Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Thâm hụt kép tại việt nam thực trạng và giải pháp

.PDF
216
491
108

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGÀNH: KINH TẾ HỌC NGUYỄN LAN ANH Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 62.31.01.06 NGUYỄN LAN ANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS HOÀNG VĂN CHÂU Hà Nội, 2018 i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................... vii LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................................6 1.1. Nội dung vấn đề nghiên cứu ..........................................................................6 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ..............................................................7 1.2.1. Thâm hụt cán cân vãng lai .......................................................................7 1.2.2. Thâm hụt ngân sách Nhà nước .............................................................10 1.2.3. Thâm hụp kép .........................................................................................13 1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................17 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................18 1.3.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp .......................................................19 1.3.2. Phương pháp sơ đồ hóa ..........................................................................19 1.3.3. Phương pháp sử dụng dữ liệu lịch sử ...................................................19 1.3.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ......................................................20 1.3.5. Phương pháp thực nghiệm .....................................................................20 1.4. Kết quả nghiên cứu dự kiến và tính mới của đề tài ..................................20 CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THÂM HỤT KÉP ..................................22 2.1. Thâm hụt cán cân vãng lai ..........................................................................22 2.1.1. Cán cân vãng lai .....................................................................................22 2.1.2. Thâm hụt cán cân vãng lai .....................................................................27 2.1.3. Mối quan hệ giữa THCCVL và một số nhân tố kinh tế vĩ mô ..............28 2.2. Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc ..................................................................33 2.2.1. Ngân sách Nhà nước ..............................................................................33 2.2.2. Thâm hụt Ngân sách Nhà nước.............................................................36 2.2.3. Mối quan hệ giữa THNSNN và một số nhân tố kinh tế vĩ mô .............37 2.3. Thâm hụt kép ................................................................................................41 2.3.1. Khái niệm thâm hụt kép .........................................................................41 2.3.2. Thâm hụt kép qua các học thuyết kinh tế ..............................................42 ii 2.3.3. Phân loại thâm hụt kép ..........................................................................47 2.4. Thâm hụt kép và nền kinh tế vĩ mô ............................................................50 2.4.1. Khả năng chịu đựng thâm hụt kép của nền kinh tế .............................50 2.4.2. Tác động của chính sách kinh tế vĩ mô đến THK .................................52 2.5. Thâm hụt kép tại một số quốc gia trên thế giới.........................................54 2.5.1. Thâm hụt kép tại Malaysia .....................................................................56 2.5.2. Thâm hụt kép tại Hoa Kỳ .......................................................................59 2.5.3. Thâm hụt kép trong các cuộc khủng hoảng tài chính ..........................60 2.5.4. Bài học kinh nghiệm...............................................................................63 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2015 ..................................................................................................66 3.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 ...........................66 3.1.1. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế giai đoạn 2000 - 2015......................66 3.1.2. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô .....................................................................67 3.2. Tình hình thâm hụt cán cân vãng lai ..........................................................73 3.2.1. Các cán cân tiểu bộ phận .......................................................................73 3.2.2. Cán cân vãng lai .....................................................................................86 3.3. Tình hình thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc ..................................................88 3.3.1. Các thành tố của Ngân sách Nhà nước.................................................88 3.3.2. Ngân sách Nhà nước ..............................................................................94 3.4. Đánh giá tổng quan về Thâm hụt kép ........................................................97 3.4.1. Tình hình thâm hụt kép ..........................................................................97 3.4.2. Các chính sách của Chính phủ đã áp dụng nhằm xử lý THK .............98 3.4.3. Đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt kép của nền kinh tế............102 CHƢƠNG 4: MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT CÁN CÂN VÃNG LAI VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................105 4.1. Lựa chọn mô hình ......................................................................................105 4.1.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................105 4.1.2. Mô hình kinh tế lượng ..........................................................................106 4.1.3. Số liệu nghiên cứu ................................................................................107 4.2. Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình ..............110 iii 4.2.1. Kiểm định tính dừng của các biến đưa vào mô hình ..........................110 4.2.2. Xây dựng mô hình tự hồi quy vector VAR ..........................................112 4.2.3. Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình VAR .... ...............................................................................................................114 4.2.4. Kiểm định đồng liên kết ........................................................................115 4.2.5. Phản ứng đẩy khi có cú sốc từ các biến trong mô hình .....................116 4.2.6. Kết luận về loại hình thâm hụt kép tại Việt Nam ................................117 4.3. Nguyên nhân thâm hụt kép tại Việt Nam ................................................118 4.3.1. Mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ...................................................118 4.3.2. Mất cân đối trong vai trò giữa các khu vực kinh tế ............................120 4.3.3. Khủng hoảng kinh tế ............................................................................123 4.3.4. Diễn biến tỷ giá không theo kịp nhu cầu thị trường ...........................124 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT KÉP TẠI VIỆT NAM...125 5.1. Xu hƣớng của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới ..................................125 5.1.1. Xu hướng chung của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh quốc tế .125 5.1.2. Xu hướng thâm hụt kép tại Việt Nam thời gian tới ............................126 5.2. Giải pháp bù đắp thâm hụt kép tại Việt Nam .........................................130 5.2.1. Biện pháp bù đắp THCCVL .................................................................130 5.2.2. Biện pháp bù đắp THNSNN .................................................................131 5.3. Giải pháp hạn chế thâm hụt kép tại Việt Nam ........................................132 5.3.1. Biện pháp cải thiện CCVL ...................................................................133 5.3.2. Biện pháp hạn chế THNSNN ...............................................................145 KẾT LUẬN ............................................................................................................150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................153 PHỤ LỤC ...............................................................................................................158 iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN LAN ANH v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ASEAN Dịch nghĩa Diễn giải Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations BD Budget Deficit Thâm hụt ngân sách Nhà nước BP Balance Payment Cán cân thanh toán CA Current Account Cán cân vãng lai Cán cân vãng lai CCVL CIF Cost – Insurance - Freight Chi phí, bảo hiểm, cước vận tải đường biển CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng ER Exchange Rate Tỷ giá hối đoái FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FOB Free On Board Giao hàng lên tàu FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GBD Growth Budget Deficit Tốc độ thay đổi thâm hụt ngân sách Nhà nước GCA Growth Current Account Tốc độ thay đổi cán cân vãng lai GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế ICOR Incremental Capital Output Hệ số đầu tư tăng trưởng Ratio IR Interest Rate Lãi suất IS Investment - Saving Đường tiết kiệm, đầu tư vi LM Liquidity Preference – Money Nhu cầu giữ tiền mặt và Cung tiền Supply NHNN Ngân hàng Nhà nước NK Nhập khẩu NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương THCCVL Thâm hụt cán cân vãng lai THK Thâm hụt kép THNSNN Thâm hụt ngân sách Nhà nước USD Đô la Mỹ VND Việt Nam đồng XK Xuất khẩu WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU 1. Danh mục bảng Bảng 1: Ba trạng thái của cán cân vãng lai ...............................................................27 Bảng 2: Đánh giá một số nguyên nhân thâm hụt cán cân vãng lai ...........................28 Bảng 3: Một số dấu hiệu tương đồng về thâm hụt kép tại nhiều quốc gia trong các giai đoạn khác nhau ...................................................................................................54 Bảng 4: Các FTAs Việt Nam đã tham gia ................................................................66 Bảng 5: Các thời điểm điều chỉnh tỷ giá chính thức từ 2000 – 2015 .......................69 Bảng 6: Số thu thuế từ hoạt động XNK của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014.........90 Bảng 7: Thâm hụt NSNN Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ....................................94 Bảng 8: Kết quả kiểm định ADF các chuỗi số liệu .................................................111 Bảng 9: Xác định độ trễ tối ưu của mô hình VAR ..................................................112 Bảng 10: Kết quả kiểm định nhiễu trắng mô hình VAR .........................................113 Bảng 11: Kết quả kiểm định Granger mối quan hệ nhân quả .................................114 Bảng 12: Kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen ..............................................115 2. Danh mục sơ đồ Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa Thu – Chi NSNN ...........................................................35 Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa nợ công và THNSNN ....................................................39 Sơ đồ 3: Dòng chảy tài chính trong nền kinh tế mở .................................................41 Sơ đồ 4: Mối quan hệ giữa các biến số trong kiểm định Granger ..........................117 3. Danh mục hình Hình 1: Hiệu ứng tuyến J ..........................................................................................29 Hình 2: Trạng thái cân bằng của mô hình Mundell – Fleming .................................46 Hình 3: Cán cân vãng lai của Malaysia giai đoạn 1980 – 2020 ................................57 Hình 4: Ngân sách Nhà nước và nợ công Malaysia giai đoạn 2001 - 2015 .............58 Hình 5: Thâm hụt kép tại Hoa Kỳ giai đoạn 1968 – 2017 ........................................60 Hình 6: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 .........................67 Hình 7: Chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015....................68 Hình 8: Diễn biến tỷ giá chính thức của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ..............70 viii Hình 9: Lãi suất Việt Nam đồng giai đoạn 2000 – 2015 ..........................................71 Hình 10: Tiết kiệm của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ........................................72 Hình 11: Tổng đầu tư trong nước của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 .................73 Hình 12: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005 .......................74 Hình 13: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 .......................74 Hình 14: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 .......................75 Hình 15: Cơ cấu trị giá xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam theo phân loại tiêu chuẩn ngoại thương giai đoạn 2000 – 2013 ..............................................................76 Hình 16: Cơ cấu trị giá xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 ...........................................................................................................................77 Hình 17: Thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014 .....78 Hình 18: Thị trường xuất khẩu hàng hóa cho Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014 ......79 Hình 19: Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ..............................80 Hình 20: Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014...............81 Hình 21: Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 ..............82 Hình 22: Cán cân thu nhập của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ............................82 Hình 23: Cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ........85 Hình 24: Cơ cấu cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ...................................................................................................................................85 Hình 25: Cán cân thương mại Việt Nam theo khu vực kinh tế năm 2000 – 2014....86 Hình 26: Cán cân vãng lai Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ...................................87 Hình 27: Cơ cấu thu NSNN giai đoạn 2001 – 2015 .................................................89 Hình 28: Cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế giai đoạn 2001 – 2015 ...........................89 Hình 29: Thu NSNN (không kể dầu thô) theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2015 ...........................................................................................................................91 Hình 30: Chi NSNN theo mục đích giai đoạn 2000 – 2015 .....................................92 Hình 31: Cơ cấu chi NSNN giai đoạn 2001 – 2015 ..................................................92 Hình 32: Thâm hụt NSNN Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 ...................................95 Hình 33: Thâm hụt NSNN Việt Nam theo cách tính của Quốc tế và Việt Nam ......97 Hình 34: Ngân sách Nhà nước và Cán cân vãng lai Việt Nam 2000 - 2015 ............98 ix Hình 35: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt kép của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2015 .....................................................................................................102 Hình 36: Vòng tròn đơn vị mô hình VAR ..............................................................113 Hình 37: Phản ứng đẩy khi có các cú sốc ...............................................................116 Hình 38: Chênh lệch đầu tư và tiết kiệm Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 ...........118 Hình 39: Cơ cấu thu NSNN Việt Nam theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2015 .........................................................................................................................121 Hình 40: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 .......122 Hình 41: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội chia theo thành phần kinh tế ...................122 Hình 42: Vay bù đắp bội chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 ..................132 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo xu thế hội nhập của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang tích cực tham gia vào công cuộc toàn cầu hóa, cải thiện nền kinh tế, thể hiện qua việc chủ động tham gia vào các khu vực thương mại tự do (FTA), tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), khối kinh tế chung khu vực Đông Nam Á (AEC)… Sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, cộng với các chính sách mở cửa, luồng tác động từ thị trường quốc tế sẽ ảnh hướng đến Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Để đánh giá tổng quát sức khỏe của một nền kinh tế cần xem xét tổng quát các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, tiết kiệm, đầu tư… Tất cả các chỉ số này đều có mối quan hệ tương quan với nhau và tác động trực tiếp đến hai chỉ số quan trọng: ngân sách Nhà nước (NSNN) và cán cân vãng lai (CCVL). Nhà nước thông qua các công cụ chính sách để điều hành nền kinh tế, tác động đến các chỉ số kinh tế. Về dài hạn, mọi chính phủ đều hướng đến mục tiêu thặng dư cán cân vãng lai và cân bằng ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế, thâm hụt ngân sách Nhà nước (THNSNN) và thâm hụt cán cân vãng lai (THCCVL) diễn ra khá phổ biến tại nhiều quốc gia. Các nhà khoa học, kinh tế học, chính trị gia đã dành nhiều nguồn lực để nghiên cứu về THNSNN và THCCVL với tư cách là hai vấn đề vĩ mô riêng biệt. THCCVL lớn và liên tục là nguyên nhân của mất cân bằng kinh tế vĩ mô, trong khi THNSNN cũng là nguyên nhân chính làm thay đổi các biến số kinh tế, cả hai loại thâm hụt này đều có ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển kinh tế trong dài hạn. Vậy câu hỏi quan trọng được đặt ra là: “Chính phủ nên làm gì khi THCCVL và THNSNN xuất hiện đồng thời?”. Xuất phát từ Hoa Kỳ vào những năm 1980, các nhà khoa học, kinh tế học lần đầu quan tâm và nghiên cứu đến một hiện tượng kinh tế mới: “thâm hụt kép” (THK) – hiện tượng THCCVL và THNSNN diễn ra đồng thời tại một thời điểm đối với một nền kinh tế. Đến những năm đầu thập niên 1990, các nước châu Âu như Đức, Thụy Điển… cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự. Theo Ibrahim và Kumah (1996), đây là giai đoạn các nước định giá cao đồng nội tệ của mình, tài khoản vãng 2 lai (TKVL) và NSNN đều bị thâm hụt bất thường. Các quốc gia trải qua thời kỳ bùng nổ đầu tư, khi đó thâm hụt TKVL làm cho đất nước giảm các tài sản nước ngoài hoặc là tăng vay mượn từ phần còn lại của thế giới để tài trợ cho việc đầu tư mới bằng việc bán tài sản cố định và tài chính (trái phiếu, chứng khoán, đất…). Vì vậy, THCCVL liên tục sẽ làm cho đất nước tăng nợ nước ngoài ròng, dẫn đến THNSNN. Giả thuyết THK xuất hiện khẳng định rằng THNSNN gia tăng sẽ làm cho THCCVL gia tăng tương ứng. Cùng với sự xuất hiện ngày càng phổ biến của hiện tượng THK tại nhiều quốc gia trên thế giới, các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về hiện tượng này. Không dừng lại ở kết luận của giả thuyết THK cơ bản, các nghiên cứu đã đưa ra 4 mối quan hệ nhân quả giữa hai loại thâm hụt: (1) THNSNN kéo theo THCCVL, (2) THCCVL kéo theo THNSNN, (3) THNSNN và THCCVL có tác động 2 chiều, và (4) THNSNN và THCCVL không có mối quan hệ nhân quả. Từ đầu thế kỷ XXI, Việt Nam chứng kiến sự gia tăng liên tục của THNSNN. Theo học thuyết trường phái Keynes, đây chính là nguyên nhân chính làm thay đổi các biến số kinh tế. THNSNN do giảm thuế hay tăng chi tiêu chính phủ kéo theo sự tăng lên của lạm phát và lãi suất. Lãi suất tăng ảnh hưởng đến tăng dòng vốn vào, làm tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá, làm tăng nhu cầu nhập khẩu và giảm nhu cầu xuất khẩu. Mặt khác, chính sách tài khóa mở rộng làm lạm phát tăng dẫn đến tăng giá trị tương đối của hàng hóa trong nước đối với hàng hóa nước ngoài, cũng là nguyên nhân làm tăng nhu cầu nhập khẩu và giảm nhu cầu xuất khẩu. Như vậy, tăng lạm phát và lãi suất đều tạo áp lực gia tăng THCCVL trong nền kinh tế. Tuy nhiên, diễn biến thực tế của nền kinh tế Việt Nam không hoàn toàn tuân theo nguyên lý kinh tế của học thuyết Keynes. Trong khi NSNN thâm hụt ngày càng sâu từ năm 2000 đến năm 2015 thì CCVL có cùng trạng thái thâm hụt trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI và chuyển hướng thặng dư trong giai đoạn 2011 – 2015, sau đó lại chuyển sang thâm hụt từ cuối năm 2015. Xu hướng vận động này là kết quả của các chính sách kinh tế của Chính phủ cùng với tác động từ biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế. 3 Thực tiễn THK tại Việt Nam yêu cầu cần có một nghiên cứu chính thống về trường hợp cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế, xã hội trong nước và quan hệ kinh tế quốc tế thế kỷ XXI. Luận án tiến sĩ “Thâm hụt kép tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu chuyên sâu về các lý thuyết kinh tế liên quan đến hiện tượng THK, thực trạng diễn biến THCCVL và THNSNN của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2015, phân tích nguyên nhân gây ra tình trạng THK dựa trên đánh giá tác động của các biến số kinh tế vĩ mô và tìm ra mối quan hệ giữa THCCVL và THNSNN của Việt Nam dựa trên mô hình kiểm định. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp xử lý hiện tượng THK tại Việt Nam trên cơ sở đạt được các mục tiêu theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án “Thâm hụt kép tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện CCVL và NSNN tại Việt Nam trong ngắn hạn và ngăn chặn tình trạng THK tại Việt Nam trong dài hạn. Theo đó, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của công trình như sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về THK: khái niệm về THK, phân loại THK - và tác động của chính sách kinh tế đến THK; Phân tích thực trạng THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015, đánh giá - khả năng chịu đựng THK của nền kinh tế. Tìm ra loại hình THK tại Việt Nam thông qua mối quan hệ nhân quả giữa - THCCVL, THNSNN, tỷ giá, lãi suất và chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng THK; Đề xuất một số giải pháp cho công tác xử lý THK. - 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề THNSNN và THCCVL tại Việt Nam. Luận án nghiên cứu hiện tượng THK và vấn đề hạn chế THK, trong đó bao gồm cả những quy định Nhà nước về CCVL, cán cân thanh toán quốc tế, NSNN, các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu về trường hợp thâm hụt kép của một số quốc gia trên thế giới.  Phạm vi nghiên cứu của luận án: 4 Về mặt nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào việc phân tích vấn đề về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp xử lý THK tại Việt Nam; Về mặt không gian: Ngoài việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan đến THK của Việt Nam, luận án cũng nghiên cứu một số trường hợp THK trên thế giới là cơ sở để so sánh, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý thâm hụt cho thị trường Việt Nam; Về mặt thời gian: Khi đánh giá thực trạng THNSNN và THCCVL ở Việt Nam, luận án nghiên cứu từ năm 2000, giai đoạn kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, cho đến năm 2015. Khi đề xuất giải pháp kiềm chế THK tại Việt Nam, luận án đề xuất giải pháp từ năm 2018 đến năm 2025. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án đi sâu vào phân tích để giải quyết các câu hỏi sau: i. THK là gì? Có những loại THK nào? Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng THK? THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 diễn ra như thế nào? Khả năng ii. chịu đựng THK của nền kinh tế Việt Nam như thế nào? THK tại Việt Nam thuộc loại THK nào? Những nguyên nhân gì gây nên iii. hiện tượng THK này? iv. THK tại Việt Nam sẽ biến động theo chiều hướng nào trong tương lai? Việt Nam cần làm gì để xử lý hiện tượng kinh tế này? 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Mặc dù xuất hiện tại Hoa Kỳ từ những năm 1980 của thế kỷ XX và được nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu, hiện tượng THK vẫn là hiện tượng mang tính đặc thù riêng đối với mỗi nền kinh tế. Chưa có công thức chung để đánh giá THK tại mọi quốc gia, mà tùy vào tình hình cụ thể của từng nền kinh tế, trong từng giai đoạn phát triển riêng biệt mà THK biến động theo các chiều hướng khác nhau. Tại Việt Nam hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về THK trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2000 – 2015. Chính vì thế, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính hệ thống tổng thể từ các hoc thuyết kinh tế thế giới về THK đến phân tích trường hợp cụ thể của Việt Nam. 5 6. Kết cấu của đề tài Luận án có kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Lý luận cơ bản về THK Chương 3: Thực trạng THK tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 Chương 4: Mô hình kiểm định mối quan hệ giữa THCCVL và THNSNN tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 Chương 5: Giải pháp hạn chế THK tại Việt Nam 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Nội dung vấn đề nghiên cứu Thâm hụt kép là hiện tượng cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước của một quốc gia thâm hụt tại cùng thời điểm. Nghiên cứu về thâm hụt kép là nghiên cứu về cán cân vãng lai trong trạng thái thâm hụt, ngân sách Nhà nước trong trạng thái bội chi và các giai đoạn kinh tế mà hai hiện tượng trên cùng diễn ra, bao gồm việc nghiên cứu tách biệt từng đối tượng và nghiên cứu mối tương quan đồng thời. Cán cân vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế và ngân sách Nhà nước là hai tài khoản quan trọng, thể hiện phần lớn bức tranh kinh tế của một quốc gia. Hai nhân tố này liên hệ với các chỉ tiêu vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất theo chiều hướng tác động hoặc bị tác động. Các mối quan hệ đa chiều này tạo nên sự biến động không ngừng giữa các chỉ tiêu, có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực khác nhau đối với từng thời kỳ kinh tế. Tìm hiểu về cán cân vãng lai, ngân sách Nhà nước trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không thể không xem xét đến các nhân tố vĩ mô khác và mối tương quan giữa chúng. Quan hệ kinh tế giữa cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước chính là nội dung quan trọng trong nghiên cứu thâm hụt kép. Bản chất của thâm hụt kép phụ thuộc hoàn toàn vào mối tương quan này. Vì vậy, đánh giá tác động qua lại giữa cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước là nội dung chính trong các nghiên cứu về vấn đề thâm hụt kép. Ngoài ra, luận án còn hướng đến một trong các mục tiêu quan trọng là đề xuất giải pháp xử lý hiện tượng thâm hụt kép, bao gồm cả thâm hụt cán cân vãng lai và thâm hụt ngân sách Nhà nước. Tùy theo sự phát triển kinh tế, quy định pháp luật mà xu hướng biến động của cán cân vãng lai và ngân sách Nhà nước các quốc gia khác nhau là khác nhau. Nghiên cứu trường hợp của các quốc gia khác sẽ giúp mở rộng góc nhìn, bổ sung luận điểm cho đề tài. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đi trước về trường hợp của Việt Nam sẽ giúp luận án đánh giá sâu hơn về tính đặc thù của nền kinh tế, củng cố các quan điểm nghiên cứu. 7 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.2.1. Thâm hụt cán cân vãng lai CCVL luôn là một đề tài nghiên cứu được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Các công trình nghiên cứu liên quan đến CCVL có quy mô đa dạng, từ các bài luận, bài báo chuyên ngành, luận án tiến sĩ, công trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước. Tình trạng của CCVL là một trong những cơ sở quan trọng để Chính phủ ban hành các chính sách kinh tế nhằm điều hành các chỉ số kinh tế vĩ mô, giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển lành mạnh. Chính vì vậy, các nghiên cứu về THCCVL có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc tại mọi thời điểm, là chủ đề quan tâm của cả Chính phủ, các nhà khoa học, các nhà kinh tế học và của mọi người dân. Dưới đây là một số công trình khoa học đã công bố liên quan đến THCCVL: 1.2.1.1. Công trình nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đến THCCVL Luận án tiến sĩ “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế - lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hiền năm 2011 nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế (trong đó có CCVL) tại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2009. Luận án chỉ ra rằng, trong giai đoạn này, cùng với các yếu tố khác, VND mất giá có thể đóng góp một phần vào tăng trưởng XK của Việt Nam nhờ tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa XK. Ở khía cạnh NK, dưới áp lực của lạm phát cao, tỷ giá thực song phương và đa phương có xu hướng nhỏ hơn 1 đã khuyến khích NK vì làm cho hàng hóa nhóm này trở nên rẻ hơn so với hàng sản xuất trong nước. Cùng lúc đó, XK giảm tính cạnh tranh do làm tăng chi phí sản xuất trong nước tương đối với giá bán trên thị trường quốc tế. Kết quả là tốc độ tăng trưởng NK cao hơn XK dẫn đến cán cân thương mại bị thâm hụt nghiêm trọng. Trong dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô”, tác giả Tô Trung Thành và cộng sự (năm 2014) đã nghiên cứu về “Cán cân thương mại Việt Nam: những nhân tố ảnh hưởng và khuyến nghị chính sách”. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả chỉ ra rằng chênh lệch tiết kiệm và đầu tư là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt thương mại tại Việt Nam trong nhiều năm. Nhóm tác giả lần đầu sử dụng cách tiếp cận liên thời kỳ tại Việt Nam để phân tích các biến số quan trọng tác động đến tiết kiệm – đầu tư 8 và từ đó tác động đến cán cân thương mại. Kết quả phân tích cho thấy biến động của cán cân thương mại chịu tác động chủ yếu từ hai biến đó là độ sâu tài chính và tài sản ròng nước ngoài. Ngoài ra, sau khoảng 5 – 6 quý thì ảnh hưởng của thu nhập tương đối cũng tăng lên và tác động dần tới biến động của cán cân thương mại. Tác giả Nguyễn Đức Thảo trong nghiên cứu năm 2005 về “Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1992 – 2001” đã chỉ ra cơ sở lý thuyết tổng hợp từ các học thuyết, trường phái kinh tế khác nhau về các nhân tố tác động đến CCVL, sử dụng số liệu từ năm 1992 đến năm 2001 để phân tích trường hợp cụ thể của Việt Nam. Từ 11 nhân tố được xem xét nghiên cứu, sau quá trình thực hiện kiểm định kinh tế lượng, tác giả rút ra được 5 nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến THCCVL của Việt Nam. Tiết kiệm và THCCVL chuyển động nghịch biến với nhau, mức tiết kiệm càng cao thì THCCVL càng giảm. Tăng trưởng kinh tế trong nước có ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân tài khoản vãng lai. Ngược lại, phá giá đồng Việt Nam, tăng lãi suất quốc tế và tăng tỷ lệ trao đổi thương mại giúp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai. 1.2.1.2. Công trình nghiên cứu tác động của THCCVL đến nền kinh tế vĩ mô Luận án tiến sĩ “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế - lý luận và thực tiễn tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hiền năm 2011 khẳng định rằng thâm hụt CCVL có xu hướng gia tăng là một trong những nguyên nhân khiến tiền đồng Việt Nam bị mất giá với sức ép ngày càng lớn. Do cơ chế tỷ giá của VND gần như là cố định gắn với USD nên hầu hết sức ép tỷ giá từ trạng thái cán cân thanh toán quốc tế được phản ánh thông qua chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do so với tỷ giá chính thức. Trong những thời điểm quy mô thâm hụt cán cân thương mại ở mức cao đều cho thấy sức ép lên tỷ giá khi chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ đen và thị trường chính thức ngày càng rộng hơn. Đối tượng nghiên cứu của luận án là tỷ giá hối đoái và các thành phần trong cán cân thanh toán quốc tế (bao gồm CCVL), không nghiên cứu đến các nhân tố khác trong nền kinh tế. 1.2.1.3. Công trình đề xuất giải pháp cải thiện CCVL Bài viết “Các giải pháp cải thiện cán cân vãng lai của Việt Nam” của tác giả Mai Thu Hiền và Cao Thị Thanh Thủy đăng trên tạp chí Ngân hàng số 17 năm 2012 đã khẳng định: cán cân thương mại có tác động quan trọng nhất đến trạng thái của 9 CCVL và thâm hụt cán cân thương mại là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Tác giả đề xuất các giải pháp cải thiện CCVL theo hai hướng: các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện từng cán cân tiểu bộ phận và nâng cao các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Một số giải pháp được đề xuất như: thúc đẩy XK; kiểm soát và hạn chế NK; chú trọng phát triển ngành dịch vụ du lịch; nâng cao sức cạnh tranh các ngành dịch vụ non trẻ; đẩy mạnh XK lao động, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài; xây dựng chính sách thu hút nguồn kiều hối. Bên cạnh đó, tác giả cũng khuyến nghị với Chính phủ một số vấn đề như các chính sách thương mại phải được điều tiết tuân thủ theo luật Quốc tế; cần thận trọng điều chỉnh các chính sách tỷ giá, tài khóa, tiền tệ theo đặc thù của thị trường Việt Nam. Luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Vũ Thị Hiền năm 2012 đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu của Việt Nam như ngân hàng, du lịch, vận tải, bảo hiểm, viễn thông, giáo dục đại học. Tuy nhiên các giải pháp của luận án chỉ tập trung vào vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của 6 ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu cho giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, các ngành dịch vụ còn lại trong cán cân dịch vụ không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Như vậy các giải pháp của đề tài chỉ hướng đến cải thiện một phần cán cân dịch vụ trong CCVL của Việt Nam. TS Nguyễn Thị Ngọc Loan trong sách chuyên khảo “Chính sách kiều hối của một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” đã đề xuất một số giải pháp nhằm khơi thông nguồn kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam dựa vào 4 bài học kinh nghiệm. Thứ nhất, chú trọng đến chính sách thu hút kiều bào về nước hàng năm nhằm khyến khích họ chuyển kiều hối về nước. Thứ hai, sử dụng kiều hối để phát triển sản xuất thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không đủ điều kiện vay vốn ở các tổ chức tín dụng thông qua các quỹ. Thứ ba, thu hút nhóm người định cư dài hạn ở nước ngoài có tiềm lực mạnh về kinh tế, có tri thức, có tài về đầu tư cho đất nước. Thứ tư, thúc đẩy lao động xuất khẩu ra nước ngoài.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan