Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đức phổ, tỉnh quảng ng...

Tài liệu Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi

.PDF
74
462
131

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO THỊ ÁNH NGUYỆT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2018 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO THỊ ÁNH NGUYỆT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN SONG TÙNG HÀ NỘI, năm 2018 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề hết sức bức xúc, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của con người, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững và sự tồn vong của xã hội. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của môi trường và những tác hại do ô nhiễm môi trường, trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, tiêu biểu như: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đặc biệt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014… Việc tổ chức thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường đã đem lại những kết quả nhất định, giúp cho giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chất lượng môi trường được cải thiện cũng như ngăn chặn, phòng ngừa sự suy giảm chất lượng môi trường. Tuy nhiên, dưới sức ép của phát triển kinh tế, của sự gia tăng dân số… môi trường ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng, có lúc đã đến ngưỡng báo động. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta quá chú trọng phát triển kinh tế, chưa có sự quan tâm, hành động và đầu tư đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, ý thức của người dân còn thấp… trong đó, quan trọng nhất là việc thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu. Đối với huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, một địa phương đang trong quá trình đô thị hóa và phát triển, các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa phát triển mạnh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn… Mặc dù, chính quyền cấp tỉnh cũng như cấp huyện đã có những cố gắng nhất định trong công tác bảo vệ môi trường, nhưng nhìn chung môi trường tại địa bàn các xã, thị trấn trong huyện hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là rác thải phát sinh ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường, có lúc, có nơi khiến nhân dân bức xúc. Một trong những nguyên nhân quan trọng là quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn còn nhiều bất cập. Xuất phát từ những trăn trở đó, tác giả 3 lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sỹ chính sách công, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc bảo vệ môi trường tại địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được cả xã hội quan tâm, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ chính trị, pháp luật, kinh tế, môi trường, xã hội học, chính sách công… với quy mô rộng, hẹp khác nhau. Khi nghiên cứu về vấn đề này, bước đầu tác giả đã tìm hiểu được những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến nội dung đề tài như: - Các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường: Đã có một số luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Chính sách công của Học viện Khoa học xã hội đã thực hiện có nội dung về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường như: đã thực hiện có nội dung về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường như: Luận văn của Trần Thị Thùy Dung về “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi”; Luận văn của Nguyễn Anh Dũng (2016) về “Chính sách môi trường từ thực tiễn tỉnh Bình Phước”; Luận văn của Phạm Xuân Vinh (2016) về “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi”; Luận văn của Lê Trọng Dũng (2017) về “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn làng nghề tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”; Luận văn của Trần Diễm Loan (2017) về “Thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đẵng” và luận văn của Nguyễn Thị Hồng Thủy (2017) về “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”. - Các công trình nghiên cứu khác liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường: Một số luận văn thạc sỹ lại tập trung vào việc thực hiện chính sách đối với từng vấn đề môi trường cụ thể như các luận văn chuyên ngành Chính sách công của Học viện Khoa học xã hội như luận văn của Lê Thanh Sơn (2016) về “Thực hiện chính sách thu gom và xử lý chất thải từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng 4 Ngãi”và luận văn của Đặng Thị Hà (2015) về “Chính sách thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, tập trung vào việc nghiên cứu thực hiện chính sách thu gom, xử lý chất thải ở các địa phương cụ thể và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng. Đề tài khoa học của Trần Thị Thùy Dương (2008)“Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” tập trung nghiên cứu tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam dưới góc độ của Khoa học Kinh tế chính trị. Luận án tiến sĩ Hà Văn Hòa (2015) "Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển; thực trạng ô nhiễm môi trường biển ven bờ, nguyên nhân và công tác quản lý nhà nước để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Ninh thời gian qua. Trong đó đã phân tích những hạn chế của chính sách và việc thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường biển ven bờ. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường cũng như chính sách bảo vệ môi trường trên các khía cạnh khác nhau, mức độ khác nhau như: Luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế học (2012) “Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Lệ Quyên; Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học môi trường của Trần Duy Khánh (2012), “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về BVMT làng nghề tại một số tỉnh Bắc bộ”; Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hồ Thị Ngọc Quyên tại Đại học Đà Nẵng “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Làng nghề thủ công đá mỹ nghệ Non Nước, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”; Bài viết của Nguyễn Hữu Chí “Về việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong vấn đề bảo vệ môi trường” đã đánh giá kết quả thực hiện NQ 41 ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ 5 Chính trị (khóa IX); Bài viết của nhóm tác giả: Nguyễn Thế Tiến, Phùng Chí Sỹ, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường và Huỳnh Thị Minh Hằng, Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh: "Các vấn đề môi trường trong quá trình đô thị hóa - công nghiệp hóa ở thành phố Đà Nẵng"; Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga trên Tạp chí Cộng sản (2015): “Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam – Yêu cầu cấp thiết”. Tóm lại, vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau và mức độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu cơ bản đã khái quát được các vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, đánh giá được việc thực hiện các chính sách này ở những nội dụng cụ thể, địa phương cụ thể gắn với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện, thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chính sách về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, cũng như chưa có công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại những địa phương có những điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng. Các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đã được các công trình nghiên cứu làm rõ sẽ được tác giả tiếp tục kế thừa có chọn lọc trong công trình nghiên cứu của mình. Việc đánh giá thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, cũng như các giải pháp, kiến nghị là cơ sở để tác giả tham khảo, đưa ra các nội dung đánh giá việc thực hiện các chính sách này phù hợp với phạm vi của đề tài. Do vậy, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, cần có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo vệ môi trường trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 6 Đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên cần thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. - Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn là tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để nghiên cứu việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, luận văn sử dụng các cách tiếp cận: - Tiếp cận chính sách công: Tiếp cận chính sách công giúp cho việc nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường được xem xét ở nhiều góc độ, từ đó sẽ có những giải pháp hoàn thiện hơn nữa việc thực thi chính sách bảo vệ môi 7 trường tại địa phương hiện nay. - Tiếp cận hệ thống: Hệ thống là một thể thống nhất và khách quan để mọi chủ thể tồn tại và phát triển. Các hoạt động của hệ thống luôn thể hiện ở trạng thái cân bằng và được điều chỉnh kịp thời khi chịu tác động. Do đó, khi đánh giá bất kỳ vấn đề gì cũng cần xem xét tính một cách toàn diện, tổng thể. Với cách tiếp cận này, luận văn đã xem xét tổng thể vấn đề nghiên cứu như một hệ thống, vừa đánh giá phân tích các yếu tố riêng lẻ vừa đặt chúng trong một tổng thể lớn hơn. Điều này, hàm ý nhấn mạnh rằng việc thực hiện tốt chính sách bảo vệ môi trường là rất quan trọng, do đó luôn phải đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của một địa phương. Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu này sẽ dựa vào định hướng chính trị, năng lực thực tế của chủ thể tham gia thực hiện chính sách, môi trường thực hiện chính sách,sự tồn tại của chính sách và tình trạng pháp luật tại địa bàn nghiên cứu. Tiếp cận liên ngành luôn là cần thiết khi muốn tìm hiểu nhiều chiều cạnh khác nhau vốn rất cần các tiếp cận của chuyên ngành khác, gần gũi với xã hội trong triển khai nghiên cứu đề tài (như tâm lý học, kinh tế học.). Thực tế, việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường liên quan đến nhiều chủ thể và đối tượng khác nhau, tạo nên tính tổng thể liên ngành, nhưng ở đấy cũng thường xuất hiện những xung đột lợi ích của các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, điều đó dẫn đến những bất cập trong bảo vệ môi trường hiện nay. Với cách tiếp cận này, đề tài xem xét tất cả các yếu tố có liên quan để từ đó đưa ra được những giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tư liệu: được sử dụng để thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin từ các nguồn đã công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ, ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân 8 liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới chính sách bảo vệ môi trường. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ làm sáng tỏ, minh chứng cho các thuyết liên quan đến chính sách công, trên cơ sở đó, đó hình thành các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả luận văn cung cấp thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công, xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về việc phân tích, đánh giá về chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi từ đó nâng cao hiệu quả của chính sách trong những năm tiếp theo. - Cung cấp thêm cơ sở khoa học cho ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, các phòng, ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường để chính sách có thể mang lại hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường tại địa phương trong thời gian đến. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: - Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở Việt Nam. - Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. - Chương 3. Các giải pháp tăng cường việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. 9 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm liên quan đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường 1.1.1. Môi trường và bảo vệ môi trường Môi trường là khái niệm có nội hàm vô cùng rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong cuộc sống người ta dùng nhiều khái niệm môi trường như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường giáo dục… Môi trường theo định nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy” [26, tr.618] hay là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ” [25, tr.616]. Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo ra trên cơ sở quy luật của tự nhiên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, phục vụ cuộc sống của chính mình như ô tô, máy bay, điện thoại, công trình thủy lợi, công trình nghệ thuật, công trình xây dựng... Môi trường xã hội là tổng hợp tất cả các yếu tố về xã hội có liên quan và tác động tới đời sống con người. Đó là những quy định ở các cấp khác nhau của: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể... Tuy nhiên khái niệm về môi trường được sử dụng một cách thống nhất hiện nay tại Việt Nam là định nghĩa về môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường đã được thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Môi trường dưới sự tác động của con người luôn có xu hướng bị ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn 11 môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… 1.1.2. Chính sách bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường Chính sách bảo vệ môi trường phải cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước) và các Công ước quốc tế về môi trường. Ở mỗi cấp có thẩm quyền quản lý hành chính về môi trường đều có những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Việc ban hành chính sách của các cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của các chính sách do cấp trung ương. Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được pháp luật quy định khá cụ thể như: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Ðẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư. Ðầu tư cho việc bảo vệ môi trường là đầu tư cho sự phát triển; thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm. Việc ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về 12 bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại. Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để những chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể về bảo vệ môi trường, phát huy tác dụng của nó trong thực tiễn. Như vậy có thể khẳng định, Chính sách bảo vệ môi trường là một nội dung của Chính sách công bao gồm hệ thống thể chế quy định về hoạt động bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm định hướng và điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống liên quan đến môi trường nhằm bảo vệ môi trường trước những xâm hại của con người, qua đó tạo lập môi trường sống trong lành và xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững. Như vậy thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; bảo vệ, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững. Chính sách môi trường được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống tổ chức quản lý môi trường cùng với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và các cộng đồng trong xã hội. Các hình thức tuyên truyền, vận động, thuyết phục để người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường của nhà nước và hệ thống các tổ chức, các cộng đồng được phối kết hợp với nhau trong tổ chức thực hiện chính sách môi trường dưới nhiều hình thức khác nhau. 1.2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường 13 Tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là hoạt động của các chủ thể thực hiện chính sách thông qua trình tự các bước nhằm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên thực tế. Chính sách bảo vệ môi trường là một nội dung của Chính sách công, do đó các bước tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường về cơ bản tương tự với Chính sách công, tuy nhiên có một số đặc trưng riêng, cụ thể: Bước 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Đây là bước đầu tiên và có ý quan trọng quyết định thành bại của việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Hệ thống chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường theo thẩm quyền được phân công xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách với các nội dung như: + Kế hoạch tổ chức nhân sự bao gồm: bộ phận điều hành, bộ phận thực thi, giám sát…; + Kế hoạch xây dựng các phương án về vật chất, tiền bạc… cho việc thực hiện chính sách; + Kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể với mục tiêu cụ thể của quá trình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường; + Kế hoạch về các nội dung khen thưởng và chế tài cho các cá nhân, tổ chức thực hiện chính sách; + Kế hoạch đánh giá, lấy ý kiến của những đối tượng chịu tác động của việc thực hiện chính sách ở từng giai đoạn và sau khi chính sách được thực hiện; Kế hoạch thực hiện chính sách bảo vệ môi trường phải được xây dựng dựa vào những quy định thống nhất của Nhà nước về bảo vệ môi trường, phù hợp với mục tiêu, nội dung của chính sách và mang tính khả thi. Bên cạnh đó, kế hoạch phải được ban hành bởi cá nhân, cơ quan đúng thẩm quyền quy định và được xây dựng đảm bảo dân chủ, cầu thị. Bước 2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là bước giúp quảng bá, truyền thông kế hoạch thực hiện chính sách nói riêng và chính sách bảo vệ môi trường nói chung. Việc tuyên truyền hiệu quả mới thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân 14 và xã hội vào việc thực hiện chính sách, bên cạnh sự hiểu biết tường tận của những người trực tiếp tham gia thực hiện chính sách. Để đảm bảo bước này có hiệu quả, cần thiết có sự chuẩn bị chặt chẽ từ nhân lực đến phương tiện. Về nhân lực, cần thiết xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên chuyên nghiệp, nắm bắt tâm lý, đặc điểm nhận thức của từng nhóm đối tượng để có phương pháp thực hiện hiệu quả. Phương tiện tuyên truyền phải có sự đan xen giữa các phương tiện truyền thống và hiện đại. Trong đó, tùy đối tượng tuyên truyền để lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh phương tiện truyền thông truyền thống như hệ thống loa phát thanh, tuyên truyền thông qua văn bản thì sử dụng mạng xã hội lại trở nên hiệu quả đối với đại bộ phận giới trẻ. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thường xuyên, liên tục và không ngừng đổi mới phương pháp lẫn nội dung đảm bảo người được tuyên truyền không cảm thấy nhàm chán để tự miễn nhiễm với những nội dung tuyên truyền. Hoạt động tuyên truyền phải được tổ chức thường xuyên để người được tuyên truyền cập nhật thông tin, nắm bắt được các nội dung một cách liên tục. Bên cạnh đó, cần thiết trong nội dung tuyên truyền phải lồng ghép các kết quả đạt được của thực hiện chính sách qua các giai đoạn nhằm giúp người dân hiểu rõ việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên thực tiễn. Bước 3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Việc thực hiện chính bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc vào hiệu quả trong thực hiện công việc của từng người, từng nhóm người tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện chính sách. Muốn vậy, trước hết phải có sự phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường rành mạch, logic và công bằng cho từng người hay nhóm người cụ thể. Sự phân công này giúp những người thực hiện chính sách hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện chính sách. Qua đó, bản thân mỗi người hay nhóm người được phân công sẽ nỗ lực hết sức và bằng các phương thức khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Việc phân công nhiệm vụ cũng đồng nghĩa với việc xác lập trách nhiệm 15 của từng người và nhóm người trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Phối hợp thực hiện chính sách được thực hiện sau khi có sự phân công. Phối hợp là sự kết nối, thể hiện mối quan hệ giữa những người hay nhóm người với nhau trong thực hiện chính sách. Sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong công việc, ngược lại nếu không có sự phối hợp chặt chẽ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Bước 4. Duy trì chính sách bảo vệ môi trường. Duy trì chính sách bảo vệ môi trường là việc làm quan trọng giúp quá trình thực hiện chính sách đạt được mục tiêu đã đề ra. Bước này phải được đảm bảo để tránh tình trạng thực hiện chính sách theo phong trào, không đảm bảo tính toàn vẹn của chính sách. Để duy trì được chính sách bảo vệ môi trường đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể, song quan trọng nhất chính là những người trực tiếp thực hiện chính sách bảo vệ môi trường theo nhiệm vụ đã phân công, trong đó những cá nhân, tổ chức càng trực tiếp càng quan trọng. Bên cạnh đó cũng phải kể đến vai trò duy trì chính sách của người dân, bởi lẽ nguyên do chủ yếu khiến cho tình trạng môi trường bị ô nhiễm xuất phát từ hoạt động sản xuất và sinh sống của người dân. Bước 5. Điều chỉnh chính sách bảo vệ môi trường. Xã hội luôn biến đổi, các mối quan hệ xã hội cũng vì thế mà thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Quy mô của sản xuất, kinh doanh và các hoạt động sống khác có xu hướng gia tăng theo thời gian, khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng, các nội dung chính sách như mục tiêu, công cụ, giải pháp… để thực hiện chính sách bảo vệ môi trường cũng vì thế có những biến đổi khác đi so với thời điểm bắt đầu thực hiện chính sách. Chính vì thế, cần thiết có sự điều chỉnh của chính sách để phù hợp hơn với những thay đổi của xã hội. Việc điều chỉnh chính sách phải diễn ra kịp thời với những quan sát nhạy bén nhằm đảm bảo thực hiện chính sách bảo vệ môi trường đi đúng hướng và đúng tiến độ đã đề ra. Bước 6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường cũng như thực hiện chính sách 16 công nói chung phải được liên tục theo dõi, kiểm tra và đôn đốc. Theo dõi, kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai lệch, những biểu hiện tiêu cực của thực hiện chính sách nhằm đề xuất các giải pháp thay thế hoặc sửa đổi. Đốn đốc thực hiện chính sách nhằm đảm bảo sự liền mạch của thực hiện chính sách, không để xảy ra gián đoạn hay thực hiện chính sách theo kiểu phong trào. Bước 7. Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Đây là bước cuối cùng trong tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Đánh giá, tổng kết để thấy được những điểm đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện chính sách trên cơ sở đối chiếu kết quả thực tiễn với mục tiêu chính sách bảo vệ môi trường đã đặt ra. Việc đánh giá, tổng kết được thực hiện thông qua nhiều thang đo định tính và định lượng khác nhau. Tuy nhiên, với lĩnh vực môi trường, thang đo chủ yếu vẫn là những chuyển biến tích cực của tình trạng ô nhiễm môi trường trên thực tế. Bên cạnh đó, các tiêu chí về thái độ, sự đóng góp của những cá nhân, tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và ý thức, thái độ của người dân về bảo vệ môi trường cũng trở thành thang đo của việc thực hiện chính sách. Thông qua kết quả đánh giá, tổng kết có những khen thưởng và chế tài xứng đáng dành cho những cá nhân, tổ chức có công trạng hoặc mắc khuyết điểm trong quá trình thực hiện chính sách. Đối với những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách, các hạn chế trên thực tiễn khi đối chiếu với mục tiêu chính sách cần thiết phải được làm rõ, tìm ra nguyên nhân và định hướng được các giải pháp nhằm rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường sau đó. 1.3. Chủ thể và các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường Trên thực tế, việc bảo vệ môi trường thuộc về trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong phạm vi của chính sách công, chủ thể thực hiện chính sách công lấy trọng tâm là các cá nhân, tổ chức công quyền được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cũng cần kể tới các bên liên quan khác. Theo đó chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường gồm: 17 Thứ nhất, chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trọng tâm là hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường. Các cơ quan này từ trung ương đến địa phương bao gồm: Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể tại chương XIV Luật bảo vệ môi trường 2014, Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và môi trường, Cảnh sát môi trường là cơ quan tham mưu, giúp việc UBND Tỉnh, thành phố trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường. Cụ thể thẩm quyền của các chủ thể như sau: - Chính phủ thống nhất quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình, Kế hoạch bảo vệ môi trường trong cả nước. - Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các lĩnh vực: môi trường, tài nguyên nước, đất đai; tài nguyên khoáng sản…và có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật về BVMT; phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực về BVMT; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường. - Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ: có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành thông tư, thông tư liên tịch về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ trực tiếp quản lý Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định cụ thể tại điều 142, Chương XIV, Luật bảo vệ môi trường năm 2014. - Ủy ban nhân dân các cấp: + Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (cấp tỉnh): thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trong việc bảo vệ môi trường tại địa phương. 18 + Đối với cấp quận, huyện (cấp huyện), hoạt động quản lý nhà nước về môi trường được giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND quận, huyện quản lý nhà nước về môi trường và có các nhiệm vụ cụ thể sau: Trình UBND quận, huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hằng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực môi trường. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết BVMT, đề án BVMT, kế hoạch BVMT và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác BVTM làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trên địa bàn. Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấp huyện. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoảng sản, bảo vệ môi trường biển. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công của UBND câp huyện.Giúp UBND quận, huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý hoạt động tổ chức và hoạt động của các hội trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định ủa UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường Thứ hai, bên cạnh các chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường kể 19 trên, các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường còn bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các Tổ chức chính trị - xã hội và các cá nhân, tổ chức xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức có chức năng chủ yếu tuyên truyền chính sách bảo vệ môi trường đến người dân và xã hội. Bên cạnh đó, hai nhóm tổ chức này còn có chức năng giám sát và phản biện trong xuyên suốt chu trình chính sách, từ xây dựng, ban hành đến thực hiện. Chức năng giám sát và phản biện nếu được thực hiện hiệu quả, khách quan sẽ đóng vai trò lớn đối với hiệu quả của thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nhờ tạo ra được những áp lực cần thiết lên chủ thể thực hiện chính sách cũng như giúp chuyển tải tiếng nói của người dân, đặc biệt những người trực tiếp chịu sự tác động của chính sách bảo vệ môi trường. Người dân và đại diện cộng đồng dân cư tại nơi chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của chính sách bảo vệ môi trường có những quyền nhất định đối với việc thực hiện chính sách. Ngoài ra, các tổ chức xã hội, các tổ chức Phi chính phủ (NGo) hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng có những tác động nhất định đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Các tổ chức xã hội với tư cách là đại diện lợi ích của các nhóm dân cư sẽ là phương tiện khuếch đại tiếng nói của người dân về các vấn đề liên quan đến môi trường, đồng thời đó cũng là kênh giám sát quan trọng của người dân với thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Trong khi đó, các tổ chức NGo hoạt động trong lĩnh vực môi trường có chuyên môn sâu để trở thành các cố vấn cho các chủ thể thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, đồng thời ở nhiều nội dung, có thể để chính các tổ chức NGo đảm nhận trực tiếp việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà nước, trong khi đó có thể tận dụng được các công nghệ, kỹ thuật thực hiện chính sách từ nước ngoài. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường Chính sách công xuất phát từ nội tại xã hội và quay trở lại thay đổi tích cực xã hội, do đó bản thân chính sách công chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan