Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh trung học...

Tài liệu Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh trung học tại huyện yên thành, tỉnh nghệ an

.DOC
102
439
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VŨ VĂN NGỌC SỰ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỂ LỰC VÀ NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC (Chuyên ngành Sinh học thự nghiệm) Nghệ An – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VŨ VĂN NGỌC SỰ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỂ LỰC VÀ NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC TẠI HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Sinh học thự nghiệm Mã số: 60.42.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐÌNH QUANG Nghệ An – 2011 i LỜI CẢM ƠN! Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Đình Quang người đã hết lòng tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô giáo trong tổ chuyên ngành sinh học thực nghiệm đã giúp đỡ và đóng góp cho em nhiều ý kiến quý báu. Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các thầy cô giáo ở các trường trung học huyện Yên Thành đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm các bậc phụ huynh và các em học sinh các trường trung học Yên Thành, cảm ơn các anh chị, bạn bè và những người thân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Vũ Văn Ngọc ii MỤC LỤC Trang MỤC LỤC.............................................................................................................ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN....................................................iii DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN........................................................iv DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN.........................................................v MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.................................................................................3 1.1. Lược sử nghiên cứu thể lực.............................................................................3 1.2. Lược sử nghiên cứu trí tuệ...............................................................................5 1.3. Mối liên hệ giữa thể lực và trí tuệ....................................................................7 1.4. Cơ sở khoa học của đề tài................................................................................7 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................9 2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................9 2.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................9 2.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................9 2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................9 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..................................14 3.1. Phân bố của học sinh và cha mẹ theo giới tính và lứa tuổi..............................14 3.2. Thể lực học sinh tại khu vực nghiên cứu........................................................15 3.3. Học lực và năng lực trí tuệ của học sinh..........................................................46 3.4. Mối liên quan giữa thể lực, năng lực trí tuệ và học lực của học sinh...............58 3.5. Tương quan năng lực trí tuệ học sinh và cha mẹ học sinh...............................65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................76 Kết luận..................................................................................................................76 Kiến nghị................................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................78 PHỤ LỤC............................................................................................................... 83 iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ĐĐ: GTSH: KVNC: KV: Mức TT: NTH: Địa điểm. Giá trị sinh học. Khu vực nghiên cứu. Khu vực. Mức trí tuệ Nguyễn Thị Hiền. TB: Trung bình. TH: Trung học. THCS: Trung học cơ sở. THPT: Trung học phổ thông. TTP: . Trịnh Thị Phượng. iv DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 2.1. Bảng phân loại khổi cơ thể theo chỉ số BMI [55]...................................11 Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet [7]..................................................11 Bảng 2.3. Bảng phân loại hệ số thông minh của D. Wechsler [7]..........................12 Bảng 3.1. Phân bố học sinh được nghiên cứu theo tuổi và giới tính.......................14 Bảng 3.2. Phân bố cha mẹ theo nhóm tuổi và giới tính........................................14 Bảng 3.3. Trọng lượng trung bình của học sinh khu vực 1....................................16 Bảng 3.4. Trọng lượng trung bình của học sinh khu vực 2.....................................17 Bảng 3.5. Trọng lượng trung bình học sinh KVNC và các địa bàn khác...............19 Bảng 3.6. Chiều cao trung bình của học sinh khu vực 1.........................................23 Bảng 3.7. Chiều cao trung bình của học sinh khu vực 2.........................................24 Bảng 3.8. Chiều cao trung bình học sinh KVNC và các địa bàn khác...................26 Bảng 3.9. Vòng ngực trung bình của học sinh khu vực 1.......................................29 Bảng 3.10. Vòng ngực trung bình của học sinh khu vực 2.....................................31 Bảng 3.11. Vòng ngực trung bình của học sinh KVNC và địa bàn khác................33 Bảng 3.12. Chỉ số BMI trung bình của học sinh khu vực 1....................................35 Bảng 3.13. Chỉ số BMI trung bình của học sinh khu vực 2....................................36 Bảng 3.14. BMI trung bình của học sinh KVNC và địa bàn khác.........................39 Bảng 3.15. Chỉ số Pignet trung bình học sinh khu vực 1........................................41 Bảng 3.16. Chỉ số Pignet trung bình học sinh khu vực 2........................................42 Bảng 3.17. Chỉ số Pignet trung bình của học sinh KVNC và địa bàn khác............44 Bảng 3.18. Kết quả nghiên cứu học lực khu vực 1, khu vực 2...............................51 Bảng 3.19. Điểm test Raven trung bình của học sinh khu vực 1............................52 Bảng 3.20. Điểm test Raven trung bình học sinh khu vực 2...................................54 Bảng 3.21. Điểm test Raven trung bình của học sinh KVNC và điểm chuẩn............58 Bảng 3.22. Điểm test Raven trung bình của học sinh theo tuổi và học lưc khu vực 1....................................................................................................63 Bảng 3.23. Điểm test Raven trung bình của học sinh theo tuổi và học lực KV2....65 Bảng 3.24. Điểm test Raven trung bình của học sinh theo tuổi..............................67 Bảng 3.25. Điểm test Raven trung bình của cha và mẹ theo nhóm tuổi................68 Bảng 3.26. Sự phân bố mức trí tuệ học sinh theo mức trí tuệ người cha................72 Bảng 3.27. Sự phân bố mức trí tuệ học sinh theo mức trí tuệ người mẹ.................75 v DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN Trang Hình 3.1. Biểu đồ trọng lượng trung bình với độ lệch chuẩn của học sinh khu vực 1. .17 Hình 3.2. Biểu đồ trọng lượng trung bình với độ lệch chuẩn của học sinh khu vực 2. .18 Hình 3.3. Biểu đồ sự thay đổi trọng lượng cơ thể của học sinh KVNC........................19 Hình 3.4a. Trọng lượng trung bình của học sinh nam KVNC và các địa bàn khác.......21 Hình 3.4b. Trọng lượng trung bình của học sinh nữ KVNC và các địa bàn khác........21 Hình 3.5. Biểu đồ chiều cao trung bình với độ lệch chuẩn của học sinh khu vực 1......24 Hình 3.6. Biểu đồ chiều cao trung bình với độ lệch chuẩn của học sinh khu vực 2......25 Hình 3.7. Biểu đồ Mức thay đổi chiều cao trung bình học sinh KVNC.......................26 Hình 3.8a. Chiều cao trung bình học sinh nam KVNC và các địa bàn khác.................27 Hình 3.8b. Biểu đồ chiều cao trung bình học sinh nữ KVNC và các địa bàn Khác.....28 Hình 3.9. Biểu đồ vòng ngực trung bình của học sinh khu vực 1..................................30 Hình 3.10. Biểu đồ vòng ngực trung bình của học sinh khu vực 2................................32 Hình 3.11. Biểu đồ mức thay đổi vòng ngực trung bình học sinh KVNC.....................32 Hình 3.12a. Vòng ngực trung bình học sinh nam KVNC và các địa bàn khác............34 Hình 3.12b. Vòng ngực trung bình học sinh nữ KVNC và các địa bàn khác...............35 Hình 3.13. Biểu đồ BMI trung bình của học sinh khu vực 1.........................................37 Hình 3.14. Biểu đồ BMI trung bình của học sinh khu vực 2.........................................37 Hình 3.15. Biểu đồ thay đổi chỉ số BMI trung bình học sinh KVNC...........................38 Hình 3.16a. Chỉ số BMI trung bình của học sinh nam KVNC và địa bàn khác............40 Hình 3.16b. Biểu đồ chỉ số BMI trung bình của học sinh nữ KVNC và địa bàn Khác. 40 Hình 3.17. Biểu đồ chỉ số Pignet trung bình của học sinh khu vực 1...........................42 Hình 3.18. Biểu đồ chỉ số Pignet trung bình của học sinh khu vực 2...........................42 Hình 3.19. Biểu đồ mức thay đổi chỉ số Pignet học sinh KVNC...................................43 Hình 3.20a. Biểu đồ chỉ số Pignet học sinh nam KVNC và địa bàn khác....................46 Hình 3.20b. Biểu đồ chỉ số Pignet học sinh nữ KVNC và địa bàn khác.....................46 Hình 3.21a. Biểu đồ phân bố học sinh nam theo tuổi và học lực khu vực 1.................48 Hình 3.21b. Biểu đồ phân bố học sinh nữ theo tuổi và học lực khu vực 1....................48 Hình 3.22a. Biểu đồ phân bố học sinh nam theo tuổi và học lực khu vực 2.................49 Hình 3.22b. Biểu đồ phân bố học sinh nữ theo tuổi và học lực khu vực 2....................49 Hình 3.23. Biểu đồ tỷ lệ (%) học lực của học sinh khu vực 1 và khu vực 2..................51 Hình 3.24. Biểu đồ điểm test Raven trung bình của học sinh khu vực 1.......................53 Hình 3.25a. Biểu đồ phân bố học sinh nam theo tuổi và mức trí tuệ khu vực1.............53 Hình 3.25b. Biểu đồ phân bố học sinh nữ theo tuổi và mức trí tuệ khu vực 1..............53 Hình 3.26. Biểu đồ điểm test Raven trung bình của học sinh khu vực 2.......................55 vi Hình 3.27a. Biểu đồ phân bố học sinh nam theo tuổi và mức trí tuệ khu vực 2............55 Hình 3.27. Biểu đồ phân bố học sinh nữ theo tuổi và mức trí tuệ khu vực 2................56 Hình 3.28. Mức thay đổi điểm test Raven của học sinh KVNC...................................56 Hình 3.29. Biểu đồ phân bố học sinh khu vực 1 và 2 theo mức trí tuệ..........................56 Hình 3.30. Điểm test Raven trung bình của học sinh KVNC và điểm chuẩn...............58 Hình 3.31a. Mối tương quan giữ chỉ số BMI và năng lực trí tuệ học sinh nam khu vực 1.59 Hình 3.31b. Mối tương quan giữ chỉ số BMI và năng lực trí tuệ học sinh nữ khu vực 1...59 Hình 3.32a. Mối tương quan giữ chỉ số BMI và năng lực trí tuệ học sinh nam khu vực 2.60 Hình 3.32b. Mối tương quan giữ chỉ số BMI và năng lực trí tuệ học sinh nữ khu vực 2...60 Hình 3.33a. Mối tương quan giữ chỉ số Pignet và năng lực trí tuệ học sinh nam khu vực 1. 61 Hình 3.33b. Mối tương quan giữ chỉ số Pignet và năng lực trí tuệ học sinh nữ khu vực 1.. .61 Hình 3.34a. Mối tương quan giữ chỉ số Pignet và năng lực trí tuệ học sinh nam khu vực 2. 62 Hình 3.34b. Mối tương quan giữ chỉ số Pignet và năng lực trí tuệ học sinh nữ khu vực 2.. .62 Hình 3.35. Biểu đồ điểm test Raven học sinh khu vực 1 theo tuổi và học lực.............63 Hình 3.36a. Mối tương quan giữ học lực và năng lực trí tuệ học sinh nam khu vực 1..64 Hình 3.36b. Mối tương quan giữ học lực và năng lực trí tuệ học sinh nữ khu vực 1....64 Hình 3.37. Biểu đồ điểm test Raven học sinh khu vực 2 theo tuổi và học lực..............65 Hình 3.38a. Mối tương quan giữ học lực và năng lực trí tuệ học sinh nam khu vực 2..66 Hình 3.38b. Mối tương quan giữ học lực và năng lực trí tuệ học sinh nữ khu vực 2....66 Hình 3.39. Biểu đồ điểm test Raven cha và mẹ học sinh theo nhóm tuổi....................68 Hình 3.40. Điểm test Raven trung bình của học sinh theo mức trí tuệ người cha........69 Hình 3.41. Sự phân bố trí tuệ học sinh theo mức trí tuệ người cha...............................72 Hình 3.42. Mối tương quan năng lực trí tuệ giứa cha và con........................................73 Hình 3.43. Điểm test Raven trung bình của học sinh theo mức trí tuệ người mẹ.........74 Hình 3.44. Sự phân bố trí tuệ học sinh theo mức trí tuệ của người mẹ........................76 Hình 3.45. Mối tương quan năng lực trí tuệ giứa cha và con........................................76 1 MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc phát triển và hoàn thiện con người ngày càng được chú trọng và nâng cao. Một trong những việc làm góp phần nâng cao chất lượng con người đó là việc chăm sóc sức khoẻ học đường. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì thế hệ trẻ cũng ngày càng được quan tâm và đầu tư về giáo dục. Nghị quyết Đại hội lần thứ 7 và 8 của Đảng đã khẳng định giáo dục là “quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Để đạt được mục đích này thì chất lượng giáo dục là vấn đề chủ chốt. Trong giáo dục, quan trọng đặc biệt là việc đào tạo thế hệ tương lai, thế hệ sẽ quyết định vận mệnh của đất nước ta lại càng phải được chú trọng. Muốn thực hiện được việc nâng cao chất lượng giáo dục, cần phải nắm vững mặt bằng thể lực và trí tuệ của học sinh. Chỉ trên cơ sở này mới có thể đề xuất được các biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thế hệ tương lai một cách tốt nhất. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần phải vượt qua một trong những khó khăn nhất đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp này. Sự thiếu hụt đó không chỉ là khó khăn ở giai đoạn hiện tại mà sẽ còn là khó khăn cho tương lai lâu dài của quá trình hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước. Để góp phần giải quyết những khó khăn về nhân lực thì đổi mới trong giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng và vấn đề nâng cao chất lượng Giáo dục là nhiệm vụ then chốt và quan trọng nhất. Bởi vì trong Giáo dục, mọi người sẽ phát triển toàn diện cả về trí và lực, trải qua quá trình đào tạo có chuyên môn, có chiều sâu, quy mô, khoa học và hợp lí thì khả năng nhận thức và phát triển trí tuệ của mọi người sẽ có điều kiện bộc lộ và phát triển. Nâng cao được chất lượng Giáo dục cần có nhiều phương pháp, nhiều thời gian, trong đó nắm vững năng lực trí tuệ và thể lực của người học là quan trọng nhất và muốn đánh giá được sự phát triển thể lực của mỗi cá nhân thì cần quan tâm đến các chỉ tiêu: chiều cao, cân nặng, số đo vòng ngực, … đó chính là thước đo sự phát triển của thể lực cũng như phần nào phản ánh tình trạng của cơ thể. Bên cạnh việc đánh giá thể lực của học sinh thì việc đánh giá trí tuệ của học sinh cũng đóng vai trò hết sức cần thiết và quan trọng. Trí tuệ được coi là điều kiện cần cho việc đánh giá con người về “chất”. Đây cũng chính là thước đo trong việc đánh giá con người trong cái nhìn tổng quát và toàn diện. Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về thể chất và trí tuệ của học sinh phổ thông địa điểm khác nhau. Các công trình nghiên cứu này đã đánh giá và phản ánh phần nào sự phát triển về thể lực và trí tuệ của học sinh phổ 2 thông cũng như mối tương quan giữa thể lực và trí tuệ trong quá trình phát triển của con người. Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là một huyện nghèo thuộc phía Tây Nghệ An. Yên Thành là vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng. Phía Bắc giáp các huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu; phía Đông giáp huyện Diễn Châu; phía Đông Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Đô Lương, phía Tây giáp huyện Tân Kỳ. Huyện Yên Thành có 38 xã và 1 thị trấn, 12 thị tứ, với số dân là 275.165 người (theo số liệu thống kê đến ngày 31 tháng 12 năm 2008) [71]. Đời sống nhân dân nơi đây còn nhiều khó khăn, việc chăm sóc sức khoẻ con người nơi đây còn nhiều hạn chế. Cho đến nay, tại địa bàn huyện các công trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ của học sinh còn rất ít. Để có cái nhìn tổng quát hơn về phát triển năng lực trí tuệ và thể lực của học sinh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực và năng lực trí tuệ của học sinh trung học tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”. Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá được sự phát triển của thể lực, trí tuệ học sinh theo lứa tuổi, giới tính. - Đánh giá được mối quan hệ giữa trí tuệ và học lực, giữa thể lực và trí tuệ của học sinh. - Đánh giá được mối tương quan phát triển trí tuệ giữa học sinh và cha mẹ Nội dung nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu, điều tra chiều cao, cân nặng, vòng ngực của cơ thể học sinh. - Nghiên cứu năng lực trí tuệ và đặc điểm trí tuệ của từng lứa tuổi, giới tính. - Nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh so với cha mẹ. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển thể lực và trí tuệ. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Lược sử nghiên cứu thể lực Thể lực là một trong số những thông số tổng hợp cơ bản phản ánh sự phát triển sinh học của cơ thể. Nó có mối liên quan nhất định với tình trạng sức khoẻ và khả năng lao động của mỗi con người. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của y học và sinh học người, việc nghiên cứu thể lực ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để có thể đánh giá thể lực người ta dùng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Trong đó, các chỉ tiêu về hình thái được chọn và sử dụng sớm nhất, từ thế kỷ trước. Các chỉ tiêu này nói lên sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng của cơ thể con người từ lúc mới sinh đến lúc chết. Đồng thời, chúng mang tính di truyền đặc trưng cho mỗi dân tộc và cho từng cá thể [12, 30]. Trên thế giới, việc điều tra, tìm hiểu về con người, các biện pháp nhằm ngăn ngừa bệnh tật, nâng cao sức khoẻ cho con người đã được tiến hành từ rất sớm, đặc biệt là ở các nước phát triển. Sức khoẻ học sinh và y tế học đường cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. Các công trình này đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của học sinh - những người chủ tương lai của thế giới. Việc đánh giá sự phát triển thể lực và trí tuệ của con người đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Beogson (1902), I. Thondikee (1903), Herman (1937) nghiên cứu về sự phát triển hình thái và trí tuệ ở lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng [48]. Nhà nhân trắc học người Đức Rudolf Martin đã công bố cuốn sách Giáo trình về nhân học (1919) và cuốn Chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lí thống kê (1924). Đến đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của di truyền học, sinh lí học sinh thái, toán thống kê… thì nhân trắc học cũng phát triển mạnh mẽ. Việc nghiên cứu thể lực ở trẻ em trong lứa tuổi đến trường được đẩy mạnh khắp nơi trên thế giới. Những năm 1960 người ta phát hiện ra hiện tượng “gia tốc” phát triển cơ thể trẻ em ở lứa tuổi học đường và nhận thấy chiều cao và cân nặng ở trẻ em tăng so với các chỉ số đó cùng lứa tuổi ở các thập kỉ trước, tiếp đó một loạt các tác giả đã có những giả thuyết để giải thích hiện tượng “gia tốc” này; Thuyết “Phát quang” của Kock cho rằng do trẻ em tiếp xúc với thiên nhiên và ánh sáng nhiều hơn; thuyết “Chọn lọc” của Bennhold Thomson thuyết “Dinh dưỡng” của Lenz thuyết về “Bức xạ” của Treiber thuyết “Thành thị hoá” của Rudder đã nghiên cứu sâu về sự chênh lệch gữa chiều cao và cân nặng giữa trẻ em thành thị và nông thôn [49]. Gần đây hơn, có một số tác giả cũng đã công bố các công trình nghiên cứu về sự phát triển thể lực và sự phát triển cơ thể trẻ em như M. Sempé, G.Pesdron và M.P. Rogpemot (1986) công bố tác phẩm Tăng trưởng phương pháp và sự nối tiếp. 4 Đây là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh và thời sự nhất trong lĩnh vực nhân trắc học đương thời [13]. Tại Việt Nam, nhân trắc học được chú ý tới từ những năm 30 của thế kỉ XX tại Ban nghiên cứu nhân trắc học thuộc viện Viễn Đông Bác cổ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn lẻ tẻ, phương pháp nghiên cứu đơn sơ nên kết quả nghiên cứu phần nào còn hạn chế. Mãi đến năm 1954, cùng với việc thành lập bộ môn nhân trắc học tại một số viện nghiên cứu và trường đại học, công tác điều tra cơ bản về cơ thể người mới có điều kiện phát triển và có những bước tiến bộ đáng kể. Bước đầu, chúng ta đã qui định được một số tiêu chuẩn về thang phân loại các kích thước cơ thể và các chỉ số thể lực người Việt Nam đã được nêu ra [13]. Cuốn Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên cơ thể người Việt Nam của Nguyễn Quang Quyền được coi là “cuốn sách đầu tay” cho những người nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam [57]. Từ sau năm 1975, các công trình nghiên cứu hình thái thể lực học sinh được triển khai rộng rãi trên toàn quốc.Các công trình nêu trên đã phân tích các kích thước tổng thể một số chỉ số thể lực để đưa ra những nhận xét về qui luật phát triển cơ thể, tốc độ tăng trưởng các kích thước hình thái, đồng thời so sánh với các tài liệu trước đây ở Việt Nam và nước ngoài. Cuốn Át lát nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động (1986) do Vũ Hưng và cộng sự biên soạn, là công trình nghiên cứu khá hoàn chỉnh về hình thái cơ thể người Việt Nam từ 17 tuổi trở lên ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam [13]. Đến những năm gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu trên quy mô lớn về hình thái thể lực người Việt Nam (trong đó có học sinh) nhằm đưa ra những kết luận mới nhất về đặc điểm hình thái thể lực cũng như qui luật phát triển của cơ thể người trong thời kỳ hiện nay: Lê Thị Phương Hoa (1997), Nghiên cứu mối liên quan giữa thể lực, học lực và năng lực trí tuệ của học sinh trường tiểu học và THCS Đông Thái, Hà Nội [20]; Trịnh Thị Anh Hoa (1997), Nghiên cứu mối liên quan giữa một số chỉ tiêu dân số với năng lực trí tuệ và học lực của học sinh Hà Nội [20]; Ngô Công Hoàn (1991) Một số kết quả nghiên cứu sự phát triển trí tuệ ở học sinh phổ thông [24]; Phạm Khắc Học (1981), Một số kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục thể chất [26]; Phan Thị Thu Huyền (2000), Nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực, học lực và năng lực trí tuệ của học sinh trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - Thanh Hoá [33]; Mai Văn Hưng (1998), Nghiên cứu một số chỉ tiêu dân số, năng lực trí tuệ và học lực của học sinh Thanh Hoá [34]; Trần Thị Loan (1996), Bước đầu nghiên cứu sự liên quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh [44]. Tại Nghệ An, đến nay đã có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2003), Bước đầu tìm hiểu một số chỉ tiêu hình thái của học sinh và các trang thiết bị phòng học ở trường phổ thông [58]; Đào Văn Minh (1982), Bước đầu 5 tìm hiểu sự phát triển một số chỉ tiểu hình thái và thể lực của trẻ em lứa tuổi cấp I trong một số điểm thuộc thành phố Vinh và Nghi Lộc [47]; Hoàng Thị Hương (2006), Điều tra một số chỉ tiêu hình thái - thể lực và cận thị, cong vẹo cột sống của học sinh THCS thuộc thành phố Vinh và vùng phụ cận [35]; Hồ Thị Hường (2003), Điều tra một số chỉ tiêu hình thái và dị tật học đường của thanh thiếu niên thành phố Vinh - Nghệ An [37]; Nguyễn Thị Hiền (2008), Nghiên cứu một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý của học sinh lứa tuổi 10 - 15 trên điạ bàn thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên [19]; Trịnh Thị Phượng (2009), Một số chỉ tiêu hình thái thể lực ở học sinh từ 12 - 15 tuổi tại trường THCS Minh Khai - T.p Thanh Hoá và THCS Bến Thuỷ - T.p Vinh [54]. Riêng tại huyện Yên Thành - Nghệ An, các công trình nghiên cứu về thể lực của học sinh còn rất ít: Vũ Thị Hồng (2004), Điều tra một số chỉ tiêu hình thái của học sinh và trang thiết bị học đường ở các trường THCS huyện Yên Thành - Nghệ An [28]; Lê Ánh Tuyết (2004), Điều tra một số chỉ tiêu hình thái và trang thiết bị học đường trong các trường tiểu học thuộc huyện Yên Thành - Tỉnh Nghệ An [64]. Các nghiên cứu về trí tuệ tại địa phương cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào được tiến hành. 1.2. Lược sử nghiên cứu trí tuệ Trí tuệ là năng lực hoạt động trí óc của con người. Các nhà khoa học đã dùng thuật ngữ Năng lực trí tuệ để biểu thị cho hoạt động đó. Về vấn đề này, cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Dearben thì coi trọng năng lực luyện tập. L.Terman nhấn mạnh vào năng lực tư duy trừu tượng. Stem (1952) cho nó là năng lực thích ứng với ngoại cảnh. A.Binet (1857 - 1911) lại xem năng lực trí tuệ gồm nhiều năng lực riêng rẽ. N.X.Laytex cho rằng “năng lực trí tuệ trước hết phản ánh bản chất trí tuệ, biểu thị khả năng nhận thức lý luận và hoạt động của con người”. Một số tác giả khác lại khẳng định năng lực trí tuệ thông qua hệ số thông minh IQ. Sở dĩ năng lực trí tuệ được hiểu theo nhiều cách như vậy vì nó biểu hiện ra nhiều mặt và liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau. Năng lực trí tuệ thể biểu hiện ở mặt nhận thức như nhanh biết, nhanh hiểu, nhanh nhớ hoặc biết suy xét nhanh chóng để tìm ra qui luật… Năng lực trí tuệ liên quan đến các chức năng tâm lí như nhận thức được đặc điểm bản chất của tình huống mới hoặc tự mình nêu ra được vấn đề cần giải quyết, đồng thời sáng tạo công cụ mới, phương pháp mới, cách thức mới phù hợp với hoàn cảnh mới trên cơ sở những tri thức và kinh nghiệm vốn có. Trí tuệ là một lĩnh vực được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất lâu. Theosphraste (372-287 TCN), Arisote và Platon (thế kỉ IV TCN), A.F.Gall (17581828) là những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về lĩnh vực này. Năm 1910, H.Munsterberg xây dựng loạt trắc nghiệm dùng trong công tác tuyển chọn nghề nghiệp. 6 Từ đầu thế kỷ XX test đã trở thành phương pháp cơ bản của khoa học chẩn đoán trí tuệ. Đến nay, một số test trí tuệ đã và đang được thích nghi hoá và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Trong số các Test trí tuệ thì Test Raven đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả. Test Raven hay trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn do J.C.Raven người Anh xây dựng và công bố vào năm 1936. Test Raven được xây dựng trên cơ sở hai thuyết: thuyết tri giác hình thể tâm lí học Ghetxtan và thuyết “Tân phát sinh” của Spearman. Sau hai lần chuẩn hoá vào các năm 1954, 1956, đến năm 1960 Test Raven được UNESCO chính thức sử dụng để chẩn đoán trí tuệ của con người. Test Raven là loại trắc nghiệm phi ngôn ngữ, nó được dùng để đo năng lực tư duy trên bình diện rộng nhất và được sử dụng rộng rãi cho cá nhân cũng như nhóm người ở độ tuổi từ 6 đến 65. Năm 1905, nhà tâm lí học Pháp A.Binet cộng tác với nhà tâm thần học T.Simon thực hiện các trắc nghiệm nghiên cứu năng lực trí tuệ của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau (3 - 15 tuổi). Năm 1912, nhà tâm lí học Đức, V.Stem (1871 - 1938) đã đưa ra khái niệm “hệ số thông minh” (Intelligece Quotient) viết tắt là IQ và xem nó như là chỉ số của nhịp độ phát triển trí tuệ, đặc trưng cho một đứa trẻ nào đó. Sau khi hệ thống trắc nghiệm nổi tiếng của Binet được sử dụng rộng rãi thì hàng loạt các trắc nghiệm trí tuệ khác đã ra đời, đó là trắc nghiệm của Richard Meili (1828), trắc nghiệm của Raven, J.C (1936), trắc nghiệm của Weschler (1939), trắc nghiệm của Gille (1944)… Cho đến nay, trắc nghiệm trí tuệ đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Việc sử dụng các trắc nghiệm được phát triển rất rõ rệt và mang lại lợi ích trông thấy trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của sản xuất, giáo dục, dạy học, bảo vệ sức khoẻ. Các công trình nghiên cứu rộng lớn đã cung cấp những bằng chứng không thể phủ nhận được rằng, kể cả di truyền lẫn các nhân tố xã hội, đặc biệt là nền giáo dục có ảnh hưởng đến kết quả của trắc nghiệm trí tuệ. Do vậy, một số Test trí tuệ được thích nghi hoá và sử dụng ở Việt Nam. Từ sau năm 1980 đến nay, Test trí tuệ đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều ở Việt Nam. Hiện nay, hai cơ sở có vai trò quan trọng trong lĩnh vực này là Viện Tâm sinh lí lứa tuổi (thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) và Trung tâm nghiên cứu trẻ em Hà Nội (nghiên cứu ứng học khoa học tâm lý lâm sàng trẻ em gọi tắt là trung tâm N - T). Trong những năm gần đây, các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên khoa sinh – Kỹ thuật nông nghiệp và khoa tâm lí - giáo dục trường Đại học Sư phạm I Hà Nội cũng đã sử dụng test để nghiên cứu trí tuệ của học sinh, sinh viên Việt Nam [6],[13]. 7 Như vậy có thể thấy tại Nghệ An nói chung và huyện Yên Thành nói riêng, cho đến nay vẫn còn thiếu các công trình nghiên cứu về trí tuệ của học sinh cũng như của con người. 1.3. Mối liên hệ giữa thể lực và trí tuệ Thể lực là điều kiện cơ bản, là nhân tố bảo đảm cho mọi hoạt động, trong đó có hoạt động trí tuệ, đạt kết quả. Sự phát triển của các hệ cơ quan một cách hoàn chỉnh sẽ là tiền đề vật chất cho sự phát triển về trí tuệ . Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển trí tuệ phụ thuộc phần nào vào sức khoẻ. Ở nước ta, công trình nghiên cứu của Võ Thị Minh Chí và Nguyễn Phương Mỹ về thần kinh tâm lí của trẻ em cũng cho thấy, hoạt động trí tuệ yếu kém của học sinh phụ thuộc một phần vào thể lực [13,20]. Ở nước ta, trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới mối liên quan này. Các tác giả đã cho thấy, giữa thể lực và năng lực trí tuệ có mối liên quan thuận, không chặt chẽ. Học lực phản ánh năng lực học tập của học sinh và được đánh giá qua kết quả học tập bằng điểm số. Các nhà khoa học đã xác định rằng, việc nắm tri thức trong quá trình học tập liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ. Trong quá trình học tập, năng lực trí tuệ của học sinh được phát triển [13, 32]. Khi trí tuệ được phát triển sẽ có ảnh hưởng trở lại đến việc nắm tri thức. Các nghiên cứu cho thấy, những học sinh có chỉ số thông minh IQ cao thì học lực thường thuộc loại giỏi. Ngược lại, những em có học lực yếu thường có chỉ số IQ không cao. Tuy nhiên, giữa học lực và năng lực trí tuệ có mối tương quan không chặt chẽ. Vì một số trường hợp, học lực chưa phản ánh đúng năng lực trí tuệ. Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy mối tương quan thuận giữa sự phát triển trí tuệ và học lực của học sinh. 1.4. Cơ sở khoa học của đề tài Hiến chương của tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa: “Sức khoẻ là một trạng thái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là tình trạng có bệnh hay không có bệnh, hay thương tật theo nghĩa thông thường” (Genere, 1975). Sức khoẻ có mối quan hệ mật thiết với môi trường. Sự phụ thuộc của sức khoẻ vào môi trường sống đã được đề cập đến từ thời xa xưa của lịch sử. Từ thế kỉ XIX, trong cuốn “Nghiên cứu y học thực nghiệm” nhà sinh lí học người Pháp Claode Bernat đã viết: “Hiện tượng về sự sống được quy định từ hai phía, một là mặt cơ thể trong đó sự sống diễn ra, mặt khác là môi trường bên ngoài trong đó cơ thể sống tìm thấy những điều kiện chủ yếu cho sự xuất hiện những hiện tượng của bản thân mình” Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ coi trẻ như một đối tượng thụ động. Để khắc phục tính phiến diện của các thuyết, nhà tâm lí học Đức 8 V.Stem đưa ra thuyết hội tụ hai yếu tố. Ông cho rằng: sức tác động qua lại giữa di truyền và môi trường qui định quá trình phát triển tâm lí, trong đó di truyền giữ vai trò quyết định, còn môi trường chỉ là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lý vốn đã định sẵn trong di truyền thành hiện thực. Dựa trên những dữ liệu về nguồn gốc loài người, A.N.Leonchiép, nhà tâm lí học nổi tiếng của Liên Xô cho rằng những yếu tố di truyền không quyết định sự phát triển tâm lí người [13]. Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về sự phát triển trẻ em cho thấy: trí thông minh, năng lực trí tuệ của trẻ không hoàn toàn do bẩm sinh di truyền quyết định mà nó được hình thành và phát triển trong hoạt động học tập của học sinh được tổ chức một cách đúng đắn [13]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố di truyền có vai trò đáng kể trong sự tạo thành tư chất của trẻ. Trên cơ sở của cùng một loại tư chất, trẻ có thể phát triển nhiều loại năng lực khác nhau [13, 32]. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, di truyền đóng vai trò tiền đề trong sự phát triển trí tuệ của trẻ [13]. Điều này cũng có nghĩa là, năng lực trí tuệ của cha mẹ sẽ có mối quan hệ mật thiết với năng lực trí tuệ của con cái. Để đánh giá sự phát triển của thể chất, người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những phương pháp thường dùng hiện nay là phương pháp chỉ số, được biểu thị bằng công thức toán học. 9 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là 2830 học sinh và 1120 phụ huynh học sinh thuộc các trường trung học trong huyện Yên Thành – Nghệ An. Trong đó: - 1323 học sinh (bao gồm 609 học sinh nam và 714 học sinh nữ) của 3 trường TH (THCS Phúc Thành,THCS Lăng Thành,THPT Bắc Yên Thành) thuộc các xã nông thôn và miền núi, gọi là khu vực nghiên cứu số 1 (KV1). - 1507 học sinh (bao gồm 694 học sinh nam và 813 học sinh nữ) của 3 trường TH (THCS Phan Đăng Lưu,THPT Yên Thành II,THPT Phan Đăng Lưu) thuộc thị trấn và các xã lân cận, gọi là khu vực nghiên cứu số 2 (KV2). - 504 phụ huynh (bố, mẹ) của 252 học sinh trường THCS Phúc Thành và 616 phụ huynh (bố, mẹ) học sinh của 308 học sinh trường THPT Bắc Yên Thành. Đối tượng học sinh nghiên cứu có độ tuổi từ 12- 19. Phụ huynh có độ tuổi từ 31- 59. Đối tượng nghiên cứu có sức khỏe và tâm - sinh lý bình thường. Chúng tôi tính tuổi của đối tượng theo qui ước chung được dùng trong nhiều tài liệu của tổ chức y tế thế giới và của nước ta. Đó là cách tính tuổi qui về tháng hay năm gần nhất. Nghĩa là người ta gọi một tuổi nào đó gồm những cá thể có số năm trước hoặc sau tuổi đó sáu tháng. Ví dụ: 15 tuổi là những cá thể từ 14 năm sáu tháng 1 ngày đến 15 năm 6 tháng. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành tại các trường TH thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, gồm các trường sau: - Trường THCS Phúc Thành, xã Phúc Thành. - Trường THCS Lăng Thành, xã Lăng Thành. - Trường THPT Bắc Yên Thành, xã Lăng Thành. - Trường THCS Phan Đăng Lưu, thị trấn Yên Thành. - Trường THPT Yên Thành II, xã Bắc Thành. - Trường THPT Phan Đăng Lưu, thị trấn Yên Thành. 2.3. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2010 đến tháng 12/2011 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp chọn mẫu - Các trường nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên theo vùng. Trong các khối lớp nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên. - Chọn mẫu theo hệ thống trường, tuổi, tương quan thích hợp giữa các độ tuổi giữa các vùng có đặc trưng khác nhau về điều kiện môi trường và xã hội. 10 2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hình thái - Các chỉ tiêu hình thái được xác định bằng phương pháp nhân trắc học theo Nguyễn Quang Quyền (1974). + Chiều cao đứng: Chiều cao đứng được đo từ gót chân sát mặt đất đến đỉnh đầu. Học sinh phải đứng ở tư thế nghiêm trên nền phẳng hai gót chân chạm vào nhau, hai tay buông thẳng, bàn tay úp vào mặt ngoài đùi, đầu ở tư thế sao cho bờ dưới xương hàm dưới hoặc đường nối lỗ tai ngoài với mắt trên một đường thẳng nhằm ngang, mắt nhìn thẳng và đồng thời để cho 4 điểm: chẩm, lưng, mông và gót chạm vào thước đo. Chúng tôi sử dụng thước đo có vạch chia số nhỏ tới mm (chính xác tới 0.1 cm) để đo chiều cao đứng của học sinh. Chiều cao đứng được tính theo đơn vị centimet (cm). + Trọng lượng cơ thể: Khi cân, mỗi học sinh chỉ được mặc một bộ quần áo mỏng, bỏ giày dép và đứng vào giữa bàn cân. Dụng cụ đo là một loại cân đồng hồ điện tử có độ chính xác đến 0.1kg, đo được tối đa là 100 kg. Trước khi cân bất kỳ một học sinh nào, cân đều được chỉnh để đảm bảo độ chính xác. Đơn vị tính trọng lượng cơ thể là kilôgam (kg). + Vòng ngực trung bình: Vòng thước dây phía sau vuông góc với cột sống sát bả vai, phía trước quá mũi ức. Như vậy, chu vi đo thước tạo thành nằm trên mặt phẳng ngang song song với mặt đất. Khi đo hít thở bình thường. Dụng cụ đo là thước dây bằng vải của Trung Quốc, có chia tới mm. Đơn vị đo vòng ngực trung bình là centimet (cm). Các chỉ tiêu trên đều được đo tại địa điểm nhất định có phòng đủ rộng, đủ ánh sáng để công việc có hiệu quả cao. Phương pháp đánh giá sự phát triển thể lực - Để đánh giá thể lực của học sinh, chúng tôi dùng các loại chỉ số sau: + Chỉ số khối cơ thể hay chỉ số BMI là chỉ số tương quan giữa chiều cao và trọng lượng cơ thể. Chỉ số khối cơ thể giúp xác định mức độ gầy hay béo của một người, tức là xác định người đó bị béo phì, bị suy dinh dưỡng hay có thân hình hài hòa. Công thức tính BMI: gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức: Trọng lượng (Chiều cao)2 Căn cứ vào chỉ số BMI, người ta có thể đánh giá mức độ phát triển cân đối của cơ thể như gầy, vừa hay béo. Hiện nay, người ta đã lập bảng phân loại cho người châu Âu, châu Á, nam, nữ riêng. Sau đây là bảng phân loại kiểu 1, áp dụng cho người châu Á. BMI (kg/m2) = 11 Bảng 2.1. Bảng phân loại khổi cơ thể theo chỉ số BMI [55] Số TT 1 2 3 4 5 6 7 Chỉ số BMI < 16 16 ÷ 16,9 17 ÷ 18,49 18,5 ÷ 24,9 25 ÷ 29,9 30 ÷ 34,9 > 35 Phân loại sức khỏe Suy dinh dưỡng độ 3 Suy dinh dưỡng độ 2 Suy dinh dưỡng độ 1 Người bình thường Béo phì độ 1 Béo phì độ 2 Béo phì độ 3 Tuy nhiên, đối với trẻ em ta phải đối chiếu với bảng dưới theo bách phân vị, dụa vào thống kê theo nhóm tuổi và giới tính: [55]. - Nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị hỏ hơn bách phân vị thứ 5 thì trẻ bị thiếu cân. - Nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 5 ÷ 85 thì trẻ có sức khỏe dinh dưỡng tốt. - Nếu BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 ÷ 95, trẻ có nguy cơ bị béo phì - Nếu BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95 thì trẻ bị béo phì. + Chỉ số Pignet: Công thức chung là: Pignet = chiều cao đứng (cm) - [cân nặng (kg) + vòng ngực TB (cm)] Bảng 2.2. Phân loại thể lực theo chỉ số pignet [7] Số TT 1 2 3 4 5 6 7 Chỉ số Pignet < 23,0 23,0 – 28,9 29,0 – 34,9 35,0 – 41,0 41,1 – 47,0 47,1 – 53,0 > 53,0 Phân loại sức khỏe Cực khỏe Rất khỏe Khỏe Trung bình Yếu Rất yếu Cực yếu 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu trí tuệ bằng Test Raven Sử dụng bộ test khuôn hình tiếp diễn, để phân loại đánh giá theo phân định của Raven. Học sinh và cha mẹ học sinh (nghiệm thể) làm Test theo nhóm. Mỗi nhón từ 15 - 20 nghiệm thể. Thời gian làm trong khoảng 1 giờ. Nghiệm thể làm Ttest trong 12 một phòng đủ rộng, đảm bảo ánh sáng, yên tĩnh. Quá trình làm Test tiến hành như sau: trước hết chúng tôi phát cho mỗi nghiệm thể một phiếu điều tra, trong đó có những phần tìm hiểu về bản thân và yêu cầu mỗi nghiệm thể tự ghi phần này. Sau đó phát cho mỗi nghiệm thể một quyển trắc nghiệm và hướng dẫn cách làm cũng như cách ghi kết quả [9]. Sau khi nghiệm thể biết cách làm và ghi kết quả, chúng tôi yêu cầu nghiệm thể hoàn thành tất cả các bài tập (A1 - E12), không được để sót bài tập nào. Trong quá trình nghiệm thể làm Test chúng tôi không giải thích gì thêm và luôn chú ý tránh hiện tượng nghiệm thể trao đổi làm mất tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Sau khi các nghiệm thể làm xong, chúng tôi thu lại quyển Test và phiếu điều tra để xử lý và đánh giá kết quả. Mỗi bài tập đúng được tính 1 điểm. Tổng số điểm cao nhất mà học sinh có thể đạt được là 60 điểm. Trên cơ sở số điểm học sinh đạt được thông qua thực hiện các bài tập ghép hình sẽ được tính chuyển đổi thành điểm. Căn cứ vào điểm Test Raven tính chỉ số IQ theo Whechsler. IQ = 100 + 15 Z Z là điểm biến đổi từ điểm số bài trắc nghiệm theo công thức Z  X    Trong đó µ điểm trung bình của nhóm người chọn làm đại diện và σ độ lệch tiêu chuẩn của nhóm người chọn làm đại diện. Bảng 2.3. Bảng phân loại hệ số thông minh của D. Wechsler [7] Mức trí tuệ IQ Loại trí tuệ I > 130 Rất xuất sắc II 120 – 129 Xuất sắc III 110 – 119 Thông minh IV 90 – 109 Trung bình V 80 – 89 Tầm thường VI 70 – 79 Kém 2.4.4. Xử lý số liệu Xử lí số liệu bằng phương pháp thông kê sinh học thông qua phần mềm Exel và Epi Infor 6.0. - Kiểm định sự tương quan giữa hai đại lượng X, Y theo phương pháp sau: + Tính hệ số t
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan