Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thơ haiku nhật bản lịch sử phát triển và đặc điểm thể loại...

Tài liệu Thơ haiku nhật bản lịch sử phát triển và đặc điểm thể loại

.PDF
327
194
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------- NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ THƠ HAIKU NHẬT BẢN: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------- NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ THƠ HAIKU NHẬT BẢN: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 62223201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ GIANG PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: 1. PGS.TS. TRẦN HỮU TÁ 2. TS. HÀ THANH VÂN PHẢN BIỆN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN 3. TS. HÀ THANH VÂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Thơ haiku Nhật Bản: Lịch sử phát triển và đặc điểm thể loại” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép của bất kỳ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả khác. Tác giả luận án Nguyễn Vũ Quỳnh Như MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................10 6. Những đóng góp của luận án..............................................................................11 7. Kết cấu của luận án.............................................................................................11 CHƯƠNG 1:THƠ HAIKU-QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.13 1.1. THƠ HAIKU CỔ ĐIỂN ...................................................................................13 1.1.1. Thơ haiku trước Basho .................................................................................13 1.1.2. Thơ haiku thời Basho....................................................................................19 1.1.3. Thơ haiku sau Basho.....................................................................................29 1.2. THƠ HAIKU HIỆN ĐẠI .................................................................................45 1.2.1. Masaoka Shiki: người cách tân thơ haiku ..................................................46 1.2.2. Thơ haiku từ sau năm 1945 đến thập niên 1980.........................................54 1.2.3.Thơ haiku từ cuối thập niên 1980 đến nay...................................................59 1.3. THƠ HAIKU RA THẾ GIỚI ..........................................................................64 1.3.1. Thơ haiku ảnh hưởng đến phương Tây ......................................................65 1.3.2. Thơ haiku đến Việt Nam...............................................................................73 TIỂU KẾT................................................................................................................80 CHƯƠNG 2: THƠ HAIKU - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG ................82 2.1. CẢNH SẮC NHẬT BẢN TRONG THƠ HAIKU .........................................83 2.1.1. Mùa xuân .......................................................................................................85 2.1.2. Mùa hạ / mùa hè ............................................................................................90 2.1.3. Mùa thu ..........................................................................................................94 2.1.4. Mùa đông .......................................................................................................99 2.2. VĂN HÓA NHẬT BẢN TRONG THƠ HAIKU .........................................103 2.2.1. “Hòa”............................................................................................................104 2.2.2. Cảm xúc hướng nội .....................................................................................108 2.3. CON NGƯỜI NHẬT BẢN TRONG THƠ HAIKU ....................................112 2.3.1. Con người vũ trụ .........................................................................................112 2.3.2. Con người nhỏ bé ........................................................................................119 TIỂU KẾT..............................................................................................................124 CHƯƠNG 3: THƠ HAIKU - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT .......126 3.1. HÌNH THỨC CỦA THƠ HAIKU.................................................................126 3.1.1. Điệu thơ 5-7-5 và thơ dư từ (ji-amari 3.1.2. Quý đề (kidai 3.1.3. Từ ngắt (kire-ji ) và Quý ngữ (kigo ) ..........................................127 )............................................131 ) ..............................................................................142 3.2. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG THƠ HAIKU .................................147 3.2.1. Khoảnh khắc hiện tại và đỉnh điểm cảm xúc ...........................................148 3.2.2. Tính hàm súc, mơ hồ và đa nghĩa..............................................................153 3.2.3. Biện pháp tu từ ............................................................................................167 3.3. MỘT SỐ PHẠM TRÙ MĨ HỌC TRONG THƠ HAIKU ...........................178 3.3.1. Aware – Bi ai ................................................................................................179 3.2.2. Wabi – Giản đạm .........................................................................................184 3.2.3. Sabi – Tịch tĩnh............................................................................................188 3.2.4. Karumi – Nhẹ nhàng....................................................................................194 3.2.5. Shiori – Man mác .......................................................................................198 TIỂU KẾT..............................................................................................................202 KẾT LUẬN ............................................................................................................204 THƯ MỤC THAM KHẢO...................................................................................208 PHỤ LỤC 1: SÁCH DẪN.....................................................................................221 PHỤ LỤC 2: TẦN SỐ XUẤT HIỆN MỘT SỐ KIGO TIÊU BIỂU..................225 PHỤ LỤC 3: TUYỂN THƠ HAIKU...................................................................232 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ...... 284 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thơ haiku là thể thơ ngắn nhất của Nhật Bản gồm 17 âm tiết và có thể nói ngắn nhất thế giới. Ngắn gọn là thế, thơ haiku nay đang phát triển rộng rãi tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, bất chấp các quy ước chặt chẽ, rào cản của ngôn ngữ, khác biệt về văn hóa. Nhiều người đến với thơ haiku như một sự hiếu kỳ, muốn khám phá đến tận cùng những “bí ẩn” đằng sau 17 âm tiết ngắn gọn của nó. Thế giới của thơ haiku dường như là vô tận, chẳng biết đâu là điểm giới hạn. Ngày ngày thơ haiku tiếp tục mở rộng biên giới, cuốn hút nhiều người tìm đến với cả sự say mê, hứng thú. Với dân tộc Nhật Bản, thơ haiku được xem là tinh hoa của văn hóa dân tộc. Đối với người yêu thích thơ haiku trên thế giới, đến với thơ haiku, người đọc có thể hiểu thêm về tinh thần và bản sắc văn hóa Nhật Bản. Hiểu thơ haiku, người hâm mộ thơ haiku càng biết rõ hơn giá trị đặc tính của một dân tộc trong khối Đông Á. Thơ haiku ngày nay không chỉ tăng về số người thưởng thức mà còn tăng về số người sáng tác thơ, đúng như Yamashita Kazumi đánh giá: “Thơ haiku là thể loại văn học nghệ thuật có số đông đại chúng tham gia nhất trên thế giới” [162, tr.11]. Trong khi đó, tại Việt Nam, dù muộn hơn phương Tây, phong trào tiếp nhận và sáng tác thơ haiku đang ngày càng phát triển khiến nhu cầu tìm hiểu thơ haiku ngày càng tăng cao. Thơ haiku được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông và các khoa Ngữ văn, Đông phương các trường đại học khiến cho nhu cầu tìm hiểu thơ haiku trở nên cấp thiết, vì thế có nhiều công trình nghiên cứu, dịch, giới thiệu thơ haiku được ra đời. Tuy nhiên, nỗ lực của các nhà nghiên cứu vẫn còn rời rạc, chủ yếu tập trung vào thời kỳ thơ haiku mới được hình thành và giai đoạn cận đại, một số cảm thức mĩ học. Sự phát triển thơ haiku thời hiện đại và nhất là các phạm trù đặc điểm ngôn 2 ngữ của thơ haiku vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được chú ý khai thác vào chiều sâu. Trước nhu cầu cấp thiết đó, chúng tôi quyết tâm nghiên cứu tìm hiểu thơ haiku, đi sâu vào tìm hiểu những giá trị về lịch sử, nội dung, nghệ thuật nhất là đặc điểm ngôn ngữ. Từ đó, cung cấp thêm nguồn tư liệu tổng quát toàn diện hơn, đầy đủ hơn về thế giới muôn mặt của thơ haiku. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thơ haiku đã có hơn 400 năm phát triển, trong đó có hơn 100 năm truyền bá rộng rãi ở nước ngoài. Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình bình luận, dịch thuật, nghiên cứu thơ haiku dưới nhiều khía cạnh khác nhau. 2.1. Tình hình nghiên cứu thơ haiku tại phương Tây Từ những năm đầu thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu văn học phương Tây đã công bố hàng loạt những nghiên cứu về thơ haiku. Những công trình đầu tiên đề cập đến quá trình ra đời của thơ haiku 17 âm tiết là hai công trình sáng giá của W. G. Aston như A Grammar of the Japanese Written Language (Văn phạm ngữ văn Nhật Bản, tái bản lần hai năm 1877), A History of Japanese Literature (Lịch sử văn học Nhật Bản, 1899). Sau đó, nhà nghiên cứu Basil Hall Chamberlain ra mắt tác phẩm Japanese Poetry (Thơ Nhật Bản, 1910) đưa ra những vấn đề khi dịch thơ haiku sang tiếng Anh, so sánh thi ca phương Đông và phương Tây. Về nghiên cứu đặc trưng thơ ca Nhật Bản, có thể kể đến công trình Japanese Lyrics (Thơ trữ tình Nhật Bản, 1915) của Lafcadio Hearn. Trong tác phẩm ông đã đề cập đến tình yêu thiên nhiên của các nhà thơ haiku, ghi nhận những giá trị của thơ haiku trong nền văn học của Nhật Bản. Thời kỳ này, đáng giá nhất là hàng loạt các công trình nghiên cứu của Basil Hall Chamberlain về thơ ca Nhật Bản, phân tích nét đặc sắc của thơ haiku qua các tác phẩm The Classical Poetry of Japanese (Thơ Cổ điển của người Nhật Bản, 1880), Basho and the Japanese Poetical Epigram (Basho và Thơ trữ tình Nhật Bản, 1902), Japanese Poetry (Thơ Nhật Bản, 1910). Sang thế kỷ XX, nhiều tài liệu, sách vở viết về thơ haiku của các tác giả tên tuổi được ra đời, giới thiệu thơ haiku một cách toàn diện hơn. Harold G. Henderson với tác phẩm An Introduction to Haiku: An Anthology of Poems and Poets from Basho 3 to Shiki (Giới thiệu thơ haiku – Bộ hợp tuyển thơ và các thi sĩ từ Basho đến Shiki, 1958) đã phân tích những đặc trưng, phong cách nghệ thuật của thơ haiku qua các bài thơ của tứ đại thi hào Basho, Buson, Issa, Shiki. Đáng kể nhất là công trình Haiku Volume 1~4 - Eastern Culture, Spring, Summer-Autumn, Autumn-Winter (Thơ haiku 4 tập “Xuân, Hạ, Thu, Đông) của R.H.Blyth (1981,1982) đã trở thành cẩm nang nghiên cứu thơ haiku tại nhiều quốc gia sử dụng tiếng Anh. Bên cạnh nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển của thơ haiku, R. H. Blyth đã vận dụng lý thuyết “Trở về với thiên nhiên” để nêu rõ bốn mùa là đề tài nổi bật nhất của thơ haiku. Cũng theo khuynh hướng này, Kenneth Yasuda với công trình Japanese Haiku: Its Essential Nature, History, and Possibilities in English, With Selected Examples (1982) đề cập đến đặc trưng cảm thức thẩm mĩ của thơ haiku và tính cần thiết của yếu tố mùa. Điểm nổi bật của cuốn sách này là tác giả đã so sánh sự khác biệt về cấu trúc 17 âm tiết của thơ haiku tiếng Nhật và thơ haiku tiếng Anh. Nghiên cứu cụ thể về một tác giả, tác phẩm của thơ haiku cũng là vấn đề được một số học giả quan tâm. Năm 1978, Yuki Sawa và Edith Marcombe Shiffert đã cho ra mắt cuốn sách Haiku Master Buson (Buson – Đại thi hào thơ haiku). Đây là cuốn sách đầu tiên được viết bằng tiếng Anh nói về cuộc đời sự nghiệp của họa sĩ – thi sĩ Buson và được tái bản 5 lần tính đến năm 2007. Với hơn 300 bài thơ haiku của Buson, cuốn sách đã phác họa bức tranh thiên nhiên bốn mùa dưới ngòi bút “vẽ và viết thơ” đầy tài hoa của Buson. Cùng theo trào lưu đó, Janie Beichman (2002) với công trình nghiên cứu Masaoka Shiki: His Life and Works (Masaoka Shiki: Cuộc đời và tác phẩm) đã khẳng định công lao hiện đại hóa phong cách thơ haiku của nhà thơ Shiki. Bên cạnh đó, học giả Makoto Ueda viết nhiều tác phẩm về lý thuyết văn học và nghệ thuật của Nhật Bản, về sự hiện đại hóa thơ haiku, và các cây bút hiện đại Nhật Bản. Là người rất am hiểu về ý nghĩa cảm thức mĩ học của thơ haiku, Makoto Ueda viết về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật của nhà thơ Yosa Buson trong tác phẩm The path of Flowering thorn – The life and poetry of Yosa Buson (Cuộc đời và sự nghiệp thi ca của Yosa Buson – Con đường đầy chông gai, 1998). Ông còn mô tả công lao đóng góp của Matsuo Basho vào sự phát triển nghệ 4 thuật của thơ haiku trong cuốn sách The Master Haiku Poet – Matsuo Basho (Đại thi hào thơ haiku – Matsuo Basho, 2008), giúp người đọc khái quát được vai trò nhà thi sĩ lỗi lạc trong quá trình phát triển thơ haiku. Cùng chí hướng này, Jane Reichhold (2008) cho ra đời bộ tuyển tập thơ haiku BASHO – The Complete Haiku” (Basho – Toàn tập thơ haiku”, trong đó phân tích trí tuệ phát triển nghệ thuật thơ haiku của Basho qua các chuyến du hành khắp đất nước. Tại Nga, N.I.Konrat (1891-1970), năm 1927 ra mắt tác phẩm Văn học Nhật Bản từ cổ điển đến hiện đại (NXB Đà Nẵng, 1999). Công trình tập hợp các bài nghiên cứu văn học Nhật Bản, trong đó có đề cập đến hai bình diện luôn gắn kết với nhau trong tác phẩm thi ca Nhật Bản: bên trong (tâm hồn nhà thơ) và bên ngoài (hình ảnh thiên nhiên mà nhà thơ thấy được). Tuy nhiên, những bài viết của Konrat chủ yếu về văn xuôi, chưa đi sâu vào thơ ca. Mặt khác, Konrat chỉ nghiên cứu văn học Nhật đến thế kỷ 16, nên chưa khai thác hết những vấn đề của thơ haiku. 2.2. Tình hình nghiên cứu thơ haiku tại Nhật Bản Tại Nhật Bản, khó có thể liệt kê hết vô số các công trình nghiên cứu thơ haiku được soạn thảo bằng tiếng Nhật luôn được xuất bản mới. Dưới góc độ giới thiệu các nhà thơ haiku lỗi lạc, Yamamoto Kenichi với tác phẩm - (Basho – Đánh giá và bình luận, 2006) phân tích đặc điểm phát triển thơ haiku của Basho qua các thời kỳ. Cũng về nhà thơ Basho, tác giả Ozawa Katsumi (2007) xuất bản sách >” (Diễn giải mới về Oku no hosomichi < > < – Nẻo đường Đông Bắc1 - Chuyến du hành của hiện thực và chân lý), viết lại từng nội dung của tác phẩm Oku no hosomichi bằng tiếng Nhật hiện đại bên cạnh văn bản gốc bằng tiếng 1 Tác phẩm Oku no hosomichi được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi. Hosomichi là lối hẹp, đường hẹp. Oku viết theo từ 奥州 (Oshu) là tên gọi thời bấy giờ hàm chỉ vùng Đông Bắc, ngày nay gồm các tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate, Aomori nên được dịch là “Lối lên miền Oku (Vĩnh Sính)”, “Đường mòn miền Oku (Nam Trân). Oku còn có nghĩa là thâm sâu, tận cùng bên trong nên được dịch là “Con đường sâu thẳm” (Nhật Chiêu). Nhận thấy trong tác phẩm còn là tâm tư của thi hào Basho muốn đi cho đến hết các nẻo đường vùng Đông Bắc, nên luận án chọn tên “Nẻo đường Đông Bắc” do Đoàn Lê Giang dịch. 5 Nhật cổ, kèm diễn giải ý nghĩa, đưa ra những luận điểm về các đặc trưng của tập thơ. Bên cạnh giới thiệu Basho, nhiều tác giả khác đã biên soạn các tập sách phân tích đặc trưng phong cách nghệ thuật trong thơ haiku của nhà thơ Yosa Buson, Kobayashi Issa như sách (Danh cú ! Buson – Hiểu ngay nghĩa thơ haiku!, 2004) của Ishida Kyouko, (Tuyển thơ Issa, 2001) của Kato Shuson. Đứng trên góc nhìn tổng hợp cơ bản các đặc trưng của thơ haiku là cuốn sách (Xin mời đến với thơ haiku, 1998) của Yamashita Kazumi. Trên một khía cạnh tổng hợp khác, Matsuda Hiromu viết tác phẩm (Tái nhập thơ haiku dễ nhất, 2008), phân tích ngắn gọn nhưng sắc bén các đặc trưng cơ bản về thể loại, ngôn ngữ, thi pháp, cách diễn đạt trong thơ haiku kèm nhiều bài thơ haiku của nhiều tác giả khác nhau. Nghiên cứu chuyên sâu về thi pháp thơ haiku là các tập sách: (Nghiên cứu sự diễn đạt của thơ haiku, 1994) của Shibata Nami phân tích nghệ thuật diễn đạt đầy ẩn ý của thơ haiku, giới thiệu đặc trưng biểu cảm bốn mùa thơ haiku của Buson; (Giờ dạy thơ haiku – thi pháp thơ haiku – cách dạy và cách làm thơ, 1998) do Fuji Kunihito biên soạn, hệ thống rõ nét cách thức sử dụng hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật thơ haiku trong dạy, học và truyền bá; “ ” (Nhập môn thi pháp thơ haiku, 2005) khái quát những vấn đề cơ bản về đặc trưng thi pháp thơ haiku như cách sử dụng danh từ, số từ, động từ… Ngoài ra, tác phẩm (100 ý tưởng để nhuần nhuyễn thơ haiku của Hirano Kobo, 2009) mang yếu tố “kỹ thuật”, đưa ra các phương pháp làm thế nào để có thể viết được bài thơ haiku hay và thể hiện đầy đủ các đặc trưng vốn có của nó. Hoặc như tác phẩm (Trí tuệ thơ haiku – Ý tưởng, sâu sắc, tính thẩm mĩ, 2008) của Mogi Kenichiro và Mayuzumi Madoka nhấn mạnh đến vai trò của phạm trù mĩ học, tính ẩn ý sâu lắng trong diễn đạt. Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm khác giới thiệu rất đa 6 dạng về thơ haiku từ ngữ pháp, ngôn từ, cho đến thi pháp. 2.3. Tình hình nghiên cứu thơ haiku tại Việt Nam Tại Việt Nam, từ trước năm 1945 đến năm 1975, đã có một số nhà thơ lớn của Việt Nam như Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Châm Vũ Nguyễn Văn Tần, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh bước đầu tiếp cận và dịch thơ haiku. Tiêu biểu là một số bài dịch thơ haiku trong bài Thi văn Nhật Bản với phong trào Âu hóa đăng trên báo Sài Gòn của Hàn Mặc Tử (1936). Đầu thập niên 1970, các bài thơ haiku bản dịch tiếng Anh của H.G. Henderson được các dịch giả Tuệ Sỹ, Nguyễn Tường Minh dịch sang tiếng Việt, đáng kể nhất là các bản dịch thơ Hòa ca - Đoản ca và Hài cú (1971), Luyến ca (1972) của Nguyễn Tường Minh. Tuy nhiên, các tác phẩm giới thiệu thơ haiku giai đoạn này vẫn còn rất ít, kiến thức đều chỉ ở mức nhập môn. Đặc biệt, tập thơ của Nguyễn Tường Minh chỉ giới thiệu các bài thơ haiku được dịch sang tiếng Việt, không có bài nguyên tác và tên tác giả nên khó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu. Từ sau năm 1975, thơ haiku tiếp tục được nghiên cứu sâu rộng hơn. Người có nhiều công trình nghiên cứu thơ ca Nhật Bản là nhà nghiên cứu Nhật Chiêu. Ông đã có rất nhiều bài viết, tác phẩm về thơ haiku trên các khía cạnh: Lịch sử ra đời và phát triển, đặc điểm phong cách nghệ thuật, cuộc đời của một số nhà thơ lỗi lạc qua hàng loạt tác phẩm Tìm hiểu thơ haiku Nhật Bản (1984), Basho và thơ haiku (1994), Nhật Bản trong chiếc gương soi (1997), Thơ ca Nhật Bản (1998), Văn học Nhật Bản – Từ khởi thủy đến 1868 (2003), 3000 thế giới thơm (2007)…Các tập sách về thơ ca Nhật Bản của Nhật Chiêu đã giới thiệu những nét chính yếu của quá trình phát triển, các khái niệm, cảm thức thẩm mĩ như tính Thiền, cảm thức thiên nhiên và đặc điểm nghệ thuật của các nhà thơ haiku tiêu biểu. Hơn nữa, ông đã cung cấp cho người hâm mộ thơ haiku cả trăm bài thơ được tuyển chọn và dịch sang tiếng Việt rất sâu lắng, có kèm phần diễn giải sâu sắc. Các bài nghiên cứu của Nhật Chiêu đã mở đầu cho việc giới thiệu bao quát thơ haiku tại Việt Nam, đóng góp to lớn vào việc giảng dạy và phổ biến thơ haiku. 7 Năm 2011, với cái nhìn phác họa diện mạo chung về nền văn học Nhật Bản, Nguyễn Nam Trân xuất bản cuốn sách Tổng quan Lịch sử văn học Nhật Bản. Đây là công trình đầu tiên khái quát đầy đủ sự hình thành, phát triển và đặc trưng tiêu biểu của các thể loại văn học Nhật Bản. Trong đó, tác giả đã phác họa và lý giải tiến trình hình thành và phát triển thơ haiku từ sơ khai đến hiện đại. Những trang viết về thơ haiku với hơn 100 bài thơ haiku trong cuốn sách đã giới thiệu nhiều nhà thơ haiku nổi danh của Nhật Bản, được phân chia cụ thể qua các thời kỳ. Công trình của Nam Trân đã nêu bật những đặc điểm quan trọng của thơ haiku và phong cách đặc sắc riêng biệt của mỗi nhà thơ, đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu tiến trình phát triển thơ haiku qua gương mặt của các thi sĩ. Cũng trong tác phẩm này, Nam Trân đã dẫn ra những bài thơ được chọn lọc kỹ lưỡng minh họa cho các đặc trưng phát triển lịch sử của thơ haiku. Đặc biệt, phong cách dịch thơ haiku của Nam Trân có nhiều điểm sáng tạo, mới, khác lạ. Từ thơ 3 câu tiếng Nhật, ông thường chuyển dịch thành 2 câu tiếng Việt, nhấn nhá bằng các dấu ngắt câu như dấu chấm, phẩy, dấu than... Bên cạnh việc nghiên cứu thơ haiku, các công trình tuyển chọn dịch thơ haiku luôn được xuất bản. Có thể kể đến Lê Thiện Dũng với bản dịch Hài Cú Nhập môn của Harold G. Henderson (2000), và đặc biệt là Vĩnh Sính với Dịch thuật và Khảo cứu – Matsuo Basho và Lối lên miền Oku (2001), là công trình nghiên cứu tác phẩm kinh điển Oku no hosomichi của nhà thơ Matsuo Basho rất có giá trị. Những bài thơ trong tác phẩm được Vĩnh Sính chuyển dịch sang tiếng Việt dưới hình thức thơ lục bát, giúp người đọc Việt cảm thấy gần gũi và dễ tiếp cận. Thơ haiku đã được đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông trung học và đại học, trong đó có bài giảng Thơ haiku của Basho (Ngữ văn 10, tập I, Phan Trọng Luận chủ biên) do Đoàn Lê Giang biên soạn, giới thiệu đặc trưng cơ bản của thơ haiku, về sự cô tịch, tính vắng lặng, mềm mại, nhẹ nhàng. Đoàn Lê Giang còn viết nhiều tài liệu về thi ca Nhật Bản, về thơ haiku làm giáo trình giảng dạy cho học viên cao học như tài liệu Quan niệm văn học cổ điển Nhật Bản trong cái nhìn so sánh (2004). Trong tài liệu, người đọc cảm thấy gần gũi hơn với thơ haiku qua bài viết nói về 8 những nét tương đồng giữa các nhà thơ viết nhiều về thiên nhiên, về cái đẹp của Nhật Bản và Việt Nam. Riêng nói về thơ haiku, tài liệu đã giới thiệu những quy tắc và đặc trưng nghệ thuật cơ bản của thơ haiku kèm theo những trang thơ haiku được viết nguyên văn tiếng Nhật có phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ đã giúp cho người học hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của mỗi bài thơ haiku. Thơ haiku còn được giới thiệu trong sách Ngữ văn 10, tập I, bộ chuyên ban (Trần Đình Sử chủ biên) do Lưu Đức Trung soạn. Sau đó, Lưu Đức Trung và Lê Từ Hiển giới thiệu thơ haiku trong sách Haiku - Hoa thời gian (NXB Giáo dục, 2007). Trong những năm gần đây, các bài viết về thơ haiku được đăng trên các sách tham khảo thơ, tạp chí nhưng với số lượng chưa nhiều như Một số đặc điểm nghệ thuật của thơ haiku Nhật Bản (Hà Văn Lưỡng, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, 2002), Basho-Nguyễn Trãi-Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu (Đoàn Lê Giang, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6 - 2003), Thơ haiku Nhật Bản viết về mùa xuân (Hà Văn Lưỡng, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 1/2004), Hợp tuyển văn học Nhật Bản (Mai Liên, NXB Lao động, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2010) với khoảng 50 trang viết về thơ haiku, Thiền và thơ haiku (Lê Thị Thanh Tâm dịch trong sách Thơ - Nghiên cứu Lý luận phê bình, 2003), Haiku - Lục bát, một vài ghi nhận (Nguyễn Thị Thanh Xuân, tạp chí Nghiên cứu Văn học số 2 -2012). Tuy nhiên, do hạn chế về tiếp xúc nguồn tư liệu thơ haiku gốc, tư liệu dịch vẫn còn ít ỏi, manh mún về đề tài nên số lượng công trình nghiên cứu thơ haiku vẫn còn khiêm tốn. Không chỉ riêng về thơ haiku, mà ngay cả tình hình nghiên cứu và dịch thuật thơ ca Nhật Bản nói chung vẫn còn quá ít khi so sánh với tình hình nghiên cứu, dịch thuật văn xuôi Nhật Bản như Nguyễn Thị Thanh Xuân đã nhận định: Thơ ca Nhật Bản chưa được dịch nhiều ở Việt Nam như văn xuôi, vì vậy số lượng bài phê bình – nghiên cứu cũng không nhiều [70, tr.180]. Trước hiện trạng nghiên cứu thơ haiku tại Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ nhiều nội dung, chưa có nhiều thành tựu nghiên cứu mang tính hoàn chỉnh, thỏa đáng và đầy đủ, dựa vào những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đã mạnh dạn khai thác đề tài “Thơ haiku: lịch sử phát triển và đặc điểm thể loại” với mong 9 muốn làm rõ thêm những đặc trưng tiêu biểu nhất của thơ haiku, làm phong phú nguồn tư liệu, đóng góp vào việc nghiên cứu và giảng dạy thơ haiku tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của luận án: Tập trung làm rõ khởi nguồn hình thành nên thể loại thơ haiku, tìm hiểu những nét thay đổi nổi bật của thơ haiku qua từng thời kỳ từ lúc được hình thành cho đến nay. Nghiên cứu sự nghiệp và phong cách sáng tác, giá trị nghệ thuật của một số thi sĩ thơ haiku tiêu biểu đã có những cống hiến đáng kể vào sự hình thành và phát triển thơ haiku. Về đặc trưng thể loại, luận án chú trọng chỉ ra các đặc điểm đặc sắc nhất của thơ haiku trong nội dung và thi pháp thông qua phân tích khoảng hơn 532 bài thơ haiku Nhật Bản từ cổ điển đến hiện đại được đánh giá cao của hơn 100 tác giả. - Nhiệm vụ của luận án: Thứ nhất, hệ thống hóa các tư liệu nghiên cứu thơ haiku, khắc phục những thiếu sót trong việc nghiên cứu thơ haiku từ trước đến nay ở Việt Nam. Thứ hai, làm rõ quá trình hình thành và phát triển thơ haiku trong đời sống văn hóa Nhật Bản, tìm tòi những phong cách thi ca đặc sắc của các thi sĩ thơ haiku lỗi lạc. Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển thơ haiku ở Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đối với phương Tây và Việt Nam. Thứ ba, tìm hiểu những đặc điểm thế giới nghệ thuật trong thơ haiku như thiên nhiên, văn hóa, con người Nhật Bản. Thứ tư, tìm hiểu hình thức thể loại, tư duy nghệ thuật và một số phạm trù mỹ học trong thơ haiku. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Thơ haiku Nhật Bản từ cổ điển đến hiện đại, đặc biệt chú ý đến giai đoạn cổ điển khi thơ haiku mới được hình thành, chú trọng vai trò của các nhà thơ lừng danh như Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa. Tìm hiểu giai đoạn thơ haiku được cận đại hóa với công lao của nhà thơ haiku Masaoka Shiki. Đề cập đến giai đoạn hiện đại, luận án chú trọng các trào lưu phát triển thơ haiku từ sau năm 1945, 10 giới thiệu một số nét chính trong tình hình phát triển thơ haiku ngày nay. 4.2. Các thi tuyển, tuyển tập thơ haiku của các nhà thơ haiku lừng danh như Basho, Buson, Issa, Shiki và một số nhà thơ haiku tiêu biểu khác để xác định giá trị nghệ thuật, sự sáng tạo trong sáng tác của các nhà thơ haiku. 4.3. Một số công trình nghiên cứu thơ haiku đã được giới thiệu thành công tại Việt Nam và các công trình nghiên cứu thơ haiku nổi tiếng tại một số quốc gia như Mỹ, Anh…nhằm đi tìm quá trình thơ haiku được lan tỏa rộng rãi tại nước ngoài. 4.4. Tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển cùng các đặc điểm tiêu biểu của chính thể thơ haiku, không đặt trọng tâm vào so sánh thơ haiku với thơ ca của Việt Nam hoặc với thơ đường Luật của Trung Quốc. 5. Phương pháp nghiên cứu Từ những mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội, được sử dụng trong Chương 1, coi một hiện tượng văn học, một thể loại văn học xuất hiện và biến đổi là bắt nguồn từ những nhân tố lịch sử, xã hội nhất định. 5.2. Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa học: Phương pháp này được sử dụng trong nhiều chương của toàn luận văn, nhất là trong chương 2, xem một hiện tượng văn học là một thành tố của văn hóa, đồng thời cũng là những hình tượng chủ đạo trong văn học. 5.3. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: Sử dụng trong Chương 3 để nghiên cứu thi pháp thơ haiku. Bằng cách tiếp cận tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả, chúng tôi cố gắng hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật, thi pháp thể hiện trong thơ haiku và hướng tới nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ thơ haiku. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp văn học so sánh, lý thuyết tiếp nhận khi nghiên cứu quá trình thơ haiku lan tỏa và va chạm với thế giới đa văn hóa – đa ngôn ngữ bên ngoài Nhật Bản, nhằm tìm hiểu rõ hơn sự sáng tạo trong quá trình tiếp nhận thơ haiku trên thế giới trong đó có Việt Nam. Một số thao tác nghiên cứu khác cũng được sử dụng xuyên suốt trong luận án như khảo 11 sát và thống kê, phân tích và tổng hợp để đưa ra các nhận định có giá trị và ý nghĩa khi nghiên cứu về thơ haiku. 6. Những đóng góp của luận án Hoàn thành luận án, chúng tôi mong muốn có những đóng góp như sau: 6.1. Nhìn nhận đúng giá trị thơ haiku trong nền văn học Nhật Bản Nghiên cứu thơ haiku ở phương diện lịch sử hình thành và đặc trưng thể loại từ chiều sâu của đặc điểm văn hóa – ngôn ngữ Nhật Bản, để thấy những giá trị về nội dung và nghệ thuật thơ haiku trong nền văn học Nhật Bản. 6.2. Đóng góp vào việc giảng dạy thơ haiku ở các bậc đào tạo tại Việt Nam Thơ haiku đã được đưa vào giảng dạy tại Việt Nam từ cấp phổ thông trung học đến các bậc đại học. Chúng tôi mong mỏi đề tài này sẽ trở thành tư liệu tham khảo hữu ích cho chương trình giảng dạy thơ haiku tại Việt Nam và các sinh viên, nhà nghiên cứu Nhật Bản, cộng đồng thi ca muốn tìm hiểu về thơ haiku tại Việt Nam. Dịch và giới thiệu số lượng lớn các bài thơ haiku từ cổ điển đến hiện đại, tìm ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật thơ của nhiều tác giả thơ haiku khác nhau nhằm cung cấp cho giới nghiên cứu thơ haiku những tư liệu cần thiết. 6.3. Phát triển thơ haiku tại Việt Nam Luận án giới thiệu quá trình du nhập và phát triển thơ haiku tại Việt Nam qua các cuộc thi thơ haiku tại Việt Nam do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Qua một số tập thơ haiku Việt được xuất bản, luận án bước đầu trình bày quá trình Việt hóa thơ haiku Nhật Bản, từ đó hy vọng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích và có ý định sáng tác thơ haiku bằng tiếng Việt. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu (12 trang), Kết luận (5 trang), Thư mục tham khảo (13 trang), luận án được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Thơ haiku - Quá trình hình thành và phát triển (gồm 68 trang) Chương 1 tìm hiểu sự phát triển của thơ haiku trong quá trình cổ điển hóa và hiện đại hóa thi ca Nhật Bản. Với nội dung này, luận án mong muốn tìm hiểu sự thừa hưởng, tiếp thu từ yếu tố bản địa dân tộc và tiếp biến với các yếu tố du nhập từ nước 12 ngoài của thơ haiku. Qua phương pháp tiếp cận và nghiên cứu lịch sử thơ haiku, tái xác nhận và so sánh các nhận thức và thế giới quan của các nhà thơ haiku nổi bật. Chương 1 còn góp phần giải đáp câu hỏi muôn thuở về thơ haiku “Vì sao thơ haiku tuy ngắn gọn như thế lại có thể ảnh hưởng sâu rộng khắp thế giới trong đó đang từng bước đến với Việt Nam như vậy?”. Từ cách làm của Nhật Bản trong việc giáo dục, phổ biến thơ ca truyền thống cho thấy thơ haiku có vai trò và vị trí nhất định trong nền văn học Nhật Bản. Qua đó, sẽ hiểu rõ hơn về hành trình bước ra thế giới của thơ haiku trong đó có sự phát triển phong trào thơ haiku tại Việt Nam. Chương 2: Thơ haiku - Những đặc điểm về nội dung (gồm 43 trang). Nội dung chương 2 tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm nội dung trong đó yếu tố về mùa là đặc trưng không thể thiếu trong thơ haiku. Đọc thơ haiku dù với bất cứ hình ảnh nào, đề tài nào, không gian hay thời gian nào đều toát lên tinh thần văn hóa bốn mùa rất đặc trưng ấy. Không chỉ có thế, qua nghiên cứu, luận án nhận ra rằng các yếu tố về mùa, về thiên nhiên đều có mối liên kết chặt chẽ với đời sống văn hóa của người Nhật Bản. Qua đó, khám phá ra những giá trị trong bản sắc văn hóa Nhật Bản đã góp phần sáng tạo nên những nét độc đáo và đặc sắc riêng của thơ haiku. Chương 3: Thơ haiku - Những đặc điểm về nghệ thuật (gồm 77 trang) Nội dung chương 3 giới thiệu vẻ đẹp của thơ haiku trên nhiều phương diện: vẻ đẹp của thể thơ, của ngôn ngữ và ngay cả cái đẹp của nhân gian trong thế giới đa chiều vui buồn của cuộc sống: u tịch, cô liêu, nhẹ nhàng, trực cảm vẻ đẹp nỗi buồn. Cũng chính nhờ cảm thức vẻ đẹp đó đã tạo nên một diện mạo lôi cuốn, hấp dẫn cho thơ haiku. Về ngôn ngữ trong thơ haiku, chương 3 tập trung đề cập đến đặc điểm thể thơ cùng các thi pháp hữu dụng của thơ haiku, về sự hài hòa, linh động trong sử dụng các thi pháp đó. Nghiên cứu nội dung này giúp khám phá được tính chỉnh thể của thế giới thơ haiku, có ý nghĩa quan trọng trong việc đi tìm tư duy và cảm nhận thế giới của nhà thơ. Ngoài ra, luận án có Phụ lục: Phụ lục 1: Sách dẫn (gồm 4 trang), Phụ lục 2: Thống kê tần số xuất hiện một số kigo tiêu biểu (7 trang), Phụ lục 3: Tuyển thơ haiku gồm 532 bài (50 trang). 13 CHƯƠNG 1: THƠ HAIKU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Thơ haiku, đọc theo âm Hán – Việt là bài cú, có 17 âm tiết theo ngắt nhịp 5-7-5 âm, là thể thơ ngắn nhất của Nhật Bản. Thơ haiku giữ một vị trí rất quan trọng trong truyền thống thơ ca Nhật Bản, là một viên ngọc quý giá và là một phần tài sản tinh thần trong kho tàng văn học Nhật Bản và đang tiếp tục phát triển rộng rãi tại nhiều quốc gia. Vào mỗi thời đại của lịch sử phát triển, thơ haiku có các tên gọi khác nhau như hokku , haikai , haiku . Ngày nay, khi nói đến thơ haiku vào bất kỳ giai đoạn nào, hầu như ai cũng quen thuộc với một tên gọi là “thơ haiku”. Tuy nhỏ bé chỉ có 17 âm tiết, nhưng sức lan tỏa của thơ haiku thật sâu rộng. Với bề dày lịch sử hơn 400 năm, có những lúc thơ haiku tưởng chừng như đang đứng bên bờ vực suy vong. Song, thơ haiku luôn vượt qua các thử thách của thời đại, trở thành hòn ngọc lấp lánh đủ màu, đủ sắc. Từ sự phát triển thần kỳ và với tính độc đáo vốn có, thơ haiku trở thành niềm kiêu hãnh của Nhật Bản, sản sinh ra các bậc đại thi hào lừng danh cùng những vần thơ bất hủ. Bất chấp trở ngại của biên giới ngôn ngữ, thơ haiku đã và đang lan tỏa vào thế giới thi ca của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. 1.1. THƠ HAIKU CỔ ĐIỂN 1.1.1. Thơ haiku trước Basho Tại Nhật Bản, thơ waka (Hòa ca) gồm những bài ca dân gian về thần thoại dùng trong các buổi tụ họp, tế lễ, cầu mùa, dâng cúng thần linh. Thơ waka có bốn thể loại: katauta 片歌 (Phiến ca, 5-7-5 âm hoặc 5-7-7 âm), sedoka 旋頭歌 (tuyển đầu ca, là cặp thơ katauta gồm 5-7-7 âm và 5-7-7 âm ), choka 長歌 (Trường ca, độ 14 dài không ấn định nhưng trong bài thơ phải có luân phiên các khổ thơ 5-7-7 âm và 5-7-5 âm), và thể loại chính là tanka 短歌 (Đoản ca 5-7-5-7-7 âm). Vào thời kỳ Nara (710-784), hai bộ sử cổ nhất của Nhật Bản là Kojiki (Cổ sự ký, 710) và Nihon shoki (Nhật Bản thư ký, 720) ra đời, ghi chép những sự kiện lịch sử, truyền thuyết, huyền thoại và nhiều bài thơ waka về thần thoại nguồn gốc Nhật Bản, nghi lễ Thần đạo. Trong Kojiki có 110 bài thơ waka, Nihon shoki có 130 bài. Đây cũng là thời kỳ Nhật Bản đồng hóa những gì đón nhận từ lục địa từ nhiều thế kỷ trước. Cuối thời kỳ Nara, dựa trên cơ sở chữ Hán được du nhập trước đó, hệ chữ cái ngữ âm kana ra đời, đánh dấu sự phát triển chữ viết của Nhật Bản với hệ thống tiếng Nhật gồm chữ kanji katakana , hiragana và . Từ đây, tác phẩm văn chương đầu tiên của Nhật Bản viết bằng hệ chữ kana chính thức được hình thành thay thế cho nền văn học theo kiểu chữ Trung Hoa. Năm 771, văn học Nhật Bản đạt đỉnh cao khi hợp tuyển thi ca đầu tiên Manyoshu (Vạn Diệp Tập) được ra đời. Manyoshu gồm 20 quyển với 4500 bài thơ waka, trong đó có khoảng 4207 bài thể loại tanka, 265 bài choka, 62 bài sedoka [178]. Thơ waka trong Manyoshu là những bài ca trữ tình, mộc mạc về tình yêu con người, thiên nhiên hùng vĩ. Theo Donald Keene, “Thi ca Nhật Bản thời kỳ này tràn ngập cánh hoa anh đào và lá đỏ rơi theo thẩm mĩ quan truyền thống của người Nhật” [73, tr.24]. Tác giả của Manyoshu gồm nhiều tầng lớp khác nhau từ Thiên hoàng đến thị dân, từ quý tộc đến nông dân, binh sĩ, có cả ăn mày và khuyết danh. Một số nhà thơ nổi tiếng trong Manyoshu sau này được vinh danh trong cuốn Tự điển nhân vật Nhật Bản như nữ thi sĩ Nukata no Ookimi 額田王 (có 3 bài choka và 10 bài tanka), Kasano Iratsume 笠女郎 (có 29 bài thơ tanka), Sakanoue no Korenori 坂上是則 (có 84 bài). Bên cạnh đó là một số nhà thơ nổi bật khác như Kakinomoto no Hitomaro 柿本人 麻呂 - là một trong những nhà thơ hàng đầu của Manyoshu, tác giả của nhiều bài thơ bi ca. Kakinomoto no Hitomaro 柿本人麻呂 là nhà thơ tiêu biểu của Manyoshu có 365 bài thơ trong đó có 19 bài choka, 75 bài tanka. Yamanoue no Okura 山上憶 15 良 có khoảng 80 bài tanka với nhiều bài về những vấn đề mâu thuẫn trong xã hội. Ootomo no Tabito 大伴旅人 có 76 bài thơ, phong cách thơ trữ tình, thanh lịch, tao nhã và trào lộng. Ootomo no Yakamochi 大伴家持 là người gắn bó mật thiết với sự hình thành Manyoshu, có nhiều bài thơ nhất trong Manyoshu gồm 473 bài với các thể loại choka, tanka về thiên nhiên, thương cảm sâu sắc với sự cô độc…. Thơ của Yakamochi bộc lộ quan niệm rất riêng về các đề tài, và được đánh giá là thơ có tính hiện đại. haru no sono Vườn xuân đẹp sao 春のその kurenai niou Đường đi ngời sáng 暮れないにおう momo no hana Bóng hoa hồng đào 桃の花 shitaderu michi ni Một người con gái したでる道に idetatsu otome Từ đâu bước vào.2 いでたつおとめ (Yakamochi) (Nhật Chiêu dịch) (家持) Vào thời đại Heian (794-1192), Nhật Bản dời đô từ Nara lên Heian (sau này được gọi là Kyoto). Thơ waka tiếp tục phát triển chủ yếu thể loại thơ tanka 31 âm tiết. Năm 905, hợp tuyển thơ cổ điển và hiện đại đầu tiên của Nhật Bản Kokin wakashu (Cổ kim hòa ca tập), còn gọi vắn tắt là Kokinshu (Cổ Kim Tập) ra đời do nhà thơ Kino Tsurayuki 紀貫之 (868-946) viết lời mở đầu, nêu ra những quan điểm, bình luận về thơ ca của nhiều tác giả. Kokinshu được đánh giá là “Thời kỳ đầu tiên Nhật Bản cho ra đời lý luận văn học” [127, tr.136]. Tác giả trong Kokinshu chỉ khép kín trong giới quý tộc cung đình, phần lớn là những nhà tri thức hiểu biết về thơ tanka hoặc có địa vị trong xã hội. Không liên quan nhiều đến đề tài tình yêu như Manyoshu, tuyển tập Kokinshu là những bài thơ tanka viết về vẻ đẹp của thiên nhiên như Kato Shuichi đã nêu rõ: “Cũng từ đó, Kokinshu đã định hình thể thơ nói về tình yêu thiên nhiên, mĩ học về mùa của Nhật Bản” [127, tr. 175]. Do tính ngắn gọn của thể thơ, Kokinshu không biểu lộ cảm xúc trực tiếp, mà vay mượn cảnh vật thiên nhiên theo kiểu “tả cảnh ngụ tình” và đặc điểm này trở thành đặc trưng tiêu biểu của thi ca Nhật Bản. Năm 1205, hợp Các bài thơ (tanka, haiku) trích dẫn trong luận án được viết thành 3 cột gồm: tiếng Nhật, phiên âm cách đọc, bài dịch tiếng Việt. 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan