Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học “sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn” (nghiên cứu ...

Tài liệu “sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn” (nghiên cứu tại quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh)

.PDF
81
341
129

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƯƠNG VĂN THẮNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN (Nghiên cứu tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội, 2019 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƯƠNG VĂN THẮNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN (Nghiên cứu tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) Ngành: XÃ HỘI HỌC Mã số: 8.31.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà Hà Nội, 2019 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc đang phát triển có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã dẫn tới nhiều hệ quả kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và môi trường đối với khu vực đô thị. Một trong những vấn đề của môi trường đô thị là quá trình quản lý, xử lý rác thải còn chưa hiệu quả và thiếu tính bền vững, các bãi rác thải ở Hồ Chí Minh hiện nay đang luôn trong trạng thái quá tải, phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp, chưa tái chế sử dụng được nguồn rác. Việc phân loại rác thải vừa có lợi ích về kinh tế vừa có lợi ích về xã hội. Cụ thể là chất thải rắn có thể có khả năng tái sinh, tái chế như nylon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại, cao su,… Khi giảm được khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm và cũng sẽ giảm tác động tiêu cực đến môi trường (giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm được sự ô nhiễm mạch nước ngầm, nước mặt,…). Bên cạnh đó, phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh của UBND thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 – 11 – 2018, chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Từ ngày 24 – 11, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hoạt động phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện phân loại [30]. Sau khi đã có những văn bản quy định về việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn thì tại đại phương quận Phú Nhuận nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung đã có rất nhiều hoạt động truyền thông tới người dân về thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, nhận thức và hành vi của người dân trong việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn đang còn hạn chế. Để đảm bảo tính bền vững trong quá trình quản lý rác thải, bên cạnh vấn đề kinh tế - tài chính, kỹ thuật, thể chế - chính sách thì yếu tố nhận thức và hành vi của người dân cũng cần được phân tích và đánh giá nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, những điểm tích cực và hạn chế 3 trong quá trình triển khai thực hiện và quản lý phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Từ đó để có những chiến lược triển khai tốt hơn khi nhân rộng mô hình phân loại rác thải này. Bởi vì, theo một số địa phương đã triển khai phân loại rác thải thì tại những địa bàn sau khi đã được chọn là thí điểm về phân loại rác, người dân hết nhận được những sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương về phương tiện, công cụ,… phân loại rác thì họ sẽ tiếp tục quay lại thói quen như trước đây và không duy trì hoạt động phân loại rác theo quy định nữa. Đây không chỉ là vấn đề đang được cán bộ quản lý cấp cấp quan tâm mà cũng còn nhận được sự thu hút rất lớn đối với các nhà nghiên cứu. Với những lý do trên đây, tác giả luận văn quyết định lựa chọn đề tài “Sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn” (Nghiên cứu tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh) làm đề tài luận văn của mình. Trong nghiên cứu này, tác giả luận văn sẽ tập trung vào việc tìm hiểu nhận thức của người dân về chủ trương phân loại rác thải như thế nào, hành vi phân loại rác tại nguồn (nguyên tắc phân loại, cách thức phân loại và xử lý chất thải sau phân loại) của địa phương ra sao? Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ phân tích một số yếu tố tác động đến đến nhận thức và hành vi của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt và sẽ đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại và xử lý chất thải sinh hoạt tại nguồn góp phần bảo vệ môi trường sống. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Qua quá trình tìm hiểu những nguồn tài liệu có sẵn về vấn đề nghiên cứu thì tác giả đã tìm được một số đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học về chủ đề nghiên cứu đã được đăng trên Tạp chí Xã hội học và một số công trình, báo cáo kết quả nghiên cứu khác. Dựa vào những bài báo và báo cáo khoa học trên, tác giả đọc kỹ, tổng quan và tìm ra hướng đi cho đề tài nghiên cứu của mình. 2.1. Các nghiên cứu về nhận thức của người dân về rác và phân loại, xử lý rác Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về vấn đề phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Một trong những nội dung mà các tác giả thường quan tâm đó chính là vấn đề nhận thức của người dân trong quản lý, phân loại chất thải sinh hoạt. Trong bài viết “Nâng cao nhận thức của người dân 4 trong quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Hạ Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên” của tác giả Nguyễn Phượng Lê và Trần Duy Tùng (2014) cho thấy lượng rác thải ở đang được tạo ra ngày càng nhiều, điều đó đã khiến cho môi trường đã bị ô nhiễm, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân sinh sống nơi đây. Nguyên nhân chính yếu của vấn đề này là do nhận thức của người dân trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đang còn rất hạn chế. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập thông tin. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 60 hộ dân, 6 cán bộ cấp xã và 3 cán bộ thu gom rác thải bằng phương pháp điều tra dựa trên bản câu hỏi bán cấu trúc, phỏng vấn sâu bằng bản hướng dẫn liệt kê các câu hỏi mở, quan sát có tham gia và thảo luận nhóm. Trong cộng đồng này, người dân có biết tới quản lý rác thải nhưng rất ít người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rác thải sinh hoạt cũng như cách phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. về phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Có sự khác biệt giữa nhận thức và hành vi của người dân. Cụ thể là có 88,3% người dân quan tâm tới vấn đề rác thải nhưng chỉ có 15% người dân biết phân loại rác thải trước khi xử lý. Nghiên cứu cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân trong quản lý rác thải sinh hoạt như là giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn. Tác giả cũng đã đưa ra 3 giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong quản lý rác thải sinh hoạt như là tuyên truyền phổ biến kiến thức, tổ chức các chương trình giữ vệ sinh chung, xây dựng các quy định của thôn xóm và hệ thống chế tài xử phạt với hành vi gây ô nhiễm môi trường [5]. 2.2. Các nghiên cứu về mô hình xử lý rác Bên cạnh việc tìm hiểu nhận thức của người dân trong vấn đề phân loại chất thải thì đã có một số tác giả nghiên cứu xây dựng các mô hình về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Cụ thể là trong “Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho các hộ gia đình ở phường Hiệp An” của tác giả Bùi Phạm Phương Thanh và Nguyễn Thị Ánh Linh (2016) cho thấy tình trạng thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt vẫn theo phương pháp truyền thống. Nghiên 5 cứu đã cho thấy hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, đánh giá nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải tại nguồn. Đồng thời, tác giả đã đề xuất 3 mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho các hộ gia đình bao gồm hộ kinh doanh, hộ công nhân, viên chức và hộ nông nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (375 phiếu điều tra các hộ gia đình) và phương pháp nghiên cứu định tính (18 nhân viên thu gom rác thải) để đánh giá tình hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và ý thức về việc phân loại rác thải tại nguồn; lấy 140 mẫu chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình trong 7 ngày liên tiếp để xác định thành phần, khối lượng của chất thải rắn nhằm xây dựng mô hình phân loại rác thải. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp phân tích SWOT nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Có 71,2% người được hỏi trả lời là tham gia “Mô hình phân loại rác thải tại nguồn” khi được cấp miễn phí thùng rác, túi đựng rác. Và khi không có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương thì mô hình khó mà có thể tồn tại lâu dài được. Tại phường này chưa có chính sách phân loại chất thải rắn tại nguồn. Công ty tiến hành thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình đến điểm tập kết và sau đó vận chuyển đến khu vực xử lý. Về hệ thống hành chính quản lý, có tổ thu gom rác tại các hẻm nhỏ trên địa bàn và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như là công ty thu gom nhà nước, đội thu gom dân lập. Tác giả cũng đã xây dựng được mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho các hộ gia đình [13]. Và không chỉ có xây dựng các mô hình dành cho các hộ gia đình, một số tác giả cũng đã nhận thấy rằng chất thải rắn sinh hoạt cũng có khối lượng khá nhiều tại các trường học. Chính vì vậy, họ đã xây dựng mô hình về phân loại chất thải tại trường học. Trong bài viết “Nghiên cứu xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn trong trường học tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Phùng Khánh Chuyên, Ngô Vân Thụy Cẩm (2010) đã đưa ra một số các kết quả chính như là khối lượng và thành phần chất thải rắn trong trường học ở Đà Nẵng, hiện trạng quản lý và thu gom rác trong trường học, đánh giá kiến thức và nhận thức của học sinh về phân loại rác tại nguồn. Về khối lượng chất thải rắn trong trường học thì tùy thuộc vào mùa mưa 6 hay mùa nắng (mùa mưa có khối lượng rác nhiều hơn vì rác ngấm nhiều nước). Lượng rác này chủ yếu là rác vô cơ và rác tái chế. Hiện tại, nhà trường quản lý rác thải rắn bằng cách là trang bị cho mỗi lớp một thùng rác bằng nhựa và có thùng ở sân trường nữa. Học sinh sẽ đổ tất cả rác vào một thùng đặt ở góc sân trường. Sau đó, rác được thu gom bằng xe ba gác và xe lớn sẽ vận chuyển rác về bãi rác Khánh Sơn chôn lấp. Hạn chế của cách quản lý rác này là tốn kém kinh phí, lãng phí tài nguyên, gây khó khăn cho xử lý và bảo vệ môi trường,… Tác giả tiến hành điều tra kiến thức về rác thải của học sinh cấp I, II, III; trong đó học sinh tiểu học nhận thức về rác là thứ bỏ đi chiếm 78,1% (do kiến thức của các em còn hạn chế). Hầu hết, học sinh chưa hiểu về mục đích, cách phân loại rác tại nguồn và cách xử lý rác sau khi phân loại. Các em còn nhầm lẫn giữa rác dễ phân hủy và rác không phân hủy được. Sự lôi kéo học sinh tham gia phân loại rác đang hạn chế do các em bận học nhiều, chỉ tham gia khi nhà trường yêu cầu. Nhóm nghiên cứu đã thiết kế phương tiện tuyên truyền dựa trên ý kiến của học sinh và sau đó thì tiếp tục khảo sát lại thì kết quả đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Với những hình thức tuyên truyền sử dụng tài liệu, tờ rơi, đĩa CD kết hợp với tổ chức ngoại khóa thì nhận thức của học sinh về rác và phân loại rác tại nguồn đã thay đổi rất tốt. Kết quả cho thấy 70% đĩa CD đã đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin và tờ rơi là 89%. Các học sinh đều muốn tham gia phân loại rác và còn muốn tuyên truyền cho những người khác xung quanh. Không những vậy, tác giả còn đề xuất hình thức phân loại rác tại nguồn trong trường học [3]. Mặc dù, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những chiến lược tác động làm thay đổi nhận thức của học sinh nhưng chưa có thể mô tả rõ những hoạt động của nhà trường nhằm duy trì và phát huy tốt hoạt động này trong trường học trong tương lai như thế nào? 2.3. Các nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong phân loại và xử lý rác thải Việc phân loại chất thải trước hết đòi hỏi phải xuất phát từ chủ trương, kế hoạch của Đảng và Nhà nước và sau đó sẽ được triển khai kế hoạch đó trong nhân dân. Tuy nhiên, một trong những yếu tố góp phần quyết định tới sự thành công của 7 việc phân loại chất thải đó là sự đồng thuận, sự tham gia của người dân. Ở nghiên cứu “Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị” (Nghiên cứu trường hợp quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hòa, Hà Nội) của Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) đã tập trung vào đánh giá tình hình quản lý rác thải tại quận Hoàn Kiếm và huyện Ứng Hòa. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã tìm hiểu các hoạt động người dân đang thực hiện trong quá trình quản lý rác thải, nhận diện yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động đó và phân tích các yếu tố này trong bối cảnh đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững đô thị hiện nay. Về hoạt động phân loại rác, ở khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội chưa thực hiện phổ biến và rộng rãi. Chương trình 3R được thực hiện thí điểm tại phường Phan Chu Trinh (và 3 phường nội thành: Láng Hạ, Thành Công, Nguyễn Du) từ năm 2007 – 2009. Hành động phân loại rác của người dân là dạng hành động truyền thống. Khi dự án kết thúc, hoạt động phân loại rác không được tiến hành thường xuyên do nhận thức, ý thức của người dân, khó khăn về phương tiện, trang thiết bị và sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể đang còn khá hạn chế. Về thu gom rác, ở huyện Ứng Hòa thì thành viên đội thu gom là người dân sống trong thôn/xóm, hình thành thông qua hình thức đấu thầu trong thôn xóm; trong khi ở quận Hoàn Kiếm, thành viên đội thu gom là nhân viên của một tổ chức xã hội – Công ty môi trường đô thị Hà Nội. Chính vì thế, sư hỗ trợ và chính sách thụ hưởng đối với người thu gom là khác nhau. Hoạt động xử lý rác gặp nhiều khó khăn, do số lượng rác thải tăng nhưng điều kiện xử lý chưa được đáp ứng. Một số thành viên thu gom ở huyện Ứng Hòa còn đốt rác ở cánh đồng sau khi thu gom từ hộ gia đình. Người dân nhận thấy hoạt động thu gom rác cần có thêm đóng góp về tài chính nhưng họ không sẵn sàng đóng thêm và cho rằng trách nhiệm tài chính chủ yếu thuộc về nhà nước. Hoạt động tuyên truyền chưa có sức lan tỏa hết trong cộng đồng mà chỉ tập trung vào các gia đình có người/thành viên tham gia đoàn thể xã hội hay nhóm tự quản tại khu dân cư. 8 2.4. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phân loại và xử lý rác thải Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải là: nhóm yếu tố thuộc về người dân (nhu cầu – tâm lý, nhận thức, đặc điểm xã hội của người dân); sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải (nhóm công nhân vệ sinh môi trường, nhóm tự quản ở cơ sở: trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố, nhóm người thu mua phế liệu, đoàn thể xã hội và chính quyền); những yếu tố xã hội (các chính sách, các yếu tố văn hóa – xã hội, truyền thông). Ngoài ra, tác giả còn đề xuất giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải [9]. Sự tham gia của người dân trong việc phân loại chất thải của có sự chi phối, tác động của rất nhiều đối tượng khác. Trong bài viết “Ảnh hưởng của các bên liên quan đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải ở Hà Nội” của Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) đã phân tích sự ảnh hưởng của các bên liên quan đến sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Đó là công nhân vệ sinh môi trường, nhóm tự quản cơ sở như trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố, đoàn thể xã hội, nhóm thu mua phế liệu và chính quyền cấp quận/huyện, phường/xã. Vai trò của các nhóm, tổ chức này là vận động những người dân tại cộng đồng tham gia phân loại chất thải và giám sát quá trình thực hiện, kết nối các bên liên quan khác tại khu dân cư. Vai trò của chính quyền địa phương cũng rất quan trọng trong việc thi hành các chính sách, tổ chức các chiến dịch giáo dục vận động tại cộng đồng hay hỗ trợ và ủng hộ sự tham gia hoạt động của các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác thải ở Hà Nội [11]. 2.5. Các nghiên cứu về lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu về phân loại và xử lý rác thải Bên cạnh việc phân tích để nhấn mạnh vai trò sự tham gia của người dân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân thì tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung cũng đã có bài viết về sự vận dụng lý thuyết sự tham gia của cộng đồng 9 trong vấn đề về môi trường.“Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng và khả năng vận dụng vào quá trình ra các quyết định môi trường tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Kim Nhung (2014). Lý thuyết sự tham gia của cộng đồng là cơ sở lý luận cho việc triển khai và thực hiện hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong các kế hoạch, dự án và chương trình phát triển tại các địa phương. Tác giả đã phân tích sự tham gia của cộng đồng thông qua một số quan điểm về lý thuyết và đưa ra khả năng vận dụng của lý thuyết này trong quyết định về môi trường ở Việt Nam hiện nay. Tác giả cũng đã nhận định rằng nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển ở các lĩnh vực khác nhau đã được đề cập khoảng bất đầu từ những năm 1990. Trong các nghiên cứu đi trước đã nhấn mạnh yếu tố sự tham gia của cộng đồng trong mọi hoạt động hướng đến sự dân chủ và phát triển bền vững của xã hội. Trần Hùng (2010) đã nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng là yếu tốt hết sức quan trọng, bởi vì: - Người dân có quyền tham gia vào các quyết định vì kết quả của quyết định sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ. - Sự tham gia của cộng đồng sẽ tăng sức mạnh của người dân. - Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo sẽ thu được những kết quả tốt hơn vì chính những người dân biết họ cần làm gì, khả năng của họ đến đâu và họ có thể dùng các nguồn lực nào cho hoạt động cộng đồng [10]. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng cũng đã được đưa vào trong các văn bản, nghị quyết và chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo các nghiên cứu trước đây, sự tham gia của cộng đồng vào trong các hoạt động tại địa phương đang còn có sự hạn chế. trong nhiều trường hợp, sự tham gia được hiểu như là sự đóng góp chung để thực hiện một nhiệm vụ nhất định, mang thái độ hợp tác nhiều hơn là sự tham gia trực tiếp vào ra các quyết định [6, tr 210 - 211]. Liên quan đến một số vấn đề môi trường ở cộng đồng thì người dân cũng có sự tham gia bàn bạc, thảo luận và đưa ra hướng giải quyết tại thôn xóm nhưng tổ trưởng dân phố/trưởng thôn thường đóng vai trò định hướng, quyết định. Còn đối với những vấn đề vượt quá khu vực thôn 10 xóm thì chỉ những người đại diện người dân, lãnh đạo các cấp, cán bộ đoàn thể,… tham gia. Lúc này, người dân chỉ đóng vai trò là người tiếp nhận thông tin và tuân theo thực hiện các quy định, quyết định đã ban hành. Như vậy, sự tham gia của cộng đồng sẽ gặp phải sự hạn chế. Trong khi đó, chúng ta có thể thấy nếu có sự tham gia của cộng đồng thì hiệu quả triển khai các quyết định sẽ tốt hơn rất nhiều. Về mặt phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu trước các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp định tính như phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập các thông tin cụ thể hơn (Nguyễn Phượng Lê và Trần Duy Tùng, Bùi Phạm Phương Thanh và Nguyễn Thị Ánh Linh, Phùng Khánh Chuyên và Ngô Vân Thụy Cẩm,…), Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy lượng rác thải tạo ra ngày càng nhiều gây nên khiến ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức người dân trong thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đang còn rất hạn chế. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân trong quản lý rác thải sinh hoạt như là giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn. Một số tác giả đã xây dựng mô hình phân loại chất thải dành cho các hộ gia đình và trường học. Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải là: nhóm yếu tố thuộc về người dân, sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động quản lý rác, những yếu tố xã hội. Lý thuyết sự tham gia của cộng đồng cũng đã được phân tích nhằm vận dụng trong lĩnh vực môi trường. Nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tiến hành trên quy mô lớn về phân loại chất thải tại nguồn ở các khu vực nội thành ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một nơi có dân cư sinh sống khá đông đúc và là nơi diễn ra nhiều hoạt động sản xuất khác nhau nên lượng rác thải rất lớn. Vì thế, việc tìm hiểu về thực trạng về phân loại rác tại nguồn của người dân khi mà Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách về phân loại rác thải là một việc rất cần thiết. Bởi vì, qua việc tìm 11 hiểu thực trạng tại địa phương thì có thể góp phần đưa ra những giải pháp để giải quyết những rào cản của việc phân loại rác tại nguồn. Trong các nghiên cứu trước cũng đã đề cập đến các yếu tố tác động như là yếu tố thuộc về người dân, sự tham gia hoạt động quản lý rác, những yếu tố xã hội nhưng đó là những nhóm yếu tố mang tính chất chung chung mà chưa đi vào việc nêu rõ sự bất cập trong việc thu gom rác chủ yếu tập trung ở vấn đề gì, do nhóm nào triển khai chưa thực sự tốt, chưa đúng quy định? Thực trạng phân loại rác tại nguồn của những khu vực đông dân cư tại các đô thị lớn ra sao? Những vấn đề này sẽ là những gợi mở để tiến hành nghiên cứu “Sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn”. Trong đề tài này, tác giả sẽ thực hiện dựa trên sự kế thừa những điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu trước đó. Qúa trình phân tích hạn chế của các nghiên cứu trước đó giúp tác giả luận văn có thể tránh sai sót khi triển khai nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài cung cấp một bức tranh về sự nhận thức và hành vi tham gia phân loại rác thải tại nguồn của người dân tại địa phương. Trên cơ sở đó đưa ra đề xuất về giải pháp giúp tăng cường nhận thức và thay đổi hành vi của người dân nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu phân loại chất thải, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đô thị. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải rắn tại nguồn. - Thực trạng hành vi phân loại rác thải rắn tại nguồn của người dân (nguyên tắc phân loại, cách thức phân loại và xử lý chất thải sau khi phân loại,…). - Nhận diện và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Từ đó, đối chiếu phân tích các yếu tố này trong bối cảnh đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững đô thị hiện nay. - Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phân loại rác thải tại nguồn của người dân nội thành. - Khách thể nghiên cứu: Người dân đang sinh sống tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi thời gian, không gian nghiên cứu: - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức và hoạt động tham gia phân loại rác thải của người dân trong thời điểm điều tra (từ năm 2017 đến tháng năm 2018). - Phạm vi không gian nghiên cứu: Quận Phú Nhuận có 15 phường và tác giả nghiên cứu đã chọn hết tất cả 15 phường để khảo sát. Trong mỗi một phường thì do kinh phí có hạn nên trong nghiên cứu này chỉ chọn 2 – 3 khu phố/1 phường, tập trung vào các hộ dân để thực hiện khảo sát. 4.2.2. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu về phân loại rác thải là tương đối rộng về mặt nội dung, do đó, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu vấn đề phân loại chất thải rắn tại quận Phú Nhuận. Chính vì vậy, trong các nội dung tác giả đều sẽ sử dụng cụm từ “Phân loại chất thải rắn” trong sinh hoạt tại nguồn để tìm hiểu và phân tích các nội dung của nghiên cứu. Đề tài tập trung tìm hiểu nhận thức và hành vi tham gia phân loại chất thải rắn tại nguồn. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ tìm hiểu một số yếu tố tác động đến việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các đề xuất nhằm góp phần thực hiện tốt hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở địa phương. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 13 Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng một số lý thuyết xã hội học như lý thuyết sự tham gia của cộng đồng và lý thuyết sự lựa chọn hợp lý để giải thích hành vi tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho cán bộ từ các cấp tại địa phương, người dân và hành vi người dân tích cực tham gia các buổi tuyên truyền, hướng dẫn cũng như là thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đề tài sẽ phân tích cụ thể và bổ sung thêm cơ sở lý luận về phân loại rác thải tại nguồn (khái niệm). Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ cung cấp những minh chứng khoa học về phân loại rác thải tại nguồn ở khu vực đô thị. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu này đã sử dụng tư liệu từ các công trình nghiên cứu khác nhau. Chủ yếu dựa trên các tài liệu liên quan đến vấn đề được đăng tải trên Tạp chí Xã hội học, báo cáo thống kê của địa phương, các nguồn tài liệu về các hoạt động liên quan đến phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của quận Phú Nhuận,... để làm rõ tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận, góp phần bổ sung luận điểm trong đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, trong đề tài này, tác giả còn sử dụng kết hợp với những phương pháp khác như: so sánh, phân tích. Các thông tin thu thập được từ quá trình tổng quan tài liệu sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn tốt hơn về vấn đề nghiên cứu của mình thực hiện. - Phương pháp thu thập thông tin định lượng: Điều tra bảng hỏi: Đề tài sử dụng bảng hỏi là công cụ thu thập thông tin chủ yếu, dựa trên các khái niệm đã được thao tác hóa. Đề tài đã tiến hành điều tra 600 gia đình tại địa bàn khảo sát, lựa chọn mẫu theo cách chọn mẫu thuận tiện. Đây là một chiến lược thường được sử dụng khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu định lượng có hạn chế nguồn lực kinh phí và thời gian. Tại quận Phú Nhuận có tới 15 phường (phường 6 và phường 16 là không có tại quận Phú Nhuận), cụ thể là: 14 Bảng 1.1: Dân cư người đang sinh sống tại Quận Phú Nhuận Tên phường STT Số lượng hộ Số lượng nhân khẩu 1 Phường 1 3.460 13.299 2 Phường 2 4.496 17.219 3 Phường 3 2.545 9.605 4 Phường 4 3.485 15.054 5 Phường 5 4.158 18.322 6 Phường 7 6.074 24.287 7 Phường 8 2.652 9.790 8 Phường 9 5.560 20.298 9 Phường 10 2.630 9.863 10 Phường 11 2.826 10.597 11 Phường 12 1.830 6.234 12 Phường 13 2.116 8.818 13 Phường 14 2.008 7.496 14 Phường 15 3.262 11.356 15 Phường 17 2.951 9.953 49.693 192.191 Tổng Nguồn: Uỷ ban nhân dân quận Phú Nhuận năm 2018 Do đó, nghiên cứu đã chọn mẫu nghiên cứu thuận tiện ở 15 phường. Trong mỗi hộ gia đình sẽ chọn đại diện một người trong hộ gia đình làm đơn vị thu thập thông tin. 15 Bảng 1.2: Cơ cấu mẫu điều tra định lượng phân chia theo phường và giới tính Tên phường STT Số lượng hộ 1 Phường 1 35 2 Phường 2 35 3 Phường 3 35 4 Phường 4 35 5 Phường 5 35 6 Phường 7 35 7 Phường 8 35 8 Phường 9 35 9 Phường 10 35 10 Phường 11 35 11 Phường 12 110 12 Phường 13 35 13 Phường 14 35 14 Phường 15 35 15 Phường 17 35 600 Tổng 16 Bảng 1.3: Các tiêu chí cụ thể của mẫu điều tra định lượng Tiêu chí Giới tính Tuổi Tần Cụ thể (Người) Nghề nghiệp lệ (%) Nam 300 50 Nữ 300 50 Tổng 600 100 Từ 18 – 29 tuổi 65 10,8 Từ 30 – 39 tuổi 88 14,7 Từ 40 – 49 tuổi 88 14,7 Từ 50 – 59 tuổi 141 23,5 Từ 60 tuổi trở lên 218 36,3 Tổng 600 100 Tiểu học THCS 49 8,2 Trung học phổng thông 272 45,3 73 12,2 Đại học 193 32,2 Trên đại học 13 2,2 Tổng 600 100 Cán bộ, công chức 75 12,5 Viên chức 19 3,2 Lực lượng vũ trang 11 1,8 Công nhân, người lao động 112 18,7 Hưu trí 197 32,8 Học sinh, sinh viên 23 3,8 Kinh doanh 58 9,7 Nghề khác 105 17,5 Tổng 600 100 Trình độ học Trung cấp, cao đẳng vấn suất Tỷ Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài năm 2018 17 Xử lý số liệu định lượng: Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và Excel để xử lý và thống kê thông tin định lượng đã thu thập được. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng lý thuyết sự tham gia của cộng đồng và sự lựa chọn hợp lý nhằm lý giải việc thực hiện hoạt động lấy ý kiến đóng góp, tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ các cấp, người dân về vấn đề phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Đề tài sẽ phân tích cụ thể và bổ sung thêm cơ sở lý luận về các yếu tố như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, vấn đề quản lý vệ sinh môi trường và hoạt đồng truyền thông,… tác động đến nhận thức và hành vi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Đồng thời, đề tài cũng sẽ cung cấp những minh chứng khoa học về thực trạng phân loại rác thải tại địa phương. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu này sẽ là một dữ liệu tham chiếu cho khảo sát khác có nội dung tương tự trong bối cảnh và phạm vi khác nhau. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đây là công trình nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về vấn đề phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh dưới góc nhìn Xã hội học. Đề tài này sẽ góp phần đưa ra giải pháp giúp cho người dân trong cộng đồng nâng cao nhận thức và hành vi phân loại rác thải tại nguồn một cách có hiệu quả. Đồng thời, nghiên cứu có thể giúp cho cán bộ quản lý tại địa phương và bộ phận thu gom chất thải rắn sinh hoạt có giải pháp tốt hơn trong công tác thu gom chất thải nhằm bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho sinh viên, cán bộ giảng dạy môn xã hội học môi trường, xã hội học đô thị và những ai quan tâm tới vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài nghiên cứu được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Nhận thức và hành vi phân loại tác thải tại nguồn của người dân ở quận Phú Nhuận Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi phân loại rác thải tại nguồn của người dân 18 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Hệ thống khái niệm sử dụng trong nghiên cứu Sự tham gia của người dân Oakley (1989) cho rằng tham gia là một quá trình tạo ra khả năng nhạy cảm của quần chúng và nâng cao năng lực tiếp thu các cái mới và khích lệ các sáng kiến mới ở địa phương. Quá trình này hướng tới những nỗ lực có tổ chức nhằm tăng cường kiểm soát các nguồn lực và các tổ chức điều hành trong những hoàn cảnh xã hội nhất định. Sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày con người “tham gia” vào sự phát triển của địa phương thông qua hoạt động sống của cá nhân và gia đình, các hoạt động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng (Trương Văn Tuyển, 2007, Phát triển cộng đồng. Giáo trình của Trường Đại học Nông Lâm Huế, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2005). Không có một ví dụ đơn lẻ đúng đắn nào về sự tham gia. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động và mức độ sự tham gia luôn là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động và có vai trò ngày càng cao vào quá trình phát triển. Như vậy, sự tham gia là một quá trình cho phép người dân tự tổ chức để xác định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, đánh giá hoạt động, và cùng nhau hưởng lợi từ các hoạt động đó. Các hoạt động được triển khai từ các nguồn lực mà người dân tiếp cận được thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc các cơ quan khác nhau. Không có năng lực và sức mạnh thực sự, người dân không thể ra các quyết định có ý nghĩa thiết thực với đời sống của cộng đồng. Ý nghĩa thực tiễn của sự tham gia không chỉ ẩn chứa ở mức độ ra quyết định của người dân mà còn ở việc thực hiện các quyết định đó. Vì vậy, trao quyền hay tạo quyền lực là yếu tố quan trọng đối với sự tham gia. Sự tham gia của người dân nói chung: là một quá trình cho phép người dân được tổ chức để xác định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, cùng nhau hưởng lợi từ các hoạt động đó mang lại và cùng quản lý. Người dân cùng với chính quyền các cấp phát triển và xây dựng các chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án, chương trình hoạt động bằng cách đóng góp ý kiến, mối quan tâm, vật liệu và tiền bạc, lao động và thời gian (Setty, 1991). 19 Sự tham gia của người dân trong việc phân loại rác thải sinh hoạt ở đây bao gồm quá trình người dân trang bị sọt rác, tiến hành phân loại, thực hiện theo quy định của chính quyền địa phương và tuyên truyền vận động người khác cùng tham gia. - Khái niệm chất thải rắn: Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa [8]. - Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt): là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [17]. - Khái niệm phân loại rác thải: Phân loại chất thải rắn sinh hoạt là hoạt động phân tách chất thải nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau [17]. - Phân loại chất thải rắn sinh hoạt: 1. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau: a) Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật). b) Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh). c) Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải). 2. Tiêu chí phân loại “đạt” là: Hỗn hợp nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy hoặc nhóm chất thải còn lại được xem là phân loại đạt khi thành phần chất thải hữu cơ dễ phân hủy hoặc thành phần chất thải còn lại lẫn dưới 10% khối lượng chất thải khác nhóm trong danh mục nhóm chất thải phân loại do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành. 3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng và ban hành danh mục nhóm chất thải phân loại 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan