Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã điền...

Tài liệu Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
104
493
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ – PHÁT TRIỂN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN Xà ĐIỀN HẢI, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN THỊ THANH HÀ Khóa học: 2012 - 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ – PHÁT TRIỂN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN Xà ĐIỀN HẢI, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THANH HÀ Th.S. TRƯƠNG QUANG DŨNG Lớp: K46B_KTNN Niên khóa: 2012 - 2016 Khóa học: 2012 - 2016 GVHD: ThS. Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp Lêi C¶m ¥n Trong thêi gian nghiªn cøu vµ hoµn thµnh khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc, ngoµi sù cè g¾ng cña b¶n th©n, t«i cßn nhËn ®­îc sù gióp ®ì cña c¸c c¸ nh©n trong vµ ngoµi tr­êng. Tr­íc tiªn, t«i xin ®­îc bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c ®Õn toµn thÓ quý thÇy c« gi¸o tr­êng §¹i häc Kinh tÕ HuÕ, c¸c thÇy c« trong khoa Kinh tÕ vµ Ph¸t triÓn, ®Æt biÖt lµ Th.S Tr­¬ng Quang Dòng ng­êi ®· trùc tiÕp h­íng dÉn em trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp, nghiªn cøu vµ hoµn thµnh khãa luËn nµy. T«i xin c¶m ¬n sù gióp ®ì nhiÖt t×nh cña c¸n bé UBND x· §iÒn H¶i, huyÖn Phong §iÒn, tØnh Thõa Thiªn HuÕ, c¸c c¸n bé vµ bµ con trong x· ®· t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó t«i hoµn thµnh khãa luËn nµy. T«i còng xin ch©n thµnh c¶m ¬n gia ®×nh vµ b¹n bÌ ®· ñng hé vµ gióp ®ì t«i nhiÖt t×nh trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu cña m×nh. MÆc dï ®· hÕt søc cè g¾ng nh­ng tr×nh ®é vµ n¨ng lùc b¶n th©n cßn h¹n chÕ nªn trong bµi khãa luËn cña em còng cßn nhiÒu sai sãt, kÝnh mong quý thÇy c« gi¸o gãp ý ®Ó em cã thÓ hoµn thµnh bµi khãa luËn mét c¸ch tèt nhÊt. Em xin tr©n träng c¶m ¬n! Huế, ngày tháng năm 2016 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thanh Hà i GVHD: ThS. Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... i MỤC LỤC..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...................................................................................... viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................. 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 2.Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2 2.1.Mục tiêu chung ........................................................................................................ 2 2.2.Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2 3.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3 4.Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3 5.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3 5.1.Phương pháp chọn điểm nghiêm cứu .................................................................... 3 5.2.Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................. 3 5.3.Phương pháp xử lý thông tin .................................................................................. 4 Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NTM ............................................... 5 1.1.Cơ sở lí luận ............................................................................................................. 5 1.1.1.Nông thôn mới...................................................................................................... 5 1.1.2.Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM .......................................... 11 1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................... 20 1.2.Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 21 1.2.1.Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM ........................................................................ 21 1.2.2. Tình hình xây dựng mô hình NTM ở Việt Nam ............................................ 26 ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA XÂY DỰNG NTM CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN Xà ĐIỀN HẢI, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..................................................................................... 32 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 32 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 32 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 35 2.2. Thực trạng tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM trên địa bàn xã điền hải.......................................................................................................................... 39 2.2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu......................................................................... 39 2.2.2. Kết quả đạt được và một số tác động của việc xây NTM tới địa phương ... 41 2.2.3. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình xây dựng NTM ở xã Điền Hải . 50 2.2.4. Về các mức độ tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM ............ 52 2.2.5. Về các nội dung tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM .......... 55 2.2.6. Về các hình thức tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM ......... 62 2.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM .................................................................................................................... 65 2.2.8. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM ........................................................................ 67 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NTM ......................................................................... 72 3.1. Định hướng ........................................................................................................... 72 3.2. Giải pháp ............................................................................................................... 73 3.2.1. Đối với các cấp chính quyền ............................................................................ 73 3.2.2. Đối với người dân ............................................................................................. 78 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 83 3.1.Kết luận .................................................................................................................. 83 3.2.Kiến nghị ................................................................................................................ 84 3.2.1.Đối với các cấp chính quyền ............................................................................. 84 iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng 3.2.2. Đối với người dân ............................................................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 87 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 89 iv GVHD: ThS. Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CQĐP Chính quyền địa phương GTNT Giao thông nông thôn GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỷ thuật KT – XH Kinh tế - xã hội LHPN Liên hiệp phụ nữ NTM Nông thôn mới UBND Ủy ban nhân dân v GVHD: ThS. Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của việc xây dựng NTM đến thu nhập của người dân ...... 47 Biểu đồ 2: Tác động của việc xây dựng NTM tới địa phương................................ 48 Biểu đồ 3: Tác động của việc xây dựng NTM tới môi trường ................................ 50 Biểu đồ 4: Mức độ tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM. ............... 54 Biểu đồ 5: Cơ cấu các nhóm hộ phân theo tình hình kinh tế ................................... 55 Biểu đồ 6: Hình thức tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM ............ 63 Biểu đồ 7: Ảnh hưởng của độ tuổi đến mức độ quan tâm của người dân trong việc xây dựng NTM............................................................................................................. 66 Biểu đồ 8: Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến mức độ quan tâm của người dân trong việc xây dựng NTM .................................................................................................... 66 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN vi GVHD: ThS. Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Tình hình dân số và lao động xã Điền Hải năm 2015 ............................... 36 Bảng 2: Tình hình phát triển của một số loại cây trồng, vật nuôi điển hình trên địa bàn xã Điền Hải năm 2013 – 2015............................................................................. 39 Bảng 3: Khái quát chung về các đặc điểm của các hộ điều tra năm 2016 ............. 40 Bảng 4: Tác động của việc xây dựng NTM đến sự phát triển kinh tế .................... 46 Bảng 5: Tỷ lệ người dân biết về chương trình NTM ............................................... 52 Bảng 6: Mức độ quan tâm của người dân trong việc xây dựng NTM ................... 53 Bảng 7: Người dân tham gia tập huấn và đào tạo ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất . 56 Bảng 8: Người dân tham gia đóng góp kinh phí thực hiện các mô hình sản xuất năm 2015 ...................................................................................................................... 58 Bảng 9: Người dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Điền Hải ... 59 Bảng 10: Kinh phí cho xây dựng hạ tầng nông thôn xã Điền Hải .......................... 60 năm 2013-2015 ............................................................................................................ 60 SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN vii GVHD: ThS. Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài: “Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là: Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM từ đó đề xuất một số biện pháp chủ yếu để tăng cường sự tham gia của họ nhằm góp phần xây dựng NTM bền vững trên địa bàn xã Điền Hải trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu chung đã đề ra, cần có những mục tiêu cụ thể sau: Khái quát, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM; Đánh giá thực trạng tham gia của người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của người trong xây dựng NTM. Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Để nắm rõ được những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng NTM, tôi tìm hiểu các đặc điểm địa bàn nghiên cứu có liên quan: Đó là các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, tôi chọn các phương pháp nghiên cứu đó là: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp tính toán và xử lý thông tin, hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, tôi tiến hành nghiên cứu trên 60 hộ nông dân xã Điền Hải. Qua quá trình nghiên cứu thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình NTM tại xã Điền Hải tôi nhận ra rằng: Trọng tâm của SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng chương trình xây dựng NTM không phải là sự đầu tư hỗ trợ nguồn kinh phí từ Nhà nước, mà chủ yếu đề cao sự phát huy nội lực từ nhân dân trong việc tham gia các hoạt động phát triển làng xã. Việc người dân tự đóng góp công sức, tiền của, đất đai đã phát huy được hiệu quả tham gia, các hoạt động của chương trình được đảm bảo; Người dân ngày càng nhận thức và phát huy được vai trò “chủ thể” của mình, họ tích cực tham gia các hoạt động như tham gia phát triển kinh tế. Chương trình xây dựng NTM sau gần 5 năm đưa vào thực hiện đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ bức tranh toàn cảnh của xã đã thực sự có những thay đổi toàn diện; Nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, đời sống nhân dân được cải thiện. Mặc dù, quá trình xây dựng NTM tại xã Điền Hải đã huy động và khuyến khích được sự tham gia tích cực của người dân, nhưng vẫn chưa được như mong đợi. Cụ thể, vẫn còn những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng như nhận thức của người dân chưa cao, trình độ dân trí của người dân còn thấp, nguồn kinh phí do Nhà nước hỗ trợ còn ở mức hạn hẹp,… Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: - Đối với các cấp chính quyền: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân; Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của họ trong thực thi chính sách nông thôn mới; Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình huy động sự tham gia của người dân; Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp cơ sở. - Đối với người dân: Nâng cao ý thức của người dân; Nâng cao trình độ dân trí; Phát triển kinh tế hộ; Huy động nguồn lực từ dân. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN ix GVHD: ThS. Trương Quang Dũng Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông thôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước đang phát triển, nhất là Việt Nam, một nước có gần 70% dân số ở các vùng nông thôn và sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính sách phát triển các vùng nông thôn và xóa đói giảm nghèo cho người dân. Trong đó chính sách xây dựng NTM là một trong những chính sách sẽ mang lại một diện mạo mới cho khu vực nông thôn. Đó là làng xã sạch đẹp văn minh hiện đại, sản xuất phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa, đời sống vật chất tinh thần của nông dân, nông thôn ngày càng nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Nông dân là chủ thể và đối tượng chính của các khu vực nông thôn. Việc phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc tham gia xây dựng NTM là rất quan trọng. Đảm bảo phương châm: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”. Chúng ta không thể có NTM nếu không đề cao vai trò của người dân và người dân không nhiệt tình, tâm huyết cùng với Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng NTM. Vì vậy công việc của nông thôn sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất nếu công việc đó được giải quyết, đánh giá, nhìn nhận và được tham gia bởi người dân. Sự tham gia của người dân trong việc giải quyết các vấn đề nông nghiệp có vai trò quyết định quan trọng sự thành công của một chương trình hay dự án. Chương trình xây dựng NTM là một trong những mục tiêu quan trọng đã được xác định trong nghị quyết số 26_NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp_ Nông dân_ Nông thôn được Chính phủ cụ thể hóa ban hành mục tiêu quốc gia và triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Nghị quyết này đã tạo bước đi vững chắc giúp Việt Nam SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng vượt qua cơn khủng hoảng năm 2008 và giữ được mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006_2010 đạt 3,36%, vượt mục tiêu đại hội Đảng X đề ra. Cơ cấu nông thôn nước ta có bước chuyển dịch tích cực. Kết cấu hạ tầng KTXH nông thôn tiếp tục được nâng cấp và phát triển đồng bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển, nhất là về thủy lợi, giao thông, điện, thông tin truyền thông, hạ tầng y tế, giáo dục, thương mại sinh hoạt, văn hóa thể thao xây dựng NTM tích cực triển khai đã trở thành phong trào khắp cả nước. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và phát triển nông thôn, xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành xây dựng NTM nhằm xây dựng một cuộc sống ấm no, văn minh, giàu đẹp. Sau 5 năm hưởng ứng phong trào đã thay đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nếp sống, nếp nghĩ, cách làm của người dân, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt làng xã được thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được bảo vệ. Tuy nhiên sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM còn nhiều hạn chế. Vấn đề tham gia của người dân thực hiện chủ yếu thông qua một số mô hình phát triển NTM vẫn chưa được cụ thể hóa một cách chi tiết, chưa mô phỏng nó thành một phương pháp để thực hiện có tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế. Việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cho địa phương quản lý và người dân tham gia trực tiếp chưa được cụ thể, rõ ràng. Chưa phát huy hết được vai trò của người dân trong xây dựng NTM. Xuất phát từ vấn đề trên tôi tiến hành lựa chọn đề tài : “Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nhằm đánh giá sự tham gia của người dân trong việc xây dựng NTM từ đó đề xuất một số biện pháp chủ yếu để tăng cường sự tham gia của họ, góp phần xây dựng NTM bền vững trên địa bàn xã Điền Hải trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Khái quát, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng của người dân trong xây dựng NTM.  Đánh giá thực trạng tham gia của người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của người trong xây dựng NTM. 3. Đối tượng nghiên cứu Người dân tại địa bàn nghiên cứu, Ban chỉ đạo, Ban quản lý, tổ công tác giúp việc trong xây dựng NTM tại địa bàn xã Điền Hải. 4. Phạm vi nghiên cứu  Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2010 – 2015.  Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp chọn điểm nghiêm cứu Tôi lựa chọn xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế để tiến hành nghiên cứu vì đây là một xã đang trong quá trình xây dựng NTM. Điền Hải là xã nằm trong xã điểm xây dựng MTM trong giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh Thừa Thiên Huế. Xã Điền Hải khá phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội, trong đó sự tham gia của người dân trong việc góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế - xã hội của xã và đang được phát huy mạnh mẽ, thể hiện rất rõ trong xây dựng mô hình NTM tại xã. 5.2. Phương pháp thu thập thông tin  Số liệu thứ cấp Đề tài sử dụng các thông tin, số liệu thứ cấp chủ yếu từ cơ quan thực tập thông qua các báo cáo và niên giám thông kê về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình dân số, lao động, đất đai,…trên địa bàn xã Điền Hải và một số tài liệu khác có liên quan.  Số liệu sơ cấp Tiến hành điều tra, phỏng vấn thu thập tại xã Điền Hải thông qua SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng phương pháp điều tra bằng sử dụng bảng hỏi, phiếu điều tra: Chọn ngẫu nhiên 60 người thuộc 60 hộ trong 1.351 hộ dân ở 8 thôn trên địa bàn xã để thu thập thông tin liên quan đến sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM dựa trên các bảng hỏi (có phụ lục đính kèm). 5.3. Phương pháp xử lý thông tin Sau khi có đầy đủ những thông tin thứ cấp và sơ cấp cần thiết ta tiến hành tổng hợp kiểm tra lập thành các bảng, biểu, đồ thị. Từ đó tính toán, so sánh các chỉ tiêu bằng chương trình Excel, để nhằm tính toán những số liệu thống kê phản ánh điển hình hiện trạng các nội dung nghiên cứu, những số liệu này làm cơ sở cho quá trình phân tích, đánh giá số liệu sau này được dễ dàng. SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NTM 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Nông thôn mới 1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn và NTM  Nông thôn Cho đến nay, có thể nói chưa có định nghĩa nào xác và được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn. Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với thành thị. Trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 1994, nông thôn được định nghĩa là khu vực dân cư tập trưng chủ yếu làm nghề nông. Còn trong từ điển Bách khoa Xô Viết của Nhà xuất bản Bách khoa Liên Xô năm 1986 thì thành thị được định nghĩa là khu vực dân cư làm ngành nghề ngoài nông nghiệp. Hai định nghĩa trên chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị. Song thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau cả về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội. Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn thường bao quanh các đô thị (thành phố, thị trấn, khu công nghiệp). Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn,… Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp (nông lâm, ngư nghiệp). Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật (điện, thủy lợi, cơ khí, hóa chất, v.v…), trình độ sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường cũng thấp kém hơn đô thị. Về xã hội, trình độ học vấn, khoa học – kỹ thật, y tế, giáo dục và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn thấp hơn dân cư đô thị. Tuy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng nhiên những di sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn đô thị. Mật độ dân cư ở nông thôn thấp hơn đô thị. Như vậy, khái niệm vùng nông thôn bao gồm tổng hợp nhiều mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau, mà từng mặt, từng tiêu chí riêng lẻ không thể nói lên một cách đầy đủ được. Từ đó, khái niệm vùng nông thôn có thể diễm đạt như sau: Nông thôn là vùng đất đai rộng với một cộng đồng dân cư chủ yếu là nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp và thu nhập mức sống của dân cư thấp hơn đô thị.  Phát triển nông thôn Khác với phát triển và phát triển kinh tế, phát triển nông thôn là chỉ sự phát triển ở khu vực nông thôn; Có thể hiểu rằng phát triển nông thôn chỉ sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi hẹp hơn phát triển và phát triển kinh tế. Sau đây là một số quan điểm về phát triển nông thôn. Phát triển nông thôn là những thay đổi cần thiết ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, những gì coi là cần thì lại khác nhau ở từng nước, từng vùng, từng địa phương; Theo quan điểm thông thường, bản chất của phát triển là tăng trưởng và hiện đại hóa mang lại cho người nghèo chút lợi nho nhỏ. Có quan điểm cho rằng, phát triển nông thôn nhằm nâng cao về vị thế kinh tế, xã hội cho người dân nông thôn thông qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực. Theo Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển” . Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn, SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ. Đồng thời đây là quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn. Với điều kiện của Việt Nam, chúng ta có thể phát biểu: “Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác” .  Nông thôn mới Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TƯ của Trung ương, NTM là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh nông nghiệp, dịch vụ; Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh trật tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; Theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Với tinh thần đó, NTM có năm nội dung cơ bản: + Một, là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. + Hai, là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa. + Ba, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng cao. + Bốn, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển. + Năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Xây dựng NTM là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thự hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng phát triển của đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. 1.1.1.2. Sự cần thiết phải xây dựng NTM ở nước ta Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); Nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; Giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; Hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; Chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; Cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển. Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; Chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; Cơ giới hoá chưa đồng bộ. Do thu nhập của nông dân thấp; Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; Sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp; Tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục,…); Nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, KT – XH khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch. Do yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, cần 3 yếu tố chính: Đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng NTM sẽ triển khai quy SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trương Quang Dũng hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó. 1.1.1.3. Mục tiêu xây dựng NTM Chương trình xây dựng NTM là một chương trình lớn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nông thôn và nông dân, với các mục tiêu sau: Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng KT - XH ngày càng hoàn thiện; Cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến. Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Từng bước thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Trình độ dân trí được nâng cao; Môi trường sinh thái được bảo vệ. Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; An ninh trật tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Tóm lại là, những mục tiêu của chính sách đều hướng đến người dân ở nông thôn – đối tượng thụ hưởng của chính sách. Để đạt những mục tiêu trên, ngoài sự hỗ trợ, định hướng của Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy chính quyền, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng phát huy vai trò chủ thể của người dân. Vì vậy, cần phát huy nội lực từ phía người dân, huy động sự tham gia của người dân vào việc thực thi chính sách với mong muốn chính sách đem lại những hiệu quả thiết thực phục vụ cho chính cuộc sống của người dân. 1.1.1.4. Vai trò của NTM trong phát triển KT – XH hiện nay Xây dựng mô hình NTM có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội địa phương và được thể hiện qua các lĩnh vực sau: * Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, cơ sở hạ tầng của nông SVTH: Nguyễn Thị Thanh Hà – Lớp: K46B KTNN 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan