Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thánh ca công giáo và vai trò của nó đối với người công giáo việt nam hiện nay...

Tài liệu Thánh ca công giáo và vai trò của nó đối với người công giáo việt nam hiện nay

.PDF
86
124
76

Mô tả:

Trình bày khái lược chung về Thánh ca Công giáo và lịch sử phát triển của Thánh ca tại Việt Nam và trên thế giới. Phân tích vai trò của Thánh ca đối với nền âm nhạc Việt Nam. Khảo sát những vai trò của Thánh ca với người Công giáo để làm rõ những đóng góp của Thánh ca với công cuộc giáo dục đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. Từ đó rút ra những giá trị Thánh ca Công giáo đem lại cho đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam hiện nay
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- Trịnh Ngọc Anh THÁNH CA CÔNG GIÁO VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Hà Nội - 2019 Lời cảm ơn Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh, người đã hướng dẫn tận tình em hoàn thành nghiên cứu này. Em xin tri ân các thầy cô khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đồng hành cùng em trong suốt 4 năm Đại Học. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Hà nội, ngày... tháng... năm 2018 Sinh viên Trịnh Ngọc Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu: .............................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Khóa luận ..................................................4 3.1 Mục đích: ...........................................................................................................4 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:........................................................................................4 4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5 4.1 Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................5 4.2 Phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................................5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..............................................................5 5.1 Cơ sở lý luận: .....................................................................................................5 5.2 Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................6 6. Đóng góp của khóa luận:.........................................................................................6 7. Ý nghĩa của khóa luận .............................................................................................6 8. Kết cấu của Khóa luận: ...........................................................................................6 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: THÁNH CA CÔNG GIÁO ................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu Thánh Ca Công giáo ................ 7 1.1.1. Khái niệm Thánh Ca............................................................................7 1.1.2. Khái niệm Thánh Vịnh ........................................................................9 1.1.3. Khái niệm Âm nhạc Công giáo .........................................................10 1.2. Một số nội dung cơ bản của Thánh Ca Công giáo ......................................... 11 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thánh Ca Công giáo ...............11 1.2.1.1. Sự ra đời Công giáo ....................................................................11 1.2.1.2. Thánh Ca Công giáo truyền thống ..............................................14 1.2.1.3. Thánh Ca Công giáo sau Cải cách Kháng nghị ..........................16 1.2.1.4. Thời kì phát triển của Thánh Ca .................................................17 1.2.2. Các hình thức thể hiện nội dung Thánh Ca Công giáo .....................18 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA THÁNH CA CÔNG GIÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................. 28 2.1. Thánh Ca Công giáo Việt Nam ........................................................................ 28 2.1.1. Thánh Ca Công giáo Việt Nam trước thời kỳ Thư Chung 1980 .......28 2.1.2. Thánh Ca Công giáo Việt Nam sau thời kỳ Thư Chung 1980 đến nay .............................................................................................................................35 2.2. Một số nội dung cơ bản của vai trò Thánh Ca Công giáo đối với người Công giáo Việt Nam hiện nay .............................................................................. 38 2.2.1. Vai trò của Thánh Ca Công giáo trong Thánh lễ ..............................38 2.2.2. Vai trò của Thánh Ca Công giáo đối với đời sống đạo .....................43 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 50 CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA THÁNH CA CÔNG GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................... 51 3.1. Giá trị của Thánh Ca Công giáo đối với âm nhạc Việt nam hiện nay ......... 51 3.1.1. Giá trị của Thánh Ca Công giáo và sự Hội nhập âm nhạc phương Tây đối với âm nhạc Việt Nam...................................................................................51 3.1.2. Giá trị của Thánh Ca Công giáo đối với sự bảo tồn, phát huy âm nhạc Việt Nam .............................................................................................................55 3.2. Giá trị của Thánh Ca Công giáo đối với giáo dục đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay .................................................................................................................. 57 3.2.1. Thực trạng đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay .................................57 3.2.2. Giá trị nhân văn của Thánh Ca Công giáo đối với việc giáo dục đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay .............................................................................59 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 67 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi nghiên cứu về một chỉnh thể tôn giáo thì khía cạnh không thể bỏ qua và luôn được chú ý đó là yếu tố nghệ thuật. Nghệ thuật tôn giáo không chỉ dừng ở kiến trúc, điêu khắc, hay các bức hội họa miêu tả tín ngưỡng tôn giáo mà nó còn bao gồm cả âm nhạc. Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu, có trước tôn giáo, do vậy khi tôn giáo được hình thành, thì âm nhạc đã trở thành công cụ không thể thiếu trong nghi lễ và nó luôn song hành hỗ trợ sự tồn tại và phát triển của tôn giáo. Một trong những nền âm nhạc tôn giáo vĩ đại nhất và có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến xã hội, mà không thể không nhắc đến đó là âm nhạc Công giáo. Âm nhạc Công giáo không chỉ đại diện cho một tôn giáo mà còn đóng vai trò cho sự phát triển nền văn hóa phương Tây trước kia và hiện nay Nếu đem so âm nhạc Công giáo với âm nhạc khác thì âm nhạc Công giáo có những nét khác biệt nhất định. Nó khác biệt không chỉ về hình thức âm nhạc mà còn về số lượng, nhạc lý, cách thức trình bày và về cả ý nghĩa. Chính lẽ đó, mà hiện nay trong các trường học thanh nhạc việc học nhạc lý trong âm nhạc Công giáo vẫn còn là một vấn đề cần nghiên cứu rất bài bản vì; ví như để nắm được cách hát một bài Thánh Ca thì không chỉ dừng lại ở việc thuộc bài Thánh Ca, hát Thánh Ca với chất giọng thanh, trầm đúng với thanh nhạc mà nó còn cần phải có cảm xúc trong niềm tin tôn giáo; mà muốn có cảm xúc trong niềm tin tôn giáo thì còn phải dựa vào một nền tảng “kiến thức” về Công giáo (Thiên Chúa), có như vậy việc học bản nhạc Thánh Ca mới được gọi là hoàn thiện. Theo Kinh Thánh Đấng Cứu Thế đã sáng lập ra Hội thánh sơ khai và Thánh Ca cũng đã được sử dụng trong Hội thánh ngay từ buổi sơ khai này. Điều này được thể hiện rõ 2 qua lời nói của Thánh Phaolô khi viết cho Giáo đoàn Ephêsô: “Anh em hãy cùng nhau xướng đáp những bài Thánh Vịnh, Thánh Thi và những bài ca do Thần Khí linh hứng” [Ep 5,19]1. Với truyền thống này, cùng với sự phát triển của Công giáo Thánh Ca đã được soạn ra với nhiều thể loại rất phong phú dùng để hát trong Giáo đường và được gọi là Gregorio. Ở Việt Nam khi các Giáo sĩ phương Tây đến truyền đạo, họ đã dạy cho những người tin theo Chúa ca hát Phụng vụ những bài Thánh Ca Gregorio (nhạc Bình ca) mà các Ban Hát Nhà Thờ thời đó thường gọi chung là Kinh Hát Latinh, trải dài hơn 400 năm, mãi đến năm l960 khi Hội Thánh, với Công Đồng Vatican II, đã cho phép các Giáo Hội địa phương được dùng tiếng bản địa trong Phụng vụ Thánh Lễ và các nghi thức khác thì từ đó đến nay các Ca Đoàn Nhà Thờ không còn hát Thánh Ca Latinh nữa mà thay vào đó là các bài Thánh Ca bằng tiếng địa phương (tiếng Việt). Tuy nhiên Bình ca Latinh vẫn là thể loại được hát riêng trong Phụng vụ Roma. Trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển, Thánh Ca Công giáo nói chung, Thánh Ca Công giáo Việt Nam nói riêng đã có một chỗ đứng không nhỏ trong Phụng vụ Thánh lễ và trong tâm thức của mỗi người tin theo Thiên Chúa, đặc biệt là với nền văn hóa Việt Nam . Để có cái nhìn tổng thể về những đóng góp của Thánh Ca Công giáo đối với người Công giáo Việt Nam, tôi đã chọn đề tài “ Thánh ca Công giáo và vai trò của nó đối với người Công giáo Việt Nam hiện nay” làm đề tài Khóa luận . 2. Tình hình nghiên cứu: Công giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới và luôn là đối tượng được các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài quan tâm. 1 Sách Ê-phê-sô (kinh Tân ước) đoạn 5 câu 19 3 Có thể kể đến một số tác giả nước ngoài tiêu biểu như: Joseph M. Champlin (2009), Quan điểm Công giáo sống theo đúng mục đích, NXB Phương Đồng; X.A.Tokarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng, NXB Chính trị Quốc gia; Hans Kung (2010), Các nhà tư tưởng lớn của Kito Giáo, NXB Tri thức; Jean Baptiste-Duroselle- Jean- Marie Mayeur (2004), Lịch sử đạo Thiên Chúa, NXB Thế giới; John Bowker (2011), Từ điển Tôn giáo thế giới giản yếu, NXB Từ điến Bách Khoa Ở Việt Nam đã có không ít những công trình nghiên cứu về Công Giáo và lịch sử Công giáo, chúng ta có thể kể đến các nhà nghiên cứu tiêu biểu và các công trình nổi bật như: - Linh mục Nguyễn Thái Hợp với cuốn sách Một cái nhìn về Giáo huấn xã hội Công giáo, NXB Phương Đông, 2010. - Phạm Thế Hưng với Hiểu biết về Công giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo, 2005. - Tác giả Đỗ Minh Hợp với các công trình như: Tôn giáo học nhập môn, NXB Tôn giáo, 2006: Tôn giáo phương Đông (quá khứ và hiện tại), NXB Tôn giáo, 2006; và nhiều bài viết khác trên các tạp chí và các bài tham luận trên các hội thảo. - Nguyễn Hồng Dương với các công trình: Công giáo Việt Nam –Một số vấn đề nghiên cứu, NXB Tôn giáo, 2008; Công giáo Thế giới: Tri thức cơ bản, NXB Từ điển Bách Khoa , 2012. Bên cạnh đó có thể kể đến: Đỗ Quang Chính (2008), Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, 2008. Mai Thanh Hải, Các Tôn giáo lớn trên thế giới và Việt Nam (2 tập), tập II, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2006. 4 Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hưng cũng là một người có khá nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử đạo Công giáo, đặc biệt với cuốn sách Công giáo Việt Nam thời kì Triều Nguyễn (1802-1883), NXB Tôn giáo, 2007; bài viết “Các nhân tố ảnh hưởng đến Chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Công giáo nhìn từ góc độ Văn hóa Tôn giáo”, đăng trên tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 1//2008, cùng với nhiều bài viết và chuyên đề trong các hội thảo, sách chuyên khảo khác. Nhìn chung các công trình trên chủ yếu khai thác khía cạnh lịch sử hay nghiên cứu sâu về giáo lý, giáo luật của Công giáo và đề cập ít nhiều đến nghệ thuật trong Công giáo . Ngoài ra còn một số bài báo, tạp chí cũng nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó tiêu biểu là bài báo “Âm nhạc Công giáo ở Việt Nam trước và sau Công đồng Vatican II” của Nguyễn Đình Lâm. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu vào “Thánh ca Công giáo Việt Nam” , đây là lần đầu tiên vấn đề này được đặt ra xem xét. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Khóa luận 3.1 Mục đích: Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Thánh ca trên thế giới và tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, tìm ra vai trò và ý nghĩa của Thanh ca đối với đời sống Văn hóa tinh thần Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ảnh hưởng đối với âm nhạc và giáo dục đạo đức xã hội. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ 5 Thứ nhất: Trình bày khái lược chung về Thánh ca Công giáo và lịch sử phát triển của Thánh ca tại Việt Nam và trên thế giới Thứ hai: Phân tích vai trò của Thánh ca đối với nền âm nhạc Việt Nam. Khảo sát những vai trò của Thánh ca với người Công giáo để làm rõ những đóng góp của Thánh ca với công cuộc giáo dục đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. Từ đó rút ra những giá trị Thánh ca Công giáo đem lại cho đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam hiện nay. 4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thánh ca Công giáo và người Công giáo Việt Nam hiện nay 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Vai trò và giá trị của thánh ca trong âm nhạc với văn hóa tinh thần và lĩnh vực giáo dục đạo đức ở Việt Nam 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận: Khóa luận được xây dựng trên cơ sở lý luận mác-xít về tôn giáo, bản chất, vai trò, chức năng xã hội của tôn giáo. Khóa luận cũng tiếp thu những kết quả của các quá trình nghiên cứu trong và ngoài nước về Công giáo và Thánh ca 6 5.2 Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp Tôn giáo học và Triết học, phương pháp logic lịch sử, phân tích, tổng hợp và phương pháp bản thân Tôn giáo học. 6. Đóng góp của khóa luận: Khóa luận nghiên cứu lịch sử phát triển của Thánh ca Công giáo xuyên suốt từ những thời kì đầu tiên cho đến hiện tại và chỉ ra những vai trò của Thánh ca đối với người Công giáo Việt Nam hiện nay. Khóa luận khảo sát những ý nghĩa cụ thể Thánh ca Công giáo đem lại cho nền âm nhạc nước nhà và những đóng góp, giá trị cụ thể của Thánh ca đối với đời sống đạo và quá trình giáo dục đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay. Từ đó, khóa luận đem lại một cái nhìn cụ thể về những ảnh hưởng của Thánh ca lên đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. 7. Ý nghĩa của khóa luận Ý nghĩa lí luận: Khóa luận góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích và làm sáng tỏ quan niệm về Thánh ca Công giáo Việt Nam Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Khóa luận góp phần vào nhận thức và ứng xử phù hợp hơn với cộng đồng người Công giáo và thừa nhận những đóng góp mà Công giáo đem lại. Kết quả nghiên cứu của Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo nói chung và cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước 8. Kết cấu của Khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và mục lục, nội dung chính của khóa luận bao gồm: 3 chương và 6 tiết 7 PHẦN NỘI DUNG THÁNH CA CÔNG GIÁO 1.1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu Thánh Ca Công giáo 1.1.1. Khái niệm Thánh Ca Thánh Ca là một thể loại ca khúc tôn giáo được sáng tác nhằm mục đích tôn vinh, chúc tụng (do đó còn gọi là Tán Ca hay Tụng Ca) hay nguyện cầu hướng về một thần linh. Thánh Ca Công giáo (Hình 1)được mô phỏng ban đầu trên Sách Thi thiên và các đoạn thơ (Thánh Vịnh) trong Kinh Thánh. Các bài Thánh Ca Công giáo thường được dùng như lời ca ngợi Thiên Chúa trong niềm tin Công giáo, do vậy các bài hát này thường trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến Chúa Kitô. Một cách hiểu khác về Thánh Ca đó là "... một bài thơ có giai điệu trữ tình, có tính chất cung kính và tôn sùng, được thiết kế để hát và biểu đạt thái độ của người thờ Phụng đối với Thiên Chúa hoặc thể hiện những mục đích của Thiên Chúa trong cuộc sống của con người. Bài thơ nên đơn giản và đẹp mắt về mặt hình thức; về mặt phong cách phải mang cảm xúc thi ca, văn học chân thật; về chất lượng, phải đáp ứng tinh thần và các lời lẽ, ý tưởng của nó phải trực tiếp và rõ ràng để một hội chúng thể hiện được sự hợp nhất khi hát nó” [23;52] Theo thánh Thomas Aquinas, trong phần giới thiệu bài bình luận của mình về “Thánh Vịnh”, đã hiểu về Thánh Ca Công giáo như sau: “Một bài Thánh Ca chính là lời ca ngợi Đức Chúa Trời thông qua bài hát; một bài hát chính là sự phấn khích của tâm trí khi nhìn vào nơi vĩnh cửu và từ đó cất lên những tiếng ca” [27;38] Từ cách hiểu Thánh Ca như trên, nên có thể xác nhận rằng ngay từ những ngày đầu Chúa Giêsu Kitô chiêu nạp môn đồ thì họ đã hát những bài "Thánh Vịnh, Thánh Ca và 8 các bài hát tâm linh" xem đó là sự tự cầu nguyện một mình cũng như sự cầu nguyên mang tính tập thể về Thiên Chúa. Hơn nữa, các bài Thánh Ca Công giáo thường mang nhiều chủ đề khác nhau, có thể là chủ đề theo mùa lễ ( được sử dụng vào các ngày lễ Thánh như Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh và Lễ các Thánh, hoặc trong các mùa đặc biệt như Mùa Vọng và Mùa Chay ) Và cũng có thể là chủ đề theo sự tôn kính đối với Kinh Thánh hoặc để tôn vinh các Thánh lễ trong Công giáo như bí tích Thánh Thể hoặc bí tích Rửa tội. Hoặc một số chủ đề thì lại ca ngợi đề cập đến một vị Thánh cụ thể, đặc biệt là Đức Mẹ Maria. Như vậy Thánh Ca là những bài hát không chỉ ca ngợi Thiên Chúa mà còn được sáng tác để thờ phụng Chúa, nên những bài hát Thánh Ca phải được tác giả là người Công giáo sáng tác. Việc thực hành hát các bài Thánh Ca được gọi là Tán ca hoặc Tụng ca (hymnody). Từ hymnody còn được sử dụng để chỉ những bài Thánh Ca thuộc một giáo phái hoặc một thời kỳ cụ thể, ví dụ: "Thánh Ca phong trào Giám lý thế kỉ XIX" có nghĩa là một tổ hợp những bản nhạc được viết và / hoặc được sử dụng bởi những người tín hữu Giám lý thế kỷ XIX). Một bộ sưu tập các bài Thánh Ca được gọi là Ca tập. Những bài Ca này có thể không được viết dưới hình thức bản nhạc mà có thể là bài thơ hoặc bài vè. Còn người chuyên nghiên cứu về Thánh Ca được gọi là nhà Thánh Ca học, và ngành nghiên cứu học thuật về Thánh Ca được gọi là ngành Thánh Ca học. 9 1.1.2. Khái niệm Thánh Vịnh Thánh Vịnh hay còn được gọi là Ca Vịnh (Thi Thiên), tiếng Anh là Psalm, là một cuốn sách dài nằm trong phần Thi Ca (hay các sách về Sự Khôn Ngoan) của 46 sách Cựu Ước Công giáo. Từ “Vịnh” trong Thánh Vịnh mang nghĩa là thơ, tả cảnh, tả người theo cảm xúc của tâm hồn . Ngoài ra, nó còn mang nghĩa là ngâm lên, đọc lên theo ý thơ, có vần điệu ê a lên xuống ngắn dài .Thánh Vịnh chính là lời Thiên Chúa dạy loài người thưa lên cùng Chúa để ngợi khen, cảm tạ, xin lỗi, xin ơn Người. Trong Phụng vụ Công giáo, Thánh Vịnh được sử dụng rất nhiều trong Thánh lễ: Ca nhập lễ, Đáp ca, Ca Hiệp lễ và trong Phụng vụ Giờ kinh. Người Do Thái và các môn đồ của Chúa Giêsu trước kia có lẽ họ đã thuộc lòng các cuốn Thánh Vịnh. Do vậy mà, những tín hữu Kitô tiên khởi đã ngâm Thánh Vịnh theo phong cách của người Do Thái tại các Hội đường trong thế kỷ thứ nhất. Điểm khởi đầu của Thánh Vịnh có từ rất lâu nhưng lại không có tính chất dễ hiểu, dễ đọc vì nó mô tả những phong tục, tập quán của người dân du mục chăn nuôi súc vật, hay những cảnh chiến tranh, giết chóc, trả thù, tiêu diệt,… Nhưng Thánh Vịnh lại là lời cầu nguyện ca tụng Thiên Chúa, noi gương Chúa Kitô, xin Chúa Thánh Thần thánh hóa cho con người. Do đó, nó đóng vai trò rất quan trọng trong Phụng vụ Thiên Chúa trong quá khứ cũng như hiện tại và Thánh Vịnh cũng là thành tố không thể thiếu trong việc ra đời của Thánh Ca. 10 1.1.3. Khái niệm Âm nhạc Công giáo Âm nhạc Công giáo là các thể loại nhạc diễn tả niềm tin cá nhân hoặc Cộng đoàn trong cuộc sống và đức tin Kitô , được hình thành để phục vụ trong nghi lễ thờ Phượng, trong đó có nền Âm nhạc Công giáo đương đại, được xây dựng xoay quanh các chủ đề Công giáo, nhưng với mục tiêu sử dụng rộng rãi trong các môi trường khác nhau (không bị giới hạn trong khuôn viên nhà thờ). Âm nhạc sử dụng trong Thánh Ca là giai điệu Thánh Ca. Do vậy, Âm nhạc luôn thủ giữ vai trò quan trọng trong nghi lễ thờ Phượng Kitô, trong đó người dự lễ hát Thánh Ca, ngân nga Thi Thiên (Thánh Vịnh) và trình bày những ca khúc tâm linh, tất cả nhằm tôn vinh Thiên Chúa. Thường khi, các loại nhạc cụ được dùng để hỗ trợ, nhưng cũng có nhiều trường hợp Giáo Đoàn chỉ hát Thánh Ca theo cách acappella. Cũng có lúc chỉ có phần trình tấu với các loại nhạc cụ, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi Giáo Đoàn, nhưng chỉ với mục tiêu duy nhất là tôn vinh Thiên Chúa. Như đã đề cập, Công giáo là một tôn giáo ngoại nhập. Để phụng vụ Đức tin phù hợp với tâm thức, văn hóa bản địa và âm nhạc Công giáo dân tộc thì ngay sau Công đồng Vatican II và Thư Chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Thánh Ca đã thực hiện những bước cải cách nhất định để hòa nhập vào nền văn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam, theo hướng phát triển Hội nhập nên Thánh Ca đã được lấy một số giai điệu dân ca truyền thống đặc trưng vùng miền làm lời Thánh Ca. 11 1.2. Một số nội dung cơ bản của Thánh Ca Công giáo 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thánh Ca Công giáo Sự hình thành Thánh Ca Công giáo luôn gắn chặt với sự ra đời của Công giáo và Thánh Kinh Công giáo mà cụ thể là sách Thánh Vịnh trong Cựu Ước 1.2.1.1. Sự ra đời Công giáo Vào thế kỷ thứ I , Kito giáo xuất hiện ở các tỉnh phía đông của đế quốc La Mã với chế độ chiếm hữu nô lệ. Đế chế La Mã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, tạo ra nhiều mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh ấy đã làm nảy sinh những tư tưởng được giải phóng và tự do. Bên cạnh đó, vùng Trung Cận đông là nơi tiếp giáp 3 châu lục, dân cư ở đây vốn theo đa thần giáo, trong quá trình thống nhất của đế chế đã xuất hiện yêu cầu thống nhất về tư tưởng, trong đó có nhu cầu về tôn giáo độc thần, vì vậy Kitô giáo đã ra đời trên cơ sở của Do Thái giáo vốn đang tồn tại ở vùng này Sự ra đời của Kitô giáo gắn với tên tuổi của Chúa Giêsu . Chúa Giesu sinh ra vào đầu Công nguyên, theo truyền thuyết, bà Maria đã mang thai một cách màu nhiệm và sinh ra Ngài. Chúa Giêsu là người thông minh. Trên cở sở kinh thánh và những nghiên cứu hiện có, Chúa Giêsu được mô tả là người Do Thái , sống ở đầu thế kỷ I sau Công nguyên. Khoảng 30 tuổi thì bắt đầu truyền, giảng đạo khoảng 3 năm Ngài đã thu nhận và đào tạo 12 người thành Thánh tông đồ. Phêrô là Thánh tông đồ cả. Về sau, Giêsu bị sự ghen ghét của các phần tử Do Thái giáo, nhiều lần bị hãm hại, cuối cùng Ngài bị kết tội “mưu phản La Mã”. Sau khi bị kết tội “mưu phản La Mã”, bị đóng đinh chết trên thập tự giá – Ngài đã trở thành biểu tượng của nền Công giáo. Sau khi Chúa Giêsu qua đời, Kitô giáo được hình thành. Sau khi hình thành và phát triển trong thời gian khá dài các cuộc ly giáo dần dần phá hủy khối hiệp nhất của Kitô giáo, dẫn đến sự xuất hiện của những giáo phái mới (ví dụ: Giáo phái Arianism ra đời năm 318), đặc biệt, hai sự kiện ly giáo lớn nhất đó là Ly giáo Đông - Tây (1054) cho ra đời 2 phái: Công Giáo – thế lực lớn nhất ở phía Tây La Mã và Chính Thống giáo ở phía Đông La Mã . 12 Khi bàn luận về Kito giáo hay Công giáo thì không thể không nhắc tới Kinh Thánh. Xét dưới góc độ Văn hóa, Kinh Thánh là di sản văn hóa của loài người. Kinh sách được coi là bộ phận quan trọng nhất để thể hiện nhân sinh quan và thế giới quan của con người. C.Mác cũng cho rằng: “sự sản xuất ra những ý niệm, những quan niệm và ý thức thì lúc đầu trực tiếp gắn liền mật thiết với hoạt động vật chất và với sự giao tiếp vật chất của con người – ngôn ngữ của đời sống hiện thực. Ở đây, những quan niệm, tư duy, sự giao tiếp tinh thần của con người xuất hiện ra còn là sản phẩm trực tiếp của những quan hệ vật chất của họ. Đối với sự sản xuất tinh thần, đúng như nó biểu hiện trong ngôn ngữ của chính trị, của pháp luật, của đạo đức, của tôn giáo, của siêu hình học ..v.v trong một dân tộc cũng thế.. Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thưc của con người”. [2; 37] Kinh thánh Kito giáo theo quan niệm của giáo hội là “lời Chúa truyền dạy đời đời” là một bộ sách gồm 73 quyển được chia làm 2 bộ Tân ước và Cựu ước. Ban đầu Kinh thánh được truyền khẩu trong dân gian. Đến thế kỷ II thì bắt đầu được viết trên da dê, từ thế kỷ IV – VI được viết trên giấy Papêrút và đến thế kỷ VII mới viết thành sách. Kinh thánh là một kho tàng lịch sử và điển tích văn học. Trong Kinh thánh bao gồm toàn bộ toàn bộ quan điểm, tư tưởng của giáo lý và tín điều của các đạo Kitô. Tùy theo đạo mà số kinh này được chấp nhận theo yêu cầu của giáo lý các đạo. Ví dụ Đạo Chính thống chú trọng 5 cuốn đầu tiên của Kinh Cựu ước. Đạo Tin Lành lại lấy 4 cuốn Kinh Phúc âm làm giáo nghĩa cơ bản…. Kinh thánh chia làm 2 bộ. Bộ Cựu ước: có 46 cuốn. Kể về những chuyện trước khi Chúa Giê su ra đời. Bộ này chia làm 4 tập.Tập 1: Bao gồm 5 cuốn đầu tiên (Ngũ kinh) gồm Sáng thế ký, Xuất hành ký, Lê vi ký, Dân số ký, và Thân mệnh ký. Tập 2: là bộ sử thư gồm 16 cuốn. Tập 3: gồm 7 cuốn là những thi ca Triết học (thuộc thể loại giáo huấn).Tập 4: gồm 14 cuốn sách Tiên tri. Sách Thánh vịnh chính là một trong 7 cuốn sách ra đời trong tập 3. Thánh vịnh là bộ sưu tập thánh ca gồm những bài ca vịnh được sáng tác ở nhiều thời đại khác nhau, từ thời vua Ða-vít đến thế kỷ III trước CN. Trước thời lưu đày đã có những bộ sưu tập các thánh vịnh để dùng trong phụng vụ ở đền thờ. Sau lưu đày, các bộ sưu tập này lại 13 có thêm những tác phẩm mới để dùng trong đền thờ mới. Ðây là kho tàng kinh nguyện của dân Chúa trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước. Mọi tình huống, mọi tâm tình của con người được diễn tả, bộc bạch trước mặt Thiên Chúa với lòng đơn sơ, dạn dĩ, tin tưởng: cảm tạ, ngợi khen, thống hối, ai oán, than van, vui, buồn, chất vấn Thiên Chúa và để cho Thiên Chúa chất vấn, khẩn cầu. Hội Thánh Công Giáo sử dụng các Thánh vịng trong các giờ kinh phụng vụ và phụng vụ Lời Chúa. Có thể xếp theo thể loại: tụng ca, vương triều, khẩn cầu, tạ ơn, hành hương, giáo huấn. Ngoài ra, Bộ kinh thứ hai sau Cựu Ước là Bộ Tân ước, bộ này chứa 27 cuốn chia làm 4 tập, gồm sách Phúc âm, Công vụ Tông đồ, Hoạt động của 3 tông đồ giỏi nhất và Khải Huyền Thư. *Sự du nhập của Công giáo vào Việt Nam Vào thế kỷ XVI, Công giáo (Thiên chúa giáo) truyền vào Việt Nam do các giáo sĩ Bồ đào nha, Tây ban nha và sau là Pháp. Sự truyền đạo giai đoạn đầu ít gặp trở ngại do tính khoan dung của người Việt Nam và tính không đối dầu của tôn giáo bản địa nhưng sự truyền đạo đạt kết quả không cao. Sau đó Pháp vận động Giáo Hoàng cho phép độc quyền truyền đạo tại Việt Nam. Hội truyền giáo Pa-ri được thành lập năm 1660 cùng nhà nước Pháp tuyển chọn, đào tạo giáo sĩ, cử sang hoạt động ở Việt Nam và một số nước khác. Cuối thế kỷ XVIII, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã có ba địa phận (Đàng trong, Đàng ngoài và Tây đàng ngoài) với khoảng 3 vạn giáo dân và 70 linh mục Việt Nam. Dưới triều Nguyễn, lúc đầu sự truyền giáo được nhà Nguyễn tạo nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng sau đó thấy những hoạt động của giáo sĩ vừa truyền đạo vừa phục vụ cho âm mưu xâm lược của thực dân Pháp nên nhà Nguyễn đã cấm đạo nhất là từ khi thực dân Pháp bộc lộ rõ ý đồ thôn tính Việt Nam. Việc cấm đạo gay gắt tạo sự chia rẽ nhất định trong nhân dân. Trong hơn 100 năm dưới chế độ thực dân, Giáo Hội Công giáo gặp không ít khó khăn và thử thách trong việc truyền đạo. Mặc dù vậy, một bộ phận chức sắc đã dung hoà được quyền lợi của dân tộc với tôn giáo và đông đảo tín đồ với ý thức dân tộc và lòng yêu nước đã đứng về phía kháng chiến và đã đóng góp không chỉ vật chất, tinh thần mà còn cả xương máu cho cách mạng. Đầu thế kỷ XX, Công giáo đã có một diện mạo tương đối mạnh, đầy đủ cả về hệ thống cơ sở thờ tự, chức sắc tôn giáo và tín đồ. Trên tinh thần của Công đồng Vatican II, Giáo 14 hội Công giáo Việt Nam cụ thể hóa đường hướng đó một cách sâu sắc trong Thư chung năm 1980. Có thể nói, người Công giáo Việt Nam có quyền tự hào rằng: “Chúng ta có giáo lý của Công đồng Vatican II như luồng gió mát của Chúa Thánh Thần thổi trong Hội Thánh; chúng ta tự hào là công dân nước Việt Nam anh hùng độc lập thống nhất; và trong đà phát triển chung của cả nước, chúng ta được tình đồng bào thông cảm và giúp đỡ trong khối đại kết dân tộc, nên chúng ta hãy hân hoan chu toàn sứ mạng vinh quang của mình”[8]. Sau Công đồng Vatican II và Thư chung năm 1980, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước đã gắn với các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật nói riêng, trong đó có các loại hình như kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc (thánh nhạc). Riêng trong lĩnh vực âm nhạc, hai dòng chảy văn hóa âm nhạc Công giáo phương Tây và âm nhạc truyền thống bản địa được hòa vào nhau. 1.2.1.2. Thánh Ca Công giáo truyền thống Như trên đã nói, Thánh Ca truyền thống (chant) chịu ảnh hưởng rất lớn từ các giai điệu Thánh Vịnh của Người Do Thái hay những giai điệu hát ca ngợi thần linh của người Hy Lạp cổ và được phát triển riêng rẽ ở châu Âu. Đặc biệt ở những vùng quan trọng như: Roma, Hispania, Gaul, Milano, và Ireland và một số khu vực khác. Thánh Ca truyền thống trong giai đoạn này chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ cho các nghi lễ tôn giáo địa phương vào các dịp Thánh lễ nên các giai điệu của Thánh Ca rất đơn sơ. Vào khoảng năm 1011 khi Roma là trung tâm tôn giáo của Tây Âu và Paris là trung tâm của chính trị thì nhà thờ Công giáo Roma có chủ trương tiêu chuẩn hoá Thánh Ca truyền thống và các Thánh lễ. Nên việc nỗ lực tiêu chuẩn hoá Thánh Ca lúc này là rất cần thiết. Tuy nhiên, những nỗ lực cho việc tiêu chuẩn hoá Thánh Ca lúc này chủ yếu chỉ bao gồm việc kết hợp Thánh Ca truyền thống của hai vùng Roma và Gallic và hình thức Thánh Ca được biết đến với tên gọi Gregorio. Đây là một phương thức hát lễ đơn giản, chỉ sử dụng một giọng (không có nhiều bè hòa âm) do Giáo hoàng Gregory I sáng lập. Ông là tổng Giám mục địa phận Roma từ năm 590 đến năm 604 và là người 15 đã ra lệnh sắp xếp và giản dị hóa nhạc lễ bằng một hệ thống ký âm, từ đó biến hóa thành hệ thống ký âm trong âm nhạc ngày nay. Nhạc lễ hay bình ca Gregoriô được dạy và học qua “giọng sống” (viva voce), tức là không có nhạc đệm hay bản nhạc, nên người học phải tốn rất nhiều năm trong các nhạc viện mới có thể sử dụng thành thục. Nhạc lễ Gregoriô được bắt đầu dạy từ các tu viện Benedictine (Biển Đức), hát ca ngợi khen Chúa 8 lần một ngày vào những thời điểm nhất định, theo luật thánh Benedict (người sáng lập Dòng Biển Đức) đây là loại nhạc lễ nhắm vào sự tĩnh lặng của tâm hồn, hơn là những cảm xúc mãnh liệt từ trái tim như những dòng nhạc khác. Thánh Benedict đã tìm hiểu về những bài Thánh Ca ca tụng thần linh của người Hi Lạp cổ để phát triển nên nhạc lễ Gregorio và những bài Thánh Ca này được viết bằng tiếng Latinh. Từ đó cho ra đời những bản Thánh Ca Kitô đầu tiên, đóng vai trò rất quan trọng trong Phụng vụ Thiên Chúa. Những bài Thánh Ca Công giáo đầu tiên chỉ được sáng tác để các tu sĩ biểu diễn mà không dành cho giáo dân. Ave Maris Stella, Pange Lingua và Veni Sancte Spiritus chính là những Thánh Ca bằng tiếng Latinh nổi tiếng thời kì này. [32] Nhìn chung có thể nói Thánh Ca thời kì này chưa có sự phân biệt rạch ròi với Thánh Vịnh và các giai điệu vẫn còn rất đơn sơ. Mỗi thời đại lại hình thành nên một bài Thánh Ca mới xuất phát từ các bài hát dân ca với những nghi thức riêng và không tuân theo một quy chuẩn chung nào. Sau khi Thánh Ca Gregorio ra đời thì Thánh nhạc chính thức được biết đến rộng rãi và phổ biến hơn vào thế kỷ 12 và 13.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan