Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam ....

Tài liệu Thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam .

.PDF
78
143
59

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN SÂM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN SÂM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM Ngành: Chính sách công Mã số: 834 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ THỊ THƯ Hà Nội, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hà Thị Thư. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Trần Văn Sâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ............................................. 11 1.1. Người có công với cách mạng và chính sách người có công với cách mạng .... 11 1.2. Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ............................. 22 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ........................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM ......................................................................................................... 32 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 32 2.2. Tình hình tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng 37 2.3. Kết quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng cho đối tượng liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ tại huyện Hiệp Đức ................................................ 47 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NCC VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HIỆP ĐỨC TỈNH, QUẢNG NAM ......................................................... 62 3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam .......... 62 3.2. Một số đề xuất, kiến nghị lên các cấp ................................................................ 68 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ AHLLVT Anh hùng lực lượng vũ trang BHYT Bảo hiểm y tế GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HCĐL Huân chương độc lập HCKC Huân chương kháng chiến LĐ-TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội LS Liệt sĩ MVNAH Mẹ Việt Nam anh hùng NCC Người có công NTLS Nghĩa trang liệt sĩ TB-LS Thương binh – Liệt sĩ TT-TH Truyền thanh – Truyền hình TQGC Tổ quốc ghi công UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng bảng 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 Đánh giá kết quả người dân biết về chính sách NCC với cách mạng Đánh giá của người dân về cán bộ thực hiện chính sách Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC với cách mạng trên địa bàn huyện Hiệp Đức Đánh giá của người dân về các giải pháp làm tốt chính sách NCC với cách mạng Công tác xác lập hồ sơ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ tại huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015-2017 Kinh phí đào tạo nghề cho thân nhân liệt sĩ tại huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015-2017 Công tác chi trả các chế độ chính sách cho thân nhân liệt sĩ tại huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015-2017 Kinh phí trợ cấp thờ cúng liệt sĩ tại huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015-2017 Kinh phí trợ cấp một lần mai táng phí cho thân nhân liệt sĩ tại huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015-2017 Kinh phí trợ cấp tiền điều dưỡng tại gia tại huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015-2017 Kinh phí hỗ trợ tiền cho TNLS đi thăm viếng mộ liệt sĩ, di dời mộ liệt sĩ tại huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015-2017 Kết quả giải quyết khiếu nại trong thực hiện chính sách người có công tại huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015-2017 Ý kiến cử tri về chế độ cho thân nhân liệt sĩ tại huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015-2017 Trang 35 37 38 42 44 46 48 49 50 50 51 54 56 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ quốc – hai tiếng thiêng liêng gắn liền với hồn thiêng sông núi, với hải đảo xa khơi, với từng tấc đất biên cương đang được các chiến sĩ ngày đêm canh giữ. Để có được cuộc sống hòa bình độc lập như ngày hôm nay, dân tộc Việt Nam đã trải qua những cuộc đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm với những mất mát hy sinh không nhỏ. Độc lập tự do của dân tộc được đánh đổi bằng xương máu của những anh hùng liệt sĩ, của các thương bệnh binh, họ đã chiến đấu hi sinh để Tổ quốc được thống nhất, non sông thu về một mối, dân tộc mãi trường tồn. Ghi nhớ công ơn rạng ngời của các anh hùng đã ngã xuống vì tổ quốc, đồng thời để giữ vững và phát huy truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn của dân tộc; Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã không ngừng làm tốt công tác đối với NCC, thực hiện các chính sách đền ơn đáp nghĩa nhằm chăm lo và nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần đối với NCC và thân nhân NCC. Đó chính là nghĩa cử cao đẹp và cũng là trách nhiệm của các thế hệ đi sau nhằm xoa dịu và bù đắp phần nào những mất mát hi sinh mà các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, các Mẹ Việt Nam anh hùng, những NCC với Cách mạng đã đóng góp cho Tổ quốc. Nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, NCC với cách mạng đã được ban hành; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được hoàn thiện, thể hiện sự trân trọng, biết ơn, chăm lo của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với NCC. Huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam là mảnh đất có bề dày truyền thống cách mạng, là địa bàn đánh phá ác liệt nhất của kẻ thù trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã có hàng vạn người con quê hương hăng hái lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các mặt trận. Chính vì vậy số lượng NCC trên địa bàn huyện là khá lớn, khoảng 1.230 người vào cuối năm 2018. Trong những năm qua, huyện Hiệp Đức đã đẩy mạnh tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối 5 với NCC. Theo “Báo cáo kết quả thực hiện chính sách NCC nhân kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ” của Phòng lao động thương binh và xã hội huyện Hiệp Đức ngày 27/7/2017, huyện đã có những kết quả đáng ghi nhận trong công tác tuyên truyền, đối thoại, hướng dẫn và tập trung rà soát, xác lập các hồ sơ chính sách; Công tác chi trả trợ cấp hàng tháng cho NCC và thân nhân được thực hiện kịp thời, đầy đủ; Công tác xây dựng, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, quy tập mộ liệt sĩ được quan tâm sát sao; Các phong trào đền ơn đáp nghĩa được nhân rộng trong các tầng lớp nhân dân, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn và hạn chế trong công tác triển khai tổ chức thực hiện chính sách đối với người công trên địa bàn huyện Hiệp Đức. Những tồn tại, hạn chế đó là sự trăn trở thường trực của những cán bộ làm công tác chính sách NCC trên địa bàn huyện, luôn mong muốn có những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, với nhận định cần có một giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện những hạn chế và nâng cao hơn nữa hiệu quả triển khai thực hiện chính sách NCC trên địa bàn huyện, em lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách đối với NCC tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn cao học Chính sách công, đây cũng chính là lĩnh vực công tác thực tiễn của bản thân tại địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu Chính sách người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta. Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về vấn đề chính sách người có công với cách mạng, trong đó đề cập đến công tác này ở góc độ lý luận, chính sách, thực tiễn,... Một số công trình nghiên cứu như sau: - Trong cuốn sách Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta (2009), tác giả Mai Ngọc Cường đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách an sinh xã hội; phân tích hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua với những cấu thành cơ bản là bảo hiểm xã hội, BHYT, trợ giúp và ưu đãi xã hội; đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện 6 hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam. [6] - Trong cuốn sách Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay (2013), Mai Ngọc Cường đã phân tích những thành tựu, những bất cập chủ yếu của hệ thống chính sách an sinh xã hội Việt Nam. Đặc biệt, tác giả tranh luận rằng chính sách an sinh xã hội chỉ là một hệ thống chính sách trong tổng thể chính sách xã hội của một quốc gia, bên cạnh chính sách an sinh xã hội còn có nhiều chính sách xã hội khác. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất những khuyến nghị quan trọng nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. [7] - Trong bài báo “Chính sách xã hội đối với người có công ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị” đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 181, tháng 7 năm 2012, tác giả Mai Ngọc Anh đã đề cập đến vai trò, thực trạng, những thành công và hạn chế của các chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những khuyến nghị trong việc thực thi những chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công tại Việt Nam trong thời gian đến. [3] - Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng”, của học viên Nguyễn Văn Vân, bảo vệ năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội, đã đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản, đánh giá thực trạng thực thi chính sách người có công với cách mạng, nêu lên những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, tổ chức thực hiện tốt hơn chính sách người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hòa Vang. [23] Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước đã đề cập được các vấn đề lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách NCC với cách mạng ở cấp quốc gia, địa phương. Đây chính là nguồn tư liệu vô cùng quý báu để học viên có thể, nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo hoàn thành đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực trạng (thông qua nghiên cứu thực tiễn tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) về thực hiện chính sách 7 Người có công với Cách mạng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với NCC tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với NCC. - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với NCC trên địa bàn huyện Hiệp Đức trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2018; từ đó đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại trong hoạt động thực thi chính sách đối với NCC trên địa bàn huyện Hiệp Đức. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện chính sách NCC trên địa bàn huyện Hiệp Đức trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách đối với NCC 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung hoạt động thực hiện chính sách đối với NCC trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam để có cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng tổ chức thực hiện chính sách công. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách NCC trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2015 - 2018. 5. Cơ sở lý luận 5.1. Phương pháp luận Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa nghành, liên nghành khoa học xã hội và phương pháp nghiên cứu chính sách công làm cơ sở lý luận. Đó là cách tiếp cận quy 8 phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công với sự tham gia của các chủ thể chính sách. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của một số đối tượng chính sách về thực hiện chính sách tại địa bàn huyện Hiệp Đức; phân tích thống kê, mô tả nhằm làm rõ thực trạng tình hình thực hiện chính sách trên địa bàn huyện. Đồng thời, kết hợp quan sát ghi chép hiện trường, nghiên cứu thực địa thông quan điền dã, ... làm cơ sở để đánh giá thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích các kết quả điều tra theo từng tiêu chí. - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: khảo sát bằng bảng hỏi 90 người dân đang hưởng chính sách người có công với cách mạng tại xã Bình Lâm, nhằm tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách tại địa phương để đưa ra đánh giá chung. - Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu 5 cán bộ lao động thương binh xã hội cấp xã để thu thập thông tin và đánh giá việc thực hiện chính sách từ phía người thực thi chính sách. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn - Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách người có công với cách mạng. - Kết quả nghiên cứu làm minh chứng để hình thành các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách đã ban hành. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Luận văn phản ánh thực trạng và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam - Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan, phòng, ban huyện và tỉnh trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách người có công cách mạng một 9 cách hiệu quả. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương, đó là: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. - Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 10 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Người có công với cách mạng và chính sách người có công với cách mạng 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đối với người có công với cách mạng 1.1.1.1. Khái niệm người có công với cách mạng Ưu đãi và chăm sóc NCC luôn là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta kể từ khi Bác Hồ lấy ngày 27/7 là ngày Thương binh - Liệt sĩ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào của đất nước, công tác thương binh, liệt sĩ và ưu đãi NCC vẫn luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, quan tâm chỉ đạo sâu sắc, đồng thời nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình và trách nhiệm của các ngành các cấp cùng toàn thể nhân dân. Trong suốt 70 năm qua, hệ thống pháp luật, chính sách ưu đãi NCC đã không ngừng được hoàn thiện và được thực hiện đồng bộ. Đặc biệt, Hiến pháp 2013 đã nêu rõ: “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC với nước” (Khoản 1, Điều 59). Khái niệm NCC có thể được hiểu theo 2 nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, NCC là người bình thường, có công lao lớn đối với đất nước, đó là nghĩa vụ không bao giờ kể công và không đòi hỏi cộng đồng phải báo nghĩa. Cụ thể hơn, NCC là những người cống hiến vì lợi ích của đất nước, được nhân dân tôn vinh và được Nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền ghi nhận theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo cho họ các chế độ ưu đãi về kinh tế, chính trị, xã hội. Đó là những người có thành tích đóng góp hoặc cống hiến lớn lao, xuất sắc vì lợi ích chung của đất nước. Những cống hiến đó có thể được thực hiện trong các cuộc kháng chiến vì độc lập tự do của Tổ quốc hoặc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Theo nghĩa hẹp, khái niệm NCC được xác định là những người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời hoặc một phần thân thể của 11 mình, có thành tích đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo quy định tại Điều 32, Pháp lệnh NCC với cách mạng năm 2005, thì “NCC giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm”. Căn cứ pháp lý để thực hiện chính sách ưu đãi hiện nay được quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng. Theo pháp lệnh, thì có 12 nhóm đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi. Mỗi đối tượng có điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận và chế độ ưu đãi khác nhau, bao gồm: 1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 2) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 3) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng 4) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân 5) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến 6) Liệt sĩ 7) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh) 8) Bệnh binh 9) NCC giúp đỡ cách mạng 10) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày 11) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế 12) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. Ở mỗi thời kỳ khác nhau, chính sách NCC với cách mạng cũng có những đặc thù khác nhau. Nhưng nhìn chung, chính sách ưu đãi đối với NCC là sự ghi nhận những công lao của họ cho đất nước, là những chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần, là sự bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến những người đã hy sinh, cống hiến cho sự 12 nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Đảng và Nhà nước ta coi việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với NCC là quốc sách. Chủ trương đó đã được luật hóa bằng hai Pháp lệnh quan trọng đó là: Pháp lệnh “ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, NCC giúp đỡ cách mạng” và Pháp lệnh “Quy định 13 danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. 1.1.1.2. Đặc điểm người có công với cách mạng Cũng như mọi người, NCC với cách mạng rất cần có một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ, no ấm và hạnh phúc. Mặt khác, họ đã có nhiều cống hiến hy sinh, chịu nhiều thiệt thòi mất mát vì sự nghiệp chung của dân tộc, do đó họ cần được mọi người tôn trọng, quan tâm chăm sóc, chia sẻ động viên nhằm giúp họ vơi đi mất mát, quên đi bệnh tật và nỗi đau mất người thân. NCC cách mạng luôn tự hào và có ý thức về quá khứ cống hiến của mình cho sự nghiệp cách mạng. Họ luôn có tinh thần trách nhiệm giữ gìn những phẩm chất và truyền thống cách mạng quý báu, luôn mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn, sẵn sàng cống hiến tất cả những gì có thể cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Bước ra khỏi thời chiến, NCC với cách mạng tuy mang những thương tích, mất mát to lớn và bệnh tật nhưng vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống, phấn đấu tìm cho mình một công việc phù hợp để vượt qua khỏi cái đói nghèo, tiếp tục hăng hái tham gia đóng góp trên các lĩnh vực xã hội, góp phần xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp. Nhiều người đã trở thành tấm gương lao động giỏi, chiến sĩ thi đua, nhà khoa học, nhà quản lý giỏi được xã hội tôn vinh và công nhận. Đại bộ phận những NCC luôn gương mẫu, đi đầu ủng hộ và chấp hành tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, là tấm gương để mọi người noi theo. Họ luôn trung thành với chế độ mà mình đã đem sức lực, máu xương để bảo vệ. Có thể nói họ là những công dân gương mẫu, những tấm gương sáng giáo dục thế hệ trẻ tích cực lao động, học tập và phấn đấu cống hiến đạo đức, tài năng, trí 13 tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra, do đặc thù hoàn cảnh, họ cũng có tâm lý mặc cảm vì thua thiệt, mất mát hơn so với những người xung quanh nên rất cần sự quan tâm chia sẻ và động viên của mọi người. Đặc biệt, đối với những thương binh, bệnh binh, họ còn có những đặc điểm tâm lý riêng, cụ thể: * Đặc đểm thương binh, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Đến nay hiện còn không nhiều, hầu hết tuổi đã cao, họ sống rất khiêm tốn, ít đòi hỏi quyền lợi cá nhân, nhu cầu vật chất giản dị, hăng hái tham gia tích cực các hoạt động công tác xã hội nếu sức khỏe cho phép. Ngược lại, nhu cầu về đời sống tinh thần của họ khá cao, thích tìm hiểu và tham gia bình luận các thông tin thời sự, chính trị trong và ngoài nước. Họ cũng muốn có nhiều dịp gặp lại bàn bè, đồng chí đồng đội để cùng nhau trò chuyện ôn lại quá khứ hào hùng đã qua. * Đặc điểm thương binh, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Đại đa số họ ở độ tuổi trung niên, có trình độ văn hóa và chính trị, nhạy cảm với các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan tới họ. Họ cũng rất hăng hái tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội cũng như các công tác khác được giao. Bên cạnh đó, vẫn có một số ít đối tượng mang tư tưởng công thần, ỷ vào công lao để đòi hỏi, yêu sách các quyền lợi cho bản thân. * Đặc điểm thương binh từ sau năm 1975 trở lại đây Chủ yếu mang thương tật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phần lớn tuổi còn trẻ, có trình độ văn hóa. Tuy nhiên do mặc cảm thua thiệt nên họ rất cần sự động viên, giúp đỡ trong cuộc sống, nhất là cần một công việc phù hợp để có cuộc sống ổn định. * Đặc điểm thân nhân liệt sỹ và NCC với cách mạng Nỗi đau mất đi người thân là sự đau đớn lớn nhất đối với những người cha, mẹ, vợ, người con liệt sỹ mà không gì có thể bù đắp. Vào các dịp Tết cổ truyền, ngày lễ, họ rất cần sự quan tâm động viên, chia sẻ, quan tâm tạo không khí đầm ấm để vơi bớt mất mát trong lòng họ. Nhìn chung, NCC có những đặc điểm khác nhau nên trong công tác chăm sóc 14 cũng phải tìm hiểu kỹ nhu cầu của từng nhóm đối tượng để có những chính sách phù hợp. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để đưa ra những giải pháp chăm sóc tốt hơn, hỗ trợ phù hợp, đem lại hiệu quả cao về vật chất và tinh thần, nhằm bù đắp phần nào những hy sinh cống hiến to lớn của bản thân NCC và thân nhân NCC, giúp họ phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. 1.1.2. Chính sách đối với người có công với cách mạng Chính sách NCC với cách mạng là một chính sách nhân đạo, thể hiện sâu sắc bản chất ưu việt của xã hội ta, có liên quan tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, lịch sử, pháp lý và truyền thống đạo lý của dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức nghiên cứu, hoạch định ban hành hệ thống chính sách, chế độ và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện đến từng đối tượng. Tùy điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ở từng giai đoạn mà Nhà nước điều chỉnh chế độ ưu đãi xã hội theo hướng nâng cao và cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho NCC nhằm thể hiện sự quan tâm, biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự hy sinh, cống hiến của họ cho đất nước để bù đắp một phần nào đó cho họ về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Chính sách NCC với cách mạng là chính sách quan trọng về vai trò và chức năng, sử dụng các biện pháp khác nhau để xây dựng và triển khai đưa các chính sách NCC với cách mạng vào cuộc sống. 1.1.2.1. Đặc điểm chính sách đối với người có công với cách mạng Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1947), Bác Hồ đã chọn ngày 27-7 là ngày Thương binh – Liệt sĩ để tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái cũng như tri ân sâu sắc với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những NCC với cách mạng. Chính sách NCC với cách mạng thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, thể hiện truyền thống đạo lý quý báu “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta. Đồng thời nó cũng thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và tình cảm của Nhà nước và xã hội đối với NCC nhằm bù đắp phần nào sự mất mát to lớn, sự hy sinh cao cả của những NCC. Mặt khác, chính sách ưu đãi NCC còn thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ, chia sẻ với những người gặp khó khăn do cuộc kháng chiến để 15 lại nhằm đảm bảo một xã hội phát triển văn minh, tiến bộ, có ý nghĩa chính trị to lớn trong tiến trình phát triển hội nhập của đất nước trong thời kỳ mới. Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta, chính sách NCC với cách mạng không chỉ là thể hiện sự quan tâm của Đảng - Nhà nước và nhân dân đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do, hạnh phúc và sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia mà còn là hành động xã hội văn hóa, là bản chất của chế độ xã hội, trở thành một bộ phận trong hệ thống chính sách xã hội và phương châm phát triển đất nước. Những năm qua, việc Đảng và Nhà nước luôn có những điều chỉnh cần thiết để mở rộng chế độ ưu đãi NCC cho phù hợp với tình hình thực tế xã hội của đất nước đã góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống, từng bước nâng cao mức sống của các đối tượng chính sách. Trong điều kiện đất nước có nhiều khó khăn, số người là đối tượng có công lại rất lớn… mà chúng ta đã thực hiện đạt kết quả lớn như vậy là khá trọn nghĩa, vẹn tình. Mặc dù chưa thật bằng lòng với những thành tích ấy, nhưng có thể nói chính sách NCC với cách mạng đã góp phần không nhỏ vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị, mở rộng dân chủ và làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù dân tộc. Việc ưu đãi đối với NCC trở thành động lực thúc đẩy xã hội, đặc biệt có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ. Như vậy, chính sách người có công với cách mạng là những chuẩn tắc được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật quy định về các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người có công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để người có công xây dựng cuộc sống, tiếp tục khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội. 1.1.2.2. Quan điểm về chính sách người có công với cách mạng Phát huy truyền thống của cha ông, ngay từ khi đất nước mới giành được độc 16 lập, Đảng và Nhà nước ta đã sớm xây dựng chính sách ưu đãi xã hội, đặc biệt là chính sách ưu đãi NCC với đất nước trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Chính sách được chia thành các giai đoạn như sau: - Giai đoạn từ 1945 đến 1954: Sau khi giành được chính quyền, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng phải bắt tay ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ này đất nước gặp muôn vàn khó khăn, nhưng Đảng và Chính phủ sớm thiết lập một số văn bản pháp luật ưu đãi một số đối tượng có công như: thương binh, gia đình liệt sĩ, đồng thời động viên toàn dân dấy lên phong trào toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối tượng này. Ngày 16/2/1947 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 20/SL “Về chế độ hưu bổng, thương tật đối với thương binh, tử sĩ”. Sau đó được sửa đổi, bổ sung bằng Sắc lệnh 242/SL ngày 12/10/1948 về “Hưu bổng thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”, quy định về tiêu chuẩn xác nhận thương binh, truy tặng tử sĩ, thực hiện chế độ lương hưu thương tật đối với thương binh, chế độ tiền tuất đối với gia đình tử sĩ. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về những ưu đãi đối với NCC với cách mạng. Sau đó Đảng – Nhà nước ta còn ban hành nhiều chính sách, văn bản có liên quan quy định những vấn đề về thương binh, tử sĩ…và những ưu đãi dành cho họ. Đồng thời, Đảng – Nhà nước cũng khuyến khích, động viên toàn dân thực hiện phong trào giúp đỡ, chăm sóc đối tượng này như phong trào đón thương binh về làng, giúp binh sĩ tử nạn, lập quỹ tình nghĩa… Theo nghị định số 51/TB-NĐ ngày 27/7/1949 và Nghị định số 367/TB-NĐ ngày 30/08/1950 thì Nhà nước sẽ tổ chức các trại an dưỡng để thu nhận và chăm sóc thương binh, bệnh binh. - Giai đoạn từ 1955 đến 1975: Trong các văn bản ban hành trong thời kỳ này đáng chú ý nhất là Nghị định số 16/CP ngày 30/10/1964 kèm theo bản Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ với quân nhân, thanh niên xung phong, dân quân du kích với việc quy định chế độ thương tật mới là 8 hạng, mức khởi điểm là 21%. Quy định chế độ tiền tuất mới gồm tuất hàng tháng và tuất một lần đối với gia đình và thân nhân liệt sĩ. Đồng thời, để phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đánh giá đúng và động viên kịp thời sự đóng góp của nhân 17 dân, pháp luật ưu đãi NCC đã bổ sung các đối tượng mới đó là : Chế độ đối với dân công thời chiến (nghị định số77/CP ngày 26/04/1966), chế độ ưu đãi đối với lực lượng vận tải nhân dân (theo Quyết định số 84/CP ngày 04/5/1966), chế độ cán bộ y tế làm nhiệm vụ cấp cứu phòng không (Nghị định số 111/CP ngày 28/6/1973). Tóm lại, chính sách ưu đãi NCC thời kỳ này đã phát triển tương đối toàn diện các nội dung ưu đãi cả vật chất và tinh thần đối với NCC, góp phần to lớn vào việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội, củng cố và tăng cường tiềm lực kháng chiến. - Giai đoạn từ 1976 đến 1985: Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước đã ban hành hàng trăm văn bản chính sách ưu đãi NCC, bổ sung đối tượng, tiêu chuẩn xác nhận thương binh, bệnh binh, liệt sĩ trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Trên cơ sở đó, chính sách ưu đãi NCC trong giai đoạn này đã khắc phục được một số bất hợp lý, hình thành hệ thống văn bản pháp quy có hiệu lực thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, còn tản mạn, chắp vá, nội dung còn rườm rà, phức tạp, hạn chế trong việc giải quyết các vấn đề mang tính cơ bản, lâu dài của chế độ ưu đãi NCC. - Giai đoạn từ 1986 đến 1994: Đây là giai đoạn có ý nghĩa đối với sự phát triển của chế độ ưu đãi xã hội nước ta. Trong bối cảnh lịch sử đất nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, chế độ ưu đãi đối với NCC đã có những thay đổi rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ưu đãi xã hội theo cơ chế mới. Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản chính sách về chế độ ưu đãi, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng quyết định đến mọi đời sống của NCC thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Đáng chú ý là nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng bổ sung, xóa bỏ sự khác biệt trong các quy định ưu đãi do lịch sử để lại. Cùng với sự chuyển đổi này, việc điều chỉnh bằng pháp luật các mối quan hệ xã hội cũng được thay đổi cho phù hợp với cơ chế mới. Chính sách ưu đãi NCC theo đó cũng được thay đổi, bổ sung cho hợp lý hơn (Quyết định số 79/HĐBT ngày 05/7/1989, Quyết định số 8/HĐBT ngày 05/01/1990, Nghị định số 27/CP ngày 23/04/1993…). 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan