Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thủ tục trở lại quốc tịch việt nam từ thực tiễn tỉnh tiền giang...

Tài liệu Thủ tục trở lại quốc tịch việt nam từ thực tiễn tỉnh tiền giang

.PDF
83
164
146

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH THỦY THỦ TỤC TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH TIỀN GIANG Ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 83.80.102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐINH NGỌC VƯỢNG HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện nào. Các thông tin, số liệu sử dụng trong đề tài được dẫn nguồn cụ thể theo quy định hiện hành của Học viện. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và đạo đức đối với lời cam đoan này. Người cam đoan Nguyễn Thị Thanh Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM ................................................................................................................. 9 1.1.Khái niệm quốc tịch .................................................................................... 9 1.2.Khái niệm trở lại quốc tịch Việt Nam ....................................................... 10 1.3. Thẩm quyền giải quyết và trình tự thực hiện trở lại quốc tịch Việt Nam. ....... 18 Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM Ở TỈNH TIỀN GIANG ................................................ 31 2.1. Khái quát quá trình phát triễn của Luật quốc tịch Việt Nam ................... 42 2.2. Thực trạng công dân Việt Nam ở tỉnh Tiền Giang yêu cầu trở lại quốc tịch Việt Nam .................................................................................................. 42 2.3. Thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam ......................................................................................................... 46 2.4. Điều kiện, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đối với trẻ vị thành niên mang quốc tịch nước ngoài khi cha hoặc mẹ xin hồi hương về Việt Nam. .... 54 2.5. Thẩm quyền giải quyết và trình tự thực hiện trở lại quốc tịch Việt Nam ........ 59 2.6. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ...........................................................62 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HÓA GIẢI QUYẾT THỦ TỤC TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM ....................................... 65 3.1. Giải pháp về giải quyết thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam ..................... 65 3.2. Giải pháp về giải quyết thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đối với trẻ vị thành niên mang quốc tịch nước ngoài khi theo cha hoặc mẹ xin hồi hương về Việt Nam .................................................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CP Chính phủ HĐBT Hội đồng Bộ trưởng NĐ Nghị định NQ Nghị quyết QT Quốc tịch QTVN Quốc tịch Việt Nam SL Sắc lệnh TVQH Thường vụ Quốc hội TW Trung ương MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, việc công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Việc họ sang đó định cư, sinh sống, làm ăn đã trở nên hết sức phổ biến. Đó cũng là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi, giúp cho công dân Việt xuất cảnh sang các quốc gia khác để học tập, làm ăn sinh sống. Bên cạnh đó, sau khi có công việc ổn định họ có thể gửi tiền lo cho gia đình sống ở Việt Nam cũng góp phần ổn định kinh tế. Tuy nhiên, đó chỉ là một mặt của việc xuất cảnh sang nước ngoài. Trong những năm gần đây, tình trạng đăng ký kết hôn với một số người nước ngoài tại một số nước Châu Á vì tham vọng muốn đổi đời đã ồ ạt kết hôn với người nước ngoài với mong muốn là có thể theo chồng định cư nước ngoài của một số phụ nữ Việt Nam đặc biệt là có hoàn cảnh khó khăn muốn có thu nhập cao để nuôi sống gia đình hoặc của những người lười lao động chỉ thích hưởng thụ. Tuy nhiên, không ít trường hợp trong số họ kết hôn với người nước ngoài do người quen giới thiệu hoặc thông qua dịch vụ môi giới. Họ quyết định kết hôn một cách vội vàng, nhanh chóng trong khi thời gian tìm hiểu, quen biết quá ngắn, chưa được tư vấn đầy đủ, thiếu những kiến thức cần thiết về pháp luật về hôn nhân và gia đình, phong tục tập quán của nước sở tại, chưa tìm hiểu về hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh gia đình của người nước ngoài, thậm chí chưa một lần gặp mặt. Đặc biệt, họ không chú trọng việc học tiếng nước ngoài nên khi kết hôn không biết hoặc biết rất ít tiếng nước ngoài. Phần lớn thì sau khi kết hôn, do không biết tiếng nước ngoài và không có tay nghề lao động nên công dân Việt Nam theo chồng định cư nước ngoài nhưng chủ yếu ở nhà nội trợ, lo chăm sóc gia đình, một số ít may mắn tìm được việc 1 làm ở một số công ty, nhà hàng, quán ăn... Một số người có chồng nước ngoài ở lại Việt Nam làm ăn sinh sống tại các Khu công nghiệp hoặc các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhưng sau khi đặt chân tới nhà chồng, họ đã bị gia đình chồng bạc đãi và bị hành hạ, đánh đập dã man bởi người chồng mà mình đặt nhiều niềm tin, hi vọng sẽ mang đến cho mình hạnh phúc. Lúc này đây, mong muốn lớn nhất của họ lúc này là muốn được trở về Việt Nam, về với quê hương như trước. Thời gian gần đây, nhiều bài chí, đài truyền thanh, truyền hình cũng đã đưa tin rất nhiều về những cô dâu Việt Nam kết hôn, định cư sang những vùng lãnh thổ như Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Trung Hoa dân quốc (Đài Loan), Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) bị hành hạ, đánh đập mà không có cách nào để trở về nước. Một vấn đề quan trọng, khiến phụ nữ Việt Nam gặp khó khăn khi muốn hồi hương là công dân Việt Nam muốn nhập quốc tịch nước ngoài (ở một số quốc gia chỉ áp dụng nguyên tắc một quốc tịch): Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Trung Hoa dân quốc (Đài Loan), Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) ..... thì bắt buộc phải xin thôi quốc tịch hiện tại. Điều đó dẫn đến việc sau khi được hồi hương về nước họ và con cái của họ muốn học hành, trở lại làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu như vẫn mang quốc tịch nước ngoài. Cùng với các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực hộ tịch điều chỉnh việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thì việc ban hành các văn bản quy định về vấn đề quốc tịch cũng được chú trọng nhằm kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến việc thôi, nhập, trở lại quốc tịch…. Trước đây, tác giả có thời gian công tác tại Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang phụ trách lĩnh vực hành chính tư pháp, nuôi con nuôi, quốc tịch, lý lịch tư 2 pháp…. Trong đó, lĩnh vực quốc tịch tuy chiếm một phần vụ việc được giải quyết. Tác giả thấy được một số khó khăn bất cập cũng được đề xuất kiến nghị trong Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Bằng những nghiên cứu và khả năng của mình, tác giả xin thực hiện đề tài “Thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang” để thấy được những khó khăn mà những cá nhân đã thôi quốc tịch Việt Nam hồi hương về Việt Nam sinh sống muốn trở lại quốc tịch Việt Nam sẽ gặp phải trên thực tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay có rất nhiều bài nghiên cứu, bài viết, luận văn liên quan đến quốc tịch nhưng các đề tài chủ yếu tập trung vào các vấn đề về Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật Quốc tịch), so sánh Luật Quốc tịch qua các thời kỳ; Chính sách pháp luật đối với người có hai quốc tịch; Quy định về giữ quốc tịch Việt Nam… Về vấn đề này, tác giả Trần Lan Phương Linh đã viết bài “Pháp luật một số nước về vấn đề đa quốc tịch và kiến nghị hoàn thiện pháp luật quốc tịch của Việt Nam” đăng trên Website của Lãnh sự Việt Nam. Bài viết, tác giả phân tích về vấn đề áp dụng nguyên tắc một quốc tịch hay đa quốc tịch các quốc gia. Trong bài viết, tác rõ phân tích về việc cá nhân có hai hay đa quốc tịch thì sẽ được Nhà nước bảo hộ như thế nào? Khi xảy ra xung đột quốc tịch với các quốc gia? Bài viết cũng nêu ra thực trạng áp dụng nguyên tắc chủ đạo “một quốc tịch” và những kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật quốc tịch Việt Nam. Riêng vấn đề trở lại quốc tịch Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến có bài viết “Về vấn đề trở lại quốc tịch Việt Nam” đăng trên Tạp chí luật học số 06/2009. Nội dung bài viết đã nêu lên thực trạng giải quyết vấn đề trở lại quốc tịch Việt Nam sau gần 10 năm kể từ khi Luật Quốc tịch năm 1998 có 3 hiệu lực thi hành và một số điểm mới trong quy định về việc trở lại quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch 2008 so với Luật Quốc tịch năm 1998. Bài viết “Vấn đề xin trở lại quốc tịch Việt Nam của phụ nữ Việt Nam kết hôn với công dân Đài Loan - Cần giải quyết trên tinh thần nhân đạo” đăng trên website: daibieunhandan.vn ngày 23/7/2012 của của tác giả Trần Phương Linh. Trong bài viết, tác giả đã nêu lên thực trạng, khó khăn của các cô dâu Việt sau khi lấy chồng Đài Loan khó khăn, vướng mắc khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng đáp ứng đủ điều kiện nhập quốc tịch nước ngoài cụ thể là quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) gặp phải và khó khăn khi những cô dâu Việt sống trên lãnh thổ Đài Loan phải hồi hương về Việt Nam mới được trở lại quốc tịch Việt Nam với những quy định pháp luật còn bất cập trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quốc tịch. Mặc dù vậy, đề tài liên quan đến việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan việc trở lại quốc tịch Việt Nam của những cô dâu Việt lấy chồng người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… và những khó khăn về điều kiện, thủ tục mà những cô dâu này có thể gặp phải khi muốn hồi hương về nước chưa được nhiều tác giả chú trọng nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực trạng liên quan đến việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài bắt buộc phải thôi quốc tịch hiện tại để nhập quốc tịch nước ngoài chủ yếu các nước Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Trung Hoa dân quốc (Đài Loan), Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) ..... Nhưng sau thời gian, cuộc sống nơi đất khách quê người không được như mong muốn, họ hồi hương về Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam để làm ăn sinh sống ổn định tại quê hương. Trên cơ sở đó, 4 tác giả mong muốn nêu lên một số quan điểm, đề xuất, kiến nghị nhằm trong việc giải quyết thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho họ được hưởng đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam, có thể tìm kiếm được việc làm, nguồn thu nhập ổn định lo cho bản thân và gia đình giảm bớt gánh nặng cho xã hội, cho Nhà nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định và hoàn thiện cơ sở lý luận về giải quyết thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam trong đó đặc biệt chú trọng đối với người mang quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc (Đài Loan)...., thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đối với trẻ vị thành niên mang quốc tịch nước ngoài khi cha hoặc mẹ xin hồi hương về Việt Nam. - Chỉ ra thực trạng giải quyết thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam trong đó đặc biệt chú trọng đối với người mang quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc (Đài Loan)...., thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đối với trẻ vị thành niên mang quốc tịch nước ngoài khi cha hoặc mẹ xin hồi hương về Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị trong việc giải quyết thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam cũng như thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đối với trẻ vị thành niên mang quốc tịch nước ngoài khi cha hoặc mẹ xin hồi hương về Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng liên quan đến việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài bắt buộc phải thôi quốc tịch hiện tại để nhập quốc tịch nước ngoài ở một số quốc gia: các nước Cộng hòa liên bang 5 Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Trung Hoa dân quốc (Đài Loan), Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) ..... nhưng sau đó họ mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Sau mười năm kể từ khi Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực thi hành, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bắt nguồn từ những phát sinh trên thực tế tại Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang cũng như những vụ việc liên quan phát sinh trên cả nước đặc biệt ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và từ những bài báo, bài viết, bài nghiên cứu, đề tài… của những tác giả trong và ngoài nước sẽ giúp cho đề tài nghiên cứu nêu lên đưa ra một số giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp với thực tế hơn. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn thực hiện dựa trên những cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và quy định pháp luật của Nhà nước Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả coi trọng việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp liệt kê, ..... để làm rõ những nội dung cần nghiên cứu. 6 - Phương pháp phân tích sẽ được tác giả chú trọng sử dụng trong toàn bộ luận văn, phương pháp sẽ được sử dụng nhiều nhất để nghiên cứu thực tế áp dụng pháp luật về việc giải quyết trở lại quốc tịch Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam trong đó đặc biệt chú trọng đối với người mang quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc (Đài Loan)..., thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đối với trẻ vị thành niên mang quốc tịch nước ngoài khi cha hoặc mẹ xin hồi hương về Việt Nam. - Đồng thời tác giả kết hợp giữa phương pháp phân tích với phương pháp so sánh trong một số trường hợp cụ thể, trong đó có việc so sánh quy định của pháp luật với thực tế áp dụng. - Bên cạnh đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp sẽ nhiều ở phần kết luận của các chương và kết luận của luận văn nhằm tóm lược các nội dung đã được trình bày ở phần trên và toàn bộ luận văn tạo nên tính hệ thống khoa học của vấn đề đã được tác giả trình bày. - Phương pháp liệt kê được thực hiện trong quá trình thu thập các tài liệu, luận văn và các trường hợp trên thực tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hoá và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên quan đến nội dung nghiên cứu như thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam trong đó đặc biệt chú trọng đối với người mang quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc (Đài Loan)..., thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đối với trẻ vị thành niên mang quốc tịch nước ngoài khi cha hoặc mẹ xin hồi hương về Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 7 - Luận văn là công trình nghiên cứu khảo sát, đánh giá toàn diện thực trạng quy định và áp dụng pháp luật nhà nước của Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang về thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng đối với người mang quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc (Đài Loan)..., thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đối với trẻ vị thành niên mang quốc tịch nước ngoài khi cha hoặc mẹ xin hồi hương về Việt Nam. Kể từ ngày Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực thi hành. Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam đối với người mang quốc tịch nước ngoài nói chung và thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam trong đó đặc biệt chú trọng đối với người mang quốc tịch Hàn Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc (Đài Loan)..., thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đối với trẻ vị thành niên mang quốc tịch nước ngoài khi cha hoặc mẹ xin hồi hương về Việt Nam nói riêng. - Luận văn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo trong hoạt động ban hành, sửa đổi các quy định pháp luật về quốc tịch. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn chia thành 3 chương, không tính phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cụ thể: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về trở lại quốc tịch Việt Nam - Chương 2: Thực trạng giải quyết thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam ở tỉnh Tiền Giang - Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM 1.1. Khái niệm quốc tịch Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lý thể hiện mối quan hệ gắn bó về chính trị và pháp lý giữa Nhà nước và công dân; về phương diện quốc tế, quốc tịch là dấu hiệu để phân biệt công dân của nước với nhau. Đó cũng là căn cứ quan trọng để phân biệt công dân giữa các quốc gia để từ đó có thể xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và ngược lại. Quốc tịch cũng là một trong những căn cứ để công dân của quốc gia đó Nhà nước có thể bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài. Trong tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã nêu rõ: Tất cả mọi người có quyền có quốc tịch. Không một người nào bị thay đổi quốc tịch hay bị tước quốc tịch một cách độc đoán. Cũng theo Điều 15 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 có nêu: Ai cũng đều có quyền với một quốc tịch và không một ai bị từ chối quyền đổi quốc tịch và đáng bị tước quốc tịch một cách tùy tiện. Điều đó có thể thấy các quốc gia có quyền quyết định về quốc tịch của công dân nước đó. Trong một số trường hợp, việc quyết định những vấn đề liên quan đến quốc tịch được dựa theo pháp luật quốc tế. Trong từ điển Oxford của Anh thì Quốc tịch là sự quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó. Còn trong từ điển Bách khoa Luật của Liên Xô cũ thì: Quốc tịch là một sự quy thuộc về mặt pháp lý, chính trị của một cá nhân đối với Nhà nước, nó thể hiện mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và Nhà nước. Nhà nước sẽ quy định các quyền đối với công dân của mình, bảo vệ và bảo hộ công dân đó kể cả ở nước ngoài. Về phía mình thì công dân phải tuân theo các quy định pháp luật của Nhà nước và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ đối với Nhà nước. 9 Trong Luật Quốc tịch năm 2008 tại Điều 1 quy định: Quốc tịch Việt Nam là sự thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cá nhân đồng thời làm phát sinh quyền cũng như nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước đó đối với công dân Việt Nam. Việc cá nhân có quốc tịch là cơ sở để xác định mối quan hệ pháp lý ổn định, bền vững về mặt không gian và thời gian giữa cá nhân đó với một quốc gia. Cá nhân mang quốc tịch của một quốc gia ngoài việc được sự bảo hộ của quốc gia đó còn đuợc huởng những quyền lợi của công dân khi sống trên lãnh thổ quốc gia đó Ngược lại, cá nhân mất quốc tịch mình đang có thì mối quan hệ giữa cá nhân đó với quốc gia mà mình đang mang quốc tịch sẽ chấm dứt. Cá nhân chỉ có thể bị thay đổi hoặc mất đi quốc tịch trong những điều kiện nhất định và trong những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật mỗi quốc gia. Hầu hết pháp luật của các quốc gia và cũng như pháp luật Việt Nam đều có quy định những trường hợp cụ thể, đặc biệt mà theo đó công dân không còn được mang quốc tịch của quốc gia mình đang là công dân. 1.2.Khái niệm trở lại quốc tịch Việt Nam Trở lại quốc tịch Việt Nam là việc cá nhân đã bị mất quốc tịch Việt Nam, có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam đáp ứng đầy đủ điều kiện, thủ tục theo quy định được của pháp luật và được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định cho phép cá nhân đó trở lại quốc tịch Việt Nam. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề quốc tịch, kể từ khi ra đời nhà nước Việt Nam đã khẳng định và bảo vệ quyền quốc tịch Việt Nam trong Hiến pháp năm 1946, đồng thời rất quan tâm soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật quy định về quốc tịch Việt Nam. Trong từng thời kỳ, các 10 văn bản pháp luật quy định về quốc tịch cũng được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với thực tế. Cụ thể như: Luật đầu tiên của nhà nước ta về quốc tịch là Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988, tiếp đó là Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 (thay thế Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988) và hiện tại là Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (thay thế Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998). Ngày 24/6/2014, Quốc hội khóa XIII thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ sung Điều 1 – Điều 13 và bãi bỏ khoản 3 điều 26 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 về vấn đề đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam). Luật quốc tịch Việt Nam ra đời đã đánh dấu bước phát triễn quan trọng trong lĩnh vực quốc tịch, bảo đảm quyền có quốc tịch Việt Nam cho cá nhân. Đặc biệt đã tạo thuận lợi, dễ dàng cho cá nhân trong việc giải quyết thôi quốc tịch, nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam...đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhiều người liên quan đến vấn đề quốc tịch. Đối với người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam nhưng vì những lý do khác nhau lại có nguyện vọng được trở lại quốc quốc tịch Việt Nam, sau khi trở lại quốc tịch Việt Nam, họ được trở lại với quê hương đất nước. Qua đó, đã góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc tịch Việt Nam, cơ bản đã đáp ứng yêu cầu hội nhập, toàn cầu hóa tình hình mới. Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật trong đó pháp luật quy định về lĩnh vực quốc tịch là một yêu cầu cần thiết. Do vậy, nhiều quốc gia luôn không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về các vấn đề liên quan đến quốc tịch của quốc gia mình. Xuất phát từ lợi ích và tính chất giai cấp mà pháp luật của các quốc gia quy định về những vấn đề liên quan đến quốc tịch khác nhau. Ngoài việc ban 11 hành các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội thì việc ban hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực quốc tịch là sự biểu hiện cụ thể của chính quyền quốc gia đó, mang ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn cả về công tác đối nội và đối ngoại. 1.1.1. Đối tượng xin trở lại quốc tịch Việt Nam Khi một công dân bị mất quốc tịch xảy ra nếu công dân đó rơi vào những trường hợp đã được pháp luật quy định hoặc vi phạm những quy định của pháp luật quốc gia làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích, uy tín của quốc gia. Những quy định của pháp luật của các nước trên thế giới và cả pháp luật của Việt Nam nêu rõ những trường hợp cụ dẫn đến hệ quả pháp lý là cá nhân đó bị tước quốc tịch bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Cá nhân bị tước quốc tịch Việt Nam trong một số trường hợp: “1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”[11] Việc cá nhân bị tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ thực khi công dân đó có những hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia, có những hành vi phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi đó họ không còn xứng đáng là công dân nữa. Luật Quốc tịch quy định phần đối tượng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam bao gồm cả Công dân Việt Nam cư 12 trú ở nước ngoài và cá nhân đã nhập quốc tịch Việt Nam cư trú trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Sau khi bị tước quốc tịch, cá nhân đó sẽ trở thành người không quốc tịch, trừ trường hợp người đó hiện đang có hai quốc tịch. Đó là quy định về việc tước quốc tịch một công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng trước giờ vẫn chưa có tiền lệ công dân Việt Nam hay người đã nhập quốc tịch Việt Nam bị tước quốc tịch. Cụ thể đối với trường hợp ông Phạm Minh Hoàng có nhiều hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tuyên truyền, chống phá, chống đối Đảng, nhà nước ta nên đã bị Chủ tịch nước Trần Đại Quang ra Quyết định số 832/QĐ-CTN ký ngày 17/5/2017 về việc tước quốc tịch Việt Nam đối với ông. Điều đó khẳng định, người mang quốc tịch Việt Nam thể hiện danh dự cá nhân, lợi ích về dân sự, chính trị, sự bảo hộ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân nước mình. Việc tước quốc tịch chỉ có thể xảy ra khi công dân đó có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia, có những hành vi phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì nhà nước mới xem xét việc tước quốc tịch của cá nhân đó. Về trình tự thủ tục và điều kiện thực hiện việc tước quốc tịch cũng được quy định trong pháp luật quốc gia của mỗi nước và phải tôn trọng nguyên tắc trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948. Theo đó, tất cả mọi người đều có quyền có quốc tịch và không một ai bị từ chối quyền được đổi quốc tịch hoặc bị tước quốc tịch một cách vô cớ và bị từ chối quyền được đổi quốc tịch. Về việc tước quốc tịch Việt Nam, pháp luật Việt Nam quy định: Người bị tước quốc tịch Việt Nam có thể được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt 13 Nam nhưng phải sau ít nhất 05 năm kể từ ngày Chủ tịch nước ký Quyết định về việc tước quốc tịch Việt Nam. Đây là trường hợp riêng biệt, thể hiện sự nhân đạo, tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta nhằm giáo dục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho cá nhân bị tước quốc tịch có thể được trở lại quốc tịch và bản thân họ ngày càng hoàn thiện hơn. 1.2.2.Trường hợp cá nhân bị mất quốc tịch Bên cạnh một số trường hợp cá nhân bị tước quốc tịch do vi phạm pháp luật, nhà nước áp dụng biện pháp chế tài đối với công dân nước mình, vẫn còn có những trường hợp cá nhân mất quốc tịch do sự thay đổi từ quốc tịch hiện tại sang quốc tịch khác mà không do ý chí của chính họ. Thứ nhất, là việc trẻ em được sinh ra, bị bỏ rơi trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ mang quốc tịch Việt Nam theo nguyên tắc lãnh thổ khi không biết rõ cả cha và mẹ là ai. Trong khoảng thời gian, nếu trẻ em bị bỏ rơi đó chưa đủ 15 tuổi sau khi tìm lại được cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ mà cha và mẹ đều không có quốc tịch Việt Nam thì sẽ đương nhiên bị mất quốc tịch Việt Nam. Theo quy định: “1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây: a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài; b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài” [11]. Thứ hai, đối với trường hợp người chưa thành niên thay đổi quốc tịch do sự thay đổi quốc tịch của cha và mẹ được quy định: 14 “1. Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ. 2. Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ. Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con”[11]. 1.2.3. Trường hợp cá nhân bị mất quốc tịch Còn đối với trường hợp cá nhân đương nhiên mất quốc tịch là trước khi Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 có hiệu lực pháp luật ngày 01/01/1999, rất nhiều công dân Việt Nam đã xuất cảnh sang quốc gia mà pháp luật không yêu cầu họ phải thôi quốc tịch Việt Nam. Đến nay những cá nhân đó đã nhập được quốc tịch của quốc gia mà mình tới. Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định những cá nhân thuộc trường hợp trên có thể liên hệ cơ quan đại diện của Việt Nam đặt tại nước sở tại để đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật Quốc tịch có hiệu lực thi hành, sau thời hạn đó họ sẽ mất quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 vào ngày 24/6/2014 đã sửa đổi: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam” [11]. Như vậy nhà nước ta đã xoá bỏ thời hạn đăng ký giữ quốc tịch. Mọi công dân đã nhập quốc 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan