Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số...

Tài liệu Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện ia grai, tỉnh gia lai

.PDF
93
312
97

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN IA GRAI, TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN IA GRAI TỈNH GIA LAI Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG HỒNG HIỆP HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa đuợc nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào, cũng như một chương trình đào tạo cấp bằng nào khác. Tôi xin cam đoan các kết quả, phân tích và kết luận nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ Chính sách công về “Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai” (ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi với sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Hồng Hiệp. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Đính LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Quý thầy cô khoa Chính sách công, cùng Lãnh đạo các khoa, phòng tại Học viện Khoa học xã hội Vùng Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại học viện. Đặc biệt, xin kính gửi lòng biết ơn đến Thầy giáo TS. Hoàng Hồng Hiệp đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai và các đồng chí đồng nghiệp tại Phòng Dân tộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công tác cũng như nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong cuộc sống cũng như trong suốt quá trình công tác, học tập. Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân trong tìm hiểu tài liệu, số liệu và khảo sát thực tế để tổng hợp, đánh giá. Dù rất cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi sai sót, rất mong quý thầy, cô góp ý. Đồng thời do thời gian và trình độ lý luận, sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để bản thân học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn công việc trong thực tiễn sắp tới. Học viên Nguyễn Văn Đính MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ..................................................................................................... 11 1.1. Khái niệm về dân tộc và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số.......................................................................... 11 1.2. Quy trình tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ................................................................................ 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................... 22 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 25 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN IA GRAI TỈNH GIA LAI .................................................... 26 2.1. Tổng quan về huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ............................................... 26 2.2. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ................................................... 29 2.3. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ........................ 39 2.4. Thực trạng bộ máy nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai....................... 51 2.5. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ................................... 54 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 57 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN IA GRAI, TỈNH GIA LAI ........................................................................................................ 58 3.1. Định hướng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai ............................................ 58 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai................. 60 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS huyện Ia Grai ................ 71 Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 73 KẾT LUẬN ................................................................................................... 74 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Chữ viết đầy đủ CBCC : Cán bộ công chức CSDT : Chính sách dân tộc CSXH : Chính sách xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số ĐBKK : Đặc biệt khó khăn ĐTPT : Đầu tư phát triển HĐND : Hội đồng nhân dân PTNT : Phát triển nông thôn TBXH : Thương binh xã hội UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Vốn phân bổ đầu tư chương trình 135 trên địa bàn huyện Ia Grai giai đoạn 2014 - 2018 ................................................................................ 29 Bảng 2.2: Tổng hợp số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................ 30 Bảng 2.3: Vốn phân bổ hỗ trợ trực tiếp cho người dân trên địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2014 – 2018. .............................................................. 32 Bảng 2.4: Tình hình tăng trưởng của bò giống được hỗ trợ trên địa bàn huyện Ia Grai trong giai đoạn 2014 – 2018. ......................................... 33 Bảng 2.5: Vốn hỗ trợ định cư xen ghép cho người dân thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2014 - 2017 .............................. 34 Bảng 2.6: Vốn hỗ trợ định cư tập trung cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2014 – 2017 ................................................. 35 Bảng 2.7: Vốn thực hiện Đề án 755 trên địa bàn huyện Ia Grai từ năm 2015- 2017 ............................................................................................... 36 Bảng 2.8: Thống kê kết quả thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Ia Grai giai đoạn 2014 – 2018 ................................................................ 38 Bảng 2.9: Khảo sát ý kiến người dân hiểu biết về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện Ia Grai .......................................................... 41 Bảng 2.10: Khảo sát ý kiến người dân về các hình thức tuyên truyền chính sách ........................................................................................................... 42 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát đối với người dân về hướng dẫn kê khai đăng ký mặt hàng hỗ trợ của cán bộ cơ sở ........................................................ 44 Bảng 2.12: Kết quả điều tra, rà soát các thành phần dân tộc và hộ, khẩu nghèo trên địa bàn huyện Ia Grai năm 2018. ....................................................... 45 Bảng 2.13: Khảo sát người dân về tính công khai, minh bạch, dân chủ trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS ... 49 Bảng 2.14: Kháo sát về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ...................... 50 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Kinh chiếm đa số (85,28%) và 53 dân tộc thiểu số chiếm 14,72%. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong lịch sử cách mạng, các dân tộc có truyền thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong chế ngự, khắc phục thiên tai để sản xuất và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng [39]. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển", “thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam” [19], là những quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Điều này, thể hiện trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; mặt khác, cho thấy sự cấp thiết của việc giải quyết vấn đề liên quan đến dân tộc hiện nay cần phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức tạp về dân tộc, vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính đặc thù của mỗi quốc gia. Dân tộc, sắc tộc, tôn 1 giáo, nhân quyền, luôn là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch, phản động tìm mọi cách lợi dụng chống phá Nhà nước ta, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trong đó có việc lợi dụng điểm yếu về thực thi các chính sách đối với dân tộc thiểu số, nhằm gây mất đoàn kết, mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Do vậy, nghiên cứu các dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những vấn đề hết sức cấp thiết. Huyện Ia Grai là một huyện miền núi biên giới tỉnh Gia Lai, có 12 km đường biên giới chung với huyện Dun Mia, tỉnh Ratanakiri - Vương quốc Campuchia, vì vậy huyện có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Toàn huyện có 12 xã và 01 thị trấn, với 150 thôn làng, tổ dân phố; có đến 22 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 52,8%, dân tộc Jrai chiến 46,3% là dân tộc bản địa, còn các dân tộc khác di cư từ các miền đến, một số đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã biên giới có quan hệ thân tộc với những người dân vùng biên giới nước bạn Campuchia nên thường xuyên qua lại thăm thân, giao lưu kinh tế xã hội. Thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở ngành, cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, công tác dân tộc và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS đã được triển khai tương đối tốt như: Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo chương trình 134, 135, 167; Chính sách định canh, định cư; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; Chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thiểu số; Chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp,... Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực: Cơ sở hạ tầng được đầu tư từng bước hoàn thiện; Nhân dân, nhất là các hộ đồng bào DTTS nghèo đã được hỗ trợ cây, 2 con giống, phân bón, nông cụ để đầu tư phát triển sản xuất, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm được các máy móc, thiết bị phục vụ canh tác và nhu cầu sinh hoạt; đời sống văn hóa tình thần được nâng lên, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần giải quyết, đó là: Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách chưa được thực hiện rộng rãi; công tác phối hợp chưa chặt chẽ; đội ngũ làm công tác dân tộc ở cơ sở không chuyên trách và thường xuyên thay đổi, năng lực tham mưu triển khai tổ chức thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu; một số người dân nhận thức về chính sách chưa đúng, nên còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước; nhiều chương trình, dự án phê duyệt nhưng chậm triển khai, thủ tục còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân; việc triển khai thực hiện có nơi còn chủ quan, thiếu chặt chẽ, thiếu công khai minh bạch và thậm chí còn có dấu hiệu tham nhũng chính sách; mức hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu phát triển sản xuất của người dân; một số chính sách chưa thực sự phù hợp với địa phương, nên nhiều hộ đồng bào DTTS còn gặp khó khăn, thu nhập còn thấp, tỷ lệ nghèo là người DTTS còn cao, giảm nghèo chưa bền vững, còn nhiều trường hợp nguy cơ tái nghèo, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng nay đã hư hỏng xuống cấp trầm trọng,...; Đặc biệt, các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện chính sách đối với DTTS để tuyên truyền tư tưởng hiềm khích, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, truyền đạo trái phép nhằm thực hiện "âm mưu diễn biến hòa bình" gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Từ những lý do trên và qua thực tiễn công tác, tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công, qua đó đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với 3 đồng bào DTTS của huyện trong thời gian qua, đề xuất những định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào DTTS huyện Ia Grai trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Đối với vấn đề liên quan đến dân tộc, mà cụ thể là chính sách dành cho người dân tộc thiểu số là một trong những nội dung có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội nghĩa ở nước ta hiện nay. Đây còn là vấn đề thực tiễn lớn đòi hỏi phải giải quyết một cách kịp thời, đúng đắn và thận trọng. Nên, trong quá trình xây dựng và đổi mới vấn đề dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, cụ thể hóa bằng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhất là từ khi có Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác dân tộc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Hội nghị lần thứ bảy; Quyết định số 72/QĐ-HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Trên tinh thần đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết của các nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học, các học viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu liên quan đến vấn đề dân tộc, thực hiện chính sách đối với dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước được công bố, hành trong nhiều số báo, tạp chí, trên các website chính thức, cũng như luận văn, luận án bảo vệ thành công trước các Hội đồng khoa học và các báo cáo tại các Hội nghị, Hội thảo chuyên ngành về dân tộc trong thời gian qua, cụ thể như: Giàng Seo Phử (2016) trong nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác dân tộc hiện nay”, nêu các quan niệm cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, đặc điểm tình hình dân tộc ở Việt Nam, vận dụng cơ sở lý luận và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam của Đảng và Nhà nước ta thời gian qua, đề ra các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao vai trò công tác dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay. 4 Nguyễn Quốc Phẩm và Trịnh Quốc Tuấn (1999) trong “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam” đã đưa ra 3 sự lý giải về một số khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc và trình bày thực tiễn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc Việt Nam hiện nay. Sơn Phước Hoan (2016) trong nghiên cứu “Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi”, đánh giá những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn 2011-2015, nêu lên những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, qua đó đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020. Lê Văn Khoa và Phạm Quang Tú (2014) các tác giả nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam. Trong đó, tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển bền vững, thực trạng tình hình phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, vạch ra những định hướng chiến lược phát triển bền vững và giới thiệu một số mô hình phát triển bền vững, nêu quá trình hình thành các cộng đồng dân tộc, mối quan hệ giữa các nhóm dân tộc và thực trạng, các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. Đỗ Văn Chiến (2016) bàn về vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và công chức viên chức là người dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, nêu các mặt đạt được, các tồn tại hạn chế, qua đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, trình độ năng lực đối với cán bộ làm công tác dân tộc và công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Nguyễn Lâm Thành (2013) trong nghiên cứu “Tiến trình hoạch định chính sách phát triển Kinh tế - Xã hội vùng dân tộc thiểu số nước ta thực trạng và giải pháp”, đã phân tích tiến trình chính sách và tiếp cận trong hoạch định chính sách dân tộc giai đoạn từ sau 1986 đến nay, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xây dựng chính sách phát 5 triển vùng dân tộc, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Nông Quốc Tuấn (2016) trong “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong tình hình hiện nay”, đã nêu bật tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền, kết quả thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua và đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác tuyên truyền và thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Ủy ban dân tộc (2018) với 15 chuyên đề liên quan đến đặc điểm và tình hình các dân tộc Việt Nam, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua, đưa ra các giải pháp thực hiện đến 2020 và định hướng đến năm 2030. Báo Gia Lai (2018) với bài viết “Ia Grai đưa chính sách dân tộc vào cuộc sống” đã khẳng định rằng, những năm qua với sự quan tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Ia Grai trong việc kết hợp các nguồn lực và chính sách đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu và thực hiện chính sách an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Đinh Trung Hiếu (2016) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách đối với dân tộc thiểu số từ thực tiễn huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi”, đã làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách dân tộc, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Minh Long. Hoàng Minh Hà (2017) trong luận văn thạc sĩ “Thực thi Chương trình 135 giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”, đã làm rõ một số vấn đền lý luận về thực thi chính sách công, thực thi Chương trình 135 giai đoạn 2010 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong thời gian tới. 6 Dương Thanh Phong (2018) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách an sinh xã hội thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”, học viên đã nghiên cứu một số vấn đề về lý luận, thực tiễn việc thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn quận Thanh Khê, tình ra những ưu điểm, hạn chế quá trình tổ chức thực hiện chính sách, qua đó đề xuất những định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách an sinh xã hội tỏng thời gian tới. Lâm Vĩnh Ái (2017) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên”, đã làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn trong thời gian tới. Trương Nam Phú (2018) trong luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”, đã làm rõ một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách phát triển kinh tế biển, đánh giá thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chính sách, đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chính sách phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Hoài Nhơn. Ngoài ra còn có các công trình, bài nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu về thực hiện các chính sách đối với dân tộc thiểu số về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đề tài luận văn nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về chính sách dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, luận văn hướng đến mục đích làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu 7 số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận văn xác định một số định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. - Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai trong thời gian qua, tìm ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. - Ba là, đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, mà cụ thể là nghiên cứu việc triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, dưới góc độ tiếp cận khoa học chính sách. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Nghiên cứu việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai từ năm 2014 - 2018. - Không gian: Phạm vi khảo sát, nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại 13 xã, thị trấn thuộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 8 - Nội dung: Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu dựa trên tiếp cận thực hiện chính sách công, chính sách dân tộc và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với dân tộc thiểu số; nghiên cứu các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định tính: được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của một số đối tượng chính sách về thực hiện chính sách tại địa bàn huyện; phân tích thống kê, mô tả nhằm làm rõ thực trạng tình hình thực hiện chính sách trên địa bàn huyện. Đồng thời, kết hợp quan sát ghi chép hiện trường, nghiên cứu thực địa thông qua điền dã làm cơ sở để đánh giá thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: khảo sát bằng bảng hỏi 50 người dân là đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trên địa bàn một số xã, thị trấn thuộc huyện, nhằm tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách tại địa phương cũng như đối chiếu với tình hình, phân tích kết quả kết quả thực hiện chính sách để đưa ra đánh giá chung; trao đổi, phỏng vấn trực tiếp đối với một số cán bộ, công chức cấp xã phụ trách chính dân tộc ở cơ sở để thu thập thông tin và đánh giá việc thực hiện chính sách từ phía người thực thi chính sách. - Ngoài ra còn dựa trên phương pháp khác như: Phương pháp so sánh, diễn giải, quy nạp làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận 9 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Rút ra được khung phân tích thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở cấp huyện. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn phản ánh được thực trạng và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Khái niệm về dân tộc và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1. Dân tộc Hiện nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: Theo nghĩa thứ nhất, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc. Vì dụ: Dân tộc Việt Nam, Dân tộc Lào, Dân tộc Đức,… Theo nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành bởi những tộc người khác nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Như vậy, khái niệm dân tộc ở đây được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người và cũng đồng nghĩa với Nhà nước thống nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ quyền quốc gia. Theo nghĩa này, dân cư của dân tộc này được phân biệt với dân cư của dân tộc khác bởi yếu tố quốc tịch. Theo nghĩa thứ hai, “dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Ví dụ: dân tộc Jrai, dân tộc Ba Na, dân tộc Ê đê,... Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử. Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số. Trong đề tài này, khái niệm dân tộc được sử dụng theo nghĩa thứ hai, tức là “tộc người” [25]. 1.1.2. Dân tộc thiểu số Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, giải thích thuật ngữ về dân tộc thiểu số như sau: 11 Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau: Tỷ lệ hộ nghèo trong đơn vị thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước; các chỉ số phát triển về giáo dục đào tạo, sức khỏe cộng đồng và chất lượng dân số đạt dưới 30% so với mức trung bình của cả nước; cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống dân cư. 1.1.3. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số 1.1.3.1. Quan niệm về chính sách dân tộc Chính sách công là tập hợp các quyết định có liên quan với nhau của Nhà nước với mục tiêu, giải pháp, công cụ thực hiện cụ thể, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo ý chí của đảng cầm quyền [24]. Từ quan niệm chính sách công như vậy, có thể định nghĩa chính sách đối với dân tộc thiểu số đó là thái độ quan điểm, các quyết định, quyết sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số với mục tiêu, giải pháp, công cụ nhằm bảo đảm và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chính sách đối với dân tộc thiểu số, nhưng có thể tóm lại: là một bộ phận của hệ thống chính sách quốc gia, là một vấn đề mang tính chiến lược, có tính tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, giải pháp của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực trong nhu cầu phát triển của các 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan