Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thông tin chủ quyền biển đảo trên kênh vtv đà nẵng (khảo sát từ 012013 đến 06201...

Tài liệu Thông tin chủ quyền biển đảo trên kênh vtv đà nẵng (khảo sát từ 012013 đến 062013).

.PDF
146
136
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------VĂN CÔNG NGHĨA THÔNG TIN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN KÊNH VTV ĐÀ NẴNG (KHẢO SÁT TỪ 01/2013 ĐẾN 06/2013) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học Hà Nội-2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VĂN CÔNG NGHĨA THÔNG TIN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN KÊNH VTV ĐÀ NẴNG (KHẢO SÁT TỪ 01/2013 ĐẾN 06/2013) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. DƢƠNG XUÂN SƠN Hà Nội-2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn này là của riêng tác giả luận văn. Trong luận văn này, tôi có sử dụng một số trích dẫn từ tài liệu tham khảo. Các trích dẫn đó đều đƣợc ghi rõ nguồn cụ thể. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2014 DANH MỤC BẢNG BIỂU 1.1. Sơ đồ tổ chức của VTV Đà Nẵng 2.2. Số lƣợng tin, bài, chƣơng trình phát sóng trên kênh VTV Đà Nẵng từ 01/2013 đến 06/2013 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 3 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 4 1.1. Yêu cầu về thông tin chủ quyền biển đảo đang đƣợc tăng cƣờng ..... 4 1.2. VTV Đà Nẵng với công tác thông tin chủ quyền biển đảo................ 6 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ......................... 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................. 14 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 14 5. Đóng góp của luận văn ................................................................... 15 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 15 7. Cấu trúc luận văn ............................................................................ 16 CHƢƠNG 1: CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ VAI TRÕ CỦA VTV ĐÀ NẴNG TRONG THÔNG TIN CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ........................... 17 1.1. Chủ quyền biển đảo ........................................................................ 17 1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc trong hoạt động thông tin về chủ quyền biển đảo ................................................................................ 36 1.3. Vai trò của VTV Đà Nẵng trong công tác thông tin chủ quyền biển đảo ................................................................................................... 38 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO TRÊN KÊNH VTV ĐÀ NẴNG ............................................................ 49 2.1. Nội dung thông tin .......................................................................... 49 2.2. Hình thức thông tin ......................................................................... 86 2.3. Đánh giá chung ............................................................................... 99 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRÊN KÊNH VTV ĐÀ NẴNG THỜI GIAN TỚI .................................................. 106 3.1. Mục tiêu ........................................................................................ 106 1 3.2. Phƣơng hƣớng ............................................................................... 108 3.3. Giải pháp ....................................................................................... 112 KẾT LUẬN ................................................................................................... 123 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 126 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................... 130 DANH MỤC TÁC PHẨM THÔNG TIN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRÊN KÊNH VTV ĐÀ NẴNG TỪ 01/2013 ĐẾN 06/2013 ....................... 130 PHỤC LỤC 2 ................................................................................................ 133 BẢN ĐỒ PHỦ SÓNG CỦA KÊNH VTV ĐÀ NẴNG ................................ 133 BẢN ĐỒ TÁC NGHIỆP CỦA VTV ĐÀ NẴNG ......................................... 134 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á GS. : Giáo sƣ PGS : Phó giáo sƣ TS. : Tiến sĩ PTL : Phim tài liệu PS : Phóng sự PSN : PS ngắn VTV : Đài truyền hình Việt Nam VTV1 : Kênh Thời sự, chính trị tổng hợp, Đài truyền hình Việt Nam VTV2 : Kênh Khoa học và Giáo dục, Đài truyền hình Việt Nam VTV3 : Kênh Thể thao, giải trí, thông tin kinh tế, Đài truyền hình Việt Nam VTV4 : Kênh truyền hình đối ngoại, Đài truyền hình Việt Nam VTV5 : Kênh truyền hình tiếng dân tộc, Đài truyền hình Việt Nam VTV6 : Kênh kênh truyền hình Thanh thiếu niên, Đài truyền hình Việt Nam VTV Đà Nẵng: Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Yêu cầu về thông tin chủ quyền biển đảo đang đƣợc tăng cƣờng Biển và hải đảo là một bộ phận không thể tách rời, luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Ý chí, khát vọng và quyết tâm nhiều đời mở mang bờ cõi, giữ vững biên cƣơng, trong đó có vùng biển, vùng trời và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc đã thể hiện rất rõ trong tiến trình lịch sử dựng nƣớc, giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam. Là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của biển Đông, Việt Nam có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có đƣờng bờ biển trên 3.260 km (không kể các đảo), trải dài từ Bắc xuống Nam. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam khoảng 1.000.000 km² biển Đông. Vùng biển Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trƣờng Sa đƣợc phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển đấ nƣớc. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nƣớc thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển, chiếm 42% diện tích(đất liền) và 45% số dân cả nƣớc, khơảng 15,5 triệu ngƣời sống ở đới bờ, 16 vạn ngƣời ở đảo. Theo quy định của Công ƣớc về Luật biển 1982, Việt Nam không chỉ có phần lục địa mà còn có cả vùng biển rộng trên 1 triệu km2, chiếm khoảng 30% diện tích biển Đông, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trƣờng sinh tồn và phát triển của dân tộc ta. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển có vai trò, vị trí rất quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hƣởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng của nƣớc ta. Sinh thời, 4 Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Ngày trƣớc ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tƣơi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó". Theo lời dạy của Bác, ngày nay Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định: Công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam là việc hết sức cần thiết, cấp thiết và lâu dài. Đó là công cuộc tuyên truyền về lòng yêu nƣớc, về lòng tự hào và trách nhiệm công dân của mỗi ngƣời Việt Nam đối với chủ quyền của đất nƣớc mình. Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tƣ ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” với 3 quan điểm chỉ đạo và 9 nhiệm vụ, giải pháp trong định hƣớng, tổng quát là: Đến năm 2020, phấn đấu đƣa nƣớc ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nƣớc giàu mạnh. Để thực hiện mục tiêu đó, rất nhiều giải pháp đã đƣợc triển khai, bao gồm cả việc tăng cƣờng hơn nữa hoạt động thông tin, tuyên truyền về biển đảo, đặc biệt là công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc với sự tham gia của các cơ quan báo chí, phƣơng tiện truyền thông đại chúng; trong đó, truyền hình với những lợi thế của mình giữ vai trò hết sức quan trọng. Việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam đang đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm. Thời gian qua, các cấp ngành, các cơ quan báo chí, các đài truyền hình, trong đó có VTV Đà Nẵng cũng đã liên tục chuyển tải nhiều thông tin về biển đảo nói chung, về hoạt động bộng bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo nói riêng đến đông đảo công chúng trong, ngoài nƣớc. Hoạt động thông tin về chủ quyền biển đảo là một trong những “mặt trận” quan trọng góp phần hƣớng đến và đạt đƣợc mục tiêu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc 5 độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Song đây cũng là khu vực đang diễn ra nhiều hoạt động tranh chấp chủ quyền, biển đảo giữa các quốc gia trong khu vực biển Đông, trong đó có Việt Nam. Chẳng những không hề giảm xuống, mà vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia đang ngày càng căng thẳng hơn với nhiều hoạt động leo thang, đe dọa đến hòa bình, an nình khu vực và thế giới. Thời gian qua, việc thông tin về chủ quyền biển đảo trên sóng của VTV Đà Nẵng đã mang lại những hiệu quả nhất định, đóng góp cho sự phát triển và ổn định trong toàn vùng. Tuy nhiên, nhìn vào bối cảnh trong nƣớc và quốc tế cũng nhƣ yêu cầu về công tác thông tin, tuyên truyền của Đảng, Nhà nƣớc hiện nay, công tác này ở VTV Đà Nẵng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Vì vậy, phát huy vai trò của VTV Đà Nẵng trong việc thông tin về chủ quyền biển, đảo là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách hiện nay. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác thông tin về chủ quyền biển đảo nói chung, thông tin về chủ quyền biển đảo trên sóng VTV Đà Nẵng nói riêng. 1.2. VTV Đà Nẵng với công tác thông tin chủ quyền biển đảo VTV Đà Nẵng- tên viết tắt của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, địa bàn hoạt động tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là một trong 5 trung tâm truyền hình khu vực trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam. VTV Đà Nẵng có nhiều thuận lợi và cũng mang trách nhiệm lớn trong công tác thông tin về biển đảo nói chung, về chủ quyền biển đảo nói riêng đến với công chúng trong và ngoài nƣớc. Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam với 8 tỉnh, thành giáp biển Đông, kéo dài từ thành phố Đà Nẵng đến hết tỉnh Ninh Thuận có chiều dài bờ biển khoảng 800 km. Đây là một trong 6 những khu vực có vị trí quan trọng, lợi thế lớn về tiềm năng, giá trị từ biển và hải đảo. Một trong những mảng thông tin đáng chú ý mà VTV Đà Nẵng đã thể hiện đƣợc dấu ấn của mình trong quá trình thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc VTV giao là thông tin về chủ quyền biển, đảo. Dù đã có những thành quả đáng ghi nhận, nhƣng so với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, bối cảnh mới, công tác thông tin về chủ quyền biển đảo của VTV Đà Nẵng cần tiếp tục đƣợc đổi mới theo hƣớng ngày càng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả về nội dung, hình thức, thời lƣợng. Có nhƣ thế mới từng bƣớc đáp ứng đƣợc lòng mong đợi của đông đảo công chúng trong và ngoài nƣớc. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề biển đảo và chủ quyền biển đảo cho đến nay luôn là đề tài “nóng”, nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời. Trong đó, các học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, có cả những cây viết không chuyên … đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu, xuất bản dƣới dạng sách, báo, tài liệu, tạp chí, bài viết... Các đề tài, công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến biển đảo, trong đó có chủ quyền biển đảo trên nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Đến nay, số tài liệu, công trình nghiên cứu ngày càng nhiều hơn, tiêu biểu cho các công trình nghiên cứu về chủ quyền biển đảo có: Nguyễn Thái Anh chủ biên, 2012, Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội. Cuốn sách đƣợc chia làm ba phần gồm: Phần thứ nhất là Những cứ liệu lịch sử quan trọng. Các vấn đề đƣợc đề cập trong phần này bao gồm việc xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa đƣợc nêu ra cụ thể trong cuốn sách này cũng nhƣ nhiều công trình nghiên cứu khác của các học giả. Phần thứ hai là Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Phần này chủ yếu nêu rõ lập trƣờng quan điểm của Việt Nam trong 7 giải quyết các tranh chấp liên quan trên biển Đông; Phần ba đề cập đến Biển đảo Việt Nam trong Văn chƣơng – Thơ ca – Âm nhạc. PGS-TS Nguyễn Văn Kim (chủ biên), 2011, Người Việt với biển, NXB Thế giới, Hà Nội. Dƣới góc độ nghiên cứu lịch sử, tác phẩm “Ngƣời Việt với biển” đã tập trung khai thác và lí giải mối quan hệ giữa đất nƣớc Việt Nam, dân tộc Việt Nam với thế giới bên ngoài qua con đƣờng biển. Ba nhóm nội dung mà tác phẩm lần lƣợt đề cập đến là: Cơ tầng văn hóa biển của cƣ dân Việt qua các thời kỳ, quan hệ giao thƣơng của Việt Nam qua các thời kỳ và chủ quyền và an ninh biển đƣợc đề cập dƣới góc độ xuyên suốt chiều dài lịch sử. Nguyễn Việt Long, 2012, Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm này, thông qua việc phác họa toàn cảnh Biển Đông và nêu bật tầm quan trọng của hai quần đảo, tác giả đã vận dụng công pháp quốc tế để phân tích lập trƣờng các bên có liên quan qua các thời kỳ lịch sử, đồng thời trình bày các giải pháp hợp lý nhằm giải quyết mọi tranh chấp theo chiều hƣớng tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài phán chính đáng của các bên trên Biển Đông, gìn giữ hòa bình và an ninh cho toàn khu vực. Nhiều tác giả, 2010, Biển Đông và hải đảo Việt Nam (kỷ yếu), NXB Tri Thức, Hà Nội. Đây là kỉ yếu tọa đàm khoa học của một hội thảo cùng tên, do NXB Tri Thức kết hợp cùng CLB Phaolo Nguyễn Văn Bình tổ chức vào 24 và 25/7/2009 tại TP Hồ Chí Minh, đa phần là báo cáo của các nhà nghiên cứu độc lập đề cập tới lịch sử chủ quyền và tính phi lý của yêu sách "đƣờng lƣỡi bò" của Trung Quốc. Nhiều tác giả, 2011, Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Đây là cuốn sách sƣu tập các công trình nghiên cứu cùng các bài báo và tƣ liệu cập nhật về chủ 8 quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Cuốn sách đƣa các góc nhìn lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền biển đảo của ngƣời Việt. Các tập sách có nhiều hình ảnh, bản đồ, có phần phụ lục phong phú, cung cấp các văn bản pháp lý quốc tế, các tƣ liệu và kiến thức cơ bản về biển đảo. Đặc biệt, sách còn có phần biên niên sử, tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện trong lịch sử có liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Quỹ nghiên cứu biển Đông, 2012, Việt Nam và tranh chấp biển Đông, Nxb Tri thức, Hà Nội. Sách là tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả, cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới nhất về tình hình tranh chấp trên Biển Đông thông qua một tập hợp các bài viết của các thành viên của Quỹ Nghiên cứu biển Đông, trong đó nhấn mạnh đến chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, tham vọng của Trung Quốc và các quốc gia chung biển Đông và đề xuất một số giải pháp giải quyết tranh chấp. TS. Nguyễn Nhã, 2007, Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, Báo Tuổi trẻ số ra ngày 6.12.2007. Bài báo của TS Nguyễn Nhã đã đƣa ra nhiều bằng chứng, căn cứ thuyết phục khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam. TS. Nguyễn Nhã, 2002, Quá trình xác lập chủ quyền của Viêt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, (Luận án tiến sỹ), Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. Với đề tài này, tác giả đi sâu nghiên cứu những tƣ liệu minh chứng và những hoạt động cùng những lời khẳng định của nhà nƣớc Việt Nam về việc xác lập, chiếm hữu, bảo vệ chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa trong quá trình lịch sử khi chƣa có sự xâm phạm của nƣớc ngoài và trong thời kỳ bị xâm phạm chủ quyền. Qua đó trình bày những luận điểm, luận cứ, luận chứng về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa . 9 Nguyên Ngọc, 2011, Có một con đường mòn trên biển Đông, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Ký sự này nguyên là kịch bản phim tài liệu nói về con đƣờng bí mật vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam xuyên biển Đông trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Đặng Đình Quý (chủ biên), 2010, Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực , Nxb Thế giới. Sách chủ yếu đề cập đến ý nghĩa của biển Đông trong bối cảnh thế giới hiện nay, vấn đề hợp tác quốc tế, quan điểm của một số quốc gia liên quan trong vấn đề hợp tác biển Đông nhằm đảm bảo an ninh cho khu vực biển Đông vì hòa bình, phát triển. Đặng Đình Quý (chủ biên), 2011, Biển Đông: Hướng tới một Khu vực Hòa bình, An ninh và Hợp tác, Nxb Thế giới . Sách tập trung vào các chủ đề chính sau: Tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh môi trƣờng chiến lƣợc đang thay đổi; những diễn biến ở biển Đông gần đây và hệ lụy đối với an ninh và thịnh vƣợng ở khu vực; các vấn đề pháp lý quốc tế trong các tranh chấp ở biển Đông; quá trình giải quyết tranh chấp, xây dựng lòng tin và phƣơng thức thúc đẩ y hợp tác khu vực. Đặng Đin ̀ h Quý (chủ biên), 2012, Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế, Nxb Thế giới . Đây cũng là kết quả của Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba, nội dung tập trung vào sáu nhóm chủ đề chính: Tầm quan trọng của Biển Đông với thế giới và khu vực; Lợi ích của các bên trong và ngoài khu vực ở biển Đông; Những diễn biến gần đây ở biển Đông; Những khía cạnh pháp lý quốc tế c ủa tranh chấp ở biển Đông; Giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột ở biển Đông; Phƣơng cách và biện pháp thúc đẩy hợp tác ở biển Đông. Đinh Kim Phúc, 2012, Hoàng Sa – Trường Sa: Luận cứ và sự kiện, Nxb Thời Đại, Hà Nội. Sách cung cấp một số thông tin cơ bản về vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa - Trƣờng Sa: Vấn đề tên gọi trên biển Đông, vị 10 trí địa lý - chính trị trên biển Đông, các giải pháp vấn đề biển Đông cho Hoàng Sa và Trƣờng Sa khẳng định lãnh thổ, giới hạn đối với các nƣớc láng giềng. TS Trần Nam Tiến, 2011, Hoàng Sa, Trường Sa hỏi và đáp, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Sách đƣợc trình bày dƣới dạng câu hỏi và trả lời, súc tích nhƣng giàu thông tin về hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa. Đặc biệt sách có công bố một số bản đồ của châu Âu và Trung Quốc từ thế kỷ XVII cho thấy chủ quyền của Đại Việt đối với hai “Bãi Cát Vàng” nằm ở “Giao Chỉ dƣơng” này. PGS-TS Trần Ngọc Toản, 2011, Biển Đông yêu dấu, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Thông qua câu chuyện kể về một chuyến khảo sát biển Đông từ Bắc vào Nam của cậu học sinh nhằm trang bị những kiến thức ban đầu về biển cho các bạn học sinh và những ai thích tìm hiểu về biển. TS Trần Công Trục (chủ biên), 2012, Kỷ yếu Hoàng Sa, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Bốn phần chính của sách là “Hoàng Sa là của Việt Nam”, “Công tác quản lý nhà nƣớc đối với quần đảo Hoàng Sa”, “Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử” và “Ngƣời Đà Nẵng với Hoàng Sa”. TS Trần Công Trục (chủ biên), 2012, Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Sách chủ yếu đề cập đến vị trí và vai trò của biển, đảo Việt Nam trong biển Đông; việc xác lập các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trƣờng Sa; tranh chấp biển Đông: Thực trạng và giải pháp. TS Nguyễn Nhã (Hãn Nguyên Nguyễn Nhã), 2013, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Sách đƣa ra nhiều cứ liệu tiếp tục khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trƣờng Sa là của Việt Nam. 11 Nhìn chung, đây là những công trình quy mô, những tài liệu có giá trị về nhiều mặt, phần lớn mang tính tổng thể, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình đấu tranh gìn giữ, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên biển Đông, một vùng biển đang “dậy sóng” với những căng thẳng, leo thang chính trị đang gia tăng từng ngày. Ngoài ra, còn phải kể đến nhiều cuộc hội thảo quốc gia, quốc tế về chủ đề biển Đông, điển hình là: Hội thảo quốc gia về biển Đông lần thứ nhất tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2009, lần thứ hai tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2011; Hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ nhất tại Hà Nội tháng 11 năm 2009, lần thứ hai tại Tp Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2010, lần thứ ba tại Hà Nội tháng 11 năm 2011, lần thứ tƣ tại Tp Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2012; mới đây là hội thảo quốc tế về biển Đông tại Đà Nẵng (cuối 2012), tại Quảng Ngãi tháng 4 năm 2013. Ngoài ra, còn có nhiều hội thảo quốc tế về biển Đông diễn ra tại Öc, Mỹ, Pháp, Anh, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc v.v… Vấn đề biển Đông cũng liên tục đƣợc đƣa ra thảo luận tại các diễn đàn song phƣơng, đa phƣơng, các hội nghị của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEAN mở rộng cùng nhiều hội nghị, diễn đàn quốc tế khác. Tài liệu nghiên cứu hoạt động của báo chí trong lĩnh vực biển, đảo có nhƣng tập trung chủ yếu nghiên cứu báo in, báo điện tử. Tác giả có tham khảo một số đề tài nhƣ: Phạm Thị Thúy An, 2013, Thông tin về vấn đề biển đảo trên báo in, (khảo sát trên bảo Tuổi trẻ và Tiền Phong từ tháng 01/201212/2012), Khóa luận tốt nghiệp đại học, ngành báo chí và truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Châm, 2012, Vai trò của báo chí trong thông tin tuyên truyền chủ quyền biển, đảo, niên luận tốt nghiệp, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 12 Nguyễn Thị Dung, 2012, Báo chí với vấn đề biển đảo và duyên hải Việt Nam”, khảo sát trên báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2012, niên luận cuối khóa, Khoa báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, 2013, Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ, (khảo sát báo Thanh Niên online và Nhân Dân điện tử từ 2011 đến nay), luận văn thạc sĩ ngành báo chí học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013. Tạ Thị Thanh Nhàn, 2011, Thông tin bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên báo chí, (khảo sát trên báo Quân đội nhân dân và Tuổi trẻ Tp Hồ Chí Minh từ tháng 3/2009 đến 3/2010), Khóa luận tốt nghiệp đại học, ngành báo chí và truyền thông, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Hà Nội. Lê Thị Thanh Thủy,2013, Báo chí nước ngoài nói về biển đảo Việt Nam, niên luận cuối khóa, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đoàn Biên Thùy, 2013, Báo chí nước ngoài viết về biển Đông, (khảo sát trên BBC, Reuteurs, Xinhuanet từ 01/2012 đến 01/2013), niên luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013. Riêng hoạt động thông tin về biển đảo trong trong lĩnh vực truyền hình, đến thời điểm này vẫn chƣa có một đề tài, luận văn nào đi sâu nghiên cứu về chủ quyền biển đảo. Tại VTV Đà Nẵng, ngoài luận văn thạc sỹ văn hóa học của tác giả Hồ Thu Hồng với đề tài: “VTV Đà Nẵng với việc tuyên truyền văn hóa biển đảo hiện nay”, hoàn toàn dƣới lăng kính văn hóa học, còn lại chƣa có một bài viết khoa học hay luận văn nào đề cập trực tiếp đến thông tin về chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng dƣới góc nhìn của báo chí- truyền thông. Trên cơ sở lý do và những gợi mở của các đề tài nghiên cứu trƣớc đây, 13 tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thông tin về chủ quyền biển đảo trên kênh VTV Đà Nẵng (khảo sát từ 01/2013 đến 06/2013)”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Về mục đích, luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu thông tin về chủ quyền biển, đảo cơ bản gồm: Đánh giá thực trạng thông tin chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng; đề xuất các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông tin chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng thời gian tới. Về nhiệm vụ, luận văn chủ yếu giải quyết các vấn đề sau: Xác lập hệ thống lý luận về báo chí truyền thông; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí trong việc thông tin tuyên truyền về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó Vai trò của VTV Đà Nẵng trong thông tin chủ quyền biển đảo hiện nay; nghiên cứu thực trạng chƣơng trình phát sóng của VTV Đà Nẵng có liên quan đến chủ quyền biển đảo thời gian qua. Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về chủ quyền biển đảo luận văn nêu bật tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam dƣới các góc độ địa kinh tế, địa chính trị, kinh tế, văn hóa,…. Từ các nghiên cứu, phân tích chuyên sâu đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm, mạnh dạn đƣa ra các nhóm giải pháp và giải pháp đề xuất cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng, góp phần làm phong phú thêm về nội dung và hình thức thông tin chủ quyền biển đảo trên sóng VTV Đà Nẵng trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của VTV Đà Nẵng trong thông tin chủ quyền biển đảo; nghiên cứu các chƣơng trình phát sóng của VTV Đà Nẵng về chủ quyền biển đảo trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 6 năm 2013. Đồng thời khảo sát tầm ảnh hƣởng của VTV Đà Nẵng 14 trong hoạt động thông tin về chủ quyền biển đảo đối với khu vực Nam Trung Bộ, trực tiếp là khảo sát tại 3 tỉnh, thành gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. 5. Đóng góp của luận văn Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ hơn một số khái niệm liên quan đến biển đảo và chủ quyền biển đảo; về vai trò vị trí của truyền hình trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, về thực tiễn luận văn cũng góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác thông tin chủ quyền biển đảo trên sóng VTV Đà Nẵng nói riêng, sóng truyền hình nói chung. Đồng thời, luận văn là cơ sở để các đồng nghiệp, nhất là phóng viên biên tập ở các cơ quan báo chí quan tâm đề tài chủ quyền biển đảo tham khảo, rút kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ của mình trong quá trình tác nghiệp, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp tra cứu tài liệu: bao gồm phân tích tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa, mô hình hóa, sơ đồ, nghiên cứu lịch sử. Lý do sử dụng phƣơng pháp này là giúp tác giả hình thành cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu, xác định đƣợc những thành tựu và kết quả nghiên cứu, số liệu đã công bố, chính sách chủ trƣơng có liên quan. Đồng thời thu thập nguồn tài liệu để tổng hợp, phân tích phục vụ cho quá trình nghiên cứu, triển khai đề tài. Phƣơng pháp quan sát: thực hiện thông qua các tri giác nhƣ nghe, nhìn,… để thu nhận các thông tin từ thực tế hoạt động thông tin chủ quyền biển, đảo nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Phƣơng pháp phỏng vấn: Tác giả tiến hành gặp gỡ trao đổi và phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập thông tin về chủ quyền biển, đảo. 15 Phƣơng pháp điều tra: điều tra cơ bản, điều tra bằng đàm thoại, trò chuyện và điều tra bằng phiếu trắc nghiệm (anket). Phƣơng pháp chuyên gia, chủ yếu phỏng vấn sâu. Việc sử dụng các phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra, chuyên gia trên đây giúp ngƣời viết luận văn tiếp cận trực tiếp đối tƣợng nghiên cứu, tìm hiểu và xác định rõ những vấn đề sâu xa có liên quan đến thông tin về chủ quyền biển, đảo. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp thống kê để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài: Phƣơng pháp này chủ yếu sử dụng toán thống kê để làm cơ sở cho việc xử lý các thông tin định lƣợng, trình bày dƣới dạng bảng biểu, sơ đồ,… các số liệu này đƣợc thu thập từ các cuộc điều tra phiếu trắc nghiệm, bảng hỏi, phỏng vấn… Qua đó, giúp tác giả có thể đƣa ra đƣợc những luận cứ, những đánh giá chuẩn xác, thuyết phục cao. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có 3 phần: Phần mở đầu gồm có 7 mục Phần kết quả nghiên cứu có 3 chƣơng Phần kết luận Ngoài ra, luận văn còn có phần mục lục, tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, phụ lục. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan