Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thể tài chân dung văn học trong văn học việt nam từ 1986 đến nay...

Tài liệu Thể tài chân dung văn học trong văn học việt nam từ 1986 đến nay

.PDF
171
349
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HÀ THỊ KIM PHƯỢNG THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGHỆ AN - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HÀ THỊ KIM PHƯỢNG THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐINH TRÍ DŨNG NGHỆ AN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả Hà Thị Kim Phượng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4 5. Đóng góp mới của luận án ........................................................................ 4 6. Cấu trúc luận án ........................................................................................ 5 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 6 1.1. Khái niệm thể tài, thể loại ...................................................................... 6 1.2. Lịch sử nghiên cứu về chân dung văn học ............................................. 8 1.2.1. Nghiên cứu chân dung văn học trên bình diện lý thuyết ................ 8 1.2.2. Nghiên cứu chân dung văn học trên bình diện sáng tác ............... 14 1.3. Quan niệm về thể tài chân dung văn học của tác giả luận án .............. 18 1.3.1. Chân dung văn học - một dạng đặc biệt của phê bình văn học .... 18 1.3.2. Đặc trưng của thể tài chân dung văn học ...................................... 21 1.4. Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 29 Chương 2. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ............................................. 30 2.1. Vài nét về sáng tác thể tài chân dung văn học ở nước ngoài ............... 30 2.2. Chân dung văn học trong văn học Việt Nam trước 1986 .................... 35 2.2.1. Giai đoạn 1930 - 1945 ................................................................... 35 2.2.2. Giai đoạn 1945 - 1985 ................................................................... 42 2.3. Chân dung văn học trong văn học Việt Nam sau 1986 ....................... 46 2.3.1. Bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học giai đoạn sau 1986 ................. 46 2.3.2. Sự vận động và thành tựu của thể tài chân dung văn học sau 1986 ... 48 2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 58 Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG THỂ HIỆN CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY ......................................... 60 3.1. Đối tượng được dựng chân dung ......................................................... 60 3.1.1. Các nhà văn, nhà thơ ..................................................................... 60 3.1.2. Các nghệ sĩ ở nhiều ngành nghệ thuật khác .................................. 64 3.2. Nội dung thể hiện trong các chân dung văn học .................................. 67 3.2.1. Chân dung nhà văn - đối tượng được dựng chân dung ................. 67 3.2.2. Chân dung tác giả - người dựng chân dung .................................. 94 3.2.3. Môi trường sống và sáng tạo của nhà văn .................................... 97 3.3. Tiểu kết chương 3 .............................................................................. 101 Chương 4. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG CÁC TÁC PHẨM THUỘC THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY ...... 103 4.1. Tiếp cận chân dung từ nhiều góc độ .................................................. 103 4.1.1. Tiếp cận với tư cách bạn nghề .................................................... 103 4.1.2. Tiếp cận với tư cách người thân .................................................. 106 4.1.3. Tiếp cận với tư cách người phê bình ........................................... 110 4.1.4. Xu hướng rút ngắn khoảng cách tiếp cận đối tượng ................... 113 4.2. Sử dụng nhiều hình thức ký ............................................................... 116 4.2.1. Hình thức bút ký.......................................................................... 116 4.2.2. Hình thức hồi ký.......................................................................... 118 4.2.3. Hình thức chuyện trò, đối thoại .................................................. 122 4.3. Tổ chức kết cấu linh hoạt ................................................................... 124 4.3.1. Kết cấu men theo dòng sự kiện ................................................... 125 4.3.2. Kết cấu theo dòng hồi ức, liên tưởng .......................................... 126 4.3.3. Kết cấu phối hợp, đan xen........................................................... 128 4.4. Kết hợp nhiều điểm nhìn, nhiều sắc thái giọng điệu.......................... 130 4.4.1. Kết hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn .............................................. 130 4.4.2. Xu hướng đa thanh trong giọng điệu .......................................... 134 4.5. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ ............................................................... 141 4.5.1. Ngôn từ giàu sắc thái trữ tình ...................................................... 142 4.5.2. Ngôn từ giàu sắc thái khẩu ngữ................................................... 145 4.5.3. Ngôn ngữ giàu sắc thái khảo cứu ................................................ 146 4.6. Tiểu kết chương 4 .............................................................................. 147 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 DANH MỤC CÁC TÁC PHẨM CHÂN DUNG VĂN HỌC ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG LUẬN ÁN ............................................................... 162 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Chân dung văn học - nhìn trên góc độ sáng tác có thể xếp vào thể ký, có mục đích khắc họa cá tính, phong cách độc đáo của con người, trước hết là các nhà văn, nhà thơ, sau đó là giới nghệ sĩ nói chung. Thể tài chân dung văn học chỉ có thể ra đời khi ý thức cá nhân đã phát triển cao trong đời sống xã hội và đời sống văn học. Từ những năm 20 -30 của thế kỷ trước, cùng với ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây, ý thức về con người cá nhân ngày càng bộc lộ sâu sắc, tạo tiền đề cho nhiều xu hướng, nhiều thể loại văn học mới ra đời. Đó cũng chính là tiền đề để thể tài chân dung văn học ở nước ta xuất hiện và nhanh chóng khẳng định vai trò của mình. Đến năm 1986, sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, đất nước ta có nhiều đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự đổi mới, bắt đầu từ đổi mới tư duy đã làm cho nền kinh tế từng bước phát triển, kéo theo đời sống tinh thần được nâng cao, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà văn sáng tác. Tâm thế sáng tạo của người viết được “cởi trói”. Nhiều tác giả, nhiều sự kiện của văn học quá khứ được nhìn nhận lại, không đơn giản, một chiều mà khoan dung, thấu tình đạt lý. Đây là cơ hội tốt cho thể tài chân dung văn học lên ngôi, tạo được sự chú ý và quan tâm của bạn đọc. Vì thế, nghiên cứu thể tài chân dung văn học sẽ góp phần hiểu rõ hơn về quy luật vận động và những thành tựu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là giai đoạn sau 1986. 1.2.Văn nghệ sĩ là những con người đặc biệt, luôn được công chúng quan tâm. Họ là những người có tài năng, có tâm hồn nhạy cảm, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy mọi biểu hiện đa dạng, phong phú của đời sống. Cuộc đời của họ thường có nhiều cung bậc phức tạp. Số phận của họ cũng có nhiều biến động cùng với sự biến thiên của lịch sử xã hội. Con người, tính cách của họ là những hiện tượng khách quan, cần được văn học phản ánh và mảng hiện 2 thực này có sức hấp dẫn lớn với các ngòi bút dựng chân dung. Hơn nữa, con người tác giả, cá tính sáng tạo của nhà văn luôn in dấu vào từng trang viết. Chân dung văn học - một dạng đặc biệt của phê bình văn học sẽ giúp người đọc có thêm tư liệu, thâm nhập vào đời sống văn chương, giúp người đọc hiểu hơn đóng góp của các nhà văn, cũng như khám phá sâu hơn tác phẩm của họ từ góc độ người sáng tạo, tâm thế sáng tạo. 1.3. Chân dung văn học là một thể tài có sự dung hợp về thể loại. Xét về loại hình thì vừa là văn chương, vừa là báo chí. Xét về thể loại thì vừa là ký, vừa là truyện danh nhân, đồng thời là phê bình văn học. Cho đến nay, còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về tính chất, đặc điểm của chân dung văn học. Còn trên thực tế sáng tác, có rất nhiều tác phẩm được định danh là chân dung văn học nhưng thực chất chỉ nằm ở vùng giao thoa với thể tài này. Vì thế, rất cần những nghiên cứu toàn diện, làm rõ hơn đặc trưng thể loại, những biến đổi, những đóng góp mới của nó trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam sau 1986. 1.4. Hiện nay, một số tác phẩm chân dung văn học trong nước và ngoài nước đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông và đại học. Vì thế tìm hiểu về thể tài chân dung văn học sau 1986 là một việc cần thiết và hữu ích phục vụ cho công tác giảng dạy ký, trước hết là giảng dạy các tác phẩm chân dung văn học có trong chương trình hiện nay. Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài: Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay ở cả hai phương diện nội dung (đối tượng, nội dung thể hiện) và nghệ thuật (góc độ tiếp cận, hình thức thể hiện, tổ chức kết cấu, giọng điệu, ngôn từ). Ở một mức độ nhất định, luận áncó sự đối sánh với 3 chân dung văn học các giai đoạn trước1986 để thấy sự kế thừa và bổ sung, phát triển của thể tài). 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay (đến khoảng năm 2016). Tuy nhiên, vì chân dung văn học có sự giao thoa với các thể loại khác (phê bình tác giả, truyện danh nhân, chuyện làng văn...), nên luận án cũng mở rộng phạm vi khảo sát các thể văn trên khi cần thiết so sánh. Đồng thời, để đối sánh, luận án cũng tìm hiểu thêm các tác phẩm chân dung văn học ra đời trước năm 1986. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay, chúng tôi muốn khẳng định những thành tựu, những đóng góp của thể tài nàyđối với văn xuôi Việt Nam ở một giai đoạn phát triển sôi động.Đồng thời, đề tài cũng lý giải nhữngnguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thể tài chân dung văn học sau 1986, từ đó góp phần soi sáng quy luật vận động có tính nội tại của thể tài này trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam đương đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở xác định đối tượng, mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Xác lập quan niệm về thể tài chân dung văn học (một khái niệm cho đến nay vẫn có những cách nhìn nhận khác nhau); Chỉ ra nguồn gốc, đặc điểm, sự vận động của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại. - Khảo sát cách tiếp cận đối tượng, nội dung biểu hiện, hình thức dựng chân dung trong các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học sau 1986; Từ đó góp phần khẳng định vị trí của chân dung văn học trong bức tranh văn xuôi Việt Nam sau 1986. 4 - Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thể tài chân dung văn học sau 1986. Từ đó, luận án góp phần chỉ ra quy luật vận động của thể tài, cắt nghĩa sự đổi mới từ phía tư duy, tâm thế sáng tạo của nhà văn. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống: Xem xét sự vận động của thể tài chân dung văn học trong sự vận động chung của văn xuôi Việt Nam sau 1986. Phương pháp này cũng đặt sự khảo sát thể tài chân dung văn học trong tính chỉnh thể, trong đó bức tranh chung của nó không phải là số cộng các tác phẩm riêng biệt mà có sự tác động qua lại, có sự phát triển theo qui luật nội tại và có sự tương tác với bối cảnh, môi trường văn học. - Phương pháp liên ngành: Vì chân dung văn học là một thể tài có sự dung hợp giữa viết tiểu sử, văn sáng tác, phê bình văn học; vừa mang tính chất văn học, vừa mang tính chất báo chí; người được dựng chân dung vừa có nguyên mẫu ngoài đời, đồng thời là những hình tượng có ít nhiều hư cấu nên cần thiết phải sử dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu. - Phương pháp tiểu sử: Do chân dung văn học có nguồn gốc sâu xa từ phê bình tiểu sử, do giữa các chân dung được dựng và “mẫu gốc” ngoài đời, do giữa các tác phẩm và người sáng tác ra chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết nên phương pháp tiểu sử sẽ được vận dụng trong những trường hợp cần thiết. - Phương pháp so sánh: So sánh đồng đại: so sánh nội dung, nghệ thuật dựng chân dung giữa các tác giả viết chân dung giai đoạn sau 1986. So sánh lịch đại: so sánh các chân dung văn học trước và sau 1986. 5. Đóng góp mới của luận án Thể tài chân dung văn học hiện nay đang phát triển và được cả giới sáng tác và giới phê bình, các bạn đọc quan tâm chú ý. Tuy nhiên, quan niệm về tính chất, đặc trưng thể tài còn có những ý kiến khác nhau. Thực tế sáng tác cho thấy có nhiều tác phẩm được định danh là chân dung văn học nhưng 5 thực chất chỉ nằm ở đường biên thể loại. Luận án sẽ góp phần làm sáng rõ về mặt lý luận nguồn gốc, đặc trưng, mối quan hệ giữa chân dung văn học với các thể văn có quan hệ giao thoa, gần gũi khác. Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về chân dung văn học, chỉ ra các đặc điểm về nội dung, nghệ thuật, các gương mặt viết chân dung tiêu biểu. Tuy nhiên, theo những gì chúng tôi được biết, hiện vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện, hệ thống về thể tài này, đặc biệt là sự vận động, những đóng góp của chân dung văn học trong văn xuôi Việt Nam sau 1986. Luận án muốn góp một tiếng nói khẳng định, định vị lại rõ hơn vai trò của chân dung văn học trong bức tranh chung của văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung, văn xuôi đương đại nói riêng. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Sự vận động của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại. Chương 3: Đối tượng, nội dung thể hiện của thể tài chân dung văn học từ 1986 đến nay. Chương 4: Nghệ thuật thể hiện trong các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học từ 1986 đến nay. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm thể tài, thể loại Thể tài và thể loại cùng một thuật ngữ có gốc tiếng Pháp là genre littéraire. Tuy nhiên trên thực tế sử dụng vẫn cần thiết phân biệt hai thuật ngữ này.Giáo trình Lí luận văn học (Phương Lựu -Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006định nghĩa về thể loại: “Thể loại là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [81, tr.339]. Lý luận văn học, vấn đề và suynghĩ của Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995 nhận xét: “Loại và thể văn học là những hình thức tổ chức tác phẩm văn học. Loại và thể văn học hình thành và phát triển một cách lịch sử trong các nền văn học dân tộc, do đó mang những đặc điểm lịch sử và dân tộc rõ nét” [43, tr.76]. Cơ sởLý luận văn học của Đỗ Văn Khang, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2013 xác định: “Loại thể văn chương ra đời là để xác định miền giới hạn thẩm mỹ của những tác phẩm được sáng tác theo các phương thức nghệ thuật đặc thù, nhằm truyền tải những giá trị thẫm mỹ tối ưu của nhà văn tới công chúng” [58, tr.140]. Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004 xác định thể loại là “dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” [42, tr.299]. Bàn về vai trò của thể loại trong tiến trình lịch sử, M. Bakhtin có một nhận định nổi tiếng: “Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡvà đầy tạp âm ồn ào của tiến trình văn học, người ta nhìn thấy 7 vận mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà những nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì và hạng ba” [5, tr.28]. Lý luận văn học của Phương Lựu Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà - La Khắc Hòa - Thành Thế Thái Bình khẳng địnhchức năng và quy luật loại hình của thể loại: “Thể loại thể hiện một giới hạn tiếp xúc với đời sống, một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan sát, một quan niệm đối với đời sống, đồng thời cũng là một nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật” [81, tr.345]. Khái niệm thể tài được nhắc đến ít hơn so với thể loại. G.N Pospelov cho rằng khái niệm thể loại thiên về chỉ hình thức, phương thức biểu hiện đời sống như tự sự, trữ tình, kịch, còn khái niệm thể tài là chỉ về mặt nội dung, đề tài: “Các thể tài văn học (tiếng Pháp: genre - giống kiểu) là những kiểu tác phẩm hình thành trong quá trình phát triển của nghệ thuật ngôn từ… những đặc điểm của nội dung thể tài, nằm trong một số đặc tính chung của chủ đề tác phẩm, cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định tính chất của tác phẩm [110, tr.258]. Và ông phân chia rất rõ ba loại thể tài phổ biến: thể tài lịch sử dân tộc, thể tài thế sự, thể tài đời tư [110, tr.264, 265]. Cuốn Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc (Phạm Thị Hảo tuyển dịch và biên soạn) đã khái quát thể tài là “trỏ một loại tác phẩm văn học cụ thể biểu đạt nội dung nhất định nào đó. Căn cứ vào đặc điểm ngôn ngữ khác nhau, thể tài được phân thành hai loại: văn vận và tản văn. Căn cứ vào phương thức xây dựng hình tượng thì có ba loại: Tự sự, trữ tình và hí kịch. Căn cứ vào đặc điểm khác nhau ở nhiều mặt tổng hợp như về phương thức kết cấu, xây dựng hình tượng, vận dụng ngôn ngữ và thư pháp biểu đạt thì phân thành nhiều loại: Thơ ca, tản văn, tiểu thuyết, văn học kịch, văn học phim ảnh…” [40, tr.50]. Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên) cho rằng: “Thể loại là hình thức sáng tác văn học nghệ thuật được đặc trưng bằng phương pháp phản ánh hiện thực, sự vận động riêng khác: các thể loại văn học, sự 8 khác nhau giữa thể loại tự sự và thể loại trữ tình. Còn thể tài là hình thức nghệ thuật đặc trưng bởi đề tài, chủ đề phong cách” [139, tr.917]. Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên) định nghĩa: “Thể loại là hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật, phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ… Văn học có nhiều thể loại: tự sự, trữ tình, kịch… Thể tài chính là hình thức, thể loại của một tác phẩm nghệ thuật được xác định bằng đề tài hoặc bằng những đặc trưng khác về chủ đề, phong cách” [108, tr.1555]. Như vậy, thể loại là khái niệm dùng để chỉ các loại hình, hình thức cụ thể trong sáng tác như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ… Còn khái niệm thể tài thích hợp với việc chỉ định các sáng tác có những điểm chung về nội dung, đề tài. Ở đây các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học hướng đến dựng chân dung nhà văn (và mở rộng là giới nghệ sĩ nói chung) với một diện mạo cụ thể, có thật, sao cho truyền được cái thần thái sống động của người đó qua những đặc điểm riêng, độc đáo. 1.2. Lịch sử nghiên cứu về chân dung văn học 1.2.1. Nghiên cứu chân dung văn học trên bình diện lý thuyết Mặc dầu các chân dung văn học đã xuất hiện khá sớm (từ trước 1945) nhưng giới nghiên cứu chưa thực sự quan tâm tìm hiểu lý thuyết về thể tài này. Ngay trong các giáo trình Lí luận văn họcgiảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng như Lí luận văn học của Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, 1995; Lí luận văn học, tập 2 do Trần Đình Sử (chủ biên), 2008; Cơ sở lý luận văn học của Đỗ Văn Khang, 2013 có phân chia tương đối rõ các thể loại kí cũng không nhắc đến chân dung văn học. Trong cuốn Lí luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên) nói trên, các tác giả phân chia thể kí gồm: ký sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí, bút kí, tùy bút, du kí, tản văn… dựa trên tiêu chí về đặc trưng từng tiểu loại khá kĩ lưỡng, nhưng cũng không bàn đến chân dung văn học [117; tr.375]. Hiện đang tồn tại khá nhiều quan niệm về chân dung văn học. Trong bộ sách Bách khoa văn học giản lược của Liên Xô gồm chín tập, các tác giả đã 9 khái quát về chân dung văn học như sau: “Một loại bút ký mang tính chất tư liệu, viết về nhà văn, họa sĩ, nhà hoạt động xã hội xuất chúng... xây dựng trên cơ sở trò chuyện với “nhân vật” đó. Chân dung văn học hướng vào việc dựng lại diện mạo toàn vẹn (hình thể, tinh thần, sáng tác…) của nhân vật hoặc hướng vào việc khám phá nét chủ đạo của cuộc đời “nhân vật” ấy, có khi qua một lát cắt thời gian nhất định” [4]. Theo Từ điể n thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trầ n Đình Sử, Nguyễn Khắ c Phi (đồ ng chủ biên) thì chân dung văn học “khác với hồi tưởng, ghi chép về một con người cụ thể, với tư cách là một thể loại văn học, chân dung văn học miêu tả con người cụ thể với một quan niệm xác định về nhân cách” [41, tr.54]. “Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí. Nó không thiên về cốt truyện. Nhà văn phát huy sở trường quan sát, lựa chọn chi tiết, cử chỉ, ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư thế, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của một con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng” [41; tr.55]. Như vậy, cả hai định nghĩa trên đều hiểu chân dung văn học theo nghĩa rất rộng, không chỉ dựng chân dung nhà văn, giới văn nghệ sĩ nói chung mà còn có thể dựng chân dung các nhà chính trị, hoạt động xã hội, những người xuất chúng… Một số quan niệm khác lại hiểu chân dung văn học theo nghĩa hẹp hơn, đó là các tác phẩm thể hiện chân dung nhà văn, nhà thơ hoặc rộng hơn một chút là giới nghệ sĩ. Trong công trìnhNghiên cứu văn học Việt Nam - Những khả năng và thách thức, Đỗ Lai Thúy trong bài viết Phê bình văn học: nhìn nghiêng từ phương pháp cho rằng “chân dung văn học có gốc gác từ phê bình tiểu sử” [131, tr.54, 55]. Theo tác giả, phê bình tiểu sử là một trường phái phê bình trước hết xuất phát từ tiểu sử nhà văn, xem tiểu sử là căn cứ quan trọng để phát hiện, giải mã tác phẩm, tìm kiếm những gì còn ẩn náu phía sau các sáng tác của nhà văn. Phê bình tiểu sử được viết một cách văn chương thì có thể trở thành chân dung văn học. Như vậy nhìn từ nguồn gốc, chân dung văn 10 học trước hết phải là một kiểu, một dạng sinh động của phê bình văn học.Như vậy có thể hiểu - từ cội nguồn - tiểu sử nhà văn là xuất phát điểm, phê bình nhà văn (nhận định, đánh giá) là đích hướng đến của chân dung văn học. Trần Đình Sử bàn về chân dung văn học như sau: “Chân dung văn học như tôi hiểu, là bức tranh chấm phá về phong cách nhà văn thu nhỏ, là thể loại văn học nằm giữa phê bình và truyện kí nhà văn. Nó không còn là phê bình văn học thuần tuý, mà đã pha trộn phần sáng tác, bổ sung thêm các quan sát, nhận xét, tưởng tượng của bản thân nhà phê bình đối với con người nhà văn ngoài đời”. “Đó là một thể loại có thể nói là đặc sản của phê bình văn học Việt Nam bắt đầu với Thiếu Sơn, Hoài Thanh từ trước năm 1945” [118]. Lại Nguyên Ân trong bài Xung quanh thể tài chân dung văn học (báo Văn Nghệ, số 49, năm 2010) đã đưa ra một số ý kiến nhằm minh định nội hàm của khái niệm chân dung văn học. Theo ông, chân dung văn học phải đụng được đến cái “chân dung bên trong” “chân dung tinh thần”, “cái phần mà trách nhiệm là thuộc hẳn về người sáng tác”, là “lấy ngôn từ để vẽ một con người”. “Chân dung văn học phải chen chân với loại công trình nghiên cứu và phê bình là vì nó cũng nhằm vào tác giả. Có điều, nó sẽ miêu tả tác giả không chỉ thông qua tác phẩm mà phần nhiều còn trực tiếp từ các chi tiết thuộc tiểu sử tác giả, từ con người thật của tác giả trong những ứng xử, nói năng, xúc tiếp cụ thể; nó chủ yếu vẽ ra tác giả ấy như một con người sống, giống như cách miêu tả nhân vật trong văn học, dù không quên rằng “nhân vật” ấy chủ yếu làm văn nghệ viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn kịch… [4]. Lại Nguyên Ân cũng nhấn mạnh chất văn học trong các chân dung: “Người viết ở đây cần xuất hiện với tư cách một nhà văn, in cái nhìn, cách cảm thụ và đánh giá cùng sự diễn đạt của nhà văn. Đây là nét hơi tinh tế, không phải bất cứ độc giả nào cũng thấy ngay, nhưng có lẽ là nét cốt yếu khiến cho chân dung văn học đúng là văn học, có chỗ đứng trong văn học… Chính chất văn học đã cho phép thể tài chân dung được phóng túng nhiều hơn so với lối viết tiểu sử hoặc nghiên cứu một tác giả” [4]. 11 Nguyễn Đăng Mạnh, người viết thành công khá nhiều chân dung văn học cũng khẳng định: “Chân dung văn học là một dạng của phê bình văn học. Đây là chân dung nhà văn chứ không phải loại người nào khác. Đọc chân dung văn học phải được thấy ông ta là nhà văn chứ, nghĩa là phải hiểu được cái văn của ông ta ra sao chứ! Tôi cho viết chân dung, đây là chỗ khó nhất. Phải nắm được cái thần của văn nghiệp người nghệ sĩ ngôn từ - đó mới là cái đích của chân dung văn học. Nhưng đi đến cái đích ấy, hay nói đúng hơn, dẫn người đọc đến cái đích ấy lại phải thông qua những chi tiết trong đời thực của nhà văn. Ở đây, chân dung văn học đặt ra yêu cầu: phải tìm được chỗ thống nhất giữa văn và người của mỗi cây bút. Tất nhiên thống nhất ở bề sâu, ở bản chất chứ không phải ở bề ngoài” [176, tr.7]. Đồng thời “Chân dung văn học là một thể văn hiện đại. Nó ra đời khi trong giới cầm bút đã có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân” [176, tr.6]. Vương Trí Nhàn bày tỏ quan điểm của mình khi viết chân dung văn học: “Tôi nghĩ, ngoài đời có bao nhiêu kiểu người thì trong văn chương cũng có bấy nhiêu kiểu người cầm bút, có thánh thần lẫn ma quỷ. Và trừ một số tài năng sáng chói, thì phần lớn người cầm bút cũng có cả những chỗ tầm thường lẫn chỗ cao quý. Rồi điều quan trọng hơn, mỗi con người có một tư cách, một số phận. Không phải chỉ những tài năng lớn mới có một cuộc đời thú vị, những nhà văn tạm gọi là bình thường cũng có cách phấn đấu riêng, những bi kịch riêng. Những cuộc làm người của họ trong văn chương cũng rất đáng ghi chép lại...” [173, tr.7]. Vì vậy “cách ghi chép” của Vương Trí Nhàn thường hướng theo điều mà ông tâm niệm. Ông không chỉ quan tâm đến những tài năng lớn mà cả một số nhà văn “bình thường”, cả “chỗ tầm thường lẫn chỗ cao quý”. Nguyên An, trong một công trình nghiên cứu khá dài hơi, có tên Chân dung văn học (Nxb Hội Nhà văn, 2010) khái quát tương đối rõ diện mạo của quá trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học, đồng thời đi sâu khảo sát một số tác giả viết chân dung. Tác giả xác định chân dung văn 12 học có ba đặc trưng: 1. Chân dung văn học là một thể văn thuộc loại bút ký sáng tác văn chương. 2. Chân dung văn học là một thể văn bộc lộ rõ nét chất chủ quan của người viết. 3. Chân dung văn học là một dạng của phê bình văn học [1, tr.16]. Ba đặc điểm trên là hoàn toàn xác đáng, tuy nhiên điều đáng tiếc là tác giả không đi sâu vào mối quan hệ giữa các đặc điểm, đặc biệt là mối quan hệ giữa tính chất bút ký (viết tiểu sử) và hư cấu văn chương, không tiến hành thao tác phân lập để loại trừ những gì là “họ hàng” nhưng không hẳn là chân dung văn học. Vì thế, nhắc đến lịch sử của thể tài chân dung, người viết dẫn ra nhiều tác phẩm như Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam - thời kỳ cổ cận đại của Huệ Chi (1983), Một số gương mặt văn chương và văn học nghệ thuật Việt Nam (2001) của Phong Lê… màtheo chúng tôi, tuy có yếu tố chân dung, nhưng thực chất đây là những công trình nghiên cứu, phê bình tác giả. Đồng thời, công trình của Nguyên An chỉ dừng lại ở các hiện tượng chân dung văn học xuất hiện đến khoảng năm 1990. Khẳng định sự bùng nổ và ưu thế của chân dung văn học sau 1986, Văn Giá cho rằng: “Sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới kéo dài suốt 15 năm, ngoài sự thành công về hàng loạt lĩnh vực, có một điểm được coi đặc biệt thành công, nằm trong trạng thái tinh thần xã hội, đó là ý thức dân chủ. Chưa bao giờ, trên quy mô thể chế xã hội và ở các cá nhân riêng lẻ, nhu cầu xây dựng và thực thi tinh thần dân chủ lại trở nên thường trực và mạnh mẽ đến vậy. Và để biểu đạt khát vọng này, không gì tốt hơn, trực diện hơn, rõ ràng hơn bằng/qua thể loại kí, trong đó có chân dung văn học”; “Thể chân dung văn học được coi là một thể kí đặc biệt, nơi đó có sự kết hợp giữa việc dựng chân dung tinh thần nhà văn (theo cách gần với sáng tác) và đánh giá, phân tích các sáng tác cũng như phong cách nhà văn (theo cách gần với phê bình văn học)” [34]. Không chỉ các nhà phê bình, nghiên cứu quan tâm đến chân dung văn học mà những nhà văn trực tiếp tham gia viết và thành công ở thể tài chân dung văn 13 học cũng đưa ra các ý kiến, nhận xét của mình. Tô Hoài, tác giả của nhiều chân dung nổi tiếng về Nam Cao, Xuân Diệu, Vũ Bằng… quan niệm: “Chân dung văn học là việc dựng la ̣i những bóng dáng thầ n thái văn nhân, những câu nói cái cười, bước đi dáng đứng của ho ̣ mà mình từng thấ y từng biế t” [48, tr.72]. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn tâm sự: “Tôi muốn có bóng dáng thời đại chúng tôi đã sống trong những trang sách của tôi cũng như tôi hiểu được rằng viết chân dung, viết hồi ký là phải trung thực nếu không muốn mình là kẻ bịp bợm” [184; tr.6]. Sự phát triển mạnh mẽ của thể tài chân dung văn học giai đoạn sau 1986 nằm trong xu thế phát triển chung của các loại hình văn học - báo chí nói chung, kí nói riêng. Ý thức cá nhân, nhu cầu tái hiện và nhìn nhận lại quá khứ, nhu cầu bộc lộ suy tư, cảm xúc về giới mình… là tiền đề để chân dung văn học trở thành một thể tài được nhiều người viết quan tâm. Chúng tôi cho rằng các định danh nêu trên đều có yếu tố hợp lý của nó. Nhưng để có một định nghĩa sát thực hơn, cần thiết phải xem xét kỹ từ nguồn gốc, đặc trưng, chức năng của chân dung văn học, cả ở hai góc nhìn thể tài và thể loại, từ đó dễ dàng phân biệt nó với các thể văn có liên quan, tránh sự xóa nhòa ranh giới. Nhìn dưới góc độ thể tài, chân dung văn học có nội dung cốt lõi là tái hiện sinh động gương mặt, thần thái nhà văn. Cũng như trong hội họa, chụp ảnh, người viết cũng cần phải dựng chân dung sao cho đúng, cho giống (có những chân dung đẹp nhưng không giống), sau đó phải làm sao cho nó sống động, thể hiện được thần thái, cốt cách của con người (bắt được “thần” đối tượng). Nhìn dưới góc độ thể loại, chân dung văn học vừa là ký, vừa là truyện danh nhân, vừa là phê bình văn học. Trên thực tế sáng tác, có những chân dung đậm chất phê bình, đánh giá, lại có chân dung nghiêng về tư liệu, tiểu sử. Theo chúng tôi, để đạt đến sự thành công của một chân dung, cần một sự kết hợp hài hòa các bút pháp để qua người mà thấy văn, qua văn mà hiểu thêm nhân cách, tài năng, sự nghiệp văn chương. Những sự kiện, hoạt động trong cuộc đời nhà văn là những chi tiết bên ngoài, bề nổi, dễ nhận 14 ra. Nhưng tìm ra những khoảnh khắc, những bước ngoặt, tìm ra cách thể hiện, văn phong phù hợp (như Gorky viết về L.Tolstoi, Chekhov, S.Yesenin; Stephan Zweig viết về Balzac, Dickens, Byron; Nguyễn Đăng Mạnh viết về Quang Dũng, Nguyên Ngọc; Vương Trí Nhàn viết về Tô Hoài; Tô Hoài viết về Nam Cao… để cho người đọc thấy hiển hiện bản chất con người, tài năng, trí tuệ nhà văn lại là bút lực của người viết chân dung. Qua đó, có thể thấy rằng các nghiên cứu về thể tài chân dung văn học trên góc độ khái quát đặc trưng thể tài, đặc trưng thể loại, xem xét nguồn gốc, tiến trình vận động của nó… vẫn chưa tương xứng với thực tế sáng tác. Vì vậy vẫn cần thêm những công trình đi sâu nghiên cứu chân dung văn học ở phương diện này. 1.2.2. Nghiên cứu chân dung văn học trên bình diện sáng tác Cùng với thực tế sáng tác chân dung văn học ngày càng sôi động, các công trình, bài viết bàn về nội dung và nghệ thuật viết chân dung của các tác giả cụ thể cũng xuất hiện nhiều hơn, có thể kể đến: Văn Giá, Lời bạt, chân dung văn học của Vũ Bằng, Nxb Đại học Quốc gia HN, 2002; Phạm Ngọc Luật, Thay lời giới thiệu, cảm nhận khi đọc lại “Bốn mươi năm nói láo” trong sách: Vũ Bằng, Bốn mươi năm nói láo, Nxb Văn học, HN, 2011; Nguyễn Văn Thọ, Vài cảm giác với“Chiều chiều”, Văn nghệ trẻ, 30/4/2006; Đỗ Thị Cẩm Nhung, Ngôn ngữ, giọng điệu độc đáo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của Trần Đăng Khoa, tạp chí Non nước, Số 168, 07/ 2011; Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Đăng Mạnh: chân dung và phong cách, tạp chí Văn hóa Nghệ An, 13/05/2010; Dương Thị Thu Hiền, Đặc sắc nghệ thuật viết chân dung văn học của Tô Hoài, tạp chí Văn hiến Việt Nam, ngày 17/04/2016… Các bài viết trên phần lớn là những cảm nhận bước đầu, những nhận xét tổng quát. Tuy vậy, các nhận định, đánh giá nhìn chung chính xác, trung thực, ghi nhận đóng góp của các cây bút trong các tác phẩm chân dung văn học một cách tương đối rõ nét và đầy đủ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan