Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Sức khỏe môi trường...

Tài liệu Sức khỏe môi trường

.PDF
314
377
91

Mô tả:

môi trường
TRỊNH THỊ THANH SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC QUỐC GIA HÀ NỘ 16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: (04) 7685236; (04) 9715012. Fax: (04) 9714899 E.mau: [email protected] *** Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc: PHÙNG QUỐC BẢO Tổng biên tập: PHẠM THÀNH HƯNG Chịu trách nhiệm nội dung: Hội đồng nghiệm thu giáo trình :. Trường ĐHKHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội Nhận xét: Biên tập: Trình bày bìa:. GS. MAI ĐÌNH YÊN PGS TS: TRẦN CẨM VÂN MAI ANH QUỐC TOẢN MỤC LỤC Chương 1..................................................................................... 1 Một số vấn đề chung về .............................................................. 1 sức khoẻ môi trường ................................................................... 1 1.1 Một số khái niệm có liên quan .......................................... 1 1.2 Một số nguồn chính tạo ra chất độc .................................. 5 1.3 Phân loại chất độc ........................................................... 16 Chương 2................................................................................... 31 Các hình thức tác động và ảnh hưởng....................................... 31 của chất độc tới cơ thể con người ............................................. 31 2.1 Con đường xâm nhập của chất độc ................................. 31 2.2 Quá trình xâm nhập chất độc .......................................... 34 2.3 Sự biến đổi các chất độc trong cơ thể con người ............ 47 2.4 Một số yếu tố chính gây ảnh hưởng tới độc.................... 50 tính của độc chất ................................................................... 50 Chương 3................................................................................... 58 Ảnh hưởng của độc chất và môi trường đến sức khoẻ con người ................................................................................................... 58 3.1 ảnh hưởng của chất độc tới các bộ phận cơ thể con người ............................................................................................... 58 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian tác động của chất độc tới cơ thể con người........................................................ 62 3.3 Ảnh hưởng phối hợp của chất độc tới cơ thể con người . 64 3.4 Các loại ảnh hưởng độc hại của thuốc BVTV tới sức khoẻ con người .............................................................................. 67 3.5 Các hình thức thể hiện tính độc của độc chất đối với cơ thể con người......................................................................... 70 3.6 Ảnh hưởng của một số chất độc tới sức khoẻ con người 74 3.7. Ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ con người ... 134 Chương 4................................................................................. 151 Môi trường và điều kiện làm việc ........................................... 151 với sức khoẻ người lao động................................................... 151 4.1 Khái niệm chung về tác hại nghề nghiệp ...................... 151 4.2 Phân loại các tác hại nghề nghiệp ................................. 153 4.3 Các biện pháp quản lý tác hại nghề nghiệp trong lao động. ............................................................................................. 155 Chương 5................................................................................. 157 Một số ví dụ về bệnh do môi trường ô nhiễm và động vạt gây ra đối với cơ thể con người và cách cứu chữa khi bị ngộ độc..... 157 5.1 Bệnh do cơ thể người bị tác động bởi các yếu tố vật lý 157 5.2 Bệnh do cơ thể người bị ảnh hưởng môi trường khoảg khí, nước ô nhiễm....................................................................... 159 5.3. Các bệnh đo một số loài động vật làm lây truyền........ 176 Các biện pháp kiểm soát: vệ sinh cơ bản (lấy đi của chúng thức ăn, nước và nơi ở). Bảo quản rác thích hợp (cho vào túi) và kiểm soát rác (làm sạch rác). Bảo quản thức ăn hợp lý. Sử dụng thuốc tiêu diệt chúng. ................................................. 206 5.4 Các bệnh lây truyền qua hệ tiêu hoá của động vật........ 206 5.5 Các bệnh đi kèm với thực phẩm bị nhiễm khuẩn.......... 233 5.6 Sức khoẻ và sự phóng xạ .............................................. 262 5.7 Các cách bảo quản thực phẩm và đồ dùng.................... 279 5.8 Nguyên tắc chung về xử lý nhiễm độc.......................... 303 5.9. Cách cứu chữa khi bị ngộ độc...................................... 304 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 309 Chương 1 Một số vấn đề chung về sức khoẻ môi trường 1.1 Một số khái niệm có liên quan đến sức khoẻ môi trường Môi trường sống của con người Môi trường sống của con người là phần không gian mà con người tác động, sử dụng và bị nó làm ảnh hưởng (UNESCO,1967). Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Nói một cách khác môi trường là tập hợp các thành phần vật chất (tự nhiên và nhân tạo) và xã hội xung quanh con người. Các thành phần tự nhiên của môi trường là các yếu tố hữu sinh (các loài động thực vật và các vi sinh vật) và yếu tố vô sinh (đất, nước, không khí…). Các thành phần nhân tạo là tất cả các vật thể hữu hình do con người tạo nên (nhà cửa, đường xá, cẩu cống...). Còn các thành phần xã hội là sự tổng hoà các quan hệ con người với nhau, có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng xã hội. Chất lượng môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người và nó bị chi phối không những bởi điều kiện tự nhiên mà còn bởi điều kiện kinh tế xã hội. Tại thành phố và các 1 khu công nghiệp với mật độ dân số cao, tập trung nhiều loại hình sản xuất công nghiệp nên chất lượng môi trường có nguy cơ bị suy giảm do tác động của bụi, khí thải và nước bị ô nhiễm. Ở nông thôn, chất thải chăn nuôi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón là nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng môi trường sống. Chất thải chăn nuôi gây mùi hôi thối là môi trường sống thuận lợi của các loài sinh vật như: ruồi, nhặng có thể truyền bệnh cho con người…. Bảo vệ môi trường sống là các hoạt động nhằm hạn chế và phòng ngừa những yếu tố bất lợi của tự nhiên và xử lý chất ô nhiễm do các hoạt động của còn người tạo ra, đồng thời điều chỉnh và tạo nên môi trường sống tiện nghi và bền vững cho hơn người. Sức khoẻ Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội…. Mỗi điều kiện và hiện tượng của môi trường bên trong hay bên ngoài đều tác động nhất định đến sức khoẻ. Có sức khoẻ tức là có sự thích ứng của cơ thể với môi trường, ngược lại bệnh tật là biểu thị sự không thích ứng. Như vậy, sức khoẻ là một tiêu chuẩn của sự thích ứng của cơ thể con người và cũng là một tiêu chuẩn của môi trường. Trạng thái sức khoẻ của một cá nhân, của cộng đồng phản ánh phần nào hiện trạng chất lượng nước, không khí, thức ăn, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt Sức khoẻ không chỉ được bảo đảm bởi cuộc sống vật chất mà còn quy định bởi đời sống tinh thần (bản chất Văn hoá và xã hội của con người). 2 Sức khoẻ của cộng đồng hay sức khoẻ của xã hội là sức khoẻ chung, hiểu toàn diện là một hệ thống có tổ chức giữa con người, quan hệ và tác động lên nhau trong một môi trường hữu sinh và vô sinh vôi một môi trường xã hội bao gồm kinh tế, văn hoá, chính trị, tôn giáo. Mục đích cuối cùng của các biện pháp bảo vệ môi trường là tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong lao động và sinh hoạt, đảm bảo một cuộc sống lành mạnh về thể chất và tinh thần. Điều kiện lao động Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được hiểu thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm lý của người trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động [Nguyễn An Lương và nnk, 2001]. Trạng thái mang chất độc Đó là trạng thái chất độc xâm nhập vào trong cơ thể dần dần và được phát hiện thấy trong máu, nước tiểu, tóc... có hàm lượng trên mức bình thường nhưng chưa có triệu chứng gì thể hiện gây bệnh cho cơn người. Bệnh nghề nghiệp 3 Bệnh nghề nghiệp là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu. Cũng có thể nói rằng đó là sự suy yếu dần sức khoẻ, gây nên bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động [nguyễn An Lương và nnk, 2001]. Thuốc bảo vệ thực vật Theo Tổ chức nông lương thế giới FAO (1986) định nghĩa thuốc bảo vệ thực vật (thuốc BVTV) là bất kỳ một chất hay một hợp chất có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các loài sâu bọ gây hại, các vector gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng có hại trong quá trình chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm nông nghiệp, gỗ và các sản phẩm ‘của gỗ’, thức ăn gia súc hoặc có tác dụng phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trung ở trong hoặc ngoài cơ thể của gia súc. Định nghĩa này cũng bao gồm các hợp chất dùng để kích thích sự tăng trưởng của cây cối, chất hạn chế rụng, khô lá, tác động đối với cây ít quả hoặc hạn chế việc quả non bị rụng và các chất có tác dụng thúc đẩy nhanh hoặc làm chậm trong quá trình bảo quản và xuất khẩu hoa quả. Ngoài khái niệm trên, Hội đồng Codex tại châu Âu (1984) đưa ra định nghĩa thuốc BVTV còn bao gồm các loại phân bón, các chất tăng trưởng cho cây trồng, động vật, thuốc trừ vi sinh vật gây bệnh, phụ gia và các loại thuốc thú y. Chất nguy hiểm 4 Chất nguy hiểm là những chất khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biến đổi sinh lý; sinh hoá, phá vỡ thế cân bằng sinh học gây rối loạn chức năng sống bình thường dẫn tới trạng thái bệnh lý của các cơ quan, hệ thống và toàn bộ cơ thể. Các chất nguy hiểm có một trong 4 đặc trưng sau: phản ứng, bốc cháy, ăn mòn và độc hại. Chất phản ứng là chất không bền vững được điều kiện thông thường. Nó có thể gây nổ hay tạo ra khói, hơi, khí độc hại khi tiếp xúc với nước hoặc không khí. Chất dễ cháy là chất dễ bị cháy gây cháy lớn và trong thời gian dài. Ví dụ như xăng, các chất lỏng dễ bay hơi, dung môi. Hơi của chúng dễ bắt lửa cháy ở nhiệt độ thấp (nhiệt độ bằng hoặc dưới 600c). • Chất ăn mòn là các chất lỏng có pH thấp hơn 2 hoặc lớn hơn 12,5 mang tính ăn mòn kim loại. • Chất độc hại là các chất có tính độc hại hoặc gây nguy hại cho người qua đường tiêu hoá, hô hấp hay tiếp xúc qua da. Liều lượng Liều lượng là đơn vị hoá chất sử dụng/trọng lượng cơ thể sống (ví dụ. mg/trọng lượng cơ thể, ml/trọng lượng cơ thể...) hoặc đơn vị hoá chất sử dụng/điện tích bề mặt cơ thể bị tiếp xúc (ví dụ: ml/diện tích da, ml/dện tích da...). 1.2 Một số nguồn chính tạo ra chất độc 1.2.1 Nguồn chết thải công nghiệp: a. Ngành hoá chất và sản phẩm hoá chất 5 Ngành công nghiệp hoá chất rất đa dạng, bao gồm nhiều loại hình công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm liên quan đến hoá chất. Các loại hình công nghiệp phổ biến gồm: Hoá chất vô cơ cơ bản Phân bón hoá học Ngành sơn, vecni Cao su nhựa và sản phẩm trên cơ sở cao su và nhựa Chất tẩy rửa và đồ mỹ phẩm Ac quy và pin Thuốc trừ sâu Khí công nghiệp A xít sulphuric Nguyên liệu để sản xuất axit sunfuric là SO2.Từ SO2 sẽ qua giai đoạn oxy hoá để chuyển thành SO3, hấp thụ vôi nước sẽ chuyển thành H2SO4. Như vậy, phương trình tổng quát của các phản ứng hoá học như sau: SO2 + O2 -> SO3 SO3 + H2O -> H2SO4 Cách thức sản xuất SO2 thương sử dụng lưu huỳnh nguyên tố hoặc đốt quặng pyrit (quặng pyrit là quặng chứa sulfua sắt). Quá trình đất S hay sunfua sắt (pyrit) được tiến hành trong lò với nhiệt độ cao. Lưu huỳnh trong quá trình cháy chuyển hoá thành SO2, một lượng nhỏ H2S. Sẽ hình thành trong môi trường khử của quá trình tinh chế SO2. Các chất SO2, SO3. Các Oxit nitơ Và H2S là những chất độc đặc trưng cho ngành công nghiệp sản xuất axit sunfuric gây tác động đến vùng niêm mạc cua hệ thống hô hấp và hệ thống tiêu hoá. Các chất này luôn là nguy cơ đối với công nhân làm việc trong các xưởng sản xuất axit sulphuric vì chúng luôn tồn tại ở hàm 6 lượng cao. Nồng độ SO2 khoảng 0,06 mg/l đã có thể dẫn đến ngộ độc nặng cho con người. Hiện tại, người ta quy định nồng độ SO2 tối đa tại xưởng sản xuất SO2 là 20 mg/ms với SO3 nồng độ tối đa cho phép là 2 mg/m3. Nồng độ tối đa cho phép của H2S tại phân xưởng làm việc là 10 mg/m3 Trong xỉ thải lò pyrit luôn có chứa asen vì asen luôn tồn tại đồng hành trong quặng sắt. Khi bị oxi hoá ở nhiệt độ cao, asen cũng chuyển hoá thành oxit và sau đó thành muối. Hàm lượng asen trong xỉ thải từ lò đốt pyrit vào khoảng 0,15%. Để sản xuất 1 tấn H2SO4 đặc, ước tính lượng xỉ than thải ra từ việc đất pyrit khoảng từ 1,3 đến 1,4 tấn. Điều đó có nghĩa lượng asen thải ra theo xỉ sẽ vào khoảng 2 kg asen (nguyên tố). Lượng asen này bay hơi khi thải xỉ nóng trong khu vực lò đốt hoặc rửa trôi hoặc phát tán vào môi trường không khí khu vực xung quanh dưới dạng bụi xỉ pyrit. ước tính khoảng trên 70% lượng asen này đã phân tán vào môi trường dưới dạng hơi, bụi xỉ hay xâm nhập vào nước và đất đo bị rửa trôi. Tương tự Pb, Zn. cũng có nhiều trong xỉ pyrit. Sản xuất 1 tấn axit sẽ tạo ra trong xỉ khoảng trên 5 kg chì, 10 kg kẽm. Chì và kẽm cũng là kim loại dễ bay hơi, nó có thể tác động trực tiếp đến khu vực sản xuất và sức khoẻ của người lao động: Ngành sản xuất xút và clo điện phân: Phương trình hoá học cơ bản trong quá trình điện phân NaCl để sản xuất xút và chỉ là: 2NaCl + 2H2O -> Cl2 + H2 + 2NaOH Khí chí và hơi HCI (sản phẩm trung gian) đều là những khí cực độc Nồng độ Clo khoảng 0,001 đến 0,006 máu không khí đã có thể gây ngộ độc nặng. Nếu nồng độ Clo trong không khí là 7 0,1 đến 0 2 mg/l có thể gây ra tử vong sau một giờ nhiễm. HCl cũng có khả năng tương tự tuy thấp hơn, gây ra những phản ứng đối với hệ thống hô hấp. Nồng độ HCl tối đa cho phép đối với khu vực làm việc là 10 mg/m3. Bên cạnh các chất độc nêu trên, amiăng cũng được sử dụng trong ngành sản xuất xút và do điện phân. Amiăng được sử dụng dưới dạng bìa để làm các màng ngăn trong bể điện phân do độ bền hoá học cao. Trong quá trình sản xuất, người ta phải thường xuyên thay thế màng. Màng amiăng cũ thải ra không thể sử dụng vào mục đích sản xuất nào khác và nếu không có biện pháp quản lý chất thải hợp lý, các sợi bụi amiăng rất mịn này sẽ bay vào môi trường gây ra nguồn nhiễm amiăng trực tiếp cho người lao động trong phân xưởng sản xuất. Khi cô đặc xút từ sản phẩm sau điện phân để đạt được độ đặc mà thị trường yêu cầu (lớn hơn 30% hoặc đến xút rắn), NaOH có thể bay hơi vào không khí với lượng đáng kể nếu hệ thống cô đặc là hở. Hơi xút và xút lỏng đều có thể gây bỏng cho da, hệ thống hô hấp cũng như mắt của người lao động nếu không được trang bị bảo hộ. Nồng độ tối đa hơi xút cho phép ở dạng sol là 0,5 mg/m3. Ngành sản xuất phân lân và phân đạm Phân lân có hai dạng là phân supephotphat (mono) và phân lân thuỷ nhiệt. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân lân là quặng apatit. Quặng apatit là quặng chứa hỗn hợp muối phức của photphat và florua của canxi có công thức hoá học chung là [(PO4)3F,Cl,OH]Ca5. 8 Quá trình phản ứng tạo ra phân supephotphat chính là quá trình chuyển hoá phospho ở dạng không tan sang dạng hoà tan Ca(H2PO4)2 cây cối có thể hấp thụ được. Để chuyển hoá, người ta sử dụng H2SO4 hoặc H3PO4. Tuy nhiên, do trong thành phần quặng apatit có CaF2 nên quá trình phân huỷ quặng bằng axit luôn hình thành hợp chất của flo dưới dạng HF, SiF4 hay H2SiF6. Phân lân thuỷ nhiệt hay phân lân nung chảy cũng là phân photpho được sản xuất từ quặng apatit nhưng quá trình chuyển hoá quặng photphat được tiến hành bằng quá trình phân huỷ ở nhiệt độ cao với các chất trợ chảy là secpantin MgO.Mg(OH)2SiO2.H2O. Và một Số quặng chứa Mg, Ca và SiO2 khác, thí dụ dolomit MgCO3.CaCO3. Công thức của phân lân nung chảy là (Ca,Mg)P2O5.(Ca,Mg)O.P2OSiO2. Quá trình nung chảy các hỗn hợp quặng ở nhiệt độ khoảng 14000C 15000C là nguồn chính để tạo ra HF và các hợp chất khác như SiF4, H2SiF6 ở cả dạng khí và động nước thải.. Flo nguyên tố là một chất khí rất độc, gây phá huỷ mắt, da và hệ hô hấp. Tiếp xúc lâu dài với khí flo có thể gây ra các bệnh về xương và răng. Độc tính của flo rất cao với giá trị LC50 là 0,2mg/l. Mặt khác, ở nhiệt độ cao độc tính của flo có thể tăng lên. HF cũng có thể gây ra những tác động tương tự như F2. Ở nồng độ khoảng 0,2mg/l là. Cực kỳ nguy hiểm đối với hệ hô hấp mặc dù nhiễm với thời gian rất ngắn. Nhiễm HF có thể dần bị phá huỷ các tế bào phổi và phế quản. Do áp suất hơi của HF là rất lớn (122.900 kPa) nên có thể nói HF cực kỳ nguy hiểm qua đường hô hấp của công nhân khi sản xuất phân lân bằng apatit 9 đặc biệt là khi phân huỷ quặng apatit bằng axit trong hầm ủ, do không đảm bảo độ thoáng khí và độ ẩm cao sẽ dẫn đến khả năng nhiễm HF ở nhiệt độ cao. Để sản xuất phân đạm, người ta sử dụng nguyên liệu chính là than antraxit thông qua giai đoạn tổng hợp NH3 và sau đó tổng hợp urea từ NH3 và Co2. Nguyên liệu sản xuất NH3 là H2 và N2. N2 được lấy từ không khí, còn H2 được sinh ra từ việc khí hoá than bằng hơi nước. Hỗn hợp khí than ướt bao gồm Co, CO2 và H2 và các tạp chất khác từ công nghệ khí hoá. Đặc biệt là những tạp chất hình thành do quá trình cháy khi khí hoá than như: Xianua, phenol, H2S. Và các hợp Chất PAHs. Xianua được hình thành trong quá trình cháy yếm khí kết hợp với hydrocarbon mạch vòng hình thành các Xianua thơm như Benzyl Xianua là hợp chất rất độc khi nhiễm độc ở dạng khí có thể bị choáng váng, đau đầu và nôn mửa rất nhanh, khi nhiễm độc bằng con đường tiếp xúc nó còn có thể gây bỏng cho da và mắt. Nhiễm Xianua với hàm lượng khoảng 2 mg/kg thể trọng đã có thể gây tử vong. Khí HCN có thể gây tử vong cho người ở mức 100 - 200mg/m3 không khí. Ngành sản xuất sơn và vecni. Chủng loại cũng như lượng hoá chất sử dụng trong pha chế sơn khá nhiều và phức tạp như: các loại bột màu, các loại dung môi, các chất phụ gia và các loại nhựa gốc: - Các loại nhựa gốc: Alkylresine, acryhc resine, epoxy, uretan… - Các loại bột màu: oxit Titan, oxit sắt, kẽm cromat... 10 - Các dung môi: xylen, toluen, butyl acetat… - Các chất phụ gia như: chất chống lắng, chống tạo bọt, chống mốc, tạo nấm, diệt khuẩn,… - Các chất độn: CaCO3 Talc, BaSO4… Trong công nghệ sản xuất sơn, người lao động có nhiều nguy cơ tiếp xúc với các loại hoá chất ở dạng: Hơi dung môi ngay ở nhiệt độ thường (chủ yếu là dung môi hữu cơ). Các hạt phân tán có kích thước cực nhỏ phân tán trong môi trường lao động. b. Ngành mạ kim loại và cơ khí Ngành mạ điện sử dụng khá nhiều hoá chất dạng muối kim loại có độc tính cao như Cro3, CdCl2, MnCl2, ZnCl2, NaCN. Nước thải từ khâu mạ điện và xừ lý bề mặt nói chung có chứa các kim loại độc hại như Cr, Ni, Zn, Cd và một số độc tố khác như CN; dầu khoáng với độ axit hay kiềm cao, đặc biệt khi các cơ sở mạ không có sự phân dòng thải mạ tốt, khí HCN sẽ tạo ra khi hai dòng thải Xianua và axit bị hoà lẫn và HCN sẽ bay vào không khí tác động trực tiếp đến người lao động. HCN có thể gây ngộ độc nặng và chết sau khi nhiễm một vài phút do khí HCN rất linh động. Chất thải chứa kim loại nặng tác động chủ yếu đến người lao động thông qua việc tiếp xúc với dung dịch có muối kim loại qua da. Ngành mạ crom thông thường được tiến hành ở nhiệt độ khoảng trên 40oc và hơi dung dịch axit cromic có nồng độ cao (thường lớn hơn 200 g/l) sẽ tác động đến hệ thống hô hấp của công nhân. Crom thuộc nhóm chất độc thần kinh và gây ung thư 11 Crom ở dạng Cr6+ là dạng có thể gây ung thư phổi. Khi ở dạng CrO3hơi hoá chất này gây bỏng nghiêm trọng cho hệ thống hô hấp của người bị thấm nhiễm Hàn điện là quá trình nung chảy kim loại và các chất trợ dung hàn mà thành phấn bao gồm nhiều oxit kim loại như Zn, Mn, Pb, Cr và các oxit kim loại này do nhiệt độ cao của quá trình hàn sẽ phát tán và tác động trực tiếp đến hệ hô hấp của người công nhân hàn. c.Ngành dệt nhuộm Ngành dệt nhuộm sử dụng hoá chất chủ yếu ở công đoạn nhuộm sợi và vải. Các hoá chất thực hiện những chức năng khác nhau như: - Xử lý bề mặt vải sợi nhằm tăng khả năng hấp thụ màu và giữ màu. Tẩy trắng sợi vải. : Trợ giúp cho quá trình khuếch tán chất màu vào trong các lỗ xốp của sợi và vải. Nhuộm và in hoa. Các nhóm mang màu thông thường là các nhóm: Nitrozo (NO), nhóm nitro (-NO2) nhóm azo (-N=N-), nhóm etylen (〉 )C=C <), nhóm cacbonyl ( 〉C=O), nhóm sulfua (C=S hay C-SS-C). Dây chuyền nhuộm và in hoa là các công đoạn có khả năng phát thải nhiều chất ô nhiễm, chất thải, dệt nhuộm, tẩy và trợ nhuộm thoát vào môi trường chủ yếu theo đường nước thải. Khí độc có thể phát sinh từ các quá trình chuẩn bị thuốc nhuộm hay mực in (ở dạng dung môi hay nhũ tương), hơi dung môi và hoá 12 chất có thể thoát ra môi trường khi công đoạn được tiến hành ở nhiệt độ cao. d. Ngành sản xuất giấy Trong công nghệ bột giấy, nguồn phát thải hoá chất chủ yếu từ khâu tẩy bột bằng chị, dioxit clo, hypoclorit, oxy già. Đây là những chất oxy hoá và có khả năng rò rỉ cao ở nhiệt độ của quá trình tẩy (xấp xỉ 1000C) e. Ngành vật liệu xây dựng Ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam chủ yếu có những nhóm sản phẩm đáng quan tâm về hoá chất như: sứ vệ sinh và trang trí, chủ yếu sử dụng nguyên liệu là SiO2 và felspat được nghiền rất nhỏ là nguồn phát tán bụi phổi; vật hẹn tạo màu rất đa dạng và chủ yếu là màu vô cơ, thí dụ oxit của Zn, Zr, Se, Fb… cũng là nguồn phát tán các oxit kim loại vào không khí trong quá trình phun men lên sản phẩm trước khi nung. g. Ngành chế biến lương thực, thực phẩm Ngành chế biến thực phẩm sử dụng nhiều loại hoá chất. Các loại hoá chất chủ yếu được dùng làm hoá chất tẩy màu, tẩy mùi, chống ôi thiu, ướp lạnh, chế biến mùi, vị, tạo màu và những công việc khác. Không chỉ có các loại hoá chất độc như NaClO, H2O2, NH3 được đùng để chế biến thực phẩm mà còn rất nhiều hoá chất thông thường khác được sử dụng phổ biến như thuốc tím (KMnO4)dùng để tểy màu miến dong, hàn the dùng để chế biến các loại bún, bánh phở, giò; diêm tiêu (lưu huỳnh) dùng để sấy và bảo quản thực phẩm khô, Nam benzoiat dùng chống nấm 13 mốc, ôi thiu, phẩm màu dùng để nhuộm thực phẩm … Bảng 1 trình bày một số ví dụ về các nguồn sản xuất công nghiệp tạo ra chất thải có ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ con người. 1.2.2 Nguồn chất thải nông nghiệp Một trong những loại chất thải nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là dư lượng thuốc BVTV. Thuốc BVTV gồm các nhóm chính: do hữu cơ, photpho hữu cơ, nhóm cacbamat, nhóm pyrethroid và các nhóm trừ dịch bệnh khác. Nhóm các hợp chất chỉ hữu cơ gồm DDT và các dẫn xuất của nó, các hợp chất hexachlorid, benzen, nhóm các hợp chất xyclodien... Trong cấu trúc phân tử của nhóm này luôn tồn tại nguyên tử C1 liên kết trực tiếp với nguyên tố C và trong phân tử có thể có các nguyên tố N, S. - Nhóm các hợp chất lân hữu cơ là những hợp chất hydrocacbon chứa một hoặc nhiều nguyên tử photpho, không bền trong hệ sinh học, chúng dễ hoà tan trong nước và dễ hydro hoá, bao gồm các hợp chất dạng photphat, các hợp chất photphorothionat, các hợp chất photphonitrothionat... Bảng 1 Các chất ô nhiễm công nghiệp điển hình chất ô nhiễm SO2 và bụi NOx CO Amiăng Nguồn thải Các lò đốt sử dụng than, dầu Các lò đốt sử dụng than, dầu Các lo đốt sử dụng than, dầu Các ngành công nghiệp khác nhau Tinh độc Phá huỷ hệ hô hấp Phá huỷ hệ hô hấp Gây ngộ độc và ngạt Gây ung thư phổi 14 Hydrocacbon Các hoạt động công nghiệp: luyện cốc hoá dầu.... Dung môi Các ngành công nghiệp: sản xuất hữu cơ sơn, dệt nhuộm, hoá dầu... Cloroeste Hoá chất Naphtvlamin Dệt nhuộm As, Cd, Hg, Pb Các lò đốt rác, luyện kim, sản xuất pin, acquy, thuốc BVTV, hoá chất … Gây ung thư phổi, đặc biệt lệ các chất PAHs Hệ thần kinh, hệ hô hấp hệ tuần hoàn Hệ hô hấp Tiết liêu Hệ hô hấp, hệ bài tiết, đặc biệt là As. Cd gây ung thư. Pb gậy mất cân bằng hệ thất kinh vận động, Thuỷ ngân gây độc thần kinh Crom Niken Hệ hô hấp Hệ hô hấp Ma điện, màu, sơn Luyện kim, ma điện Nhóm các hợp chất cacbamat bao gồm các hợp chất có công thức R1-NH-COO-R2 các hợp chất này có hoạt tính sinh học gần tương tự các hợp chất photpho hữu cơ. Nhóm các hợp chất pyrethroid tổng hợp: các hợp chất này có tính độc cao đối với côn trùng, nhưng lại có tính độc thấp với các loài động vật có vú. Cấu trúc phân tử của chúng gồm có Cl, O, N và một hoặc nhiều nhân thơm nối với nhau bằng nguyên tử oxy. 1.2.3 Nguồn chất thải bệnh viện. Hầu hết các chất thải từ quá trình khám chữa bệnh được phân loại là chất thải độc hại và mang tính đặc thù. Chất thải bệnh viện hay chất thải y tế bao gồm các loại chính sau:. Phế thải chứa các vi sinh vật gây bệnh phát thải từ các ca phẫu thuật, từ quá trình xét nghiệm, hoạt động khám chữa 15 bệnh... Phế thải bị nhiễm bẩn: Các đồ dùng sau khi bệnh nhân sử dụng, các đồ dùng của y bác sĩ sau phẫu thuật, từ quá trình lau rửa sàn nhà, bùn cặn nạo vét từ các hệ thống cống rãnh, từ điều trị khám chữa bệnh và vệ sinh công cộng.. - Phế thải đặc biệt: Là các loại chất thải độc hại như các kim loại nặng, chất phóng xạ, chất độc, dược phẩm quá hạn sử dụng, kho thuốc và hoá chất …. Như vậy, chất thải bệnh viện có thành phần rất đa dạng. Đây là nguồn gây ô nhiễm, truyền nhiễm dịch bệnh cho con người, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí: 1.3 Phân loại chất độc 1.3.1 Phân loại theo trạng thái vật lý Căn cứ theo trạng thái tồn tại chất độc được chia làm 3 dạng: dạng khí, dạng rắn, dạng lỏng. Các chất gây ô nhiễm dạng có thể phân thành ,2 dạng phổ biến: dạng khí và dạng phân tử Các chất ô nhiễm dạng khí Khí SO2: Khí này được coi là chất ô nhiễm quan trọng nhất trong họ oxit lưu huỳnh. Tính chất khí SO2 là khí không màu, không cháy, hăng và cay, có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và động vật đặc biệt là cơ quan hô hấp. - Sunfua Hydro (H2S): Là khí độc, không màu và có mùi trứng thối. Chất khí này có khả năng lâm giảm sự sinh trưởng của thực vật, với con người nó tác động đến hệ thần kinh và não, ở nồng độ thấp gây nhức đầu, mỏi mệt, ở nồng độ cao gây hôn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan