Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía nam việt n...

Tài liệu Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía nam việt nam

.PDF
218
186
98

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH VÕ VĂN BÌNH THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: HD1: PGS.TS LÊ THỊ MẬN HD2: TS. NGUYỄN VĂN PHÚC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Võ Văn Bình Ngày tháng năm sinh: 2/5/1970 Nơi sinh: Nghệ An Cơ quan công tác: Hải quân Vùng 2 Là nghiên cứu sinh khóa 21, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài luận án: Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng: Người hướng dẫn khoa học: Mã số: 9.34.02.01 Hướng dẫn 1: PGS.TS Lê Thị Mận Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Văn Phúc Tôi xin cam đoan: Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận án này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận án. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Nghiên cứu sinh VÕ VĂN BÌNH ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận án này, với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo nhà trường, Cán bộ, Giảng viên, nhân viên các Khoa, Viện, Trung tâm của Trường Đại học Ngân hàng TP HCM. Xin chân thành cảm ơn quý vị. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi thực hiện luận án này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thị Mận, TS. Nguyễn Văn Phúc đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận án này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học thuộc Lãnh đạo nhà trường, Khoa Ngân hàng, Khoa Tài chính, các cán bộ và nhân viên của Khoa sau đại học, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến quý vị. Đồng thời, Tôi đã nhận được sự giúp đỡ và những góp ý thẳng thắn, chân thành sâu sắc của các nhà khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận án tiến sĩ này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn và tri ân sâu sắc sự hỗ trợ của các Tạp chí Tài chính, Cục Tài chính Bộ Quốc Phòng, các doanh nghiệp, doanh nhân trong ngành Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Các nhà khoa học, Lãnh đạo các Tỉnh, Thành, Sở, Ban ngành các Tỉnh ven biển phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu đã đóng góp, giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, số liệu và nghiên cứu hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị, Em đồng nghiệp, đồng khóa, đồng môn, đồng hương, đồng chí đồng đội và những người bạn chân thành, bằng cách này hay cách khác đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án này. Cuối cùng với cảm nhận của bản thân xin tri ân, khắc ghi và biết ơn sâu sắc với sự giúp đỡ âm thầm, hiệu quả mà bền bỉ của gia đình, các bậc sinh thành, họ tộc cho tôi có thêm ý chí, bản lĩnh tôi luyện. Bằng sự giúp đỡ đó mà tôi có được thành quả hôm nay. Tác giả luận án Võ Văn Bình iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ II DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.................................................... VIII DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... IX CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 1 1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI ........... 2 1.2.1. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN VỐN VÀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO .............................. 2 1.2.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ........................................................ 7 1.2.3. KHOẢNG TRỐNG CÁC NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ............................................................................................................. 11 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 14 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 14 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 14 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 15 1.7. NHỮNG ĐÓNG GÓP THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ......................... 16 1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ....................................................................... 17 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 18 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO ...................................................................................................... 18 2.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ BIỂN ĐẢO .................................................... 18 2.1.1. Khái niệm về kinh tế biển đảo ..................................................................... 18 2.1.2. Đặc điểm kinh tế biển đảo ........................................................................... 19 2.1.3. Các lĩnh vực kinh tế biển đảo ...................................................................... 22 2.1.4. Vai trò kinh tế biển đảo................................................................................ 24 iv 2.2. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO ................. 25 2.2.1. Quan điểm về nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ........................ 25 2.2.2. Đặc điểm nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ............................... 26 2.2.3. Các loại nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ................................. 27 2.3. THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO 31 2.3.1. Quan điểm thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ................. 31 2.3.2. Điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ................... 32 2.3.3. Các yêu cầu đối với việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ................................................................................................................... 34 2.3.4. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ................................................. 35 2.2.5. Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ................................................................................................................. 43 2.4. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM .................... 47 2.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài về thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ................................................................................................................... 47 2.4.2. Bài học cho Việt Nam về thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ................................................................................................................... 55 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 60 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 61 THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM .............................................................................. 61 3.1. SƠ LƯỢC VỀ KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM ................. 61 3.1.1. Vị trí của biển đảo phía Nam Việt Nam ...................................................... 61 3.1.2. Kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam .......................................................... 62 3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM .............................................................. 69 3.2.1. Thực trạng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam. ................................................................................................................... 69 3.2.2. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam ................. 75 v 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM ....................................... 89 3.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................................. 89 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 91 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 95 CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 96 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM ... 96 4.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .............................................................. 96 4.2. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 101 4.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 101 4.2.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 103 4.2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 106 4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 112 4.3.1. Thống kê mô tả ......................................................................................... 112 4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo .............................................................. 115 4.3.3. Tương quan giữa các biến ......................................................................... 119 4.3.4. Hồi quy tuyến tính .................................................................................... 120 4.4. ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM ............................................................................ 122 4.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 122 4.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 123 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 127 CHƯƠNG 5 ........................................................................................................ 128 GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM ............................................................................ 128 5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 ................................................................... 128 5.2. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 .... 131 vi 5.3. GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM ............................................................................ 131 5.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ........ 131 5.2.2. Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư phát triển kinh tế biển đảo .............. 143 5.3.3. Nhóm giải pháp khác ................................................................................. 151 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ...................................................................................... 157 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt ADB Tiếng Anh Asian Development Bank Tiếng Việt Ngân hàng Phát triển Châu Á DN Doanh nghiệp ĐTNN Đầu tư nước ngoài ĐKLĐ Điều kiện lao động EU European Union Liên minh châu Âu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước GO Gros out put Giá trị sản xuất IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế IC Iuermediak Cosumption Chi phí trung gian NSNN Ngân sách nhà nước MTĐT Môi trường đầu tư ODA Official Development Assistant Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị liên hiệp quốc về Thương mại Trade and Development UNDP và Phát triển United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Hợp Programme Quốc Ủy ban nhân dân UBND VA Value addex Giá trị gia tăng VLA Logistics Viet Nam Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Foreign Direct Investment FARMC localised Fisheries and Aquatic Hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản WB Resource Management Council địa phương World Bank Ngân hàng thế giới viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 4.1. Mô hình lý thuyết nghiên cứu các yếu tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam Sơ đồ 2.1. Quy trình đầu tư Sơ đồ 4.1. Quy trình nghiên cứu Biểu đồ 3.1. Nguồn vốn ODA đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010-2018 Biểu đồ 3.2. Tổng vốn đầu tư từ tư nhân phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010-2018 Biểu đồ 3.3. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010-2018 Biểu đồ 3.4. Nguồn vốn từ tổ chức tín dụng phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 Biểu đồ 3.5. GDP kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam theo giá hiện hành giai đoạn 2010-2018 Biểu đồ 3.6: Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào lĩnh vực kinh tế biển đảo năm 2018 Biểu đồ 3.7. Hệ số khai thác hàng hóa, dịch vụ của hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ lao động tăng thêm nhờ hoạt động đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010-2018 ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam từ NSNN giai đoạn 2010-2018 Bảng 3.2. Nguồn vốn FDI đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010-2018 Bảng 3.3. VA kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam theo giá hiện hành giai đoạn 20102018 Bảng 3.4. Số Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh tế biển đảo gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh ven biển phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010-2018 Bảng 3.5. Suất đầu tư 1 km dài bến cảng của hệ thống cảng biển phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 Bảng 3.6. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trở thành tài sản của một số dự án cảng biển giai đoạn 2010 – 2018 Bảng 3.7. Hệ số khai thác cảng biển tính từng loại cảng biển phía Nam Việt Nam năm 2018 Bảng 3.8.Tốc độ tăng năng suất lao động làm việc tại biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010 -2018 Bảng 3.9. Năng suất lao động của cảng Cát Lái so với nền kinh tế giai đoạn 2010-2018 Bảng 3.10: Nộp ngân sách tăng thêm nhờ đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam giai đoạn 2010 -2018 Bảng 3.11: Đóng góp của đầu tư phát triển biển đảo phía Nam Việt Nam vào tốc độ tăng GDP của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 -2018 Bảng 4.1: Các yếu tố của môi trường đầu tư tác động đến thu hút nguồn vốn đầu tư theo quan điểm của Tổ chức UNCTAD Bảng 4.2: Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng thu hút nguồn vốn đầu tư Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu khảo sát x Bảng 4.4. Thống kê mô tả các yếu tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam Bảng 4.5. Độ tin cậy của thang đo Reliability Statistics Bảng 4.6. Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc Bảng 4.8. Tương quan giữa các biến Bảng 4.9. Kết quả phân tích hồi quy 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình phát triển kinh tế, sự tồn tại của nền kinh tế biển đảo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế biển đảo do thực hiện những vai trò và sứ mệnh lịch sử khác nhau, ngoài những định hướng chung sự phát triển và hợp tác của các thành phần kinh tế, cần xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển phù hợp với đặc điểm và vai trò của mỗi thành phần kinh tế. Nghị quyết số 48/2017/QH14 nêu rõ “Giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Chủ động đánh giá, phân tích dự báo tình hình thế giới và khu vực để có chủ trương, đối sách phù hợp, nhất là các vấn đề biên giới, biển đảo, an ninh phi truyền thống, an ninh mạng, an ninh nông thôn”. Phát triển kinh tế biển đảo nhằm đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc phòng và tăng cường nguồn thu ngân sách thông qua việc phát triển các ngành kinh tế biển đảo như du lịch, dầu khí, hàng hải… Biển đảo phía Nam Việt Nam có vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương là cửa ngõ giao thông đường biển. Song chưa phát huy được hết tiềm năng hiện có do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là vấn đề cần quan tâm. Đầu tư và phát triển kinh tế biển đảo có đặc thù riêng do đó nguồn vốn lĩnh vực này cũng có nhiều sự khác biệt so với các ngành kinh tế khác, cần có những chính sách phù hợp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc phòng. Từ thực tiễn hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam” để nghiên cứu với mong muốn nghiên cứu phân tích thực trạng nguồn vốn và thu hút nguồn vốn từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển lĩnh vực này. 2 1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Các nghiên cứu có liên quan đến nguồn vốn và thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo - Đỗ Thanh Năm 2013, Khó khăn và thuận lợi của ngành kinh tế biển - Các giải pháp hỗ trợ ngư dân trong kinh tế biển [16]. Nghiên cứu đã nêu những thuận lợi của ngành kinh tế biển Việt Nam: thuận lợi về vị trí địa lý; Sự ổn định chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi phát triển kinh tế xã hội, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đang chuyển sang giai đoạn phát triển cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước quan tâm đầu tư ngành thủy sản ngày một phát triển; Nghề khai thác thủy sản đã được hình thành từ lâu; Nguồn lao động có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và thế giới; Ngành thủy sản có thị trường ổn định, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng tích lũy mở rộng sản xuất; Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp hỗ trợ ngư dân trong phát triển kinh tế biển, cụ thể như: Về phía Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, Về phía doanh nghiệp, Về phía ngư dân. Nghiên cứu chưa phân tích được nguyên nhân các khó khăn của ngư dân trong kinh tế biển do đó các giải pháp đưa ra chưa cụ thể và mang tính thực tiễn. - Đinh Xuân Hạng 2010, Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế biển ở Việt Nam [17]. Nghiên cứu kinh tế biển ngày càng có vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia, đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với quốc gia có bờ biển dài và thềm lục địa rộng lớn như nước ta. Tác giả đã phân tích tổng quan về kinh tế biển, vai trò của kinh tế biển trong phát triển kinh tế, nêu một số giải pháp để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là giải pháp về vốn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích cụ thể từng loại nguồn vốn và đưa ra giải pháp cụ thể từng loại nguồn vốn đó. - Đoàn Vĩnh Tường 2008, Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa [18]. Nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn để phát triển kinh tế biển. Nghiên cứu làm rõ tiềm năng kinh tế biển trong phát triển nền kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đồng thời nghiên cứu những biện pháp thu hút vốn đầu tư kinh tế biển. Phân tích thực trạng thu hút vốn 3 đổi với phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa. Từ nghiên cứu thực trạng về vốn đối với sự phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa, bài viết đã đánh giá được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong việc tìm vốn kinh tế biển của tỉnh, đề xuất những giải pháp và khuyến nghị để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, các nghiên cứu về kinh tế biển chưa đi sâu vào phân tích từng nội dung của kinh tế biển, chưa có sự chia tách nguồn vốn theo các kênh huy động cụ thể. - Alexander RyotaKeeley 2017, Renewable Energy in Pacific Small Island Developing States: the role of international aid and the enabling environment from donor's perspectives [54]. Sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch là một vấn đề nhiều quốc gia và đặc biệt, nó là một vấn đề thách thức sâu sắc đối với các nước đang phát triển ở các đảo nhỏ trên Thái Bình Dương. Đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo ở đảo nhỏ Thái Bình Dương của các nước đang phát triển, các cơ quan tài trợ và các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong tài trợ. Nghiên cứu này giới thiệu bản chất của các dự án năng lượng tái tạo trong quá khứ ở các đảo nhỏ đang phát triển ở Thái Bình Dương và trong nghiên cứu này, làm rõ sự đóng góp của viện trợ quốc tế đối với việc triển khai thác năng lượng tái tạo. Sau đó, nghiên cứu xác định các yếu tố quan trọng nhất liên quan đến việc tăng cường môi trường thuận lợi việc giới thiệu năng lượng tái tạo ở đảo nhỏ trên Thái Bình Dương của các quốc gia đang phát triển và tầm quan trọng tương đối của các yếu tố này với sự tập trung đặc biệt là sự quan tâm của các nhà tài trợ. Kết quả nghiên cứu làm rõ rằng khoảng 1,5 tỷ USD (2011) đã được Pacific Small Island phát triển trong vòng 44 năm từ 1970 đến 2014 để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo bao gồm kinh phí phần cứng và số tiền viện trợ được cấp năng lượng tái tạo trong khu vực rất khác nhau giữa các quốc gia. Bài báo cũng xác định các yếu tố quan trọng có thể nâng cao môi trường thuận lợi việc giới thiệu năng lượng tái tạo và tầm quan trọng tương đối của các yếu tố này. Một số ý nghĩa nổi bật có thể được thực hiện từ những phát hiện của nghiên cứu là: (1) các mục tiêu năng lượng tái tạo cao cần được hỗ trợ bởi các kế hoạch hành động có cấu trúc tốt; (2) cần có một cơ quan quản lý có hiệu quả chịu trách nhiệm về năng lượng tái tạo; và (3) các khía cạnh tài chính của các tiện ích có tầm quan trọng cao hơn các khía cạnh tiện ích của công nghệ. 4 - Govinda R.Timilsina, Kalim U.Shah 2016, Policy supports and interventions for scaling up renewable energy development in Small Island Developing States (SIDS)[57]. SIDS có cả cơ hội và thách thức - tính dễ bị tổn thương về kinh tế, xã hội và môi trường - để phát triển các-bon thấp. Về mặt kinh tế, chúng phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế; có thị trường nội địa giới hạn, quá nhỏ để cung cấp nền kinh tế quy mô đáng kể; xuất khẩu bị hạn chế bởi sự cô lập và vị trí xa xôi. Nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình năng lượng hiện tại của SIDS, các chính sách đã có hoặc cần thiết để đạt được các mục tiêu và thách thức để thực hiện kế hoạch và chiến lược. Trọng tâm là chính sách năng lượng cần được giải quyết để mở rộng các công nghệ năng lượng tái tạo cần thiết để kích thích tăng trưởng kinh tế cácbon thấp. SIDS đối mặt với bốn rào cản chính đối với phát triển năng lượng tái tạo: thông tin để cải thiện mạng thông tin năng lượng bằng cách tăng cường hệ thống thông tin hiện có và xây dựng nhận thức về năng lượng tái tạo; cơ chế tài chính các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm các cấu trúc vay khu vực và hỗ trợ kỹ thuật các ngân hàng; chính sách hỗ trợ để thực hiện các khuôn khổ pháp lý phép phát triển năng lượng tái tạo; và xây dựng năng lực kỹ thuật con người trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nghiên cứu đề xuất “những người làm chính sách” để làm cơ sở những gì có thể tác động tích cực đến các mục tiêu năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng và biến đổi khí hậu rộng hơn.  Các nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - Quách Hùng Hiệp 2016, Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn Việt Nam[36]. Nghiên cứu đã có những đóng góp về mặt lý luận trên các phương diện như: Khái quát các vấn đề chung về vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn, nêu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về sử dụng hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn. Nghiên cứu cũng đã phân tích thực trạng sử dụng hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó 5 đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn. - Bộ Kế hoạch đầu tư 2009, Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển [4]. Trong đề tài nghiên cứu vấn đề huy động vốn đầu tư phát triển cảng biển, các dự án đầu tư cảng biển triển khai trước năm 2009 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam, tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển cảng biển và nâng cao năng lực quản lý cảng biển. Tuy nhiên, đề tài phân tích thực trạng đầu tư phát triển cảng biển chưa chi tiết và chưa đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển. Các giải pháp đề xuất mới chú trọng nhiều đến giải pháp huy động vốn đầu tư. - Lê Anh Sơn, Nguyễn Công Mỹ 2006, Xác định bộ tiêu chí phát triển bền vững và xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam [22]. Chương trình gồm các nội dung chính như: Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn các thế hệ mai sau. Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần. Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được 6 các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. - Le Quoc Hoi 2012, The roadmap for using ODA, Vietnam Development forum [58]. Dựa trên số liệu cam kết và thu hút ODA từ năm 1993-2007 đã phân tích và đưa ra kết luận trong nghiên cứu “Định hướng thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt nam: Sau năm 2010, các khoản ODA của Việt nam sẽ chuyển từ ưu đãi sang các khoản vay thương mại. Do vậy cần phải thực hiện: Tăng cường nhận thức về nguồn vốn ODA; Sử dụng nguồn vốn ODA một cách có lựa chọn; Tăng cường các hoạt động giám sát đánh giá và quản lý nguồn vốn ODA; Xây dựng kế hoạch dài hạn để giảm thiểu các khoản vốn vay ngắn hạn và các điều kiện ràng buộc. - Sarah K. Lowder and Brian Carisma 2011, Financial resource flows to agriculture [64]. Trong nghiên cứu nguồn vốn ODA đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ ra vốn ODA phát triển nông nghiệp - nông thôn đạt tăng liên tục từ năm 1970-1980 và giảm dần tới năm 2000 do có sự thay đổi trong chính sách của nhà tài trợ. Nhận định này cũng được ODI (Overseas Development Institute) khẳng định trong bảng tin tháng 2/2012. Đồng thời ODI cũng khẳng định viện trợ nông nghiệp tăng trở lại trong những năm gần đây do có sự khủng hoảng về lương thực trong các năm 2007-2008. Từ những năm 1980, tài trợ phát triển nông thôn nhằm giải quyết những hạn chế cơ bản trong khu vực nông thôn như: y tế, giáo dục, giảm nghèo ... - John Blewitt 2008, Understanding Sustainable Developmen [67] . Nghiên cứu cũng đóng góp một phần quan trọng vào lý thuyết về phát triển bền vững, trong đó phải kể đến những phân tích về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, PTBV và điều hành của chính phủ, các công cụ, hệ thống để phát triển bền vững, phác thảo về một xã hội bền vững. - Simon Bell và Stephen Morse 2008, Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable? [61]. Nghiên cứu đã có những đóng góp lớn về lý luận và thực tiễn trong việc sử dụng các chỉ số về kinh tế, xã hội, môi trường chi tiết, cụ thể để đo lường sự PTBV. Các tác giả đã giới thiệu hệ thống các quan điểm và một loạt các 7 công cụ, kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định tính hơn là tiến hành các các biện pháp đo lường định lượng. - Satish Lohani 2004, Effect of Foreign Aid on Development: Does More Money Bring More Development?[63]. Nghiên cứu đã tập trung đánh giá hiệu quả của vốn viện trợ nước ngoài đối với sự phát triển con người vì theo Chương trình phát triển Liên hợp quốc “phát triển là nhiều hơn so với sự gia tăng hay giảm của thu nhập quốc dân”. Tăng trưởng kinh tế chưa phản ảnh đúng nếu một quốc gia có sự gia tăng GDP nhưng điều kiện sống của người dân xấu đi. Từ dữ liệu nghiên cứu của 120 quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI nhỏ hơn 0,8 vào năm 2001 và chỉ ra sự tác động tích cực của nguồn viện trợ nước ngoài vào sự phát triển giáo dục và con người và dường như nước có HDI cao hơn nhận được ít viện trợ hơn nước có HDI thấp hơn. 1.2.2. Các nghiên cứu có liên quan đến phân tích, đánh giá môi trường đầu tư phát triển kinh tế - Hồ Sỹ Ngọc 2015, Cải thiện môi trường đầu tư trong điều kiện hội nhập – nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nghệ An [19]. Nghiên cứu đã nêu được các nội dung cơ bản của môi trường đầu tư như khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố cấu thành và các tiêu chí đánh giá về môi trường đầu tư, nghiên cứu đã làm rõ nội hàm môi trường đầu tư cấp tỉnh khi tiếp cận như: cơ chế, chính sách và các công cụ hỗ trợ, chất lượng thực thi pháp luật và thủ tục hành chính liên quan và cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội phục vụ phát triển. Từ thực trạng môi trường đầu tư cấp tỉnh nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nghệ An theo 3 nội dung cơ bản, đó là quá trình triển khai thực hiện, sáng tạo chính sách, pháp luật Trung ương, đánh giá chất lượng thực thi pháp luật và thủ tục hành chính liên quan, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội cũng như các yếu tố tác động liên quan như: môi trường chính trị - xã hội cũng như các yếu tố tác động liên quan như: môi trường chính trị - xã hội địa phương, yếu tố truyền thống và tiềm năng có thể khai thác, năng lực điều hành và sự tương tác của doanh nghiệp…và tác giả đã rút ra yếu tố cần cải thiện nhằm hướng tới môi trường đầu tư cấp tỉnh thông thoáng, minh bạch, công bằng và là điểm đến đáng tin cậy các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu khi thực hiện khảo sát mới chỉ dừng lại ở phía người thực thi chính sách và chưa đề cập đến phía người tiếp nhận các chính sách như các doanh nghiệp… 8 - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn 2005, Tổng quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư nông thôn Việt Nam [52]. Nghiên cứu đã đưa ra khái niệm “ Môi trường đầu tư được hiểu là bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đề tài tiến hành nghiên cứu đưa ra 8 giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nông thôn Việt Nam, trong đó có giải pháp về thành lập một cơ quan chuyên trách về quản lý FDI, làm cầu nối giữa các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách đầu tư. Mục tiêu của cơ quan chuyên trách là hỗ trợ các nhà đầu tư trong giai đoạn hình thành dự án đầu tư, giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Như vậy, về mặt tổ chức sẽ có thêm một cơ quan làm công tác quản lý FDI bên cạnh Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các khu công nghiệp, điều này không phù hợp với xu thế cải cách hành chính hiện nay. Mặt khác, nghiên cứu không đưa ra giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn Việt Nam, trong khi nguồn lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng khá cao. - Lê Thế Giới 2005, Cải thiện môi trường đầu tư để phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng [23]. Nghiên cứu đã phân tích những thuận lợi trong môi trường đầu tư ở Đà Nẵng như: vị trí trung tâm, nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ, một nền kinh tế thị trường đang phát triển với nhiều khoảng trống, một hệ thống chính sách thu hút đầu tư tương đối cởi mở, mà còn có một lợi thế có tầm quan trọng hàng đầu là sự ổn định về môi trường chính trị xã hội, tạo sự an toàn nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó còn có những thách thức như: còn nhiều vướng mắc trong cơ chế quản lý đầu tư, trong cơ chế kiểm tra giám sát tài chính, còn những chênh lệch lớn và khác biệt nhiều trong chính sách thu hút đầu tư đối với các khu vực kinh tế khác nhau, tạo nên tính thiếu nhất quán trong thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư. Chưa kể đến những yếu tố về chi phí đầu vào, về nguồn lực lao động cũng như quản lý, trong thực tế chưa được cải thiện nhiều. Nghiên cứu cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư như: Hoàn chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến khu vực kinh tế tư nhân theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và dễ kiểm soát Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, tạo điều 9 kiện thuận lợi hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân phát triển theo đúng định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng; Đa dạng hoá các hình thức đầu tư giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh nghiệp tư nhân của thành phố Đà Nẵng với các doanh nghiệp nước ngoài và các các địa phương khác; Xác định lộ trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, Thành phố cần xác định một lộ trình dài hạn để triển khai một cách đồng bộ các giải pháp khuyến khích phát triển khu vực kinh tế này; Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và danh mục dự án gọi vốn nhằm đảm bảo tính minh bạch, ổn định và có thể dự đoán trước được, đồng thời tạo thuận lợi doanh nghiệp trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư. - Forbes 2006-2014, World Development Report 2006-2014 [66]. Nghiên cứu tiến hành tổng hợp của nhiều báo cáo thuộc nhiều tổ chức quốc tế khác nhau như chỉ số Tự do kinh tế IEF, chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI(WEF), chỉ số minh bạch quốc tế (Transparency International), chỉ số Tự do cá nhân (Freedom House), hay báo cáo môi trường kinh doanh. Theo đó xếp hạng của Forbes không những đánh giá những tiêu chí gần tương tự bảng xếp hạng của WB, mà còn bổ sung thêm yếu tố tham nhũng và tự do cá nhân trong bảng xếp hạng. Năm 2007 vị trí của Việt Nam là 136/144 quốc gia và vùng lãnh thổ; năm 2008 có vị trí 136 lên 133, nhưng nếu nhìn theo hướng khác thù vẫn ở vị trí thứ 9 tính từ dưới lên. Năm 2009 tăng từ 121 lên 127, nhưng không thay đổi vị trí so với năm 2008 xếp thứ 113/127 ( đứng cuối bảng khu vực Đông Nam Á), năm 2010 Việt Nam tụt 5 bậc từ 113/127 xuống 118/128, năm 2011 Việt Nam đã có sự cải thiện vị trí từ 118/128 năm 2010 lên 97/134 năm 2011, Việt Nam lại giảm bậc nhanh trong năm 2012 xuống vị trí 109/139. - WB/IFC 2004-2014, Vietnam Deverlopment Report 2004-2014 [68]. Dựa vào các cuộc điều tra từ các công ty tư vấn luật, đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh các quốc gia thông qua việc rà soát những quy định pháp luật thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động doanh nghiệp trong từng lĩnh vực. Báo cáo lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2003 (Doing business 2003) xem xét 5 chỉ số/133 nền kinh tế và đến năm 2013 báo cáo xếp hạng tổng thể về mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh theo 10 chỉ số trong 11 chỉ số được phân tích: thành lập doanh nghiệp, giải
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan