Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết việt nam sau 1975 ...

Tài liệu Sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết việt nam sau 1975

.PDF
183
355
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ HẰNG SỰ THỂ HIỆN SỐ PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGHỆ AN - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ HẰNG SỰ THỂ HIỆN SỐ PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐINH TRÍ DŨNG 2. PGS.TS. PHAN HUY DŨNG NGHỆ AN - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Nghệ An, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Lê Thị Hằng MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................1 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................................2 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................3 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................4 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ................................................................................5 8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN ..........................................................................................5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................6 1.1. Việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con ngƣời trong văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung ...............................................................................................................6 1.1.1. Nghiên cứu sự thể hiện số phận con ngƣời trong văn học Việt Nam hiện đại trƣớc 1975 ................................................................................................................. 6 1.1.2. Nghiên cứu sự thể hiện số phận con ngƣời trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 .......................................................................................................................... 9 1.2. Việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ........................................................................................................................... 13 Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................17 Chƣơng 2. NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI, THẨM MỸ CỦA VIỆC QUAN TÂM THỂ HIỆN SỐ PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 ............................................................................................................................... 18 2.1. Thể loại tiểu thuyết và sự thể hiện số phận con ngƣời .......................................18 2.1.1. Số phận con ngƣời - đối tƣợng thể hiện đặc biệt của văn học ...................... 18 2.1.2. Ƣu thế của tiểu thuyết trong việc thể hiện số phận con ngƣời ..................... 23 2.1.3. Số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam trƣớc 1975 ......................... 24 2.2. Tiền đề xã hội - thẩm mỹ của sự đổi mới cách nhìn nhận và thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 .......................................................28 2.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội ............................................................................... 28 2.2.2. Tiền đề văn hóa - thẩm mỹ ........................................................................... 33 2.3. Tổng quan về sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ........................................................................................................................... 50 2.3.1. Chặng đƣờng mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975................................. 50 2.3.2. Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ................................. 55 2.3.3. Những định hƣớng lớn trên vấn đề thể hiện số phận con ngƣời .................. 57 Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................64 Chƣơng 3. NHỮNG BÌNH DIỆN CHỦ YẾU CỦA SỐ PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 ....................................................65 3.1. Số phận con ngƣời giữa những lựa chọn khó khăn của đời sống chiến tranh ...65 3.1.1. Quan hệ éo le giữa số phận dân tộc và số phận con ngƣời ........................... 65 3.1.2. Cái giá của những lựa chọn vƣơn theo các chuẩn mực phi thƣờng.............. 67 3.1.3. Sự tiêu mòn nhân tính trong chiến tranh và vì chiến tranh........................... 70 3.2. Số phận con ngƣời giữa muôn mặt phức tạp của đời thƣờng ............................ 80 3.2.1. Bi kịch của việc kém thích ứng .................................................................... 80 3.2.2. Bi kịch của việc thích ứng vội vàng mà thiếu hụt căn bản văn hóa ............. 90 3.2.3. Bi kịch của sự nhầm lẫn trong đi tìm và xác lập bảng giá trị mới ................ 96 3.3. Số phận con ngƣời trong việc khẳng định những gì thuộc về bản thể .............100 3.3.1. Số phận con ngƣời qua việc đấu tranh khẳng định cá tính ......................... 101 3.3.2. Số phận con ngƣời qua việc khẳng định những nhu cầu bản năng ............ 106 3.3.3. Số phận con ngƣời qua việc khẳng định những lựa chọn riêng về mặt tƣ tƣởng 113 Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................118 Chƣơng 4. CÁC PHƢƠNG THỨC, PHƢƠNG TIỆN THỂ HIỆN SỐ PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 ...................................119 4.1. Nghệ thuật tổ chức xung đột ............................................................................119 4.1.1. Tƣ duy mới về xung đột trong đời sống xã hội và trong cấu trúc tác phẩm119 4.1.2. Tô đậm xung đột giữa con ngƣời với hoàn cảnh ........................................ 121 4.1.3. Xoáy sâu vào xung đột giữa các bộ phận cấu thành nhân cách.................. 125 4.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật..........................................................................127 4.2.1. Biệt loại hóa các nhân vật ........................................................................... 127 4.2.2. Nhấn mạnh sự chƣa hoàn kết của số phận nhân vật ................................... 134 4.2.3. Quan tâm tới tính phiêu lƣu, trải nghiệm của nhân vật .............................. 137 4.3. Nghệ thuật tổ chức hệ thống điểm nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ ...................140 4.3.1. Đa dạng hóa hệ thống điểm nhìn về số phận con ngƣời ............................. 140 4.3.2.Linh hoạt trong việc phối trí các sắc thái giọng điệu khi miêu tả số phận con ngƣời148 4.3.3. Quan tâm đến tính đa thanh của ngôn ngữ trong việc thể hiện số phận con ngƣời154 Tiểu kết chƣơng 4....................................................................................................157 KẾT LUẬN ................................................................................................................159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................162 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................163 DANH MỤC TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU .............................................................176 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Sau chiến tranh, đất nƣớc từ hoàn cảnh thời chiến chuyển sang thời bình với yêu cầu đổi mới, dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam (1987) đã mở ra một cách nhìn mới về vị trí và chức năng của văn nghệ. Là bộ phận nhạy cảm nhất của ý thức xã hội, văn học nghệ thuật hƣởng ứng kịp thời và hết sức mạnh mẽ đƣờng lối đổi mới của Đảng. Các nhà văn sáng tác trong giai đoạn này thƣờng bộc lộ những tìm tòi và chính kiến khác các nhà văn giai đoạn trƣớc hoặc là khác với chính bản thân mình. Sự đổi mới đó phù hợp với quy luật phát triển khách quan và cần đƣợc nghiên cứu. Trong lịch sử phát triển của văn học nhân loại, ở mỗi thời kỳ, các nhà văn thƣờng xuyên xem xét lại quan niệm về con ngƣời và cuộc sống xuất phát từ yêu cầu của thời đại mình, lý giải chúng theo yêu cầu của hiện tại. Những vấn đề tƣởng nhƣ ổn định, đã trở thành chân lý với thời đại trƣớc vẫn có thể trở thành những dấu hỏi, những vấn đề đáng bàn luận ở thời đại sau. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 không nằm ngoài quy luật ấy. Đây là thời kỳ văn xuôi Việt Nam nói chung, tiểu thuyết Việt Nam nói riêng đào sâu vào nhiều tầng vỉa của đời sống, nhìn nhận lại nhiều vấn đề về con ngƣời và gặt hái đƣợc nhiều thành tựu, trở thành đối tƣợng hấp dẫn đối với nghiên cứu khoa học. 1.2. Tiểu thuyết là thể loại quan trọng bậc nhất trong văn xuôi hiện đại, có khả năng khám phá cuộc sống ở cả chiều sâu và chiều rộng. Đây là một thể loại đạt khá nhiều thành công khi thể hiện số phận con ngƣời, bởi nó có những ƣu thế mà không một thể loại nào có đƣợc (bởi đây là thể loại "năng động” nhất, là hình thức tự sự cỡ lớn, có khả năng tái hiện sâu rộng bức tranh hiện thực đời sống và đi sâu khám phá đời tƣ, tâm hồn con ngƣời một cách "tinh vi” nhất...). Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, đặc biệt là từ năm 1986 đã có những bƣớc chuyển biến lớn lao với sự xuất hiện của nhiều cây bút xuất sắc. Các tiểu thuyết tiêu biểu giai đoạn này đã mở ra những cách nhìn mới đa dạng, phong phú, nhiều chiều về số phận con ngƣời. Khảo sát tiểu thuyết sau 1975, chúng ta thấy phần lớn các sáng tác có sự gặp gỡ ở sự nhạy cảm với nỗi buồn, sự mất mát, những nghịch lý của số phận con ngƣời. Chiến tranh không còn đƣợc nhìn bằng cái nhìn ngợi ca lãng mạn mà thay vào đó, những góc khuất đen tối, đau thƣơng của chiến tranh bắt đầu đƣợc bày lên trang viết. Những trang văn viết về thời hậu chiến đã xoáy sâu vào những bi kịch của số phận con ngƣời. Tuy nhiên, sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết lại chƣa có nhiều công trình qui mô nghiên cứu. Hầu hết các công trình nghiên cứu thƣờng chỉ dừng lại ở các tác giả, tác phẩm cụ thể, trên những vấn đề cụ thể. Chúng tôi mong 2 muốn có thể đem đến cho ngƣời đọc một cái nhìn có tính hệ thống về mảng tiểu thuyết viết về số phận con ngƣời sau 1975 với các đặc điểm cơ bản và những biến đổi mang tính đặc thù của nó, góp phần làm rõ hơn quy luật vận động nội tại của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng giai đoạn sau năm 1975. 1.3. Sự thay đổi trong cách thể hiện về số phận con ngƣời làm biến đổi mọi bình diện của sáng tác, từ cảm hứng, chủ đề, hệ thống nhân vật đến cơ cấu thể loại. Các chủ đề gắn với cảm hứng nhận thức lại đƣợc tập trung khai thác. Việc xây dựng nhân vật không còn đi theo nguyên tắc điển hình hóa mà chú trọng vào khám phá tính cá thể, cá biệt, phức tạp của nhân cách. Tƣ duy thể loại cũng biến chuyển rõ rệt kéo theo nhiều thủ pháp, kĩ thuật mới lạ, hiện đại trong nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu,... Mấu chốt của những đổi mới này suy cho cùng đều xuất phát từ ý thức về cá nhân và quan niệm về số phận con ngƣời. Sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 vì vậy là đối tƣợng khảo sát, nghiên cứu thực sự cần thiết, giúp tiếp cận và lí giải yếu tố cơ bản chi phối sự biến đổi nội dung và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 1.4. Sự thể hiện số phận con ngƣời không chỉ là vấn đề của văn học hôm nay. Đó là sự tiếp nối một nguồn mạch quan trọng mang tính nhân bản của lịch sử văn học dân tộc đã manh nha từ văn học trung đại. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, có giai đoạn số phận con ngƣời cá nhân bị phủ định, khƣớc từ để thay thế bằng kiểu con ngƣời tập thể. Sự quan tâm thể hiện số phận con ngƣời sau 1975 tiếp nối tinh thần nhân bản của truyền thống văn học dân tộc, gắn với quá trình trƣởng thành nhân cách trong những điều kiện văn hóa, lịch sử mới. 1.5. Tiểu thuyết sau 1975 hiện có mặt và ngày càng có vị trí đáng kể trong chƣơng trình văn học ở nhà trƣờng phổ thông và đại học. Việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 do đó không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang tính thời sự, tính thực tiễn đối với ngƣời học văn, ngƣời dạy văn vì nó cung cấp cơ sở lý luận cho việc xác lập các tiêu chí đánh giá văn học từ lập trƣờng nhân bản và dân chủ. Với những lý do căn bản trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là chỉ ra những đổi mới trong việc thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, xem đây nhƣ là một phƣơng diện cốt lõi của sự đổi mới tƣ duy và nghệ thuật tiểu thuyết; từ đó có cơ sở nhìn nhận, đánh giá quy luật vận động của văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng ở một giai đoạn mà nó 3 buộc phải đổi mới sau khi đã hoàn thành những nhiệm vụ trọng đại trƣớc lịch sử, dân tộc và nhân dân. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án hƣớng đến thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: 2.2.1. Tìm hiểu những tiền đề xã hội, thẩm mỹ của việc quan tâm thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 2.2.2. Khảo sát những biểu hiện cụ thể của sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, so sánh sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 với tiểu thuyết Việt Nam trƣớc 1975, nhất là giai đoạn 1945 - 1975. 2.2.3. Nêu và phân tích hệ thống phƣơng thức, phƣơng tiện nghệ thuật gắn với việc thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Nhƣ tên đề tài đã xác định, đối tƣợng nghiên cứu của luận án là sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Xác định đối tƣợng nghiên cứu nhƣ vậy, đề tài của chúng tôi hƣớng tới phân tích, lý giải những tiền đề dẫn đến việc quan tâm thể hiện số phận con ngƣời chi phối sự vận động, phát triển của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975; đặc biệt chú trọng khảo sát những nội dung chủ yếu của sự thể hiện số phận con ngƣời; hệ thống các phƣơng thức, phƣơng tiện biểu hiện đi cùng với sự thay đổi đó nhƣ nghệ thuật tổ chức xung đột, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tổ chức điểm nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ... của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận án tập trung nghiên cứu các tiểu thuyết sau 1975, đặc biệt là từ 1986 đến nay. Đây là thể loại tiêu biểu, đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất trong văn xuôi. Do số lƣợng tác phẩm của thể loại này quá lớn, luận án dành sự ƣu tiên cho những sáng tác nổi bật, có ý thức tự giác trong việc nhìn nhận và thể hiện số phận con ngƣời. Trong số đó, chúng tôi quan tâm tới các tác phẩm đã đạt các giải thƣởng (Hội Nhà văn, Bộ Quốc phòng...); các tác phẩm đƣợc dƣ luận quan tâm, ở đó có những thành công, đổi mới trong cách thể hiện số phận con ngƣời. Cụ thể: Miền cháy (Nguyễn Minh Châu, 1977), Nắng đồng bằng (Chu Lai, 1977), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy, 1978), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh, 1979, 1984); Năm 1975, họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân, 1979), Họ cùng thời với những ai (Thái Bá Lợi, 1981), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng, 1985), Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986), Thân phận tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh, 1987), Vòng tròn bội bạc (Chu Lai, 1987), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân, 1988), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng, 1989), Góc tăm tối cuối cùng (Khuất Quang Thụy, 1989), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài, 1989), 4 Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai, 1991), Ba lần và một lần (Chu Lai, 1999), Không phải trò đùa (Khuất Quang Thụy, 1999), Trí nhớ suy tàn (Nguyễn Bình Phƣơng, 2000), Đại tá không biết đùa (Lê Lựu, 2001), Những bức tường lửa (Khuất Quang Thụy, 2004), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh, 2004), Thoạt kỳ thủy (Nguyễn Bình Phƣơng, 2005), Luật đời và cha con (Nguyễn Bắc Sơn, 2005), Dòng sông mía (Đào Thắng, 2006), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo, 2007), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh, 2007), Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan, 2008), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái, 2008), China Town, Vân Vy (Thuận, 2009), Quyên (Nguyễn Văn Thọ, 2009), Đức Phật, nàng Savitri và tôi (Hồ Anh Thái, 2010), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân, 2010), Tiền định (Đoàn Lê, 2010), Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phƣơng, 2013)... 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, luận án sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp lịch sử: Chúng tôi đặt tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về số phận con ngƣời trong bối cảnh đổi mới của xã hội Việt Nam nói chung và đổi mới văn học nói riêng. Chúng tôi cũng đặt tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 trong dòng chảy chung của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại viết về số phận con ngƣời để thấy đƣợc sự kế thừa, những chuyển biến, đổi mới, những nét riêng biệt. - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Chúng tôi xem xét đối tƣợng nghiên cứu nhƣ một hiện tƣợng có tính hệ thống, trong đó các tiểu thuyết sau 1975 quan tâm thể hiện số phận con ngƣời là một hệ thống nhỏ, nằm trong một hệ thống lớn hơn là các tiểu thuyết sau 1975. Hệ thống này lại nằm trong một hệ thống khác là văn xuôi nói riêng, văn học sau 1975 nói chung đang vận động đổi mới. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Phƣơng pháp này giúp chúng tôi liên hệ, tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt giữa sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết giai đoạn sau 1975 với các tiểu thuyết viết trƣớc 1975, đặc biệt là tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975, một số tiểu thuyết của các tác giả nƣớc ngoài viết về số phận con ngƣời. - Phương pháp liên ngành: Vấn đề con ngƣời và số phận con ngƣời không chỉ nhận đƣợc sự quan tâm của văn học mà nó còn là đối tƣợng đƣợc nhiều ngành khoa học khác chú ý: triết học, tâm lý học, xã hội học... Vì thế, chúng tôi cũng sử dụng thành tựu của một số ngành khoa học khác khi tiến hành nghiên cứu. Ngoài ra, trong luận án, chúng tôi thƣờng xuyên sử dụng các thao tác miêu tả, phân tích, tổng hợp... để làm căn cứ cho kết luận khoa học. 5 Chúng tôi còn cố gắng vận dụng một số lý thuyết nghiên cứu văn học để giải quyết đề tài nhƣ: thi pháp học, tự sự học, liên văn bản... nhằm đáp ứng tốt hơn mục tiêu của luận án. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 6.1. Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về sự thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 trên cả hai phƣơng diện: những nội dung cụ thể của vấn đề số phận con ngƣời thể hiện trong tiểu thuyết và hệ thống phƣơng thức, phƣơng tiện thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Từ đó, luận án góp phần lý giải những thành công, quy luật vận động đổi mới của văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng giai đoạn từ 1975 đến nay. 6.2. Từ việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con ngƣời, luận án góp phần khẳng định sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ở góc độ cái nhìn, tƣ duy nghệ thuật về con ngƣời. Luận án, do đó cũng gợi mở một số vấn đề lý luận về sự đổi mới, cách tân trong văn học hiện đại nói chung, tiểu thuyết hiện đại nói riêng. 6.3. Luận án cũng góp phần khẳng định nỗ lực của các nhà văn Việt Nam sau 1975 trong việc tạo ra những cách thức biểu đạt mới gắn liền với những nhận thức, quan niệm mới, nhân văn về số phận con ngƣời. 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án đƣợc triển khai trong 3 chƣơng: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Những tiền đề xã hội, thẩm mỹ của việc quan tâm thể hiện số Chương 3. Chương 4. phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Những bình diện chủ yếu của số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Các phương thức, phương tiện thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con ngƣời trong văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung 1.1.1. Nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong văn học Việt Nam hiện đại trước 1975 Văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng của Việt Nam thời hiện đại đã trải qua một hành trình gồm nhiều chặng với những đặc điểm phát triển khác nhau. Chỉ tính từ đầu thế kỉ XX đến 1975, nền văn học, nền tiểu thuyết ấy đã trải qua nhiều giai đoạn với những quan niệm khác nhau về con ngƣời. Nhiều công trình nghiên cứu về văn học giai đoạn 1930 - 1945 đã chỉ ra những điểm mới mẻ trong cách nhìn nhận con ngƣời trong các sáng tác của các tác giả hiện thực phê phán, trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Thơ mới... Giáo trình Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 của nhóm tác giả Phan Cự Đệ, Trần Đình Hƣợu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức đã dành nhiều trang bàn về số phận con ngƣời trong sáng tác của các nhà văn hiện thực. Về tiểu thuyết hiện thực, các tác giả khẳng định: "Tiểu thuyết đã đề cập đến những vấn đề chính trị, xã hội quan trọng, tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, những chính sách mị dân giả dối... đã nói lên nỗi thống khổ của ngƣời công nông” [62, tr.348]. Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến 1945) của Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long đã có sự đối sánh cách nhìn về con ngƣời giữa hai trào lƣu hiện thực và lãng mạn: "Khuynh hƣớng lãng mạn hƣớng vào thể hiện cái tôi cá nhân, cá thể với đời sống nội tâm tràn đầy tình cảm cảm xúc. Con ngƣời của chủ nghĩa lãng mạn có ý thức sâu sắc về cá nhân, cá tính, thƣờng bất hòa với hiện thực xã hội... Khuynh hƣớng hiện thực chú trọng quan sát, khám phá và lý giải hiện thực khách quan, đặc biệt là mâu thuẫn và xung đột xã hội” [166, tr.25]. Trong các tác giả hiện thực phê phán, nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của Nam Cao, ngƣời đã thể hiện đƣợc "nỗi đau xót của con ngƣời ở bƣớc đƣờng cùng, bị tàn phá cả về thể xác và linh hồn, đã đặt ra khẩn thiết vấn đề quyền sống và sự phát triển của con ngƣời trong một xã hội vô cùng ngột ngạt” (Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long). Nhiều công trình nghiên cứu về Thơ mới (của Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ) khẳng định con ngƣời cá nhân, những nỗi niềm riêng, trong đó có "nỗi buồn đau mang tính chất cá nhân” là điểm mới mẻ mà Thơ mới đem đến cho thi đàn. Trong một chuyên luận, tác giả Lê Thị Dục Tú quan tâm nghiên cứu Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Tác giả đã khẳng định văn chƣơng Tự lực văn đoàn 7 có cách hiểu và cách quan niệm riêng về con ngƣời cá nhân. "Sự tập trung miêu tả những đột phá của con ngƣời cá nhân là chỗ mạnh và cũng là chỗ yếu của văn học Tự lực văn đoàn” [206, tr.18]. Ý thức hƣớng tới một cuộc đời mới với một quan niệm sống mới là ý thức thƣờng trực ở hình tƣợng con ngƣời trong tiểu thuyết – truyện ngắn Tự lực văn đoàn. Quan niệm sống mới đó, theo tác giả, đƣợc tập trung ở ba cấp độ. Thứ nhất, là sự tung phá những ràng buộc của gia đình phong kiến để khẳng định quyền sống của con ngƣời cá nhân về mặt xã hội. Thứ hai, là sự khẳng định ý thức cá nhân bằng những lối thoát trong tình yêu, trong thế giới nội tâm hay trong ƣớc mơ không tƣởng về cải cách xã hội. Thứ ba, là con ngƣời cá nhân cực đoan với nhu cầu giải phóng bản năng, đứng trên hoặc bất chấp các quan hệ xã hội. Một số công trình quan tâm đến việc thể hiện số phận con ngƣời trong trong văn học và tiểu thuyết giai đoạn 1945 - 1975. Nguyễn Văn Long với Quan niệm nghệ thuật về con người và những đặc điểm của sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 [126], đã chỉ ra sự xuất hiện của con ngƣời mới trong ba chặng đƣờng văn học: 1945 - 1954 (con ngƣời tập thể); 1954 - 1964 (con ngƣời mới); 1964 - 1975 (con ngƣời sử thi) ở cả truyện và ký. Theo tác giả, văn học 1945 - 1954, bởi yêu cầu của cách mạng và kháng chiến, "chƣa xem xét con ngƣời nhƣ một cá nhân, nó khám phá và phát hiện con người tập thể (...). Đây không phải là sự trở lại với con ngƣời loại hình trong văn học dân gian hay văn học trung đại. Quan niệm con ngƣời tập thể của văn học 1945 - 1954 mang tính đặc thù của một thời đại là khi con ngƣời đƣợc thức tỉnh về sức mạnh của cộng đồng và khi quần chúng nhân dân đông đảo đƣợc tập hợp vào các tổ chức của mình" [126, tr.23]; con ngƣời trong mƣời năm tiếp theo là con người mới và chƣa đƣợc chú ý khi xây dựng những tính cách riêng, "nhân vật chƣa tách khỏi đám đông mà hòa tan vào tập thể"; và "trong quan niệm điển hình ở thời kỳ này, cả trong lí luận và trong thực tiễn sáng tác, chúng ta có thể thấy là còn chƣa coi trọng đúng mức phƣơng diện cá tính, nét riêng độc đáo" [126, tr.29]; Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong thời gian chống Mỹ "là sự tiếp tục của quan niệm con ngƣời trong hai mƣơi năm trƣớc đó, nhƣng đƣợc phát triển tập trung vào một hƣớng lớn và đi tới đỉnh cao của nó là quan niệm con người sử thi" [126, tr.37]. Và do vậy, sự thể hiện con ngƣời ấy "không tránh khỏi tính phiến diện, tính đơn giọng điệu" [126, tr.44]. Phùng Ngọc Kiếm với chuyên luận Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1975 (bộ phận văn học cách mạng) đã khẳng định con ngƣời quần chúng trong văn học giai đoạn 1945 - 1975 là “con ngƣời trong sự gắn bó với lý tƣởng xã hội tốt đẹp và khoa học, với lực lƣợng cộng đồng, với ý thức tự giác thực hiện nhiệm vụ cách mạng [108, tr.53-54]. Tác giả khẳng định văn học giai đoạn này xây dựng con ngƣời 8 cụ thể không phải để kể về số phận con ngƣời mà để khai thác những khía cạnh nội dung của cuộc sống xã hội, ý thức giai cấp, ý thức dân tộc cho nên ở thể loại truyện ngắn, ngƣời viết tuy đã có sự nhận thức về con ngƣời cá nhân nhƣng vấn đề này lại đƣợc đặt trong mối liên hệ có tính chất “giai cấp tính”. Những biểu hiện của quan niệm về con ngƣời ấy đƣợc tác giả phân tích, luận giải một cách kỹ lƣỡng và thuyết phục trên nhiều bình diện, từ tiền đề xã hội, thẩm mỹ (hai cuộc kháng chiến và công cuộc cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội) đến mô tả nội dung, quan niệm và sự thể hiện nó trong từng giai đoạn. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, bên cạnh việc chỉ ra những đặc điểm của con ngƣời sử thi và những dạng thức biểu hiện của nó, nhà nghiên cứu còn chỉ ra "sự thức nhận về con ngƣời cá nhân trong truyện ngắn 1945 - 1975". Tác giả cho rằng có một kiểu con ngƣời cá nhân đƣợc thức nhận qua những đặc điểm và nhu cầu tự nhiên, đó là "con ngƣời với nhu cầu tự khẳng định mình nhƣ một cá nhân", [108, tr.132], là "con ngƣời cá nhân với nhu cầu đƣợc hƣởng hạnh phúc" [108, tr.139]. Bên cạnh đó con ngƣời cá nhân còn đƣợc thức nhận qua những mất mát đau thƣơng: mất mát cá nhân nhƣ là nỗi đau khôn nguôi; những nỗi đau thể chất. Đó là kiểu con ngƣời "sống sâu sắc nỗi đau riêng trong những căm thù chung" [108, tr.147], là mất mát quê hƣơng, mất mát gia đình, "con ngƣời với những sai lầm cá nhân" [108, tr.153], là những thƣơng tật phải chịu do bom đạn... Theo tác giả, con ngƣời cá nhân trong truyện ngắn giai đoạn này còn thể hiện qua những hiện tƣợng lạ, thói xấu phức tạp, tiêu cực, thể hiện ở những con ngƣời sống tách mình ra khỏi cuộc sống chung của dân tộc, những ngƣời muốn sống lại thời cũ, những ngƣời có biểu hiện lầm lạc... Về phƣơng thức biểu hiện, Phùng Ngọc Kiếm cho rằng "có những trƣờng hợp tác giả nhập vào nhân vật để khám phá và thể hiện cách nhìn riêng của con ngƣời về những đau đớn thể xác của mình" [108, tr.159]; các tác giả cũng đã có những nỗ lực trong việc miêu tả thế giới bên trong của nhân vật với nhận định: "Việc chú ý thể hiện những diễn biến nội tâm phong phú của nhân vật không chỉ chứng tỏ cách nhìn mới của nhà văn về đề tài cũ, mà còn chứng tỏ khả năng nắm bắt và lí giải con ngƣời sát với cuộc sống hơn" [108, tr.227]; có những trƣờng hợp "vấn đề nảy sinh trong thế giới nội tâm của nhân vật không bắt đầu từ ý thức về những đòi hỏi của tập thể, của những nhiệm vụ chung, mà từ ý thức về cá nhân..." [108, tr.242], và "có thể thấy các tác giả truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1975 đã từng bƣớc tìm tòi làm phong phú cho quan niệm về thế giới nội tâm nhân vật. Đặc biệt từ sau 1954 đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, họ đã dần dần đi sâu khám phá, thể hiện đƣợc ý thức về cá nhân, về chủ thể nhƣ một mặt hoạt động, một nội dung chi phối những diễn biến nội tâm và quá trình tâm lí của nhân vật. Điều đó chứng tỏ các nhà văn vừa quan niệm "con ngƣời bình thƣờng" đầy đủ và sâu sắc hơn, vừa miêu tả phong phú và chân thực hơn chân dung tinh thần của ngƣời 9 Việt Nam đánh Mỹ" [108, tr.244]. Chúng ta còn có thể thấy vấn đề con ngƣời đƣợc quan tâm trong nhiều công trình, bài viết của các tác giả khác nhƣ Trần Đình Sử, Phong Lê, La Khắc Hòa, Vũ Tuấn Anh, Phan Cự Đệ, Hoàng Ngọc Hiến, Lê Ngọc Trà... Tuy nhiên, nhƣ chúng tôi đã nói, những công trình của họ thƣờng không đặt vấn đề tìm hiểu sự thể hiện số phận con ngƣời trong văn học giai đoạn này với tƣ cách là một đối tƣợng chuyên biệt, mà chủ yếu nhƣ một vấn đề "tạt qua" để so sánh, hay làm dẫn chứng minh họa cho một ý tƣởng nào đó trong mạch lập luận của mình. Có một điều không thể không nhắc đến, là khi nghiên cứu sự thể hiện con ngƣời trong văn học giai đoạn 1945 - 1975, thái độ đánh giá của các tác giả cũng có những điểm khác nhau nhất định: có ngƣời vẫn khẳng định tuyệt đối các thành tựu của văn học giai đoạn này, có ngƣời bắt đầu chỉ ra những hạn chế, nhƣợc điểm của nó. Điều này, xét đến cùng, là quy luật bình thƣờng của sự tiếp nhận văn học. 1.1.2. Nghiên cứu sự thể hiện số phận con người trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 Đến năm 1975, văn học về cơ bản hoàn thành sứ mệnh phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc theo yêu cầu của lịch sử. Tuy nhiên, cũng nhƣ quy luật của đời sống nói chung, vấn đề tái nhận thức chính bản thân của văn học đƣợc đặt ra một cách khá ráo riết. Điều đó trở thành một niềm hối thúc hơn nữa khi, không đợi đến chiến tranh kết thúc, mà trƣớc đó, đã từng có ngƣời viết trăn trở về thực trạng của nền sáng tác thời chiến. Nguyễn Minh Châu từ trƣớc 1975 đã có những suy tƣ về câu chuyện này và sau 1975 lại là ngƣời đầu tiên cật vấn nhiều thiếu sót của nền văn học, trong đó có cách xử lý của nhà văn về các vấn đề liên quan đến sự thể hiện con ngƣời, về mối quan hệ con ngƣời với lịch sử, với hiện thực. Ông viết, trong tiểu luận Viết về chiến tranh: “Các nhân vật thƣờng có khuynh hƣớng đƣợc mô tả một chiều thƣờng là quá tốt, chƣa thực. Hình nhƣ tất cả những mặt tính cách đa dạng phải phơi bày trong đời sống thực thì lại có thể giấu mình trên trang sách” [38]. Không phải chỉ với tiểu luận Viết về chiến tranh, tƣ tƣởng của Nguyễn Minh Châu đƣợc thể hiện trong khá nhiều bài viết của chính ông hoặc trong các trả lời phỏng vấn, các cuộc trò chuyện. Tính hệ thống và màu sắc lí luận rất rõ trong các phát biểu ấy là tất yếu, khi nó là sản phẩm của một hành trình suy tƣ và trải nghiệm nghiêm túc. Tiểu luận của Nguyễn Minh Châu đã tác động đến Hoàng Ngọc Hiến, khiến nhà nghiên cứu này nâng những trăn trở về đề tài chiến tranh cách mạng thành sự tổng kết lý luận về một “chủ nghĩa hiện thực phải đạo” trong bài viết gây nhiều dƣ luận trái chiều đƣơng thời: Về một đặc điểm của văn học và nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua [85]. Sau đó gần mƣời năm, trong không khí Đổi mới, Nguyễn Minh Châu thúc giục một sự đoạn tuyệt cần 10 thiết khi kêu gọi Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa [37]. Giữa hai dấu mốc đƣợc tạo lập bởi Nguyễn Minh Châu và Hoàng Ngọc Hiến, tháng 6/1979, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức một hội nghị nhà văn đảng viên, Nguyên Ngọc trong tƣ cách Bí thƣ Đảng đoàn đã chấp bút và thay mặt Đảng đoàn trình bày Đề cƣơng đề dẫn thảo luận ở Hội nghị đảng viên bàn về sáng tác văn học. Bản đề dẫn với hai nội dung chính là “nhìn lại một thời kỳ văn học vừa qua” và “những phƣơng hƣớng nhiệm vụ của văn học trong tình hình mới” với ít nhiều quan điểm cấp tiến. Đáng tiếc là những yếu tố cấp tiến ấy đã không hội đủ sự ủng hộ để trở thành cƣơng lĩnh hoạt động cho một giai đoạn văn học mới. "Đổi mới", "cởi trói"..., những mệnh đề ấy thực sự đã tạo nên một chuyển động quan trọng trong đời sống văn học ở cả bình diện "lập thuyết" và cả ở những nghiên cứu cụ thể. Ở bình diện nghiên cứu, có thể nói Trần Đình Sử là một trong những ngƣời tiên phong đƣa ra những nhận định về con ngƣời đƣợc phản ánh trong văn học Việt Nam hiện đại. Ở bài "Con ngƣời trong văn học Việt Nam sau 1945" [170] in trong cuốn Một thời đại mới trong văn học, sau khi bàn về cách nhìn con ngƣời trong văn học giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ, tác giả chỉ ra rằng giai đoạn tiền đổi mới 1975 – 1985, con ngƣời vừa là đối tƣợng để ngợi ca hay phê phán (nhƣ giai đoạn văn học trƣớc), vừa là đối tƣợng để nghiên cứu phân tích nhiều mặt trên cái nhìn mang khuynh hƣớng đạo đức thế sự. Sau chiến tranh, sự nảy nở và phát triển của con ngƣời cá nhân, cá thể, các vấn đề của đạo đức, số phận đƣợc đặt ra ngày càng bức thiết. Tình hình đó đòi hỏi văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng phải không ngừng tìm tòi những hình thức, phƣơng thức khám phá có chiều sâu hơn. Trong bài viết này tác giả cũng đã nhận định: tới năm 1986, vấn đề con ngƣời thế sự đời tƣ và vấn đề triết lý văn hóa mới thực sự tạo đƣợc bƣớc đột phá. Vẫn tiếp tục cảm hứng nghiên cứu ấy, trong bài viết Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ XX, nhà nghiên cứu cho rằng con ngƣời trong văn học mất dần tính nguyên phiến sử thi mà hiện ra với chiều sâu mâu thuẫn, nhất là trong tình cảm, đạo đức: “Ngoài ý chí, tƣ tƣởng tình cảm còn đƣợc khắc họa ở phƣơng diện bản năng, vô thức, tâm linh, nghịch lý” [172, tr.12]. Tác giả cho thấy đó là biểu hiện của sự trở lại với con ngƣời cá thể, từ đó ông khẳng định ba phạm trù cơ bản phản ánh cái mới, tính độc đáo và quy luật vận động của văn học: ý thức cá nhân, sử thi hóa và phi sử thi hóa. Sáng tạo theo quy luật của văn học thời bình trong tâm thế đƣợc "cởi trói" của thời kỳ đổi mới, sự tự do tƣơng đối trong sáng tạo, sự xuất hiện và củng cố những nhận thức mới về cuộc đời và con ngƣời sau độ lùi thời gian, cuộc tiếp xúc, giao lƣu và tiếp nhận những thành tựu văn học phƣơng Tây cùng với khát vọng trả món nợ với văn chƣơng đã khiến các thế hệ nhà văn có những thay đổi căn bản về tƣ duy nghệ 11 thuật trong bầu không khí cởi mở, dân chủ. Trên cơ sở đó, sự thể hiện số phận con ngƣời trong văn học cũng đƣợc giới nghiên cứu tiếp cận, lý giải tập trung, đầy đủ hơn từ những nhân tố tác động khách quan tới nhân tố chủ quan, với sự thay đổi cả về lƣợng và chất. Cùng chia sẻ với Nguyễn Minh Châu ở quan niệm về hiện thực, quan niệm về mối liên hệ giữa con ngƣời với hiện thực và trách nhiệm của văn học trong phản ánh, "nghiền ngẫm hiện thực", bài viết của Lê Ngọc Trà về Vấn đề con người trong văn học khẳng định: “Nhiều năm qua văn học chúng ta còn mắc nợ cuộc đời về sự thật. Sự thật về ngƣời nông dân Việt Nam trong cơn bão táp của cuộc cách mạng và chiến tranh, về ngƣời lính suốt ba thế hệ cầm súng đánh giặc trên đủ loại chiến trƣờng với bao nhiêu vinh quang, hy sinh và mất mát, về anh cán bộ nghiêm túc, lƣơng không đủ ăn, về ngƣời trí thức cách mạng với lòng yêu nƣớc và những ngộ nhận ngây thơ, với niềm tâm huyết, say mê và bao điều dằn vặt” [213, tr.496]. Lấy tính chất dân chủ làm tiêu chí đánh giá bản chất của văn học, nhìn sự vận động của văn học trong vận động của tính dân chủ, Huỳnh Nhƣ Phƣơng ở Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa nền văn học [161] cho rằng dấu hiệu dân chủ hóa nền văn học chủ yếu là sự dân chủ hóa trong quan niệm về con ngƣời. Từ việc miêu tả con ngƣời một chiều, con ngƣời bị ràng buộc bởi những lề luật ở ngoài mình, các nhà văn đã đi vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con ngƣời đích thực. Bùi Việt Thắng qua bài viết Văn xuôi gần đây và quan niệm con người [185], đã đề cập tính chất “áp sát” cuộc sống và con ngƣời của văn học và cho rằng tính chất đó bộc lộ một “quan niệm tiến bộ về con ngƣời”: Thứ nhất, con ngƣời và hoàn cảnh, hoàn cảnh là nhân tố dễ làm tha hóa con ngƣời. Thứ hai, văn học đề cập đến những mâu thuẫn, những nghịch lý cuộc đời và số phận con ngƣời. Thứ ba, văn học đã chú ý thể hiện những “cái con ngƣời” trong con ngƣời. Tôn Phƣơng Lan với Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới đăng trên Tạp chí Văn học số 9/2001, qua việc so sánh với văn học trƣớc đó, đã khẳng định cái mới trong việc thể hiện số phận con ngƣời của văn học sau 1975: “Nếu nhƣ trƣớc đây con ngƣời chỉ là đối tƣợng hầu nhƣ chỉ để ca ngợi hay phê phán thì giờ đây nó đƣợc nhà văn đi vào thế giới nội tâm, đi vào số phận của họ, tìm đến những vấn đề cụ thể, đời thƣờng mà vẫn mang ý nghĩa nhân loại” [116, tr.43]. Theo tác giả, việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời dẫn đến sự đổi mới trong thể hiện số phận con ngƣời, mà điểm đáng chú ý nhất là sự thay đổi về nguồn gốc tính cách, số phận của hệ thống nhân vật, theo đó là sự đa dạng về góc nhìn nhân vật. Từ đó văn học cho thấy “con ngƣời đang đƣợc thông hiểu, đang đƣợc nhìn nhận từ nhiều phía để đƣợc hiện lên đúng nhƣ những gì nó có” [116, tr.47]. Ở một bài viết khác, tác giả Tôn 12 Phƣơng Lan nhấn mạnh: "Khảo sát con ngƣời trong nhu cầu nhận thức, các nhà văn đã tìm nhiều cách để tiếp cận với cõi tận cùng trong tâm hồn con ngƣời. Con ngƣời luôn mong đợi. Con ngƣời luôn khát khao, hy vọng và tìm kiếm cho dù có khi họ biết cái đã qua không bao giờ trở lại cũng nhƣ điều mong ƣớc chắc gì đã có đƣợc trong đời” [115]. Sự thay đổi cách thể hiện số phận con ngƣời cũng đƣợc cắt nghĩa, lý giải từ ý thức tự thân của văn học trong tƣ duy nghệ thuật về con ngƣời. Từ góc nhìn này, Vũ Tuấn Anh nhìn thấy sự đối lập và bổ sung lí thú giữa cái mới và cái cũ. Ông cũng xem xét nguồn gốc của sự thay đổi ấy từ quan hệ văn học với chính trị. Trong bài Đổi mới văn học vì sự phát triển, Vũ Tuấn Anh cho rằng: “Đổi mới văn học khởi đầu từ 1986 là sự tự ý thức của văn học trên một chặng đƣờng mới của lịch sử và của chính nó” [5, tr.14], trong đó văn học đã thể hiện một tƣ duy nghệ thuật khác trƣớc về hiện thực và con ngƣời. Sự thay đổi tƣ duy nghệ thuật về con ngƣời gắn liền với sự thay đổi quan niệm chính trị - xã hội về con ngƣời. Tác giả còn chỉ rõ: “Mƣời năm trở lại đây, văn học có một cách nhìn khác, một cách biểu hiện khác về con ngƣời, vừa phần nào mang tính chất đối lập, vừa mang ý nghĩa bổ sung cho thời kỳ văn học đã qua… Sự dân chủ hóa trong xã hội và văn học đã đƣợc biểu hiện ngay trong thế giới nhân vật. Gần nhƣ không có những nhân vật đƣợc lý tƣởng hóa theo những công thức định sẵn. Các nhân vật, cùng với số phận và hành vi của họ, đều bình đẳng trƣớc sự quan sát của nhà văn”. Theo tác giả, văn học sau 1975 đã “cố gắng khám phá thế giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc và bất thƣờng bên trong mỗi con ngƣời, bên trong bản thể ngƣời” [5, tr.18], nhờ đó “văn học hiện nay cũng đang hòa vào con đƣờng chung của văn học nhân loại ở phƣơng diện khám phá những bí ẩn con ngƣời”. Nhìn sự thể hiện con ngƣời trong văn học trong sự vận động biện chứng và tất yếu từ quan niệm đến cách thức thể hiện, từ truyền thống đến cách tân, Nguyễn Thị Bình với Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1985 những đổi mới cơ bản đã nêu ra những đổi mới của văn học giai đoạn này, trong đó đề cập nhân tố đổi mới về con ngƣời của các nhà văn với hai đặc điểm cơ bản. Thứ nhất, từ quan niệm con ngƣời lịch sử, con ngƣời cộng đồng chuyển dần sang quan niệm con ngƣời cá nhân phức tạp và bí ẩn. Thứ hai, con ngƣời đƣợc khám phá qua nhiều bình diện: con ngƣời nhƣ sản phẩm của lịch sử; con ngƣời duy ý chí, ảo tƣởng; con ngƣời mang tính nhân loại; con ngƣời sản phẩm của tự nhiên; con ngƣời và đời sống tâm linh. Chúng tôi chú ý đến bình diện thứ tƣ và thứ năm mà tác giả đề cập. Ở con ngƣời là sản phẩm của tự nhiên, tác giả nhấn mạnh đến phƣơng diện nhu cầu tình dục, bản năng, tiềm thức, vô thức. Con ngƣời và đời sống tâm linh, ngƣời viết nhận định đây là phƣơng diện mới của quan niệm về con ngƣời trong văn xuôi sau 1975 vì “nó đem lại sự phong phú trong cấu trúc nhân cách nhân vật và góp phần xây dựng một quan niệm toàn diện về con ngƣời, đối lập với tƣ 13 duy cằn cỗi, máy móc hoặc chỉ biết sùng bái lý tính” [25, tr.109]. Với một cái nhìn hệ thống trƣớc một đối tƣợng nghiên cứu chuyên biệt là quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, Nguyễn Văn Kha trong - Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 - 2000 [100], khai thác cách nhìn con ngƣời qua năm chƣơng. Chƣơng 1: Vấn đề con người trong đời sống chính trị, xã hội và văn học Việt Nam từ sau 1975. Chƣơng 2: Con người với cộng đồng quê hương đất nước. Chƣơng 3: Con người cá nhân, mỗi con người có cuộc đời riêng, bản lĩnh riêng. Chƣơng 4: Con người phong phú, phức tạp. Chƣơng 5: Một số biện pháp nghệ thuật (thời gian - không gian, kết cấu, ngôn ngữ, các chi tiết nghệ thuật và yếu tố huyền thoại). Đây là công trình nghiên cứu những đổi mới trong cách nhìn về con ngƣời qua văn xuôi 1975 - 2000 trong sự so sánh với văn xuôi truyền thống trƣớc đó. Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh đến sự mở rộng các bình diện khám phá con ngƣời và khẳng định: “với sự mở rộng một số bình diện khám phá con ngƣời, các nhà văn đã bƣớc đầu xác lập đƣợc một hệ thống tiêu chí giá trị phù hợp với con ngƣời trong thời đại mới, phù hợp tinh thần nhân bản, dân chủ của sự nghiệp đổi mới xã hội mà Đảng tiến hành” [25, tr.117]. Ở một bài viết khác, tác giả tiếp tục nhấn mạnh chiều sâu nhận thức thẩm mĩ và sự phong phú của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn sau 1975: “Sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,... quan tâm nhiều đến hành trình tự ý thức của con ngƣời. Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Thuận,... lại nhiều trăn trở với đời sống tâm linh của con ngƣời” [24, tr.208]. Ngoài các bài báo đƣợc đăng tải trên các báo và tạp chí quen thuộc nhƣ Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Tạp chí Văn học,... cũng cần chú ý đến các tham luận đƣợc trình bày trong các hội thảo: 50 năm Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (Đại học quốc gia Hà Nội - 1996), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX (Viện Văn học - 2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết (2002). Nhiều phƣơng diện khác nhau của văn xuôi và tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, trong đó có vấn đề thể hiện số phận con ngƣời cũng đƣợc đặt ra trong các bài viết, tham luận của các nhà văn, nhà phê bình, nghiên cứu văn học có tên tuổi nhƣ Hoàng Ngọc Hiến, Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Đỗ Đức Hiểu, Chu Lai, Xuân Thiều, Đinh Xuân Dũng, Lã Nguyên, Nguyễn Văn Long, Vƣơng Trí Nhàn, Bích Thu… 1.2. Việc nghiên cứu sự thể hiện số phận con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 Bên cạnh những nhận xét chung có tính khái quát về văn xuôi Việt Nam sau 1975, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến việc thể hiện con ngƣời trong tiểu thuyết ở giai đoạn này. Nguyễn Bích Thu trong bài Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đƣa ra ý kiến: Vấn đề con ngƣời cá thể đƣợc đặt ra một cách bức xúc, mạnh 14 mẽ trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn, trong đó số phận con ngƣời trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn với quan niệm cá nhân nhƣ “một nhân cách, một nhân cách kiểu mới” [196, tr.211]. Song con ngƣời cá thể trong văn học hiện nay không phải là “con ngƣời của cá nhân, cái tôi của cực đoan, phủ nhận mọi nền tảng đạo đức đã đƣợc thiết lập, không chịu sự tác động của xã hội. Mà ở đây số phận cá nhân đƣợc giải quyết thỏa đáng trong mối liên hệ mật thiết của cộng đồng... con ngƣời với trăm ngàn mảnh đời khác nhau đầy những vết dập xóa trên thân thể trong tâm hồn” [196, tr.231]. Tác giả cũng cho rằng trong những năm gần đây, cảm hứng tự nhận thức đƣợc khơi dậy mạnh mẽ trong văn xuôi, đặc biệt là lĩnh vực tiểu thuyết. Cảm hứng này đƣợc thể hiện thông qua nhiều nhân vật: Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, lão Khổ trong Lão khổ, Tâm trong Cơ hội của chúa,... Theo tác giả, đó là "những mẫu ngƣời đứng trƣớc sự thử thách và lựa chọn trên các cực đối lập để nhận về mình thành công hay thất bại trong dòng chảy của cuộc đời”, và "nhà văn đã nhận diện con ngƣời đích thực với nhiều kiểu dáng nhân vật, biểu hiện phong phú và đa dạng nhu cầu tự ý thức, sự hòa hợp giữa con ngƣời tự nhiên, con ngƣời tâm linh và con ngƣời xã hội” [196, tr.232]. Công trình Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (2009) của Mai Hải Oanh phân tích tƣ duy mới về thể loại, quan niệm mới về con ngƣời, sự đa dạng trong phƣơng thức biểu hiện của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. Tác giả dành một chƣơng trong chuyên luận để phân tích, lý giải các loại hình nhân vật chính trong tiểu thuyết sau 1975 nhƣ bằng chứng về sự đổi mới cách nhìn con ngƣời: kiểu nhân vật tự ý thức, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật dị biệt. Theo tác giả, “thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đƣơng đại thực sự là thế giới “muôn mặt đời thƣờng” [160, tr.289]. Mai Hải Oanh đã khẳng định: "trong tiểu thuyết, loại nhân vật tự ý thức... hết sức đa dạng (...), kiểu nhân vật này đủ đông đảo để hình thành một dòng văn học tự vấn - thể hiện nhu cầu tự thức tỉnh của con ngƣời trong xã hội hiện đại” [160, tr.106]. Tập tiểu luận Tiểu thuyết đương đại của tác giả Bùi Việt Thắng (2005) đi vào các vấn đề nhƣ biến đổi cấu trúc thể loại, khuynh hƣớng giản lƣợc nhân vật... Một số tiểu thuyết đã đƣợc tác giả chú ý khảo sát nhƣ Dòng sông Mía, Cơ hội của Chúa, Lạc rừng... Cách nhìn mới về con ngƣời, cách xây dựng nhân vật có nhiều điểm độc đáo trong các tiểu thuyết này đã đƣợc đề cập. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình với công trình Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám [80] cũng đã dành nhiều trang khảo sát những cuốn tiểu thuyết gây xôn xao dƣ luận một thời, trong đó có các tiểu thuyết chú ý thể hiện số phận con ngƣời cá nhân trong các mối quan hệ với xã hội, 15 gia đình nhƣ Mùa lá rụng trong vườn, Thời xa vắng... Trần Cƣơng nhận thấy trong tiểu thuyết sau 1975, đặc biệt là trong thập kỷ 80 và 90, "những vấn đề về số phận con ngƣời đã đƣợc chú ý đào xới, khai thác một cách khá sâu sắc”. Theo Trần Cƣơng, dƣờng nhƣ lần đầu tiên xuất hiện hai chủ đề thuộc về con ngƣời mà trƣớc kia chƣa có. Đó là chủ đề về con ngƣời và hạnh phúc cá nhân. Trong một tác phẩm cụ thể, hai chủ đề này có khi tách ra, có khi đƣợc thể hiện đồng thời, chúng "thuyết minh” lẫn nhau. Điều đáng lƣu ý là khi thể hiện, hoặc công khai, hoặc kín đáo, các tác giả bộc lộ sự đồng tình chứ không còn vẻ ít nhiều "dửng dƣng” nhƣ trƣớc [41]. Gần đây nhất, Nguyễn Thị Kim Tiến đƣa ra cái nhìn khái quát về con ngƣời trong sự phát triển, vận động của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, đồng thời khảo sát hình tƣợng con ngƣời ở góc nhìn xã hội và góc nhìn loại hình văn học: “Con ngƣời trong văn học thời kỳ đổi mới đƣợc các nhà văn quan niệm không còn đơn giản, xuôi chiều, thay vào đó, nhà văn nhìn con ngƣời nhiều thang bậc giá trị, ở những tọa độ ứng xử khác nhau, ở nhiều chiều kích, chân thực và toàn diện hơn. Nhờ sự thay đổi quan niệm về con ngƣời, nhà văn đã cắt nghĩa các vấn đề cuộc sống liên quan đến con ngƣời theo chiều hƣớng đa chiều” [203, tr.7]. Không thể không đề cập đến các ý kiến tranh luận xung quanh các tiểu thuyết gây sóng gió trong dƣ luận một thời. Năm 1991, tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh sau khi đƣợc trao giải thƣởng Hội Nhà văn đã làm dấy lên một làn sóng tranh luận với nhiều ý kiến khen - chê. Ngày 24 - 8 - 1991, tuần báo Văn nghệ tổ chức thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh với sự tham dự của Trần Đình Sử, Nguyên Ngọc, Vũ Quần Phƣơng, Chu Lai, Từ Sơn... Cách nhìn độc đáo đầy đau đớn và u buồn về chiến tranh, về số phận con ngƣời, về ngƣời lính trở về từ cuộc chiến... là đầu mối gây sự không thống nhất trong nhiều ý kiến tranh luận. Xung quanh các tiểu thuyết: Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc (Chu Lai), Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng)… cũng có những tranh luận khá sôi nổi. Đất trắng khi mới ra đời cũng đã có những phê phán gay gắt. Cùng với thời gian, giá trị của tác phẩm đã đƣợc khẳng định và tác phẩm đã đƣợc trao Giải thƣởng của Hội Nhà văn. Tiểu thuyết của Chu Lai sau 1975 cũng gây nhiều tranh luận với những luồng ý kiến khác nhau, song chủ yếu vẫn là khen ngợi. Nhà phê bình Lê Thành Nghị nhận thấy Chu Lai "đã không ngần ngại đƣa ra ánh sáng những điều lâu nay còn giấu kín". Bùi Việt Thắng cũng nhận định: "Vòng tròn bội bạc của Chu Lai đã xoáy vào những vết thƣơng trong lòng ngƣời và cách thức của con ngƣời chữa trị những vết thƣơng đó". Vân Thanh cho rằng, có thể xem Mùa lá rụng trong vườn là một tiếng nói của tác giả trƣớc hiện thực hôm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan