Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thơ lẩu ở chợ đồn, bắc kạn...

Tài liệu Thơ lẩu ở chợ đồn, bắc kạn

.PDF
128
148
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  NGỌC HẢI ANH THƠ LẨU Ở CHỢ ĐỒN, BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Thái Nguyên - Năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  NGỌC HẢI ANH THƠ LẨU Ở CHỢ ĐỒN, BẮC KẠN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hằng Phƣơng Thái Nguyên - Năm 2014 Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm –Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, phòng Văn hóa Thông tin huyện Chợ Đồn; phòng Văn hóa Thông tin huyện Pác Nặm. thư viện tỉnh Bắc Kạn, Đài truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Xin cảm ơn các ông Lâm Xuân Ân, Hà Sĩ Ngự, Hà Văn Tồn, Triệu Chấn Chức, Hoàng Ngọc La... cùng gia đình đã nhiệt tình cung cấp thông tin và nhiều tư liệu quý báu. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hằng Phương. Cô luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả. Tác giả Ngọc Hải Anh i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. “Thơ Lẩu ở Chợ đồn, Bắc Kạn” đã được chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Tác giả luận văn. Ngọc Hải Anh Xác nhận Xác nhận của Khoa chuyên môn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS Nguyễn Hằng Phƣơng ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục ................................................................................................................. i MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 NỘI DUNG ........................................................................................................ 9 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC TÌM HIỂU THƠ LẨU Ở CHỢ ĐỒN - BẮC KẠN ............................................................. 9 1.1. Môi trường tự nhiên, xã hội, văn hóa ...................................................... 9 1.1.1. Môi trường tự nhiên ........................................................................ 9 1.1.2. Môi trường xã hội ............................................................................ 10 1.1.3 Đời sống văn hóa.............................................................................. 12 1.2. Khái quát về Thơ lẩu và nghi lễ đám cưới của người Tày ......................... 14 1.2.1. Khái niệm Thơ lẩu ........................................................................... 14 1.2.2. Khái quát về nghi lễ đám cưới của người Tày ................................. 18 1.2.2.1. Thời gian, không gian tổ chức đám cưới ............................ 18 1.2.2.2. Diễn biến lễ đón dâu, đưa dâu............................................. 20 1.3. Mối quan hệ giữa Thơ lẩu với các tục lệ, tín ngưỡng dân gian trong đám cưới ................................................................................................. 27 1.3.1. Thơ lẩu với tục chọn ngày, giờ cưới ........................................... 28 1.3.2. Thơ lẩu với tục chăng dây ............................................................ 28 1.3.3. Thơ lẩu với tục dâng tấm vải ướt khô ......................................... 29 1.3.4. Thơ lẩu với tín ngưỡng dân gian Tày .......................................... 30 Chƣơng 2: NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT CỦA CÁC BÀI THƠ LẨU Ở CHỢ ĐỒN - BẮC KẠN ................................................................. 33 2.1. Nội dung của các bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn ........................... 33 2.1.1. Thơ lẩu thay cho lời chào xã giao lịch sự ................................... 33 2.1.2. Thơ lẩu – lời khuyên dạy đạo lý, bổn phận làm người ............. 36 2.1.2.1. Lời khuyên về cách ứng xử trong quan hệ con cái cha mẹ .............................................................................................. 36 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.1.2.2. Lời khuyên về cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng ... 37 2.1.2.3. Lời khuyên về cách ứng xử trong quan hệ họ hàng ..... 39 2.1.2.4. Lời khuyên về cách ứng xử trong các quan hệ khác .... 42 2.1.3. Thơ lẩu thể hiện các vấn đề lịch sử - xã hội ............................... 43 2.2.1. Thời gian, không gian nghệ thuật ................................................ 45 2.2.1.1. Thời gian nghệ thuật ........................................................ 45 2.2.1.2. Không gian nghệ thuật ..................................................... 47 2.2.2. Ngôn ngữ ........................................................................................ 48 2.2.3. Hình ảnh, biểu tượng thơ .............................................................. 51 2.2.4. Thể thơ, nhan đề, nhịp điệu .......................................................... 57 2.2.5. Các biện pháp tu từ ........................................................................ 59 CHƢƠNG 3: THƠ LẨU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN GIAN Ở CHỢ ĐỒN – BẮC KẠN ............................................................... 63 3.1. Nguồn gốc, quá trình phát triển Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn .......... 63 3.1.1. Nguồn gốc ....................................................................................... 63 3.1.2. Quá trình phát triển........................................................................ 64 3.2. Diễn xướng Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn .......................................... 67 3.2.1. Môi trường diễn xướng ................................................................. 68 3.2.2. Nhân vật diễn xướng ..................................................................... 69 3.2.3. Trang phục diễn xướng ................................................................. 70 3.2.4. Hình thức diễn xướng .................................................................... 71 3.3. Một số nét đặc sắc trong Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn. ...................... 74 3.3.1. Đặc sắc trong lời Thơ lẩu .............................................................. 74 3.3.2. Đặc sắc trong diễn xướng Thơ lẩu ............................................... 79 3.4. Thơ lẩu trong tâm thức dân gian ở Chợ Đồn - Bắc Kạn ........................ 83 4.3. Một số định hướng góp phần bảo lưu, phát triển Thơ lẩu ở Chợ KẾT LUẬN....................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Nền văn học của mỗi quốc gia bao giờ cũng được cấu thành từ hai thành tố: văn học dân gian và văn học viết. Văn học Việt Nam hiện nay đã và đang từng bước phát triển với nhiều thành tựu. Trong đó, văn học dân gian là bộ phận quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công ấy. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều người nhầm tưởng rằng văn học dân gian không còn cơ hội tồn tại. Thực ra, văn học dân gian vẫn có bước tiến riêng, tuy đồ thị phát triển đôi khi chững lại hoặc chùng xuống. Hơn nữa, ở mỗi vùng miền, địa phương lại có một kho tàng văn học dân gian mang đậm bản sắc riêng song chưa được quan tâm, nghiên cứu đầy đủ, hệ thống. Nhiều loại hình dân gian chưa được giới thiệu rộng rãi và có nguy cơ bị mai một về giá trị. Thơ lẩu - hình thức dân ca nghi lễ độc đáo trong đám cưới người Tày, thuộc di sản văn hoá tinh thần Việt Nam nói chung, văn hoá Tày nói riêng cũng chịu chung số phận như vậy. Xưa nay, văn hóa Tày, truyện cổ tích Tày, truyện thơ Tày, hát Then, hát Lượn... đã trở thành đối tượng thu hút khá nhiều đề tài nghiên cứu, song Thơ lẩu của người Tày lại là vấn đề khoa học chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách hệ thống. Chúng tôi hi vọng luận văn thạc sĩ này sẽ cung cấp cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về một vấn đề khoa học có giá trị và hấp dẫn. Bắc Kạn là một trong những cái nôi của Thơ lẩu. Hiện nay, hoạt động văn hoá dân gian này chỉ còn xuất hiện ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa. Huyện Chợ Đồn (gồm 1 thị trấn, 21 xã) - nơi lưu giữ được khá nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống quý báu là địa bàn chúng tôi chọn để nghiên cứu. Là một học viên người dân tộc Tày, viết về Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn sẽ giúp tôi hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn giá trị 1 văn hoá phi vật thể của dân tộc mình. Đó cũng như một sự tri ân chân thành nhất mà tôi muốn gửi tới mảnh đất quê ngoại thân thương. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn “Thơ lẩu ở Chợ Đồn, Bắc Kạn” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Mong rằng qua công trình này, chúng tôi sẽ góp được một phần công sức bé nhỏ vào việc giới thiệu, gìn giữ và phát triển hình thức văn hóa dân gian đặc sắc của tộc người Tày ở một địa bàn miền núi. 2. Lịch sử vấn đề Cánh cửa bước vào kho tàng văn hóa dân gian Tày ở Việt Bắc đã được mở ra từ sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau Hội nghị bàn về công tác sưu tầm văn hóa dân gian Miền Bắc tháng 12 năm 1964. Kết quả của công cuộc nghiên cứu đó đã sưu tầm được một số thể loại văn học dân gian Tày như Then, Lượn, truyện cổ tích, Thơ lẩu... với khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học quy mô. Trong thời gian này, các công trình nghiên cứu về Thơ lẩu chưa nhiều, mới chỉ dừng lại ở một số bài viết đăng báo, song đây cũng là những nguồn tài liệu có giá trị. Thơ lẩu là tiếng hát được cất lên trong lễ đón dâu (lặp lùa) và đưa dâu (slống lùa) trong đám cưới của người Tày. Việc nghiên cứu về Thơ lẩu chỉ thật sự khởi sắc từ thập niên 70 của thế kỷ XX và được đánh dấu bởi bài viết “Dân ca đám cưới Tày – Nùng” của nhà sưu tầm Vi Quốc Bảo đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 3 - 1971. Đến năm 1973, NXB Việt Bắc ấn hành cuốn Dân ca đám cưới Tày Nùng do Nông Minh Châu sưu tầm, biên soạn, dịch hơn 100 bài hát đám cưới Tày - Nùng ra tiếng Việt. Cuốn sách trở thành tư liệu quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về dân ca đám cưới Tày - Nùng. Vi Quốc Bảo khi viết lời giới thiệu cuốn sách đã có những nhận xét, đánh giá, phát hiện xác đáng về nội dung, thi pháp, diễn xướng dân ca đám cưới Tày Nùng: Những bài hát đó kéo dài suốt quá trình đám cưới và chỉ kết thúc 2 khi các nghi thức đám cưới đã được thực hiện đầy đủ. Các bài hát đám cưới là một yêu cầu về sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Giá trị của những bài hát đó đã phản ánh, miêu tả xã hội và đời sống của dân tộc. Năm 1974, sở Văn hóa thông tin Việt Bắc phát hành cuốn Bước đầu tìm hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc, trong đó có bài “Nội dung của lượn” do Vi Hồng viết. Tác giả đã nhận xét rất tinh tế về Thơ lẩu: Thơ quan lang vừa cũ lại vừa mới lạ, lại vừa quen, vừa định hình mà lại linh hoạt biến đổi phù hợp... như vị khách du lịch... nhập gia tùy tục. Vi Quốc Bảo với bài “Những bài hát đám cưới - những bài thơ trữ tình”, cũng đã làm sáng tỏ chất trữ tình trong Thơ lẩu:“...đôi bên nam nữ giãi bày quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với các thủ tục, nghi lễ buổi đón dâu. Ở rất nhiều bài, đôi bên nam nữ còn giãi bày tâm trạng, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của mình đối với một vấn đề hệ trọng nhất của tuổi trẻ ở bất cứ thời đại nào: tình yêu, hôn nhân, gia đình, hạnh phúc” [41, tr. 59-60]. Tiếp đó, tác giả Lường Văn Thắng với bài “Tìm hiểu giá trị nội dung của một số bài thơ Quan lang” đã đưa ra nhận xét: “Thơ Quan lang của dân tộc Tày chẳng qua cũng là một phương thức phản ánh một quan niệm sống, một sự biết ơn, một sự ngợi ca, một sự khiêm tốn đáng quý... phản ánh một truyền thống đạo đức của dân tộc một cách tế nhị, duyên dáng mà kín đáo nhưng đậm đà”[41, tr.83]. Vi Hồng còn cho đăng loạt bài “Vài suy nghĩ về hát quan lang, lượn, phong slư”, “Thử tìm hiểu về nội dung của Lượn” trong Tạp chí Văn học số 3 - 1976 để giới thiệu và nói lên quan điểm của mình về nội dung tổ chức, hình thức cơ bản, nguồn gốc của loại hình. Như vậy, các bài viết về Thơ lẩu từ 1970 đến 1980 đã phần nào giúp cho chúng ta có cái nhìn tương đối toàn diện về hình thức này. Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở đi, thấm nhuần tinh thần văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V về việc khẳng định vị trí, vai trò của văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số trong nền văn hóa Việt Nam, các nhà nghiên cứu tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu Thơ lẩu trong một số tài 3 liệu nói về đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Tày ở các địa phương vùng Đông Bắc, như: Văn hoá Tày Nùng, Hà Văn Thư - Lã Văn Lô, NXB Văn hoá, H., 1984; Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc, Hoàng Quyết – Tuấn Dũng, NXB Văn hoá dân tộc, H., 1994; Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Hà Văn Viễn, NXB Văn hoá dân tộc, H.,2004… Trên khía cạnh này hay khía cạnh khác, các công trình cũng có nhắc tới Thơ lẩu, song dừng lại ở việc giới thiệu nó như một sản vật văn hoá vùng miền đặt bên cạnh loại hình văn hoá khác của dân tộc Tày mà không đi sâu tìm hiểu nội dung, nghệ thuật, vai trò, ý nghĩa. Năm 1996, cuốn Thơ lẩu, Triệu Đức Ngự, Hội văn học nghệ thuật Bắc Thái đã sưu tầm, biên soạn và dịch hoàn chỉnh 100 khúc hát ở vùng phía Bắc huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) và sắp xếp theo trình tự của đám cưới (đại lễ), đoàn đại diện nhà trai sang nhà gái đón dâu. Tiếp đó là công trình nghiên cứu của Nông Văn Nhủng, Tiếng ca người Bắc Kạn, ra đời nhân dịp kỉ niệm 100 năm thành lập tỉnh Bắc Kạn (1900 - 2000). Trong cuốn sách này, tác giả đã cung cấp một cái nhìn bao quát từ thơ ca đến kết cấu âm nhạc của hát Thơ lẩu trong đám cưới của dân tộc Tày - Nùng tỉnh Bắc Kạn. Cuốn Văn hóa dân gian Tày do Hoàng Ngọc La chủ biên, ấn hành năm 2002 cũng nhắc tới Thơ lẩu. Trong cuốn sách này, các tác giả chủ yếu tìm hiểu nguồn gốc và đặc trưng văn hóa người Tày ở Việt Nam. Cuốn Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh chủ biên, in năm 2006 xếp Thơ lẩu vào nhóm các bài ca hôn lễ, thuộc tiểu loại dân ca nghi lễ – phong tục và khẳng định: “Trong loại hình dân ca đám cưới của các dân tộc, thì loại hát quan làng của người Tày hoặc thơ lẩu của người Nùng là loại dân ca đám cưới có quy mô nhất” [25, tr. 672]. Tác phẩm đã giới thiệu trình tự, nội dung cơ bản của Thơ lẩu, có lấy một số câu hát làm dẫn chứng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những điểm sơ lược nhất, cũng như 4 cách tác giả cuốn sách giới thiệu về hình thức hát đám cưới của các dân tộc khác. Cuốn sách chưa chỉ ra nghệ thuật, diễn xướng của loại hình. Tất cả các tác phẩm trên đều là những công trình khoa học quan trọng, ít nhiều nghiên cứu về Thơ lẩu, song ở phạm vi rộng nên chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc. Các tác phẩm này đã tạo điều kiện bước đầu, là tiền đề gợi mở giúp chúng tôi nghiên cứu luận văn. Ngoài ra, Thơ lẩu còn được đề cập trên một số trang báo văn hóa nghệ thuật, báo địa phương và một số trang web trên internet. Đây là những bài viết chưa có tính chuyên biệt, phần nhiều chưa mang tính khoa học. Gần đây, việc sưu tầm, nghiên cứu Thơ lẩu từ góc độ văn học dân gian ở những địa phương cụ thể đã được quan tâm, nghiên cứu và có những đóng góp nhất định. Tiêu biểu như: Lê Thương Huyền với luận văn thạc sĩ “Thơ lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn” năm 2011, Đàm Thùy Linh với luận văn thạc sĩ “Hát quan lang của người Tày ở Thạch An, Cao Bằng” năm 2009. Hiện nay, Thơ lẩu vẫn còn tồn tại trong đời sống văn hóa tinh thần của người Tày ở Việt Bắc. Tại nhiều địa phương, Thơ lẩu vẫn được tiếp thu, sáng tạo và bổ sung. Thơ lẩu ở mỗi địa phương lại có sắc thái riêng nên nghiên cứu Thơ lẩu ở từng địa phương cụ thể chính là đi khám phá sự độc đáo, phong phú trong sự đa dạng, thống nhất của loại hình. Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn nay vẫn được lưu truyền. Nhưng bản thân những người diễn xướng lại không ghi chép đầy đủ tất cả các lời hát. Do đó, ngay ở các điểm văn hoá đa phương cũng chưa có một tài liệu nào thật sự đầy đủ, khoa học. Như vậy, . Tuy nhiên, các công trình trên chưa xem xét một cách đầy đủ về Thơ lẩu; đặc biệt là chưa có điều kiện 5 khảo cứu một cách hệ thống ở những địa bàn văn hóa cụ thể. Dù sao, đây vẫn là nguồn tư liệu quý báu, là những trang viết có tính chất gợi mở cho chúng tôi nghiên cứu luận văn. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi là phần lời và diễn xướng các bài Thơ lẩu sưu tầm được trong quá trình điền dã trong phạm vi một huyện miền núi: Chợ Đồn - Bắc Kạn. Các tư liệu đó đều là văn bản tiếng Tày và ít có cơ hội được diễn xướng trong đời sống dân gian nơi đây. Để có cái nhìn toàn diện, khách quan, chúng tôi chọn nghiên cứu thêm một số lời Thơ lẩu ở huyện Pác Nặm và Bạch Thông, Bắc Kạn để so sánh, đối chiếu khi cần thiết. 4. Mục đích nghiên cứu Với luận văn “Thơ lẩu ở Chợ Đồn, Bắc Kạn” chúng tôi mạnh dạn đặt ra các mục đích: Khám phá cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật các bài Thơ lẩu để hiểu được tâm tư, tình cảm, phong tục tập quán, tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ dân gian. Chỉ ra được vị trí, vai trò, nét độc đáo của Thơ lẩu trong đời sống văn hóa dân tộc Tày. Có một cái nhìn tổng thể, toàn diện và chân thực nhất về nghi lễ đám cưới cổ truyền của người Tày ở một địa phương cụ thể. Góp phần giới thiệu, gìn giữ, phát triển một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Tày. Trên cơ sở đó, mong rằng luận văn sẽ khơi dậy được phần nào tình yêu với văn hóa, văn học dân gian, góp một phần nhỏ bé vào việc gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tế, một số khái niệm có liên quan đến luận văn. 6 Tìm hiểu một số đặc điểm nội dung, nghệ thuật của những bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn. Khảo sát mối quan hệ giữa Thơ lẩu với các phong tục, nghi lễ trong đám cưới. Chỉ ra vị trí, vai trò của loại hình trong đời sống sinh hoạt văn hoá nhân dân. 6. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi tư liệu nghiên cứu: + Tư liệu do tác giả sưu tầm trong đời sống văn hoá dân gian ở Chợ Đồn – Bắc Kạn. + Tư liệu do tác giả sưu tầm trong đời sống văn hoá dân gian ở Pác Nặm – Bắc Kạn. + Tư liệu trong đời sống văn hoá dân gian ở Bạch Thông – Bắc Kạn do các công trình nghiên cứu khác sưu tầm. - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận văn này chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản, nghệ thuật tiêu biểu của các lời Thơ lẩu, hình thức diễn xướng Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn. Trong điều kiện cho phép, chúng tôi tìm hiểu thêm một số lời Thơ lẩu ở Pác Nặm và Bạch Thông - Bắc Kạn để so sánh, đối chiếu khi cần thiết. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Chúng tôi tiếp cận chủ yếu theo quan điểm nghiên cứu ngữ văn tức là dựa vào thành tố ngôn từ (lời Thơ lẩu) để khảo cứu. Tuy nhiên, Thơ lẩu là loại hình diễn xướng tổng hợp và tồn tại không tách rời đời sống văn hoá của người Tày, vì thế tiếp cận đối tượng theo quan điểm văn hoá học là cần thiết. Đặc trưng của nghiên cứu theo quan điểm văn hoá học là tiếp cận liên ngành, nghĩa là xem xét đối tượng từ nhiều góc độ khác nhau. 7 - Trên bình diện phương pháp cụ thể, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau: + Phương pháp khảo sát thống kê. + Phương pháp phân tích, tổng hợp. + Phương pháp điền dã văn học. + Phương pháp nghiên cứu liên ngành. 8. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu hệ thống về Thơ lẩu - một hình thức văn hóa, nghệ thuật dân gian độc đáo của người Tày ở Chợ Đồn – Bắc Kạn. Trong quá trình nghiên cứu, qua khảo sát điền dã, tác giả luận văn đã thu thập được một số lượng đáng kể những bài Thơ lẩu. Kết quả khảo sát thực tế trên là cơ sở khoa học để tác giả luận văn bước đầu đề xuất hướng bảo tồn và phát huy giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc Tày nói chung, trong đó có dân tộc Tày ở Chợ Đồn – Bắc Kạn. 9. Bố cục MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tế của việc tìm hiểu Thơ lẩu ở Chợ Đồn - Bắc Kạn. Chương 2: Nội dung và nghệ thuật của các bài Thơ lẩu ở Chợ Đồn – Bắc Kạn. Chương 3: Thơ lẩu trong đời sống văn hóa dân gian ở Chợ Đồn – Bắc Kạn. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 8 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA VIỆC TÌM HIỂU THƠ LẨU Ở CHỢ ĐỒN - BẮC KẠN Thơ lẩu là một hình thức văn hoá dân gian đặc sắc của người Tày, trong đó có người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn. Nó là sản phẩm của quá khứ, hiện tại và vẫn còn khả năng phát triển trong tương lai. Thơ lẩu là cái bóng, là sự khúc xạ hiện thực cuộc sống. Sự vận động phát triển của Thơ lẩu phụ thuộc vào sự phát triển của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Nghiên cứu về Thơ lẩu, trước tiên phải tìm hiểu những khái niệm có liên quan và cuộc sống của người Tày ở địa phương. Đây là cơ sở lý luận và thực tế cho việc nghiên cứu luận văn. 1.1. Môi trƣờng tự nhiên, xã hội, văn hóa 1.1.1. Môi trường tự nhiên “Con người sống dựa vào thiên nhiên, như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể của con người, để khỏi phải chết con người phải ở trong quá trình trao đổi với cơ thể đó” [34, tr.27]. Tự nhiên không những là môi trường sống, mà còn là đối tượng để con người tác động, sản xuất ra của cải vật chất, phát triển xã hội và hình thành nên đời sống văn hóa của mình. Như vậy, tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và tồn tại của văn hoá, văn học nghệ thuật dân tộc. Thiên nhiên Bắc Kạn khá đa dạng, phong phú, với nhiều tiềm năng kinh tế, du lịch. Với trên 80% diện tích là đồi núi, có hệ thống núi đá, núi đất xen kẽ nhau khá phức tạp. Từ ngàn xưa, núi rừng Bắc Kạn đã được biết đến là một kho tài nguyên động, thực vật vô giá của đất nước. Rừng Bắc Kạn có tổng diện tích 235.200 ha, độ che phủ 49% diện tích [13]. Thị xã Bắc Kạn nằm trên trục đường quốc lộ số 3, cách Hà Nội 166 km về phía Bắc. Cách thị xã Bắc Kạn 46 km, hướng Tây Bắc là huyện miền núi Chợ Đồn. Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Kạn. Phía Đông giáp 9 huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn. Phía Nam giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên). Phía Tây giáp huyện Chiêm Hóa, Na Hang (Tuyên Quang). Phía Bắc là huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Huyện có diện tích 912 km2 . Các đơn vị hành chính gồm 1 huyện lỵ (thị trấn Bằng Lũng) và 21 xã (xã Bình Trung, xã Yên Nhuận, xã Nghĩa Tá, xã Lương Bằng, xã Phong Huân, xã Yên Mỹ, xã Đại Xảo, xã Bằng Lãng, xã Đông Viên, xã Rã Bản, xã Phương Viên, xã Ngọc Phái, xã Yên Thượng, xã Yên Thịnh, xã Bản Thi, xã Quảng Bạch, xã Bằng Phúc, xã Tân Lập, xã Đồng Lạc, xã Xuân Lạc, xã Nam Cường). Thị trấn Bằng Lũng nằm cách thị xã Bắc Kạn 45 km về hướng Tây theo đường tỉnh lộ 257. Tuyến giao thông chính là tỉnh lộ 254 đi qua huyện ly, đi về hướng Bắc là huyện Ba Bể, về hướng Nam là huyện Định Hóa (Thái Nguyên). Huyện Chợ Đồn mang đầy đủ đặc điểm tự nhiên, thiên nhiên Bắc Kạn. Khí hậu Chợ Đồn là khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuần hoàn theo bốn mùa rõ rệt. Mùa hạ hơi nóng, mưa nhiều, mùa đông khô hanh, lạnh lẽo. Độ ẩm trung bình trong năm cao, nguồn nước dồi dào, lượng mưa lớn, mật độ sông, suối tương đối dày. Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ động, thực vật. Thực vật nơi đây đa dạng, phong phú với các loại cây lấy gỗ, cây dược liệu… Động vật trước kia có nhiều loại thú quý, nhiều loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam như gà lôi trắng, voọc mũi hếch… Tiếc rằng do nhiều nguyên nhân mà nguồn tài nguyên này đã bị suy giảm nghiêm trọng. Đến nay việc trồng, bảo vệ rừng đã và đang được các cấp chính quyền, nhân dân quan tâm theo chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra. Môi trường núi rừng tự nhiên đã giúp Chợ Đồn - Bắc Kạn có được cái nôi vật chất nuôi sống đồng bào, đồng thời là đất mẹ sản sinh ra một nền văn hóa miền núi đặc trưng, trong đó có Thơ lẩu. 1.1.2. Môi trường xã hội Xét trên bình diện khảo cổ học - lịch sử, với các bằng chứng khảo cổ tìm được cho tới nay, tuy mới chỉ là bước đầu và còn ít ỏi, nhưng đã khẳng định 10 sự có mặt từ rất sớm của người Tày cổ ở Bắc Kạn. Truyện “Tài Ngào” lưu truyền ở Chợ Đồn - Bắc Kạn kể rằng: Xa xưa, người khổng lồ Tài Ngào đã chọn mảnh đất này để làm ruộng. Những mỏm đá to lô nhô nằm giữa các con suối - đầu nguồn dòng sông Cầu, ở phía Bắc xã Phương Viên là đàn trâu của Tài Ngào đằm ở đó. Như vậy, chính những người Tày cổ cùng với sự phát triển của lịch sử, đã lao động cần cù và đấu tranh không ngừng để sáng tạo ra một nền văn hoá giàu sức sống và đậm sắc thái bản địa, cũng như đóng góp trực tiếp vào nền văn minh Đông Sơn – Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Xét về nguồn gốc lịch sử, người Tày Bắc Kạn gồm 3 bộ phận là: bộ phận người Tày cổ bản địa, bộ phận người Tày gốc Kinh ở miền xuôi lên, bộ phận Tày từ Quảng Tây (Trung Quốc) đến lập nghiệp [52, tr.46]. Huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có dân số là 46.000 người (năm 2004) [4, tr.8]. Nơi đây có số lượng người Tày cư trú đông, chủ yếu thuộc bộ phận người Tày cổ bản địa [14]. Họ đã sáng tạo ra nghề nông lúa nước và xây dựng nền văn hoá truyền thống địa phương. Họ sống theo gia đình. Các gia đình lại sống quần tụ với nhau tạo nên các làng bản ở ven đồi, ven suối. Bản có thể ít hoặc nhiều hộ, địa giới có thể dài, rộng cả cây số do địa hình chia cắt. Xã hội phát triển, do sự cộng cư và giao lưu văn hoá, giờ đây cư dân Chợ Đồn - Bắc Kạn còn có người Kinh, Dao Đỏ, Nùng... cùng sinh sống. Trong đó có một bộ phận nhỏ những người khác tộc đã chuyển hoá thành người Tày. Họ sống đoàn kết, thương yêu, tiếp thu văn hoá của nhau và tạo nên đại gia đình các dân tộc anh em trên mảnh đất thân yêu này. Kinh tế huyện Chợ Đồn vẫn lấy nông nghiệp làm chủ đạo, do địa hình thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên khả năng phát triển về công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế. Người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn sống chủ yếu nhờ trồng trọt, thu hái nông thổ sản, sau nữa là chăn nuôi, làm thủ công gia đình. Họ sống bằng nghề nông nhưng thạo một số nghề thủ công truyền thống như: đan lát, dệt vải, đan lưới, cất rượu... 11 Nếu trước đây, kinh tế của đồng bào ở Chợ Đồn - Bắc Kạn là tự cung tự cấp thì ngày nay, họ sản xuất không những đáp ứng đủ nhu cầu mà còn để trao đổi, mua bán. Những buổi chợ phiên được tổ chức cách nhau 5 ngày thường thu hút rất đông người. Đồng bào đến chợ không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn đi chơi chợ. Nhiều đôi trai gái đã nên vợ nên chồng sau những buổi chợ phiên. Chợ phiên là một nét sinh hoạt văn hoá đặc trưng của đồng bào miền núi Bắc Kạn. Trong những năm gần đây (từ năm 2000 đến nay) tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng phát triển kinh tế tại huyện Chợ Đồn, trong đó kêu gọi các nhà đầu tư tiến hành thăm dò và khai thác các nguồn lợi về khoáng sản (nhiều nhất là quặng sắt, chì...), nên kinh tế huyện Chợ Đồn đã có bước tiến vượt bậc, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Kạn. Chính sự phát triển của môi trường xã hội mà người Tày ở Chợ Đồn Bắc Kạn đã tiếp cận được với tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác, dựa trên nền văn hoá truyền thống lâu đời để hình thành, củng cố, phát triển văn hoá xã hội Tày nói chung, Thơ lẩu nói riêng. 1.1.3 Đời sống văn hóa Người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn có một đời sống văn hoá vật chất khá đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Về nhà ở, nhà sàn là kiểu nhà truyền thống của người Tày. Ngày nay, một bộ phận người Tày ở gần chợ và dọc trục đường giao thông còn xây dựng nhà đất, nhà sàn cải tiến. Nhưng nhìn chung, nhà sàn truyền thống vẫn được ưa chuộng. Nhà sàn đã gắn với đời sống, nghi lễ, phong tục của đồng bào. Trước kia, họ thường xây dựng chuồng trại chăn nuôi ngay dưới gầm nhà để dễ dàng chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. Ngày nay, do nhận thức tiến bộ hơn, chuồng trại chăn nuôi được đồng bào tách khỏi khu ở. Đồng bào còn xây dựng các công trình phụ khác: nhà kho, giếng nước, nhà vệ sinh... 12 Về trang phục, xa xưa, người Tày mặc quần áo vải chàm, tự khâu lấy. Ngày nay, quần áo dân tộc không còn phổ biến. Họ ăn mặc theo kiểu thời trang phổ thông. Những đám cưới ăn mặc kiểu truyền thống đã dần ít đi. Người Tày có nghệ thuật ẩm thực khá phong phú. Bên cạnh những món ăn truyền thống, họ còn sáng tạo thêm các món ăn hợp khẩu vị. Nhiều phụ nữ, thầy cúng kiêng không ăn thịt trâu, bò, chó, mèo... cũng không đem những thức ăn chế biến từ loại thịt này cúng thánh thần, gia tiên, bởi họ coi đó là đồ ăn uế tạp, hoặc do tâm lý không ăn thịt động vật nuôi có ích, gần gũi. Đồ uống của người Tày cũng khá đa dạng. Ngoài nước đã đun, các loại chè tự trồng và sao được, họ còn nấu, cất rượu để dùng trong các dịp lễ hội, tụ tập sinh hoạt. Chè và rượu là hai thức uống phổ biến, sang trọng trong sinh hoạt văn hoá Tày. Người Tày rất coi trọng văn hoá tinh thần. Trong văn hoá ứng xử, đồng bào trọng đạo nghĩa. Hầu hết mỗi dòng họ đều có gia phả, thứ bậc theo chi nhánh, chứ không theo quan niệm ai sinh ra trước là anh, là chị. Con cái phải hiếu nghĩa với cha mẹ, vợ chồng phải chung thuỷ sắt son, anh em phải thuận hoà, đoàn kết. Hàng xóm, bạn bè cũng coi như người trong gia đình “tối lửa tắt đèn có nhau”. Người Tày đã tiếp thu cái hay, cái đẹp trong đạo đức lễ giáo để xây dựng văn hoá ứng xử của dân tộc mình. Người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn rất thích sinh hoạt tập thể như vui chơi, ca hát. Họ hát Then, hát Lượn, hát đối đáp trong các dịp lễ hội, văn nghệ quần chúng. Đám cưới hay đám ma đều có các bài ca nghi lễ. Họ cũng có tiếng nói, từng có chữ viết riêng dùng trong giao tiếp và sáng tác văn học nghệ thuật. Ngoài ra, họ còn dùng tiếng phổ thông để tiện cho việc học tập, giao lưu, sản xuất hay trao đổi mua bán. Do tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, người Tày ở Chợ Đồn- Bắc Kạn đã hình thành cho cộng đồng của mình một nền văn hoá phong phú, đậm bản sắc dân tộc. Thơ lẩu là một hình thức văn hóa tồn tại từ bao đời, nên dấu 13 ấn của tự nhiên, xã hội, văn hóa được phản ánh khá rõ trong các bài hát và chi phối sự tồn tại, phát triển của loại hình. Cuộc sống hiện đại làm cho môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội có nhiều thay đổi, Thơ lẩu cũng ít nhiều bị biến đổi và mất dần đi các giá trị vốn có. Do đó, yêu cầu khôi phục, giáo dục ý thức giữ gìn, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc đang trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi các cấp chính quyền và nhân dân địa phương phải cùng phối hợp thực hiện. 1.2. Khái quát về Thơ lẩu và nghi lễ đám cƣới của ngƣời Tày 1.2.1. Khái niệm Thơ lẩu * Tên gọi Người Tày gọi dân ca đám cưới bằng nhiều tên khác nhau. Có nơi gọi là “Lượn lẩu” (Lượn trong đám cưới), cũng có nơi gọi là “Lượn pú ta” (Lượn Quan làng) [26]. Người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn thì gọi là “Thơ lẩu” (Thơ đám cưới) để phân biệt hát đám cưới với các loại lượn hát trong đời sống, lễ hội hàng ngày. Theo tiếng Tày, Thơ lẩu có nghĩa là thơ uống rượu và cũng có nghĩa là thơ cưới xin. “Thơ lẩu” còn được gọi là “Hát Quan làng”. Sở dĩ có tên gọi này là vì “Thơ lẩu” trong đám cưới chủ yếu được một Quan làng đại diện cho nhà trai và một Pả mẻ đại diện cho nhà gái hát đối đáp với nhau. Trong đó phần hát của Quan làng là nhiều hơn. Cách gọi này giúp hát đám cưới không thể nhầm lẫn với các loại hình khác, bởi tên gọi “Hát Quan làng” đã gắn chặt với cách gọi tên người diễn xướng của loại hình. “Hát Quan làng” cũng là cách người Thái Trắng (Tày Khao) gọi dân ca đám cưới của mình. Cách gọi này khá phổ biến ở một số xã vùng Đông Bắc của huyện Chợ Đồn (xã Phương Viên, xã Đông Viên, xã Rã Bản) – nơi có một bộ phận người Thái Trắng (Tày Khao) đến định cư. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh lại phân định rạch ròi “hát quan làng của người Tày, thơ lẩu của người Nùng” [25, tr.672]. Trong Văn hoá Tày Nùng, Hà Văn Thư - Lã Văn Lô cũng gọi thơ ca đám cưới của người Tày là “xướng quan làng” hay “thơ quan làng” [47, tr.88]. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan