Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai bất cập và hướng hoàn thiện pháp luậ...

Tài liệu Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật

.DOCX
18
95
94
  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    BLDS
    TSBD
    TSHTTTL
    NƠHTTTL
    TCTD
    TNHH
    Bộ luật dân sự
    Tài sản bảo đảm
    Tài sản hình thành trong tương lai
    Nhà ở hình thành trong tương lai
    Tổ chức tín dụng
    Trách nhiệm hữu hạn
    0
    Trang 1
  • ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà các giao dịch dân
    sự, thương mại được xác lập ngày càng nhiều thì vấn đề tạo ra các hành lang
    pháp lý phù hợp để cho việc thuận lợi khi chúng ta công nhận những loại tài sản
    hình thành trong tuơng lai để đưa vào lưu thông trong các mối quan hệ dân sự,
    thương mại. Thế chấp đuợc coimột trong những công cụ pháphữu hiệu để
    hạn chế những rủi ro để hạn chế trong quan hệ vay vốn, tín dụng. Tài sản dùng
    để thế chấp rất đa dạng thể là động sản, bất động sản, tài sản hữu hình,
    hình, tài sản hình thành trong tuơng lai…Trong thế chấp tài sản hình thành trong
    tương lai thì thế chấp nhà hình thành trong tuơng lai điển hình phổ biến
    hiện nay. Thực tiễn hiện này các quy định phápcòn chưa ràng và chưa tạo
    ra đầy đủ hành lang pháp vững chắc để bảo vệ quyền lợi của các bên trong
    quan hệ giao dịch thế chấp tài sản hình thành trong tuơng lai cụ thể thế
    chấp nhà hình thành trong tương lai. Việc nghiên cứu một cách hệ thống
    khoa học các quy định pháp luật về thế chấp nhà hình thành trong truơng lai
    việc đưa vào thực tiễn phù hợp với các giao lưu dân sự kinh tế hết sức
    cấp thiết. Chính vậy em xin lựa chọn đề tài số 5 để phân tích làm bài tập học
    kì: " Thế chấp nhà hình thành trong tương lai - bất cập hướng hoàn
    thiện pháp luật". Em mong muốn những ý kiến đóng góp của em sẽ góp phần
    hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp nhà ở hình
    thành trong tương lai.
    GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẾ CHẤP NHÀ Ở HÌNH THÀNH
    TRONG TƯƠNG LAI
    I. Khái quát chung về nhà ở hình thành trong tương lai
    1. Khái niệm tài sản hình thành trong tương lai
    1
    Trang 2
  • Ngày 24/11/2015 Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự 2015 đã làm sáng tỏ
    thêm khái niệm về tài sản phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay. BLDS
    2015 khẳng định:
    Thứ nhất, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động
    sản có thể là tài sản hiện có và TSHTTTL [3, khoản 2 Điều 105];
    Thứ hai, TSHTTTL là một loại tài sản được điều chỉnh trong BLDS. Theo
    đó, Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
    “1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở
    hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
    2.Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
    a) Tài sản chưa hình thành;
    b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau
    thời điểm xác lập giao dịch”.
    So với quy định tại Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung
    một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì: Tài
    sản hình thành trong tương lai mở rộng hơn, bao gồm cả tài sản chưa hình thành
    tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm.
    1
    Căn cứ vào các khái niệm trên có thể rút ra một vài đặc điểm của TSHTTTL
    như sau:
    Thứ nhất, TSHTTTL là một loại tài sản mang tính chất đặc thù có những
    điểm khác biệt so với tài sản hiện hữu. TSHTTTL không chỉ có lợi ích tham gia
    vào các giao dịch dân sự như thế chấp để bảo đảm cho khoản vay mà còn xác
    định được giá trị bằng tiền thông qua các tài liệu như bản vẽ thiết kế, hợp đồng
    chuyển nhượng quyền sở hữu hay chi phí nguyên vật liệu xây dựng...
    1 Tài sản hình thành trong tương lai là những tài sản nào https://kiemsat.vn/tai-san-hinh-thanh-trong-tuong-lai-
    la-nhung-tai-san-nao-46158.html (19/12/2016)
    2
    Trang 3
  • Thứ hai, chưa được hình thành tại thời điểm giao dịch hoặc đã được hình
    thành nhưng chủ sở hữu vẫn chưa xác lập quyền sở hữu. Chính những đặc tính
    này mà mức độ rủi ro trong các giao dịch của TSHTTTL sẽ cao hơn so với tài
    sản hiện hữu.
    Thứ ba, điều kiện và phạm vi tham gia vào giao dịch dân sự bị hạn chế hơn
    tài sản hiện có thông thường. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài
    sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên TSHTTTL chỉ được sử dụng trong
    một số giao dịch dân sự nhất định.
    2
    2. Nhà ở hình thành trong tương lai
    a. Khái niệm
    Khoản 1, điều 3, Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-NHNN-BXDBTP-
    BTNMT định nghĩa là: “Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong
    quá trình đầu tư xây dựng theo hồ sơ thiết kế được duyệt và Giấy phép xây dựng
    (đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng) hoặc đã hoàn thành việc xây
    dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng chưa được cấp Giấy
    chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
    đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).
    Khoản 9 điều 13 Luật Nhà ở 2014 định nghĩa: “Nhà ở hình thành trong
    tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiêm
    thu đưa vào sử dụng”
    Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng đưa ra định
    nghĩa liên quan như sau “Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai
    là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được
    nghiệm thu đưa vào sử dụng” [ Khoản 3, 4 Điều 3].
    Như vậy, NƠHTTTL bao gồm nhà ở chưa hình thành, đang trong quá tình
    hình thành và cả nhà ở đã được hình thành tại thời điểm giao kết hợp đồng thế
    2 Tài sản hình thành trong tương lai https://www.saovietlaw.com/kien-thuc-luat-dan-su/tai-san-hinh-thanh-
    trong-tuong-lai/ (15/07/2018)
    3
    Trang 4
  • chấp, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng và chưa xác lập quyền sở hữu
    nhưng có căn cứ pháp lý để xác định nhà ở đó sẽ được HTTTL và thuộc quyền
    sở hữu của chủ thể xác định.
    3
    3. Đặc điểm pháp lý của nhà ở hình thành trong tương lai là đối tượng
    của hợp đồng thế chấp
    Thứ nhất, nhà ở đó phải đang trong quá trình xây dựng.
    Thứ hai, chưa có văn bản nghiệm thu đưa vào sử dụng.
    Thứ ba, về mặt sở hữu thì nhà ở đó đang trong quá trình hoàn thành thủ tục
    cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng cho người sở hữu
    NƠHTTTL.
    II. Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
    1. Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai
    Hiện nay chưa khái niệm cụ thể về thế chấp TSHTTTL từ khái niệm
    thế chấp của BLDS 2015 thì ta hiểu thế chấp TSHTTTL như sau: Thế chấp
    TSHTTTL là việc bên thế chấp dùng tài sản được hình thành từ vốn vay; tài sản
    đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm
    giao kết giao dịch bảo đảm, tài sản đã hình thành thuộc đối tượng phải đăng
    quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch phải bảo đảm thì tài
    sản đó chưa được đăng theo quy định của pháp luật để bảo đảm thực hiện
    nghĩa vụ dân sự đối với bên kia.
    2. Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
    Khái niệm thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Theo quy định pháp luật
    hiện hành thì chưa khái niệm cụ thể về thế chấp NƠHTTTL. Do vậy căn cứ
    vào các đặc điểm khái niệm của thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai là một
    dạng của tài sản hình thành trong tương lai cho nên khái niệm cũng có sự tương
    3 Tuấn Đạo Thanh và Phạm Thu Hằng (2015), Bàn về tài sản hình thành trong tương lai trong dự thảo bộ luật
    hình sự , Tọa đàm 8/6/2015 dự án Jica
    4
    Trang 5

Mô tả:

Tài liệu liên quan