ chức có chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn, chú trọng đề chuyên đề: Nâng cao kĩ năng soạn và trình chiếu giáo án điện tử, thiết kế các trò chơi cho giáo viên. Giáo viên tích cực tự học, tự tham gia các lớp tập huấn hoặc qua các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao kĩ năng thực hành soạn và trình chiếu Power Point. Ta dễ dàng thấy rằng trò chơi khi xây dựng bằng giáo án điện tử có nhiều ưu điểm: + Trong cùng một khoảng thời gian như nhau nếu tổ chức trò chơi bằng hình thức thủ công sẽ tốn nhiều công, nhiều kinh phí cho việc chuẩn bị đồ dùng, nhưng nếu thiết kế bằng giáo án điện tử sẽ tốn ít thời gian, truyền tải được nhiều nội dung cùng một lúc. + Trò chơi bằng giáo án điện tử có thể một lúc kiểm tra được nhiều học sinh, nhiều đối tượng học sinh tham gia cùng một lúc. + Khi kiểm tra câu trả lời, sự phản hồi của học sinh, giáo viên dễ dàng bật máy và bấm nút để kiểm tra. Tiện lợi nhất là câu trả lời trắc nghiệm đúng/ sai. + Giáo án điện tử thực sự có những hình ảnh đẹp, mới lạ, sống động nhiều trường hợp có cả âm thanh. Nên kiến thức trở nên gần gũi, học sinh dễ hiểu và thực tế hơn. + Tiết kiệm được đồ dùng. 14 Qua từng đợt BGH có đánh giá việc soạn giáo án điện tử và vận dụng vào thực tiễn dạy học của giáo viên. Biện pháp 3. Trang bị cho giáo viên những kiến thức, kĩ năng sư phạm khi tổ chức trò chơi học tập môn Lịch sử: ** . Hiểu thế nào là “Trò chơi học tập”? Muốn tổ chức tốt một trò chơi thì trước hết người dạy phải hiểu thế nào là trò chơi ? Trò chơi học tập là trò chơi có luật, trong đó có nội dung tri thức gắn liền với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi, học sinh được củng cố vận dụng các kiến thức, nội dung đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó trẻ được học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức. Một trò chơi nói chung, trò chơi học tập nói riêng chỉ trở thành trò chơi thực sự khi những người chơi thực hiện hành động chơi. Do đó nếu hành động chơi đòi hỏi những kiến thức, kĩ năng học sinh chưa có thì trò chơi đó không có tác dụng đối với các em. Trò chơi Lịch sử là trò chơi trong đó có chứa đựng một trong các yếu tố về Lịch sử. * Các trò chơi khi dạy lịch sử: 1. Trò chơi "Nối nhanh tay". 2. Trò chơi " Buộc dây cho bóng". 3. Trò chơi " Ai nhanh ai đúng". 4. Trò chơi "Ô chữ kì diệu". 5. Trò chơi " Kết bạn". 6. Trò chơi " Đố vui". 7. Trò chơi " Thử tài đoán nhanh". 8. Trò chơi " Gửi thư nhanh". 9. Trò chơi " Điền đúng điền nhanh". 15 10. Trò chơi " Đoán tên nhân vật"... **. Nguyên tắc khi thiết kế và tổ chức trò chơi. - Chọn trò chơi phù hợp với từng bài học, bám chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu bài học và phù hợp với điều kiện của học sinh, lớp học. - Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi. - Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn cho học sinh. - Biên soạn trò chơi phải xác định thời gian trong từng tiết dạy (3-5 phút). - Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh và tạo được tâm lý thoải mái, hưng khởi trong học tập. - Tùy mỗi bài học để thay đổi trò chơi nhằm thu hút học sinh và không nên lạm dụng quá nhiều trò chơi trong một tiết học. - Khi tổ chức trò chơi giáo viên phải động viên, khích lệ học sinh tham gia chơi bằng nhiều hình thức, tránh chê trách các em khi thua cuộc.Có thể nói cùng với học thì chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu học. Dù không phải là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống và học tập của trẻ. Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá các kiến thức của các em nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động học tập trên lớp, làm không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng, tự nhiên, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học là: “ Học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy vận dụng trò chơi học tập một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. ** Hiểu vai trò, ý nghĩa của trò chơi học tập khi dạy Lịch sử ở trường tiểu học. 16 Trong giảng dạy nói chung và dạy lịch sử nói riêng, tổ chức trò chơi học tập có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với các em: - Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp học tập thụ động trước đây,làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác dễ chịu giúp học sinh hứng thú, tích cực tìm hiểu, khám phá và tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hơn. - Rèn kĩ năng hợp tác theo nhóm, giao tiếp, ứng xử mọi tình huống khi tham gia vào trò chơi. - Tạo cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện óc tư duy để hoàn thiện bản thân. - Qua trò chơi kích thích học sinh vận dụng những kiến thức đã học, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán, suy luận… Từ đó giúp các em xử lý các tình huống trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện mới của xã hội. - Thông qua trò chơi giúp các em sống có kỉ luật, có nề nếp, có tình đoàn kết tương thân tương ái, lòng trung thành và có trách nhiệm lẫn nhau từ đó các em sẽ yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, các em sẽ tôn trọng và bảo vệ. ** Giáo viên chủ động, mạnh dạn đổi mới PPDH trong từng bài dạy cụ thể: Định hướng dạy học theo phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò chủ đạo thì việc chủ động đưa phương pháp mới vào dạy học Lịch sử là cần thiết, phục vụ thiết thực cho dạy học nhẹ nhàng, tích cực, ở mỗi bài học, tiết học giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp. Có thể một tiết học sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học cốt sao để việc chuyển tải nội dung bài học một cách dễ hiểu đến với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Sử dụng phù hợp các phương pháp dạy học Lịch sử góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Biện pháp 4. Chỉ đạo giáo viên tuân thủ các yêu cầu khi thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử: 17 - Xây dựng và sử dụng các trò chơi trong dạy học lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành củng cố tri thức cho học sinh, đây là hình thức để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bởi vì, khi hoàn thành các trò chơi học sinh sẽ nhận thấy những thiếu sót của mình, giáo viên biết kết quả nắm kiến thức của học sinh. Song để có được các trò chơi trong dạy học lịch sử có chất lượng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo và dày công thiết kế. Đặc biệt nó đòi hỏi mỗi GV thật sự phải có tâm huyết với nghề nghiệp. - GV đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo,các loại tài liệu để lựa chọn đúng vấn đề, xác định nội dung, khối lượng của trò chơi cho phù hợp, trên cơ sở đó xây dựng ,thiết kế được những trò chơi phù hợp với tính chất của bài học ,phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và thời lượng tiết học. - Học sinh phải có sự chuẩn bị trước ( theo hướng dẫn phân công của GV), đây là điều rất quan trọng bởi vì phần lớn kiến thức chủ yếu các em đã quên hoặc nhớ không chính xác. Mặt khác, cho các em chuẩn bị trước ở nhà là cách dạy học tích cực, học sinh chủ động nắm vững kiến thức và được đối chiếu kiến thức đó trong tiết dạy của giáo viên . - Các trò chơi phải phục vụ đúng yêu cầu của bài học, bám sát mục tiêu của bài, mục tiêu của các tiểu mục, hay của 1 chương… kể cả mục tiêu về kiến thức, về kĩ năng,về tư tưởng tình cảm. - Hệ thống câu hỏi, bài tập được áp dụng trong các trò chơi phải phong phú, đủ các dạng trong tiết học (có câu hỏi tái hiện, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi nêu vấn đề…), đảm bảo tính vừa sức học sinh (học sinh năng khiếu và học sinh chậm tiến) để các em đều có thể tham gia một cách tích cực trong giờ học lịch sử. Những yêu cầu trên giúp cho việc nhận thức lịch sử của học sinh được vững chắc, sâu sắc. Tránh tình trạng “học trước quên sau” hoặc chỉ học thuộc lòng mà không hiểu bài . 18 Biện pháp 5. Giúp giáo viên tiến hành tốt các bước khi tổ chức các trò chơi học tập: Trong dạy học Lịch sử, trò chơi vô cùng quan trọng là phương pháp củng cố kiến thức, chốt kiến thức một cách khéo léo, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả. Muốn vậy phụ trách chuyên môn giúp giáo viên tổ chức tốt trò chơi học tập theo các bước sau: Bước 1: Lựa chọn trò chơi. Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học mà giáo viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp, sao cho trò chơi nào cũng trả lời được câu hỏi: Với mục đích, nội dung của bài học này, có thể lựa chọn những loại trò chơi nào? Trò chơi nào sẽ đạt hiệu quả tốt nhất? Có như vậy việc lựa chọn trò chơi và tổ chức tiến hành chơi sẽ đúng hướng và đạt kết quả tốt. Thông thường đối với những bài học giới thiệu có thể sử dụng trò chơi “Ai đúng, ai nhanh”; đối với những bài ôn tập, có thể sử dụng trò chơi “Ô chữ kì diệu”, hoặc “Hái hoa dân chủ”; “Rung chuông vàng”, “Ra câu đố”... Sau khi lựa chọn trò chơi, giáo viên chuẩn bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi, kế hoạch chơi, kể cả những phần thưởng cho những người tham gia và người thắng cuộc. Bước 2: Giới thiệu và tổ chức trò chơi. Giáo viên nêu tên trò chơi, chủ đề chơi, giải thích rõ mục đích, yêu cầu, cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua cho học sinh . Giáo viên giới thiệu một cách hẫp dẫn, ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, giới thiệu và giải thích phải đơn giản, dễ hiểu để các em nắm vững và hiểu trò chơi, cách chơi. Nếu học sinh chưa biết trò chơi đó giáo viên giải thích và cho học sinh chơi thử trước; nếu học sinh đã biết và nắm vững trò chơi giáo viên không cần giải thích nhiều chỉ cần nêu luật chơi. Bước 3: Tổ chức tiến hành trò chơi. Để trò chơi đạt kết quả tốt, sau khi hướng dẫn và giải thích xong nên cho học sinh chơi thử vài lần và như vậy các em sẽ nắm vững cách chơi, cũng có thể 19 khi cho học sinh chơi thử xong giáo viên rút kinh nghiệm và điều chỉnh một vài yêu cầu nếu thấy cần thiết. Trong khi học sinh chơi giáo viên là trọng tài theo dõi diễn biến trò chơi để có những nhận xét đánh giá đúng đắn khách quan. Để trò chơi thực sự sôi động hấp dẫn cần sự động viên cổ vũ của tập thể đồng thời giáo viên kịp thời uốn nắn các trường hợp không trung thực hoặc vi phạm luật chơi. Bước 4: Nhận xét đánh giá kết quả. Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả một cách khách quan công bằng giáo viên thống kê những ưu, nhược điểm của từng cá nhân, từng đội cụ thể: Về thời gian, ai hoàn thành trước, kết quả đúng hay sai, số người vi phạm luật lệ. Dựa vào yêu cầu, nội dung chơi và kết quả. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Giáo viên dành ít phút biểu dương khen ngợi những cá nhân, đội chơi đạt kết quả tốt, hoạt động tích cực. ** Một số trò chơi thường sử dụng: Ví dụ 1: Khi dạy Củng cố các cuộc khởi nghĩa của nhân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc thì sẽ cho tổ chức trò chơi " Nối nhanh tay" - Chuẩn bị: 2 tờ giấy có ghi đầy đủ các nội dung chơi, 2 bút dạ. - Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 6 học sinh. Giáo viên cho cả lớp cùng quan sát, sau đó giáo viên phát cho hai nhóm, mỗi nhóm 1 tờ giấy có nội dung như trên màn hình, mỗi đội có 15 giây đọc các thông tin trên bảng. Sau khi giáo viên hô "1, 2, 3. Bắt đầu!" và tính giờ thì mỗi đội cử 1 em lên nối, nối xong em đó trở về đứng cuối hàng em thứ hai mới được lên. Cứ như vậy cho đến học sinh cuối cùng. Hết giờ đội nào nối đúng nhiều hơn, thời gian nhanh hơn, nối đẹp hơn đội đó là đội thắng cuộc. - Nội dung trò chơi" nối nhanh tay": 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan