Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Skkn phương pháp dạy học vần lớp 1 (về một số giải pháp tăng thời lượng môn học ...

Tài liệu Skkn phương pháp dạy học vần lớp 1 (về một số giải pháp tăng thời lượng môn học vần lớp 1 cho cho học sinh dân tộc, điều kiện dạy 5 buổi tuần)

.PDF
19
284
145

Mô tả:

Phương pháp dạy học vần lớp 1 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CƯ MGAR TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẦN LỚP 1 (VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG THỜI LƯỢNG MÔN HỌC VẦN LỚP 1 CHO CHO HỌC SINH DÂN TỘC, ĐIỀU KIỆN DẠY 5 BUỔI / TUẦN) Giáo viên nghiên cứu: Trần Thị Hoài Phương Năm học: 2012-2013 1 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 PHỤ LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU.……………………………………………………..Trang 3 I.1 Lý do chọn đề tài…………………………………………………….Trang 3 I.2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài………….………………………….......Trang 3 I.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………..Trang 3 I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu:………………………………………..Trang 4 I.5. Phương pháp nghiên cứu:………………………………………........Trang 4 II. PHẦN NỘI DUNG ………….………………………………………Trang 4 II.1.Cơ sở lý luận: ……………………………………………………….Trang 6 II.2. Thực trạng:………………………………………………………….Trang 6 II.3. Giải pháp, biện pháp:..……………………………...........................Trang 7 a. Mục tiêu giải pháp, biện pháp…………………………………………Trang 7 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp………………..Trang 7 c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp……………………………...Trang 7 d. Mối quan hệ giửa các giải pháp, biện pháp…………………………...Trang 8 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu……...Trang 16 II.4. Kết quả thu được qua vấn đề nghiên cứu…………………………Trang 16 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………..............................................Trang 17 Tài liệu tham khảo:……………………………………………………..Trang 18 Đánh giá của tổ chuyên môn, BGH:…………………………………...Trang 19 2 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết ở bậc tiểu học bộ môn Tiếng Việt giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua các bài học Tiếng Việt giúp các em hiểu biết thêm nhiều điều mới lạ về cuộc sống, về xã hội, về con người, về việc tu dưỡng đạo đức và vốn từ...Vì thế theo tôi việc suy nghĩ, tìm tòi để dạy tốt bộ môn Tiếng Việt là việc rất cần thiết nhất là đối với lớp1 lại càng quan trọng hơn vì các em có biết đọc biết viết thì mới có thể tiếp thu và học tốt các bộ môn khác. Lớp1 khi đến trường các em chưa biết mặt chữ, chưa biết viết, mọi hoạt động về học tập đều còn bỡ ngỡ. Điều làm tôi trăn trở là làm thế nào qua mỗi giờ học vần các em có thể nhớ được âm mới, vần mới, hiểu được nghĩa của tiếng, của từ mà các em được học và trên cơ sở đó biết vận dụng tìm thêm được tiếng, từ mới nhằm phát triển tư duy và vốn từ cho các em. Với ý nghĩ đó qua nhiều năm giảng dạy đặc biệt đối tượng là học sinh lớp 1 tôi đã tìm tòi, nghiên cứu qua tài liệu, tham gia dự giờ nhiều nơi từ các đối tượng HS khác nhau sau đó sàng lọc những cái mới nhất, phù hợp với điều kiện, đối tượng học sinh của mình để tạo ra phương pháp dạy đổi mới và hiệu quả. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh tìm tòi, phát hiện và tiếp thu kiến thức một cách chủ động còn giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn học sinh tìm ra vấn đề, tự giải quyết vấn đề và giáo viên chỉ giải thích vấn đề khi cần thiết. Để thực hiện được điều này với học sinh lớp 1 là rất khó. Các em trong độ tuổi mà chúng ta vẫn thường gọi tuổi học mà chơi, chơi mà học chính vì vậy mà việc vân dụng các hình thức trò chơi vào bài học là biện pháp thành công. Qua các năm học trước tôi củng đã thực hiện đổi mới về dạy TV1 nhưng do thời gian trong từng tiết dạy quá ít mà các hoạt động dạy thì lại nhiều nên trong quá trình giảng dạy còn mắc lỗi vi phạm về thời gian. Năm học 20122013 theo sự chỉ đạo của chuyên môn PGD Cưmgar về phương án tăng thời lượng tiếng việt lớp1 cùng với sự chỉ đạo của BGH và kế hoạch chuyên môn của nhà trường tôi đã thực hiện nghiên cứu Phương pháp dạy học vần lớp1 “Về một số giải pháp tăng thời lượng dạy học vần lớp 1 (Cho học sinh dân tộc, điều kiện dạy 5 buổi/ tuần) I.3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp 1c Trường Tiểu học Tô Hiệu huyện Cưmgar tỉnh Đăk Lăk. 3 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: (với đặc thù HS dân tộc và điều kiện (dạy học 5 buổi/ tuần). Để đạt được mục đích của đề tài, trước hết tôi tập trung vào việc nghiên cứu các công văn chỉ đạo, hướng dẫn của ngành, kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của phòng GD CưMgar, cùng với kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. để từ đó lựa chọn những giải pháp thích hợp có hiệu quả. I.5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá nghiên cứu, tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn (dự giờ, quan sát HS trong quá trình học tập) - Phương pháp đàm thoại ( trò chuyện, tiếp xúc với GV và HS). - Phương pháp nghiên cứu lí luận( đọc và tham khảo tài liệu). - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN: a. Cơ sở pháp lí: Qua việc nghiên cứu các công văn: CV 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 V/v Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học; Công văn 9832/BGDĐT- GDTH ngày 1/9/2006 về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5; Công văn 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17 tháng 09 năm 2007 V/v: Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn;Công văn 1015/SGDĐT-GDTH ,ngày 26 tháng 9 năm 2011 V/v: triển khai “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT cấp tiểu học. b. Phương án: Thực hiện theo các công vân hướng dẫn V/v Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học; về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5; Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; triển khai “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT cấp tiểu học và gần nhất là việc thực hiên PATTL TV1. Thông qua các nội 4 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 dung chỉ đạo thì việc vận dụng PATTL TV1 cần phải chắt lọc, lựa chọn phù hợp với đặc thù đối tượng học sinh cũng như điều kiện dạy học của đơn vị như sau: * Trong PATTL TV1: Tăng thời lượng: - Thời lượng cho Chương trình tiếng Việt lớp 1 tăng từ 350 tiết lên 490 tiết (chủ yếu tăng từ tuần 1 đến tuần 24) - Thời lượng tăng thêm tập trung cho khu vực học vần, - Hệ số tăng thời lượng ở khu vực học vần là 1,5 (PPCT: 2 tiết/ bài, PATTLTV1: 3 tiết/ bài) - Phần LTTH tăng thêm 20 tiết cho Tập đọc. * Số tiết Học vần sau khi áp dụng PATTLTV1 LOẠI BÀI Ổn định tổ chức Lquen chữ cái Ôn tập, Ktra, Chữ hoa Tập viết Âm vần mới 2 đv LTTH Tổng Số bài 2 6 19 11 82 PPCT 08 4 12 38 22 164 110 350 PATTLTV1 6 18 57 33 246 130 490 Vậy chúng ta tăng thời lượng như thế nào? * Phương án Tăng thời lượng với đặc thù HS dân tộc và điều kiện (dạy học 5 buổi/ tuần). - Giảm thời lượng các môn học khác để tăng thời lượng cho môn TV từ 70 phút/ bài lên khoảng 90 phút/ bài. * Các phương pháp và hình thức hỗ trợ dạy học: 1. Phương pháp trực tiếp 2. Phương pháp giao tiếp 3. Phương pháp đóng vai 4. Phương pháp trực quan hành động 5 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 5. Phương pháp tận dụng tiếng mẹ đẻ 6. Phương pháp dịch - ngữ pháp truyền thống *Môi trương hoạt động: trong trường học & ngoài trường học II.2. THỰC TRẠNG: a. Thuận lợi : Theo công văn Số: 1015 /SGDĐT-GDTH V/v: triển khai “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT cấp tiểu học và nội dung công văn số978/SGDGDTH như sau: *Giao cho các trường tiểu học, các tổ chuyên môn và giáo viên chủ động thực hiện điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết, phù hợp với điều kiện từng trường trên cơ sở đảm bảo đúng thời gian quy định; đảm bảo đủ thời lượng cho luyện tập, ôn tập, thực hành và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phòng giáo dục và Đào tạo tuyệt đối không xay dựng chương trình cứng nhắc cho toàn phòng. *Hiệu trưởng các trường tiểu học, giao cho tổ chuyên môn tổ chức thảo luận để thống nhất những điểm cơ bản của chương trình và thời gian của từng khối lớp sao cho hợp lí. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm riêng của lớp mình. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện của giáo viên. Như vậy giáo viên có thể nghiên cứu, sắp xếp và vận dụng những phương án tối ưu cho từng bài dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh như cần tập trung vào phần nào mà các em còn khuyết về kiến thức… Bên cạnh đó phương án tăng thời lượng Tiếng việt 1 là rất cần thiết vì đặc thù HS lớp 1 thao tác trong hoạt động học còn chậm, khả năng tiếp thu bài còn phụ thuộc vào trực quan là chính, khả năng tư duy chưa tự giác mà vẫn phụ thuộc vào sự gợi ý qua lời nói, tranh ảnh,..Mặt khác với lứa tuổi các em đang trong độ tuổi học mà chơi, chơi mà học do vậy việc vận dụng hình thức trò chơi trong các phần củng cố nội dung sau mỗi phần học sẽ tạo cho các em sự hứng thú và nhớ được nội dung bài học được lâu hơn. Đồng thời giáo viên có thời gian cho việc luyện đọc được kĩ hơn giúp học sinh có được kĩ năng đọc tốt và chính xác và nhớ nội dung được lâu hơn đặc biệt cho đối tượng học sinh yếu có thời gian để thực hành. b. khó khăn: Đối tượng học sinh dân tộc khi các em vào lớp 1 vốn kiến thức còn hạn chế chưa thuộc bảng chữ cái, đặc biệt đa số các em giao tiếp bằng tiếng địa phương, ví dụ: cô giáo muốn các em lấy vở Tiếng việt ra để học thì cô giáo phải đưa quyển sách Tiếng việt ra thì các em mới hiểu. Ngoài ra phương tiện học tập cho các em còn hạn chế, việc học ở nhà không có người kèm cặp và hướng dẫn vì đa số phụ huynh trình độ còn thấp. 6 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 Mặt khác cơ sở trường học còn thiếu thốn phòng học không đủ cho việc triển khai học hai buổi trên ngày cũng như phương tiện dạy học của giáo viên. c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: * Việc dạy theo phương án tăng thời lượng đòi hỏi người dạy cũng như người học cần phải trang bị phương tiện dạy học (đồ dùng trực quan) đa dạng, sinh động và khoa học. * Việc thiết kế các trò chơi trong bài học nếu không phù hợp như: Trò chơi cầu kì hoặc vận dụng nhiều trò chơi trong một tiết học củng sẽ làm cho học sinh loãng đi kiến thức cần ghi nhớ do đó giáo viên cần có sự năng động, luôn luôn cập nhật kĩ năng về thiết kế các hình thức trò chơi sao cho sinh động tạo niềm tin, sức thuyết phục trong việc cũng cố kiến thức cho các em . Có như vậy thì các em mới hứng thú học tập II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP: Với phạm vi nghiên cứu một số giải pháp tăng thời lượng dạy học vần lớp 1, việc vận dụng theo phương án tăng thời lượng TV1 là quan trọng nhưng vận dụng như thế nào cho phù hợp với đối tượng và đặc thù của đơn vị trường mới là quan trọng hơn nhiều: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Với ý tưởng tập trung dạy tiếng việt tạo nền tảng cho học sinh vững kiến thức, kĩ năng tiếng việt để các em tham gia học tập tốt các môn học khác thông qua phương án tăng thời lượng tiếng việt 1 tôi đã chọn nội dung nghiên cứu Phương pháp dạy học vần lớp1 “Về một số giải pháp tăng thời lượng dạy học vần lớp 1 (Cho học sinh dân tộc, điều kiện dạy 5 buổi/ tuần) . Để giúp học sinh có kiến thức về tiếng việt vững nhằm tham gia các môn học khác được dễ dàng hơn. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp : Tập trung nghiên cứu nội dung các công văn chỉ đạo của ngành.: - CV 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 V/v Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học; - công văn 9832/BGDĐT- GDTH ngày 1/9/2006 về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5; - công văn 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17 tháng 09 năm 2007 V/v: Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; - công văn 1015/SGDĐT-GDTH ,ngày 26 tháng 9 năm 2011 V/v: triển khai “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT cấp tiểu học. c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: - Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu, nội dung chương trình cũng như nội dung cần điều chỉnh ngay từ đầu năm . 7 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 Ví dụ: Từ tuần 1 đến tuần 6, đối với những bài có các phụ âm ghi bằng 2,3 con chũ( th, ch, ngh..), từ tuần 7 đến tuần 22 đối với những bài vần có nguyên âm đôi (uôi, ươi, ưu, ươi, iêu, yêu) Ta có thể giảm nhẹ phần luyện nói. - Ngoài ra trong quá trình thực hiện hướng dần học sinh phát âm vần tiếng từ, GV cần có kế hoạch yêu cầu từng đối tượng đọc như: HS yếu yêu cầu đọc đánh vần phần vần, HS trung bình yêu cầu đánh vần tiếng hoặc từ., HS khá giỏi yêu cầu đọc trơn… - Với những bài ôn tập có nội dung dài: GV tập trung rèn luyện hai kĩ năng đọc và viết các âm và chữ ghi âm, vần đã học trong tuần, giảm nhẹ yêu cầu luyện nói(kể chuyện). - Đối với phần luyện nói: căn cứ trình đội của từng đối tượng trong lớp yêu cầu luyện nói. - Về phần tập viết: Căn cứ trình độ tối đa của HS trong lớp GV có thể yêu cầu HS viết cả hoặc một nữa dòng trong vở tập viết. (Và đặc biệt khuyến khích học sinh viết ở nhà) - Thời lượng bài dạy từ 70 phút thành 90 phút (lấy từ các môn học khác như: âm nhạc, mỹ thuật, thủ công, thể dục, đạo đức, TNXH) d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Kết hợp với các điều kiện trên thì việc sắp quy trình một bài dạy sao cho phù hợp với đặc thù đơn vị cũng như đối tượng học sinh cũng rất quan trọng vì đối tượng học sinh dân tộc thiểu số các thao tác hoạt động học còn chậm, teengs phổ thong của các em còn hạn chế nên nếu để các bước rải rác, hoặc thiết kế trò chơi quá nhiều sẽ dãn đến học sinh thiếu tập trung. Vì vậy việc tăng thời lượng đối với đối tượng học sinh dân tộc là tăng thời gian luyện đọc, luyện viết ở lớp cho các em và tôi đã nghiên cứu về thời lượng của tiết dạy cũng như quá trình tham gia hoạt động học của học sinh và dưa ra quy trình bài dạy như sau: 8 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 QUY TRÌNH (Theo sách hướng dẫn GV) @ TIẾT 1 (35p) I. Ổn định tổ chức II. KIỂM TRA BÀI CŨ III. Bài mới * HĐ 1: Vào bài GV cho HS nghe bài hát có chứa vần mới: GV giới thiệu bài. * HĐ 2 : Dạy đơn vị 1: * Nhận diện , luyện phát âm - vần, - tiếng - từ ngữ khóa: * HĐ 3: Hướng dẫn viết bảng con: 2 Vần 2 từ ngữ khóa * HĐ 4 : Dạy đơn vị 2: * Nhận diện , luyện phát âm - vần, - tiếng - từ ngữ khóa: * HĐ 5: Hướng dẫn viết bảng con: 2 Vần 2 từ ngữ khóa * HĐ6: Luyện đọc từ ứng dụng @TIẾT 2: (35p) * HĐ 7: Luyện đọc câu ứng dụng * HĐ8: Luyện viết bài vào vở tv: * HĐ9: Luyện nói theo Chủ đề *HĐ10 Dặn học sinh về nhà đọc lại bài nhiều lần xem trước bài kế tiếp. 9 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 QUY TRÌNH “Một số giải pháp tăng thời lượng dạy học vần lớp 1 (Cho học sinh dân tộc, điều kiện dạy 5 buổi/ tuần) @ TIẾT 1 (50p) I. ỔN ĐỊNH LỚP ( 3p) II. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 7 phút) - Trò chơi: ai nhanh ( Nội dung: chọn từ chứa vần của bài học tiết trước) * 2 HS đọc phần vần, Tiếng, từ ( HS yếu) - 1 HS đọc từ ứng dụng. ( HS trung bình) - 1 học sinh đọc bài ứng dụng . (HS khá giỏi) GV NX ghi điểm * 2 dãy bàn viết 2 từ ứng dụng GV NX ghi điểm - tuyên dương III. BÀI MỚI * HĐ 1: Vào bài ( 1 phút) GV cho HS nghe bài hát có chứa vần mới: GV giới thiệu bài. * HĐ 2 : Dạy đơn vị 1: ( 8 phút) * Nhận diện , luyện phát âm - vần, - tiếng - từ ngữ khóa: * HĐ 3 : Dạy đơn vị 2: ( 8 phút) * Nhận diện , luyện phát âm - vần, - tiếng - từ ngữ khóa: * HĐ 4: HS so sánh 2 vần, Luyện đọc trơn 2 đơn vị (5 phút) * HĐ 5 : Trò chơi củng cố 2 vần vừa học ( 5 phút) * HĐ 6: Hướng dẫn viết bảng con: ( 8 phút) 2 Vần 2 từ ngữ khóa * HĐ 7 : Trò chơi cũng cố phần viết bảng( 5 phút) @TIẾT 2: (40p) * HĐ8: Luyện đọc từ ứng dụng (7 phút) 10 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 * HĐ 9: Luyện đọc câu ứng dụng (10 phút) * HĐ10: Luyện viết bài vào vở tv: (10 phút) * HĐ11: Luyện nói theo Chủ đề (8phút) * HĐ 12:Trò chơi củng cố. (5phút) - Dặn học sinh về nhà đọc lại bài nhiều lần xem trước bài kế tiếp. 11 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Thứ năm ngày 08 tháng 03 năm 2013 MÔN: HỌC VẦN BÀI 71: et - êt I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Sau bài học học sinh có thể: - HS nắm cấu tạo của vần: et- êt - HS đọc và viết được vần et- êt , bánh tét, dệt vải. - HS tìm được các tiếng có chứa vần et, êt. - Đọc được các từ ngữ, câu ứng dụng có trong SGK. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung tranh vẽ với chủ đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sách TV1 tập 1. - Bộ gép vần Tiếng việt - Bảng phụ ghi từ ứng dụng: nét chuex, sấm sét, con rét, kết bạn - Tranh minh họa bài 71 - Các vật liệu cho các trò chơi củng cố vần vừa học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH @. TIẾT 1 (50p) IV. Ổn định tổ chức ( 3p) - GV mở nhạc – GV và HS cùng nghe bài hát “ Sắp đến tết rồi”. - GV : Các con vừa nghe bài hát “ Sắp đến tết rồi ”- nhạc và lời Hoàng Vân. V. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 7 phút) *Trò chơi: ai nhanh HS chọn từ cớ chứa vần ôt, ơt * 2 HS đọc phần vần, Tiếng, từ ( HS yếu) - 1 HS đọc từ ứng dụng. ( HS trung bình) - 1 học sinh đọc bài ứng dụng . (HS khá giỏi) GV NX ghi điểm - HS nghe bài hát - Vần: ôt - ơt - 1 HS lên bảng đọc bài ứng dụng SGK 12 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 * 2 dãy bàn viết 2 từ ứng dụng: cột cờ. - 2 dãy bàn viết từ ứng dụng: cột GV NX ghi điểm - tuyên dương cờ, cái vợt. 2 . Bài mới * HĐ 1: Vào bài ( 1 phút) GV: Hôm nay chúng ta cùng học vần et, êt * HĐ 2 : Dạy Dạy vần et: ( 8 phút) * Nhận diện vần: et - GV viết et lên bảng - GV hỏi: Vần et được tạo bởi những âm nào? * Phát âm - GV phát âm mẫu: (e-tờ –et-et) - Để có tiếng tét ta thêm âm gì? Dấu gì? . HS: Đọc đồng thanh . HS nêu cấu tạo vần et: e-t (đánh vần và đọc trơn: (e-tờ –et-et) . cả lớp ghép vần et HS đánh vần lại( cá nhân (HS yếu) - nhóm - cả lớp) - HS cài âm t và thanh sắc vào bảng • Đánh vần tiếng: - GV đánh vần mẫu: e-tớ-et-tờ-et-tét-sắc- HS lắng nghe tét. HS phát âm : HS đánh vần lại( cá - Ai có thể đánh vần cho cô? nhân (HS TB) - nhóm - cả lớp) - GV cho HS đánh vần tiếng tét. * GV treo tranh : Tranh vẽ gì? GV nêu từ: bánh tét - Trong từ cô vừa nêu có chứa tiếng mới học là gì? - GV chỉ bảng cho HS đọc - Tiếng tét - 1 HS: bờ- anh- banh- sắc bánh, tờ-et-tét-sắc-tét, bánh tét - HS đánh vần: CN (HS khá giỏi)- bàn – dãy bàn - ĐT. - HS đọc : CN- dãy – ĐT vần, tiếng, từ. * HĐ 3 : Dạy vần êt: ( 9 phút) * Nhận diện vần: êt (tương tự dạy vần et) * HĐ 4: HS so sánh 2 vần, Luyện đọc trơn 2 đơn vị (5 phút) * HĐ5 : Trò chơi nhận diện vần et - êt ( 7 phút) Trò chơi 1: TC tiếp sức: GV nêu cách - HS QS lắng nghe, thực hành. 13 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 chơi - GV chia lớp thành 2 nhóm và hai nhóm có nhiệm vụ tìm trong hộp các tiếng có chứa vần et-êt gắn vào bảng cài. Nhóm nào gắn đúng và nhiều nhóm đó thắng. – GV nhận xét tuyên dương * HĐ 6: Tập viết bảng con vần mới và tiếng khóa ( 10 phút) GV : chỉ chữ mẫu HD cách viết; - HS theo dõi. - GV viết mẫu bảng – kết hợp nhắc lại - HSQS bảng mẫu cách viết. - HS viết bảng con: - GV cho HS QS bảng mẫu đã viết sẵn - GV yêu cầu HS viết bảng con vần et, êt, bánh tét, dệt vải. * HĐ 7 : Trò chơi viết đúng ( 6 phút) - GV chuẩn bị trước các từ để viết HD cách chơi : – Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm có nhiệm vụ nhặt 1 từ có chứa vần et-êt gắn vào bảng cài. Cả nhóm cùng viết vào bảng con nhóm nào có nhiều bạn viết đúng, đẹp nhóm đó thắng. - GV HD nhận xét gắn hoa cho nhóm thắng – Tuyên dương - Vừa rồi các con đã học vần gì? - Tiếng gì ? - 1 HS đọc - GV gọi 1 HS đọc lại toàn baì trên bảng - GV và HS cùng hát bài “ sắp đến tết rồi” @ .Tiết 2: (40p) Hoạt động 8: Luyện đọc Từ ứng dụng: GV viết lên bảng các từ: Nét chữ, sấm sét, con rết, kết bạn. - GV đọc mẫu, giải thích từ *Hoạt động 9: Luyện đọc câu ứng dụng: - GV viết Câu ứng dụng: “Chim tránh rét … …theo hàng”. GV đọc mẫu. - HS ôn lại bài đã học ở tiết 1 - HS đánh vần, đọc trơn. - Tìm tiếng có chứa vần mới trong bài.( rét, mệt) - HS luyện Cá nhân - đồng thanh. - HS luyện đọc các từ ( cá nhân, tập thể). - HS viết vào vở tập viết: et, êt, bánh tét, dệt vải. - HS quan sát tranh, thảo luận 14 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 nhóm nội dung tranh, 3 HS đọc câu ứng dụng. - HS viết vào vở tập viết: et, êt, *Hoạt động 10: Luyện viết vở: bánh tét, dệt vải. GV cho HS viết bài. - Vài học sinh đọc tên chủ đề. - Quan sát tranh minh hoạ *Hoạt động 11: Luyện nói: Chủ đề “Chợ - HS trả lời. tết”. - GV đặt câu hỏi theo nội dung chủ đề(nội - HS tìm tiếng mới mang vần et, êt dung câu hỏi xem sách GV) Tết * HĐ 12 : Trò chơi ai nhanh ( 5 phút) HD cách chơi : – Chia lớp thành 2 nhóm, Khi cô bật nhạc đội nào tìm tiếng có vần mới học trước là đội thắng cuộc. - GV HD nhận xét gắn hoa cho nhóm thắng – Tuyên dương - GV nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học - Dặn học sinh về nhà đọc lại bài nhiều lần xem trước bài 72. Bài kiểm tra cuối giờ thực nghiệm: *HS khá giỏi: 1. Đọc câu ứng dụng: Chim tránh rét bay về phương nam. Cả đàn đã thấm mệt nhưng vẫn cố bay theo đàn. 2. Điền et hay êt: Con vẹt Kết bạn *HS trung bình: Đọc phần vần và từ ứng dụng trong bài. *HS yếu: Đọc phần vần, tiếng và từ khóa trong bài. 15 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 e. Kết quả thu được qua khảo nghiệm: Số học Điểm kiểm tra sinh Điểm giỏi Số Tỉ lệ lượng % 18 4 22,2 Điểm khá Số Tỉ lệ lượng % 4 22,2 Điểm trung bình Số Tỉ lệ lượng % 10 55,6 Điểm yếu Số Tỉ lệ lượng % 0 0 II. 4 KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM , GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Qua quá trình nghiên cứu và kết quả khảo nghiệm dạy bài: et-êt. Tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ. Với cách dạy và học Học sinh có thời gian để hiểu được bài và nắm được bài một cách chắc chắn hơn. Cùng với việc đưa hình thức trò chơi vào cũng cố nội dung từng phần đã tạo hứng thú học tập cho học sinh trong việc tham gia học tập. Nhờ vậy mà HS nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin hơn. Tạo không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, HS bộc lộ được hết khả năng của mình. Từ đó đã tạo cho HS thói quen tự suy nghĩ, chủ động đưa ra ý kiến của mình thông qua trò chơi cũng cố. - Về phía Giáo viên: Qua trao đổi từ đồng nghiệp đã có ý kiến cho rằng: Với phương án này giáo viên có thời gian để rèn học sinh đọc, viết bài đặc biệt cho những HS yếu, Mặt khác thông qua trò chơi cũng cố giáo viên đã nhận biết được có bao nhiêu học sinh đạt và bao nhiêu học sinh chưa đạt sau từng hạt động để có kế hoạch rèn luyện tiếp cho từng đối tượng. Đây là yếu tố thành công cho tiết học. 16 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Với nhiều năm giảng dạy tại Trường TH Tô Hiệu nằm trên địa bàn xã CưMgar. Đối tượng Học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc Êđê, chất lượng đầu vào thấp, các em tiếp thu còn chậm do tiếng việt các em còn hạn chế. Trong quá trình giảng dạy tôi cứ trăn trở “Làm thế nào để giúp các em học tốt và nâng cao chất lượng để các em có kiến thức ngang với các vùng miền khác”. Với lòng yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với việc đổi mới phương pháp tôi đã cố gắng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi và nổ lực phấn đấu không ngừng. Kết hợp với sự giúp đỡ của BGH , bạn bè đồng nghiệp. Tôi đã áp dụng thành công đề tài này. Khi thực hiện dạy môn học vần lớp 1 tôi nhận thấy giáo viên có thời gian gần gũi, kèm cặp những học sinh yếu và các em có nhiều tiến bộ. Với cách dạy và học này học sinh chăm chú học hơn. các em không ngại mỗi khi cô giáo yêu cầu đọc, viết hay thực hành bài tập tiếng việt trên bảng. Mặt khác HS tích cực say mê, chủ động, tìm tòi và sáng tạo trong việc xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà HS nắm bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin hơn. Tạo không khí tiết học sôi nổi, không gò bó, HS bộc lộ được hết khả năng của mình. Từ đó đã tạo cho HS yêu thích bộ môn và có hứng thú trong từng bài học. Đề tài này trong phạm vi nghiên cứu của một trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện dạy học. Chắc chắn có nhiều thiếu sót. Rất mong đồng nghiệp và bạn đọc gần xa tham khảo, góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn! Cưmgar, này 2 tháng 04 năm 2013 Người viết đề tài Trần Thị Hoài Phương 17 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO * CV 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 V/v Hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học; * Công văn 9832/BGDĐT- GDTH ngày 1/9/2006 về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5; * Công văn 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17 tháng 09 năm 2007 V/v: Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; * Công văn 1015/SGDĐT-GDTH ,ngày 26 tháng 9 năm 2011 V/v: triển khai “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT cấp tiểu học * Các nội dung chỉ đạo PATTL TV1 * Một số tài liệu kinh nghiệm dạy tiếng việt 1. 1. Sách Tiếng việt 1 Tập 1 ( nhà xuất bản GD). 2. GV Tiếng việt 1 (nhà xuất bản GD). 3. Thiết kế bài giảng tiếng việt 1( tập 1). 4. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức,kĩ năng các môn học cấp tiểu học Lớp 1. 18 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu Phương pháp dạy học vần lớp 1 PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ BGH …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 19 Trần Thị Hoài Phương – Trường TH Tô Hiệu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan