Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 4 Skkn một số kỹ năng để dạy tốt môn địa lí lớp 4...

Tài liệu Skkn một số kỹ năng để dạy tốt môn địa lí lớp 4

.DOC
22
389
71

Mô tả:

I. Mở đầu 1. Lý do chọn sáng kiến Trong chương trình Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng môn Địa lí lớp là môn học mới đối với học sinh. Vì ở lớp 3 các em chưa được làm quen với môn học này. Bên cạnh đó, học sinh và phụ huynh học sinh chưa dành nhiều thời gian cho môn học mà chủ yếu đầu tư nhiều thời gian cho môn Toán và môn Tiếng Việt, xem môn Địa lí là môn học phụ. Sau khi được phân công dạy môn Địa lí chúng tôi thật sự băn khoăn làm thế nào để học sinh yêu thích, có hứng thú học môn Địa lí và nhận thấy được tầm quan trọng của môn học và là cơ sở học tập ở các lớp trên. Tiểu học là nền tảng, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách của các em. Chính vì vậy luật giáo dục đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tạo hứng thú cho học sinh.” Vậy xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, sự yêu thích môn học, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục và đào tạo là tạo ra con người mới, phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. Để môn Địa lí không còn xa lạ, chán nản với học sinh và làm cho các bậc phụ huynh đầu tư thời gian cho môn Địa lí nhiều hơn.Với những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài “Một số kỹ năng để dạy tốt môn Địa lí lớp 4B Trường Tiểu học xã Vân An”. 2. Mục tiêu sáng kiến - Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc. 1 - Học sinh biết được các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam. - Kết hợp quan sát, phân tích số liệu bản đồ, lược đồ. - Biết đọc và phân tích các bảng số liệu. - Bồi dưỡng cho học sinh tính ham học hỏi, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh, vị trí địa lí. Từ đó học sinh thêm yêu thiên nhiên, yêu đất nước và con người Việt Nam. 3. Phạm vi sáng kiến (đối tượng, không gian, thời gian) Đối tượng: Một số kỹ năng dạy tốt môn Địa lí ở lớp 4B Trường Tiểu học xã Vân An. Không gian: Nghiên cứu trong phạm vi giảng dạy môn Địa lí ở lớp 4B Trường Tiểu học xã Vân An. Thời gian: Thực hiện từ tháng tháng 9 năm 2018 đến tháng 5/2019. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Cơ sở lý luận “Giáo dục là sự nghiệp đào tạo và xây dựng con người vừa phục vụ nhiệm vụ kinh tế - xã hội trước mắt, vừa chuẩn bị cho đất nước bước vào những giai đoạn phát triển lâu dài” và nhiệm vụ trung tâm của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có ý thức làm chủ, có tri thức, thành thạo nghề nghiệp và có thái độ lao động tích cực, sáng tạo…” Đó là nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi mỗi môn học trong nhà trường phổ thông phải dựa vào đặc trưng bộ môn để xác định rõ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình trong nhiệm vụ chung. Cũng như tất cả các môn học khác, môn Địa lí, có khả năng cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên, về kinh tế - xã hội. Môn Địa trang bị cho học sinh một số kĩ năng, kĩ xảo để học sinh vận dụng các kiến thức của khoa học địa lí vào thực tiễn, làm quen với các phương pháp nghiên cứu, quan sát, điều tra, làm việc với bản đồ, với các số liệu thống 2 kê kinh tế v.v…để sau này các em không bỡ ngỡ trước những hoạt động phức tạp và đa dạng của cuộc sống. Môn Địa lí bồi dưỡng cho học sinh một thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn Như chúng ta đã biết, Địa lí là một môn học có tính tổng hợp. Nó nghiên cứu những vấn đề rất phức tạp về mặt không gian lãnh thổ, trong đó các yếu tố thành phần gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Trong quá trình học tập Địa lí, học sinh luôn luôn phải tìm hiểu các mối liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển. ngừng của chúng. Việc học tập Địa lí cũng dần dần làm cho học sinh nhận thức được vai trò của tự nhiên, con người trong các hoạt động kinh tế- xã hội trên lãnh thổ. Tự nhiên chỉ chứa đựng những khả năng tiềm tàng còn việc khai thác chúng được nhiều hay ít, hợp lí hay không là do con người, do trình độ công nghệ, kĩ thuật và do phương thức sản xuất quyết định. Môn Địa lí như vậy là đã góp phần bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật lịch sử, duy vật kinh tế, tư duy sinh thái v.v… Môn Địa lí hình thành cho học sinh nhân các con người mới trong xã hội Môn Địa lí, nhất là Địa lí Việt Nam, có nhiều khả năng làm cho học sinh hiểu rằng: đất nước ta trước đây đã bị bóc lột, kìm hãm và tàn phá trong chiến tranh như thế nào, đời sống của nhân dân ta vì đâu mà nghèo khó v.v…Hiểu được như vậy, các em sẽ càng có quyết tâm lao động, xây dựng đất nước, càng thêm cảnh giác để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những thành quả lao động của mình. Như vậy, môn Địa lí không chỉ giáo dục cho học sinh long yêu nuớc, thái độ lao động nhiệt tình nói chung mà còn bồi dưỡng cho các em ý thức làm chủ, long mong muốn góp phần làm cho đất nước, quê hương giàu đẹp. Vậy xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, sự yêu thích môn học, đáp ứng được mục của tiêu Giáo dục & Đào tạo, tạo ra con người mới, phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. Với những lý do nêu trên, bản sáng kiến này chúng tôi xin nêu: “Một số kỹ năng để dạy tốt môn Địa lí lớp 4 B”. 2. Cơ sở thực tiễn 3 Trong những năm gần đây học sinh chưa thực sự cố gắng trong việc học phân môn Địa lí. Qua một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy rằng chất lượng học sinh không đồng đều. Một số học sinh ít được tiếp xúc về thế giới bên ngoài nên các em phân tích bảng số liệu, đọc và chỉ bản đồ, lược đồ còn lúng túng. Qua khảo sát đầu năm tôi thấy hầu hết học sinh còn gặp khó khăn trong phân tích bảng số liệu, đọc và chỉ bản đồ, lược đồ và tranh ảnh sự tìm tòi tư liệu, cách trình bày kết quả bằng lời nói, cách diễn đạt còn hạn chế và sơ sài. Để môn Địa lí không xa lạ, chán nản với học sinh và làm cho các bậc phụ huynh học sinh đầu tư thời gian cho môn Địa lí nhiều hơn. Bản thân tôi muốn góp phần nhỏ bé xây dựng một nền móng vững chắc cho các em học sinh hoàn thiện về mặt tri thức và nhân cách và có thể hiểu biết thêm về phân môn địa lí, để các em thêm yêu mến quê hương đất nước, yêu những gì mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Từ đó các em sẽ tích cực tự nguyện tham gia góp phần bảo vệ môi trường và trân trọng giữ gìn những thành tựu kinh tế đất nước. Để tự hào rạng danh nước Việt, sánh vai với các cường quốc năm châu. Từ những lí do khách quan và chủ quan trên, thông qua việc học tập và giảng dạy trong những năm qua, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu một số kĩ năng dạy tốt môn Địa lí lớp 4 nhằm tìm ra được phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp nhất, vận dụng tốt nhất cho quá trình giảng dạy. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nội dung và kết quả nghiên cứu Trường Tiểu học xã Vân An là trường đóng tại xã vùng III của huyện Chi Lăng số học sinh có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỉ lệ khá cao. Trong số học sinh nghèo và cận nghèo chiếm khá đông trong số học sinh toàn trường. Vì điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên một số gia đình lo làm ăn chưa chăm lo đến học tập của con em, một số gia đình đã quan tâm chăm lo cho con em nhưng chỉ đầu tư cho môn Toán và môn Tiếng Việt, coi môn Địa lí là môn phụ. Một số phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm để giúp các em học tốt môn Địa lí, chỉ quan tâm cho môn toán và tiếng việt. Coi môn Địa lí là môn 4 phụ. Học sinh lớp 4 lần đầu tiên được tiếp thu kiến thức mới đối với môn Địa lí, bước đầu được làm việc nhiều với bản đồ, lược đồ, tranh ảnh. Việc quan sát các sự vật, hiện tượng địa lí, tìm tòi tư liệu, cách trình bày kết quả bằng lời nói, cách diễn đạt còn hạn chế và sơ sài. Xuất phát từ thực trạng trên thì việc đầu tiên người giáo viên cũng phải nhận thức được tầm quan trọng của môn Địa lí, để giúp học sinh cũng như các bậc phụ huynh thật sự nhận thức được môn Địa lí nó không kém phần quan trọng so với môn Toán và môn Tiếng Việt. Cụ thể giáo viên cần: - Xác định môn Địa lí có những nội dung kế thừa của môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3. - GV cần tìm hiểu nội dung chương trình Tự nhiên và xã hội lớp 1, 2, 3. Qua đó, nắm nội dung nào các em đã học để giảng dạy không trùng lặp. - Từ những nội dung đã học, giáo viên truyền thụ sâu hơn tránh làm nhàm chán cho học sinh. - Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, tìm ra những điểm học sinh còn hạn chế để có thể giúp học sinh học tốt . - Việc hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích số liệu trên bản đồ, lược đồ, kỹ năng chỉ bản đồ cũng là phần vô cùng quan trọng dối với học sinh.Vì nếu quan sát, phân tích bản đồ, lược đồ, phân tích số liệu không chính xác thì dẫn đến không hiểu gì về các yếu tố địa lí. 1.1. Phương pháp thứ nhất: Giáo viên chuẩn bị bài kỹ lưỡng và xác định đúng mục tiêu của bài. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là khâu rất quan trọng. Tuy trong sách giáo viên đã có những mục tiêu cụ thể nhưng giáo viên rất dễ dạy thiếu mục tiêu hoặc chưa biết phải dạy như thế nào. Ở đây, tôi đề cập hai vấn đề trong mục tiêu khi dạy Địa lí: Khi nói tới Địa lí, chúng ta phải nghĩ đến điều kiện tự nhiên và điều 5 kiện kinh tế xã hội. Điều kiện tự nhiên chính là vị trí giới hạn, sông ngòi, khí hậu, địa hình…Điều kiện kinh tế xã hội là nói tới con người. Hai điều kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, ở điều kiện tự nhiên còn có mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau. Và mối quan hệ này được thể hiện rất nhiều trong chương trình Địa lí lớp 4. Vậy làm thế nào để nói được mối quan hệ này ? Thực ra, để dạy về mối quan hệ này không khó vì chương trình lớp 4 chỉ yêu cầu xác định mối quan hệ Địa lí đơn giản, không giải thích nhiều, học sinh chỉ cần hiểu, phân tích được vài yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lẫn nhau còn mức độ cao hơn các em sẽ được học ở chương trình Địa lí cấp Trung học cơ sở. Ví dụ: + Mối quan hệ giữa vị trí với khí hậu Vị trí địa lí sẽ ảnh hưởng tới khí hậu như vị trí nước Việt Nam kéo dài từ Bắc. - xuống Nam, nằm trong vòng đai nhiệt đới, phía Đông giáp biển Đông vì vậy sẽ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. + Mối quan hệ giữa vị trí, khí hậu, thực vật, động vật - Vị trí của thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nên có khí hậu lạnh, mát mẻ hơn thành phố Huế và nó trồng những loại cây phù hợp với khí hậu lạnh đó mà những vùng khác, thành phố khác không trồng được. +. Mối quan hệ giữa sông ngòi với địa hình : - Địa hình miền Trung nhỏ, hẹp nên đa số sông miền Trung ngắn, dốc. + Mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế Nước ta có khí hậu nhiệt đới phù hợp phát triển các loại cây ăn qủa. Như vậy qua những ví dụ cụ thể trên giáo viên có thể hình dung được các mối quan hệ Địa lí đơn giản. Tùy theo mục tiêu từng bài, giáo viên sẽ chốt kĩ những mối quan hệ này. Nếu những bài dạy đầu tiên giáo viên giúp các em xác 6 định những mối quan hệ Địa lí đơn giản thì những bài sau sẽ rất nhẹ nhàng vì học sinh đã quen đã hiểu và các em tự phân tích được ngay. 1.2 Phương pháp thứ hai: Khắc sâu, mở rộng kiến thức sau mỗi họat động dạy. Nếu giáo viên chỉ dạy những gì trong sách giáo khoa và sách giáo viên thể hiện thì chưa đủ. Vì chỉ dạy những gì trong sách thì chưa thấy được vai trò của giáo viên. Trong sách có sẵn câu hỏi, phần trả lời, học sinh chỉ cần xem là làm được. Vậy vai trò giáo viên phải làm gì ? Trước hết, chúng ta cần xác định dạy môn Tự nhiên và xã hội nói chung và Địa lí nói riêng là cung cấp thêm cho các em một số vốn sống phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em. Trẻ nhỏ thì mau quên nhưng cũng rất “tò mò”, thích khám phá. Vì vậy, trong qúa trình giảng dạy giáo viên chốt sâu kiến thức sẽ giúp các em hứng thú tìm tòi, yêu thích môn học hơn. Để làm được điều này, trước tiên giáo viên cần tham khảo sách, báo tư liệu, tranh ảnh …. liên quan đến nhiều môn chứ không riêng môn Địa lí. Cập nhật kiến thức thường xuyên như một thói quen thì lúc đó chúng ta sẽ nhớ lâu hơn. Tuy nhiên khi khắc sâu hay mở rộng kiến thức phải có sự lựa chọn, đảm bảo tính chính xác, bám sát vào nội dung bài đang dạy tránh sa đà đi qúa mục tiêu bài. Ví dụ: Bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn (trang 76 / Sách Lịch sử và địa lí lớp 4). Trong bài cho biết người dân xẻ sườn núi san thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc thang, như vậy chỉ cho thấy người dân làm ruộng bậc thang. Giáo viên cần chốt kĩ hơn, vì sao phải làm ruộng bậc thang mà không làm như ruộng ở đồng bằng vì địa hình ở đây dốc nếu làm như ở đồng bằng khi tưới nước sẽ chảy xuống thấp hết, lúa sẽ chết, còn ruộng bậc thang, từng bậc phẳng sẽ giữ lại nước cho cây. - Bài thành phố Đà Nẵng (trang.147 /Sách giáo khoa lớp 4). Trong sách cho biết Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp có một số hàng đưa đi nơi khác như vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, vải may quần áo, hải sản (đông lạnh, khô). Nếu chỉ như thế thì học sinh rất khó hình dung trung tâm công nghiệp. Sau này khi học 7 về một vùng một miền nào đó cũng có những sản phẩm như thế các em sẽ cho đó là trung tâm công nghiệp. Muốn vậy, giáo viên cần nêu thêm tại Đà Nẵng có rất nhiều nhà máy chế biến, đưa thêm số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục là trung tâm công nghiệp hơn. - 1.3 Phương pháp thứ ba: Nắm vững kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu. Đồ dùng dạy học không thể thiếu trong giảng dạy môn Địa lí là bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu … Vì bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về Địa lí. Do đó, giáo viên sử dụng bản đồ, lược đồ cần chính xác và hiệu qủa để khai thác kiến thức mới. Có lẽ, giáo viên cũng đã nắm được trình tự sử dụng bản đồ nhưng tôi cũng xin nhắc lại các bước: Bước 1 : Nắm được mục đích làm việc với bản đồ. Việc đầu tiên là đọc tên bản đồ, để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học. Bước này không khó, giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ thêm bản đồ thì phải có tên bản đồ (có thể viết trên hoặc viết ở dưới) Bước 2 : Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ. Đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì. Ví dụ: đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố … Bước 3 : Tìm vị trí Địa lí của đối tượng trên bản đồ. Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này giáo viên cũng như học sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ bản đồ nên dễ lúng túng. Chỉ bản đồ có các cách chỉ sau : + Chỉ điểm (thành phố , khoáng sản,…) + Chỉ đường (sông, dãy núi, …) + Chỉ vùng (chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố, …) 8 + Một số thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí. - Chỉ về một địa danh, một thành phố, một tỉnh… Nếu là bản đồ hành chính thì sẽ có ranh giới giữa các nước, các thành phố, tỉnh. Giáo viên chỉ theo đường ranh giới bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của một châu lục, một nước, một thành phố, một tỉnh muốn chỉ. Nếu là bản đồ tự nhiên thì thường một thành phố được kí hiệu bằng dấu chấm tròn, GV chỉ ngay vào chấm tròn là thành phố, hoặc chỉ các phương tiện đi lại của các vùng miền (Xem chú giải trên bản dồ, lược đồ) - Chỉ về biển, sông ngòi, Đại dương khi chỉ kéo rộng trong giới hạn của nó không lấn vào đất liền. Biển, sông, dãy núi chỉ theo hướng từ thượng lưu đổ xuống hạ lưu, từ nơi cao (độ cao của địa hình) xuống nơi thấp. - Bước 4 : Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng (khai thác một phần kiến thức mới). - Ví dụ : Khi chỉ vị trí của nước Việt Nam, nhận xét vị trí nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam. - Bài Đồng bằng Nam Bộ, quan sát và chỉ lược đồ xong, học sinh có thể nhận xét ngay là hệ thống sông ngòi nhiều, chằng chịt. - Bài địa hình nước ta, dựa vào màu sắc học sinh nhận xét được ngay đồi núi nhiều hơn đồng bằng. - Bài Người dân ở đồng bằng Nam Bộ, quan sát, nhận xét trang phục của người dân ở dồng bằng Nam Bộ… Bước 5 : Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên - Ví dụ: Khi học sinh chỉ được vị trí nước ta, phía Đông giáp biển Đông, đường bờ biển kéo dài như thế thì sẽ thuận lợi để phát triển ngành nào? (đánhbắt thủy hải sản). Đó chính là mối quan hệ giữa vị trí địa lí và hoạt động sản xuất. 1.4. Phương pháp thứ tư: Các thao tác hướng dẫn chỉ bản đồ. - Khi chỉ bản đồ sử dụng dụng cụ chỉ bản đồ, không dùng tay thao tác. 9 - Tư thế khi thao tác là mặt quay xuống phía học sinh, có thể đứng bên trái hay bên phải tùy thuộc Giáo viên thuận tay nào. - Bản đồ, lược đồ khi treo lên bảng cần đủ lớn để tất cả học sinh có thể quan sát được. - Giới thiệu biểu tượng muốn chỉ rồi thao tác, hoặc thao tác trước rồi giới thiệu biểu tượng, tránh vừa thao tác vừa giới thiệu rất dễ sai. - Giáo viên và học sinh nên thường xuyên thao tác trên bản đồ để giúp học sinh nhuần nhuyễn khi lên học lên lớp trên. 1.5. Phương pháp thứ năm: Các hình thức cách thức tổ chức dạy học. Để thực hiện có hiệu quả kinh nghiệm trên chúng tôi đã sử dụng các hình thức như: - Hình thức thảo luận nhóm. - Hình thức thảo luận cặp đôi. - Hình thức trò chơi tiếp sức. - Hình thức tô, vẽ lược đồ. - Hình thức trò chơi phóng viên: ví dụ một học sinh làm phóng viên phỏng vấn về đất nước, con người Việt Nam. 2. Đánh giá kết quả thu được: - Năm học 2018 – 2019 Nội dung Đầu năm Cuối năm Viết, đọc và được chỉ bản đồ, lược đồ. 6 em /14 em 12 em /14 em Cách diễn đạt trong trình bày về kiến 5 em /14 em 10 em/14 em thức địa lí. Thời điểm khảo TS Điểm dưới TB Điểm trên TB 10 sát HS 1-2 3- 4 5-6 7 -8 9 - 10 Đầu năm 14 0 2 6 3 3 Cuối học kì I 14 0 0 3 6 5 Cuối năm 14 0 0 0 4 10 3.Tính mới, tính sáng tạo của đề tài - Giúp học sinh quan sát, phân tích các số liệu trên bản đồ, lược đồ một cách khoa học, chính xác. -Tạo cho học sinh hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. - Học sinh biết cập nhật các kiến thức thường xuyên để khắc sâu và mở rộng kiến thức. - Về cơ bản môn Địa lí chủ yếu là quan sát tranh, và chỉ trên bản đồ, lược đồ. Vì thế trước tiên là hướng dẫn học sinh làm quen với bản đồ. Cần hướng dẫn cụ thể các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và cách chỉ từ trên xuống, từ trái sang phải. 4. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến. 4.1. Khả năng áp dụng hoặc áp dụng, nhân rộng Qua thời gian áp dụng đề tài tại lớp 4B và trong tổ khối 4 Trường Tiểu học xã Vân An tôi thấy học sinh học tập một cách sôi nổi, kết quả học tập môn Địa lí của học sinh được nâng lên rõ rệt. Qua đó đã nâng cao chất lượng về môn Địa lí của trường. Đề tài này giúp học sinh linh hoạt hơn trong các tiết học. Học sinh hứng thú hơn trong học tâp. Các tiết học trở nên sôi nổi hơn, tạo tâm lý học tập tốt hơn. Mang lại hiệu quả cao hơn dẫn đến chất lượng ngày một nâng cao. 4.2. Khả năng mang lại lợi ích thiết thực 11 - Lợi ích kinh tế: Học sinh tự tìm tòi, khám phá qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Hiểu biết về cuộc sống sinh hoạt của các dân tộc trên khắp các vùng, miền, thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Giáo viên và học sinh không mất tiền mua đồ dùng. - Lợi ích xã hội: Nâng cao tinh thần ham học hỏi, học sinh mạnh dạn, tự tin và yêu thích môn Địa lí. Hiểu biết về con người Việt Nam ta. học sinh luôn hào hứng trong học tập, tiếp thu bài khá nhanh. Việc thao tác chỉ bản đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu nhanh và chính xác hơn, học sinh nhanh nhẹn hoạt bát hơn trong học tập. Ngoài ra khi dạy phần Lịch sử các em cũng nhanh nhẹn áp dụng các biện pháp giáo viên hướng dẫn ở môn Địa lí vào môn Lịch sử thành thạo hơn. III. KẾT LUẬN Trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn phải học hỏi, tiếp thu cái mới của xã hội. Để tìm hiểu về những thành tựu kinh tế, xã hội của đất nước, những tinh hoa văn hóa của các dân tộc. Môn Lịch sử và Địa lí sẽ giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc.hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội. Trên đây là một số kinh nghiệm nhằm giúp cho chúng tôi dạy tốt môn Địa lí ở lớp 4B ở Trường Tiểu học xã Vân An. Để dạy môn Địa lí đạt hiệu quả cao hơn là một yêu cầu quan trọng, cần thiết và đầy khó khăn, đòi hỏi mỗi người giáo viên giảng dạy phải thực sự chuyên tâm, không ngừng học hỏi và rèn luyện, say sưa trong công tác nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để năng cao nghiệp vụ chuyên môn. Ngoài ra chúng ta cũng cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phương pháp dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh thì mới đạt kết quả tốt. Chất lượng dạy và học chính là thước đo giá trị của một nhà trường nói chung và trường tiểu học và mỗi giáo viên giảng dạy nói riêng. Tuy nhiên những giải pháp nêu ra không tránh khỏi sai sót. Kính mong Hội đồng chấm 12 sáng kiến kinh nghiệm, quý thầy cô và đồng nghiệp đóng góp thêm để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ................................................................ ................................................................. Hoàng Hữu Văn ................................................................. ................................................................. .................................................................. 13 Tóm tắt sáng kiến Một số kĩ năng dạy tốt môn Địa lí ở lớp 4B Trường Tiểu học xã Vân An. Đề tài này đã được áp dụng trong môn Địa lí lớp 4B và khối 4 trường Tiểu học xã Vân An Đề tài này nhằm giúp học sinh lớp 4 nắm vững cách sử dụng bản đồ, lược đồ và các bảng số liệu một cách hiệu quả. Nó còn giúp cho các em say mê khám phá môi trường xung quanh. Ngoài ra còn giúp học sinh biết được các mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, xác lập được mối quan hệ đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên với nhau. Thông qua môn học giúp học sinh thêm yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam. Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm có kết quả, tôi đã cùng đồng nghiệp của mình áp dụng đề tài này vào giảng dạy tại lớp 4B. Nó đã giúp các em hứng thú học tập hơn. Lợi ích kinh tế: Học sinh tự tìm tòi qua nhiều kênh khác nhau. Giáo viên và học sinh không mất tiền mua đồ dùng. Lợi ích xã hội: học sinh đtham giao trao đổi tích cực trong các hoạt động, chú ý quan sát và có hứng thú với môn học, không nhàm chán và đơn điệu như các bài trước đây nữa. - Bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn, học sinh yêu thích giờ học, thích lắng nghe, quan sát hơn. - Đối với bản thân: viê ̣c nghiên cứu đề tài khoa học này đã giúp tôi nắm vững thêm về kiến thức về môn Địa lí, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy. 14 15 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Chi Lăng. Tôi ghi tên dưới đây: Nơi công Số TT Họ và tên Trình Ngày tháng tác (hoặc Chức độ năm sinh nơi thường danh chuyên trú) 1 Hoàng Hữu Văn 27/08/1973 môn Trường TH Giáo Cao xã Vân An đẳng viên Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số kỹ năng để dạy tốt môn Địa lí ở lớp 4B trường Tiểu học xã Vân An, Chi Lăng, Lạng Sơn. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học xã Vân An, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 18/9/2019. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Với sáng kiến: “Một số kỹ năng dạy tốt môn Địa lí lớp 4B trường Tiểu học xã Vân An”.Tôi đã giúp học sinh cách học môn Địa lí, cách chỉ bản đồ, lược đồ và phân tích các số liệu một cách khoa học. Từ đó học sinh bình tĩnh, tự tin hơn trong các tiết học. Các em mạnh dạn trao đổi trong hoạt động nhóm. Kết quả môn Địa lí được nâng cao hơn. - Những thông tin cần được bảo mật: không 16 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Quan tâm, yêu thương, gần gũi với học sinh để giúp các em học tập môn Địa lí có hiệu quả. + Tích cực tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. + Học sinh hứng thú, say mê, tích cực khám phá và chiếm lĩnh kiến thức trong các tiết học. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn và bản mô tả sáng kiến là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vân An, ngày 24 tháng 10 năm 2019 Người nộp đơn Hoàng Hữu Văn 17 + Giáo viên tâm huyết, mạnh dạn tự tin, ham học hỏi + Người dự giờ tư vấn thúc đẩy cởi mở chân tình hiểu biết về các lĩnh vực phương pháp giảng dạy. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Lợi ích của sáng kiến thu được là trau dồi kiến thức sư phạm và sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt cho giáo viên. Giúp giáo viên bình tĩnh, tự tin, mạnh dạn trong việc soạn giảng hướng dẫn học sinh khám phá chiếm lĩnh kiến thức. Cuối năm dự kiến chuyển lớp 99,7%. Khen thưởng 140/295 HS. Nhiều học sinh mạnh dạn tự tin, tự trọng thể hiện được tài năng, năng lực bản thân. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Tôi áp dụng sáng kến vào giảng dạy, học sinh rất hứng thú và yêu thích môn Địa lí. Học sinh mạnh dạn, tự tin trong các tiết học, có ý trí và nghị lực vươn lên trong học tập Chúng tôi được áp dụng những tư vấn do bà Nông Thị Hà - Hiệu trưởng dự giờ giúp đỡ. Đã áp dụng vào giảng dạy, học sinh rất hứng thú, yêu thích học tập. 18 Chúng tôi không e ngại và tự tin dám hỏi đồng nghiệp và cấp trên những điều mình chưa hiểu. Đ/c chí Hà đã cởi mở chân tình giúp đỡ hướng dẫn chia sẻ rất Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Để học tốt môn Địa lí - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Trường Tiểu học xã Vân An - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục tiểu học - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: áp dụng lần đầu từ tháng 10 năm 2018. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Năm học 2018-2019 bản thân tôi đã áp dụng một số giải pháp trong dạy học môn chính tả lớp 2 như sau: - Giải pháp giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nghe - Giải pháp giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết - Giải pháp giúp học sinh khắc phục lỗi phát âm theo tiếng địa phương - Giải pháp giúp học sinh khắc phục lỗi về luật - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Quan tâm,yêu thương, gần gũi học sinh tìm ra các lỗi học sinh thường mắc chính tả. + Tích cực tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. + Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. + Dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, sử dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. + Tăng cường kiểm tra, nhận xét đánh giá mức độ, năng lực học sinh theo Thông tư 22/2016, để đưa ra phương pháp cũng như mức độ phù hợp với từng đối tượng học sinh - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 19 Đánh giá thường xuyên gồm có đánh giá thường xuyên về về học tập và đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất. Giúp học sinh mạnh dạn tự tin, tự trọng, tự học có ý trí nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Nét chữ nết người qua từng tiết học. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hoàng Hữu Văn MỤC LỤC Nội dung I. Mở đầu Trang 1 1. Lý do chọn sáng kiến. 1 2. Mục tiêu sáng kiến 1 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan