Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại ban tiếp công dân thành ph...

Tài liệu Thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại ban tiếp công dân thành phố hà nội

.PDF
72
323
94

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐÌNH CUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI BAN TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ NGỌC HÙNG HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan về các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn Thạc sỹ chính sách công với đề tài “Thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp Công dân thành phố Hà Nội“ là hoàn toàn trung thực và không trùng với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn LÊ ĐÌNH CUNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ................................................................ 6 1.1. Các khái niệm: Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo .................... 6 1.2. Chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo ........................................................... 15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI BAN TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2016 ĐẾN NAY VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH .......................... 33 2.1. Thực trạng thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp Công dân thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến nay ................................................ 33 2.2. Đánh giá thực trạng và vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp Công dân Thành phố Hà Nội .................................. 41 2.3. Nguyên nhân của những vấn đề ....................................................................... 42 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI BAN TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................................................50 3.1. Đổi mới, hoàn thiện chính sách khiếu nại, tố cáo, đất đai, tiếp công dân........ 50 3.2. Đổi mới cơ chế thực hiện công tác xử lý đơn khiếu nại, tố cáo ...................... 56 3.3. Đổi mới cơ chế, chính sách để nâng cao chất lượng, trình độ cán bộ, công chức thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo ........................................... 60 3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo ............................................................................. 61 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 66 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KNTC khiếu nại, tố cáo BTCDTP HN Ban Tiếp Công dân thành phố Hà Nội NCĐ Người có đơn (công dân, tổ chức) UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của các cơ quan hành chính nhà nước. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng, kịp thời làm giảm các bức xúc của người khiếu kiện, giảm bớt tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, tràn lan đến nhiều cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan Đảng, chính trị - xã hội, giảm bớt công sức, thời gian cho cán bộ, công chức, giảm chi phí vật chất cho xã hội; góp phần đảm bảo an toàn trật tự xã hội. Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội là cơ quan có nhiệm vụ tiếp công dân và phân loại, xử lý bước đầu nội dung khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân thành phố hoặc qua đường bưu điện hoặc do các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chuyển đến, Ban Tiếp công dân thành phố. Trên cơ sở đó, tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố quyết định thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoặc chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp huyện, giám đốc cấp sở xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Từ năm 2016 đến nay, trung bình hằng năm, Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội xử lý khoảng 17.000 đơn thư các loại liên quan các vấn đề kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức, góp phần làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, hiện nay, còn nhiều bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật ảnh hưởng đến công tác giải quyết quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó có việc tiếp công dân, xử lý bước đầu nội dung khiếu nại, tố cáo. Chất lượng xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội có nhiều trường hợp còn chưa tốt, phân loại không chính xác, nhầm lẫn giữa đơn tố cáo với đơn phản ánh, giữa khiếu nại với kiến nghị, chưa phân tích được đủ các loại 1 nội dung khiếu nại, tố cáo trong một đơn, chưa xác định được nội dung khiếu nại, tố cáo đủ điều kiện xử lý, không đủ điều kiện xử lý; khiếu nại, tố cáo thuộc thầm quyền và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thành phố. Từ đó, gây khó khăn cho việc xem xét, giải quyết, trả lời người khiếu nại, tố cáo hoặc đẩy người khiếu nại, tố cáo vào tình thế không được trả lời, giải quyết hoặc không trả lời, giải quyết đầy đủ. Góp phần gây ra tình trạng lòng vòng, luẩn quẩn trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị với nhau, làm mất thời gian, tốn kém vật chất, khó khăn trong quản lý nhà nước, đặc biệt là gây bức xúc cho người khiếu nại, tố cáo, giảm lòng tin vào cơ quan nhà nước. Ngoài ra, nhận thức pháp luật và thái độ của người khiếu nại, tố cáo cũng là một vấn đề gây khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xuất phát từ lý do trên, học viên đã chọn đề tài “Thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành chính sách công về việc thực hiện chính sách trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, như chính sách công đối với giáo dục, y tế, chính sách an sinh xã hội, chính sách xóa đói, giảm nghèo... Tuy nhiên, rất ít các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Xem xét kỹ có thể thấy 4 đề tài nghiên cứu đã được thực hiện về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cụ thể: Luận văn thạc sĩ “Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội – Thực trạng và giải pháp” của Lê Thị Sáu, khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại ở thành phố Hà Nội” của Lê Hồng Oanh Ngọc, Học viện Hành chính thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn tiến sỹ “Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam” của Hoàng Ngọc Dũng, Học viện Hành chính quốc gia và đề tài khoa học cấp tỉnh “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả 2 giải quyết khiếu nại, tố cáo ở tỉnh Quảng Bình” của Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình. Nhưng các luận văn, đề tài này đều xem xét hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo nói chung ở địa bàn, lĩnh vực nghiên cứu mà không đi sâu tìm hiểu từ góc độ chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức chuyên trách như Ban Tiếp công dân của thành phố Hà Nội. Trong khi đó, tình hình khiếu nại tố cáo của công dân có nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi phải được nghiên cứu, lý giải và giải quyết một cách hợp lý, đúng pháp luật, chủ trương chính sách đem lại sự đồng thuận của toàn xã hội. Do vậy, rất cần thực hiện công trình nghiên cứu chuyên sâu từ góc độ chính sách công về đề tài này. Luận văn thạc sĩ Chính sách công về đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo; đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa chính sách khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội, góp phần đảm bảo quyền công dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những khái niệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo, những vấn đề đặt ra của chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo. 3 - Đánh giá thực trạng chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội. - Đưa ra các kiến nghị cụ thể để hoàn thiện chính sách quyết khiếu nại, tố cáo và các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực trạng về chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực trạng thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực trạng về chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực trạng thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, về khiếu nại, tố cáo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: phân tích dựa trên tài liệu có sẵn, các văn bản quy định chính sách về xử lý đơn, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo. Các tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm: báo cáo hằng năm của UBND thành phố Hà Nội, Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội; sách, tạp chí, các báo cáo khoa học, các thông tin trên các website có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận: luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về chính sách công giải quyết khiếu nại tố cáo và hệ thống hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, phân tích, tìm ra những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật. 4 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo từ thực tiễn Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội. Từ đó đưa ra các giải pháp thực tiễn góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của Luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Khái quát về khiếu nại, tố cáo và chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội và vấn đề chính sách từ năm 2016 đến nay. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội. 5 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 1.1. Các khái niệm: Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo 1.1.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo - Khái niệm Khiếu nại Theo Luật Khiếu nại năm 2011 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 11/11/2011 thì khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 1, Điều 2). - Khái niệm Tố cáo: Theo Luật Tố cáo năm 2011 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 11/11/2011 thì tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (khoản 1, Điều 2). 1.1.2. Khái niệm về quyền khiếu nại, tố cáo Từ khi thành lập đến nay, nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định về quyền khiếu nại, tố cáo. Cụ thể: - Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ban hành ngày 09/11/1946 quy định nguyên tắc “đảm bảo các quyền tự do dân chủ và thực hiện chính 6 quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân“ và “công dân có quyền tự do ngôn luận“ (Điều 10). - Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ban hành ngày 31/12/1959 quy định “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước” (Điều 29). - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/12/1980 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó. Các điều khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường. Nghiêm cấm việc trả thù người khiến nại, tố cáo.” (Điều 73). - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 15/4/1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.(Điều 74) - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25/11/2013 quy định: “1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ 7 chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.” (Điều 30) Như trên có thể thấy, mặc dù Hiến pháp năm 1946 chưa đề cập trực tiếp đến quyền khiếu nại, tố cáo nhưng Nhà nước ta đã xác định rất rõ nguyên tắc các quyền tự do dân chủ và thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân, tạo tiền đề cho việc cụ thể hóa quyền khiếu nại, tố cáo ở các bản hiến pháp sửa đổi sau này. Ở các giai đoạn tiếp theo, quyền khiếu nại, tố cáo liên tục được đề cập chi tiết, cụ thể hơn, trong đó có trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết. Khái quát toàn bộ 5 bản Hiến pháp nêu trên, có thể khẳng định: quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền hiến định cơ bản của công dân Việt Nam, có tính chất chính trị và pháp lý của công dân,thể hiện sâu sắc bản chất dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là nền tảng cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. 1.1.3. Khái niệm giải quyết khiếu nại, tố cáo - Giải quyết khiếu nại: theo Luật Khiếu nại năm 2011 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 11/11/2011 thì giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong đó, việc thụ lý được quy định “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh 8 tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.” (Điều 27) - Giải quyết tố cáo: theo Luật Tố cáo năm 2011 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 11/11/2011 thì giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. Trong đó, việc tiếp nhận được quy định: “Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày” (Khoản 1, Điều 20). Luật Tiếp Công dân năm 2013, tại Điều 8 khoản 5 quy định Trách nhiệm của người tiếp công dân:“Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân”. Tại Điều 26, khoản 1, điểm a quy định: “Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý thì người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo với người có thẩm quyền thụ lý”. 1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của giải quyết khiếu nại, tố cáo Giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, xã hội. Cụ thể như sau: - Thể hiện trách nhiệm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mọi khiếu nại, tố cáo phải được giải quyết đầy đủ. Căn cứ kết quả giải quyết, người có thẩm quyền trả lời đầy đủ, khẳng định nội dung khiếu nại, tố cáo là đúng, sai hay có đúng có sai. Từ đó, thực hiện các biện pháp đảm bảo quyền lợi của công 9 dân hoặc làm căn cứ để công dân tiếp tục thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo tiếp của mình hoặc quyền tố tụng hành chính. - Kiểm tra lại chính sách, luật pháp, quy trình quản lý nhà nước. Nhà nước thực hiện các biện pháp quản lý bằng các công cụ chính sách. Khi các công cụ chính sách tác động vào đời sống xã hội, ngoài ý nghĩa tích cực còn có tiêu cực, phát sinh khiếu nại, tố cáo. Do đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những cách nhà nước thấy được những bất hợp lý, kể cả về luật pháp, từ đó giải quyết quyền lợi cho công dân và chỉnh sửa các chính sách, luật pháp cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. - Thước đo trách nhiệm, năng lực, phẩm chất của lãnh đạo quản lý đơn vị, địa phương. Một địa phương, đơn vị để phát sinh và tồn đọng nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phần nào đó thể hiện phẩm chất năng lực, trình độ và trách nhiệm của người lãnh đạo đứng đầu còn hạn chế. Khả năng giải quyết dứt điểm, triệt để, không để tồn đọng kéo dài thể hiện một phẩm chất tốt của người lãnh đạo. - Đảm bảo ổn định trật tự xã hội. Việc giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo sẽ làm giảm bức xúc trong xã hội, không để những công dân có khiếu nại, tố cáo chậm được giải quyết liên kết với nhau thành những đám đông, tập trung khiếu kiện, gây bất ổn, tạo thành những mảng xấu trong bức tranh đời sống xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Không để vấn đề khiếu nại, tố cáo trở thành vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Phát huy dân chủ trong mọi mặt đời sống xã hội, bảo đảm mọi người dân đều có quyền tham gia xây dựng đất nước. Không chỉ bảo vệ quyền lợi của mình, mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chung của cộng đồng xã hội, của đất nước. Khi thấy quyền lợi, sự an toàn của cộng đồng bị hoặc có nguy cơ bị xâm hại, mọi công dân đều có quyền phát ngôn, bày tỏ chính kiến thông qua khiếu nại, tố cáo. Do vậy, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là thể hiện sự bảo đảm quyền dân chủ cho mỗi công dân. 10 - Nắm được tâm tư, nguyện vọng của công dân. Muốn quản lý, điều hành ổn định xã hội đòi hỏi nhà nước phải thường xuyên nắm được tâm tư, nguyện vọng của mọi người dân. Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người lãnh đạo có thể nắm được tâm tư, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân ở khu vực có khiếu nại, tố cáo. Từ đó, nghiên cứu, tìm hiểu rõ nguyên nhân và có những biện pháp xử lý phù hợp. Vì là khâu đầu tiên của quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo nên công tác tiếp công dân, xử lý đơn cũng có ý nghĩa quan trọng. Việc tiếp xúc ban đầu với công dân, là khâu đầu tiên của sự tiếp cận, tiếp nhận, phân tích, trao đổi thông tin, là lần đầu tiên đại diện của cơ quan nhà nước tiếp xúc với công dân để chuẩn bị thực hiện quy trình giải quyết. Do vậy, ấn tượng, cảm xúc về cơ quan nhà nước đã bắt đầu hình thành trong suy nghĩ của công dân. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trong quá trình tiếp công dân, nghiên cứu kỹ nội dung đơn trong quá trình xử lý đơn cũng chính là thể hiện trách nhiệm của đại diện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, rà soát, kiểm tra lại các chính sách, pháp luật, quy trình quản lý nhà nước, phát huy cao dân chủ, thể hiện năng lực, phẩm chất của người cán bộ. 1.1.5. Vai trò của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội trong giải quyết khiếu nại, tố cáo Căn cứ Luật Tiếp Công dân năm 2013 và Quyết định số 1466/QĐUBNDngày 28 tháng 02 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội, Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân thành phố Hà Nội; phối hợp cùng đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức, thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân để tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; Là cơ quan đầu mối xử lý bước đầu tất cả các đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; Phân loại, xử lý đơn kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo được tiếp nhận trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân thành phố 11 hoặc qua đường bưu điện hoặc do các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chuyển đến Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Tiếp công dân thành phố, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân thành phố. Trên cơ sở đó, tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố: 1) Quyết định thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo; 2) Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Chủ tịch UBND cấp huyện, thủ trưởng cấp sở xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo; 3) Đôn đốc theo dõi kết quả thực hiện. Như vậy, có thể nói, Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội là cơ quan tham mưu, giúp việc đầu tiên cho Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bên cạnh các cơ quan khác giúp việc ở các giai đoạn tiếp theo như: Thanh tra thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội... Với một thành phố Thủ đô có quy mô dân số khoảng hơn 7 triệu người và khoảng 3 triệu người vãng lai (tính đến năm 2017, theo nguồn của Cục Thống kế thành phố Hà Nội năm 2017), thì trách nhiệm, vai trò của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội là rất lớn bên cạnh vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND thành phố đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, mà cụ thể là công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội. Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội có vai trò, trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND thành phố giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo ngay từ khâu ban đầu là tiếp xúc với nhân dân, xử lý đơn, thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ động kiểm tra lại những chính sách, quy trình quản lý nhà nước do mình ban hành hoặc áp dụng thực hiện, để tự khắc phục, phát huy cao tinh thần dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, góp phần đảm bảo ổn định xã hội. Đồng thời, nắm chắc được tâm tư, nguyện vọng của công dân. Từ đó, nghiên cứu, tìm hiểu rõ nguyên nhân và có những biện pháp xử lý phù hợp. Việc tiếp công dân và xử lý đơn chính xác, đầy đủ, kịp thời sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo và cung cấp thông tin, trả lời 12 công dân. Cơ cấu, tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội được thể hiện qua 2 mô hình dưới đây (Quyết định số 1466/QĐUBND ngày 28 tháng 02 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội): Hình 1.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BAN TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - Nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp công dân và xử lý đơn thường xuyên, định kỳ, đột xuất tại 02 trụ sở tiếp công dân Thành phố: Số 34 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm và số 20 Hoàng Diệu, quận Hà Đông, Hà Nội. - Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tiếp công dân và xử lý đơn: Thực hiện tiếp công dân, xử lý tình trạng đoàn đông người tập trung khiếu kiện không đúng quy định, phục vụ Lãnh đạo UBND thành phố tiếp công dân, phối hợp với các cơ quan tiếp công dân tại Trụ sở; xử lý đơn từ các nguồn chuyển đến UBND thành phố. - Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tổng hợp: Tham mưu tổng hợp, giúp UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố trong chỉ đạo, điều hành liên quan đến công tác giải quyết quyết khiếu nại, tố cáo, làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ: 13 phối hợp thẩm định, dự thảo các văn bản chỉ đạo, quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố. - Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kiểm tra: Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiên các Quyết định giải quyết khiếu nại, Kết luận giải quyết tố cáo, văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố đối với các đơn vị. Hình 1.2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA BAN TIẾP CÔNG DÂN THÀNH PHỐ Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 14 1.2. Chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo - Như trên đã nêu, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo. Chính sách công là định hướng hành động do nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm giữ cho xã hội phát triển theo định hướng. Chính sách công có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước thể hiện qua các mặt: định hướng cho các hoạt động kinh tế - xã hội; khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động kinh tế - xã hội theo định hướng; phát huy những mặt tốt, khắc phục những hạn chế của thị trường; tạo lập cân đối trong phát triển; kiểm soát và phân bổ nguồn lực xã hội; tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cấp chính quyền (Giáo trình Tổng quan chính sách công của PGS.TS. Hồ Việt Hạnh). Chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo là một loại chính sách công và tập trung vào giải quyết vấn đề khiếu nại, tố cáo, giải quyết mối quan hệ khiếu nại, tố cáo giữa công dân với nhà nước, giữa người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, tố cáo, người giải quyết khiếu nại, tố cáo và người có liên quan. 15 Đặc điểm của chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo là chỉ có người có thẩm quyền của các cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung và được thực hiện theo một quy trình cụ thể, trong đó, việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo là những khâu ban đầu của quy trình (thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo). Tiếp công dân, xử lý đơn là khâu ban đầu giúp định hướng chính xác việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vì khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, người có thẩm quyền phải trả lời câu hỏi: ai khiếu nại, tố cáo và khiếu nại, tố cáo về vấn đề gì? Câu trả lời này phải được làm rõ ngay từ ban đầu, tại khâu tiếp công dân và xử lý đơn. 1.2.2. Những nội dung cơ bản của chính sách giải quyết khiếu nại, tố cáo - Chỉ đạo của Đảng về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Từ năm 2002 trở lại đây, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương có nhiều chỉ đạo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, như: Chỉ thị 09/CT-TW, ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư, Thông báo số 130/TB-TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cụ thể như sau: Tình hình khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại, tố cáo liên quan đến tham nhũng, hoạt động tư pháp, tôn giáo còn diễn biến phức tạp. Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài, vượt cấp có xu hướng gia tăng, một số vụ việc manh động, quá khích, có sự kích động, hỗ trợ của các phần tử xấu; cá biệt có trường hợp cực đoan, quyết liệt chống lại người thi hành công vụ. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai, tranh chấp tài sản chưa được giải quyết dứt điểm, để kéo dài, gây bức xúc, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh “điểm nóng” về an ninh trật tự. Một số vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan