Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn thành phố tam kỳ t...

Tài liệu Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam.

.PDF
63
388
83

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI TẤN CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NCC VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TAM KỲ TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – năm 2018 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI TẤN CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM MINH PHÚC HÀ NỘI - 2018 2 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam liên tục phải đối mặt với chiến tranh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỉ XX, những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để phát triển đất nước là vô cùng to lớn, không chỉ ảnh hưởng đến những người của thời chiến đã trực tiếp tham gia và đã đóng góp công sức vào cuộc kháng chiến “thần thánh” đó, mà những di chứng của nó vẫn gieo rắc lên các thế hệ tương lai. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, đền ơn đáp nghĩa với NCC bảo vệ tổ quốc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương vẫn còn đau buốt trên thân thể những người lính; nỗi cơ đơn của những người vợ, người mẹ, thân nhân liệt sĩ vẫn còn đó; đó chính là những tổn thất và thể xác và tâm hồn mà NCC và thân nhân của họ phải gánh chịu. Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm thương yêu, giúp đỡ NCC và thân nhân của họ. Việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ, chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công giúp đỡ cách mạng là bổn phận, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội với tinh thần đền ơn đáp nghĩa nghĩa, tri ân đối với NCC. Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước ta khẳng định thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với NCC vừa là tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm cao cả của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với người có cách mạng, đồng thời là giải pháp góp phần bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Suốt mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công giúp đỡ cách mạng và thường 3 xuyên bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách mà các nội dung đều gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu NCC. Các chính sách ưu đãi này đã góp phần xoa dịu nỗi đau, giảm bớt những khó khăn về vật chất trong cuộc sống hành ngày, là nguồn động viên, khích lệ NCC vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, do Việt Nam là một nước nghèo, thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn, nguồn lực của Nhà nước chỉ đáp ứng một phần, nên công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho NCC với cách mạng vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, thực tế thực hiện chính sách còn nhiều tồn tại từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà gây khó khăn, cản trở cho cả cán bộ, công chức thực hiện chính sách và khó khăn cho người thụ hưởng chính sách. Ví dụ: Pháp lệnh Ưu đãi NCC tuy đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời, nhưng một số văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh vẫn chưa bảo đảm sự thống nhất. Một số quy định liên quan công tác xác nhận NCC, thực hiện chính sách ưu đãi… còn bất cập, gây khó khăn cho công tác tổ chức, thực hiện. Đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách ưu đãi ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày càng nâng cao, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nguyện vọng chính đáng của đối tượng NCC; vẫn còn đối tượng NCC chưa được công nhận để thụ hưởng chính sách ưu đãi; đời sống của một bộ phận NCC còn gặp nhiều khó khăn… Xuất phát từ yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc và lý do như đã nêu ở trên, nên tôi đã lựa chọn vấn đề “Thực hiện chính sách NCC với cách mạng từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 4 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Những nghiên cứu, bài viết, đánh giá về thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại các địa phương cụ thể đã được những nhà hoạch định chính sách, các tác giả và độc giả quan tâm. Đến nay, đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cũng như sách, báo, tạp chí viết về vấn đề này, tiêu biểu như: - Cuốn sách “Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Hoàng Chí Bảo. Tác giả khẳng định: Chính sách xã hội không ngừng thay đổi để phù hợp với đối tượng áp dụng. Đất nước ngày càng phát triển thì việc yêu cầu các chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, gắn liền với lợi ích của đối tượng. Chính sách đối với NCC được thay đổi qua các thời kỳ, sự thay đổi đó có những mặt tích cực và tiêu cực trong việc triển khai, thực hiện chính sách. - Luận án Phó tiến sỹ Luật học (1996) “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC ở Việt Nam - Lý luận thực tiễn” của tác giả Nguyễn Đình Liêu. Luận án đã nêu những vấn đề cơ bản như: Khái niệm Pháp luật ưu đãi NCC, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này, thực trạng của pháp luật này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi NCC. - Trong cuốn “Những điều cần biết về chính sách với NCC”, tác giả đã nêu rõ những căn cứ pháp lý về thực hiện chính sách ưu đãi với NCC ở nước ta. Bài viết đã đề cập đến các căn cứ pháp lý cụ thể và rõ ràng để mọi người và chính bản thân NCC biết được những quyền lợi nào họ được hưởng. - Năm 2005, Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH có bài: Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, NCC với cách mạng trên Tạp chí Cộng sản số 7/2005. - Bài “Chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sỹ thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Danh Tiên đăng trên Tạp chí Khoa học Quân sự tháng 7/2012. Bài viết đã khái quát những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sỹ từ năm 1986 đến năm 2012. Đồng thời, đưa ra những đánh giá thực trạng để thấy được sự bất cập, những tồn tại quá trình thực hiện. 5 - Cũng trong năm 2012, Nguyễn Duy Kiên - Phó Cục trưởng Cục NCC, Bộ LĐTBXH có bài Chính sách NCC - là trách nhiệm của toàn dân, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012. Bài viết này đã khái quát một số thành tựu của chính sách ưu đãi NCC trong những năm qua, đi sâu vào đánh giá tìm hiểu nguồn lực thực hiện chính sách ở nước ta. Tác giả bài viết nhận định: Đối với việc thực hiện các nguồn trợ cấp, ưu đãi thường xuyên đối với NCC với cách mạng thì Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nguồn lực này có ý nghĩa lớn đối với việc ổn định đời sống của NCC, bởi lẽ họ thường là những người không có lương cũng như bảo hiểm xã hội. Các bài viết, các nghiên cứu trên đã góp phần vào việc đánh giá, nhận định các vấn đề về chính sách, thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCC với cách mạng. Luận văn “Thực hiện chính NCC với cách mạng từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” tuy không thuộc một chủ đề mới, nhưng điểm mới của luận văn chính là tìm hiểu, đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên địa bàn cụ thể là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách ưu đãi xã hội với đối tượng NCC với cách mạng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu các khái niệm, các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách NCC với cách mạng để có cơ sở khoa học đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tại thành phố Tam Kỳ; nêu lên những tồn tại, hạn chế, phân tích các nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các khái niệm, quan điểm dưới góc độ lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở nước ta. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. - Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở thành phố Tam Kỳ. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6 4.1 Đối tượng nghiên cứu Là toàn bộ chính sách, chủ thể thực hiện chính sách, các điều kiện thực hiện chính sách NCC. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các quan điểm, chính sách, tình hình thực hiện chính sách NCC ở Việt Nam; thực trạng thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến nay và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng ở nước ta trong thời gian tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng, đặt vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ với các vấn đề xung quanh và trong mối quan hệ giữa lý thuyết với thực tế. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên việc khai thác thông tin dữ liệu từ các nguồn có sẵn liên quan, bao gồm: các văn bản của Đảng, Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương; thu thập thông tin trên mạng internet, một số sách, báo, tạp chí và công trình nghiên cứu khác như các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp tới vấn đề chính sách NCC với cách mạng ở nước ta nói chung và thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Ý nghĩa lý luận của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công ở Việt Nam nói chung và thực hiện chính sách NCC với cách mạng thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thể hiện ở chỗ đã đề xuất các giải pháp mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, các kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về chuyên đề chính 7 sách ưu đãi xã hội, chính sách ưu đãi NCC với cách mạng chuyên ngành chính sách công ở nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Các khái niệm về thực hiện chính sách NCC với cách mạng. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng ở nước ta hiện nay. KẾT LUẬN 8 CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1 . Khái niệm NCC với cách mạng và chính sách NCC với cách mạng 1.1.1. Người có công Cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu lịch sử nào đề cập đến khái niệm NCC; tuy nhiên, từ các dấu tích lịch sử để lại như đền thờ, miếu thờ, đình làng... được Nhân dân lập ra để thờ cúng Thành hoàng làng, những anh hùng kiệt xuất trong lịch sử dân tộc, thậm chí một số nhân vật truyền thuyết đã có công lập nước, lập làng, mở mang bờ cõi hoặc có công lao trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm; có thể suy luận rằng quan niệm về NCC trong lịch sử khá rộng, không chỉ là những NCC trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, mà còn bao gồm cả những NCC đóng góp công sức để mở mang bờ cõi, lập nước, lập làng giúp dân vượt qua thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, khái niệm thương binh, liệt sĩ chính thức được sử dụng, đề cập trong các văn bản cùng với sự thành công của Cách mạng tháng Tám và sự ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Càng về sau thì các đối tượng càng được mở rộng hơn và được gọi chung là: NCC. Khái niệm “NCC” được gắn với việc quy định chế độ chính sách ưu đãi trong Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng năm 1994 và được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2012 như sau: (1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 - 01 - 1945 là người tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 01-01-1945; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19-8-1945, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 24-12-1977 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IV) về chính sách, chế độ đối với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm và Thông tri số 07-TT/TC ngày 21-3-1979 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn vận dụng tiêu chuẩn và xác nhận những đối tượng hưởng chính sách, chế độ đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 19-8- 9 1945 [14, tr.2]. (2) Người HĐCM từ ngày 01- 01-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là người hoạt động cách mạng thoát ly người đã tham gia trong các tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc cấp hành chính tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01-01-1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe) [14, tr.5]. (3) Liệt sĩ là người hy sinh thuộc một trong các trường hợp: Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị; trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao… [14, tr.8]. (4) Bà mẹ Việt Nam anh hùng: Danh hiệu cao quý này được ban hành theo Pháp lệnh ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và được quy định trong Luật Thi đua khen thưởng năm 2003. (5) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân: là danh hiệu cao quý được Nhà nước phong tặng hoạt truy tặng theo quy định của pháp luật. (6) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến bao gồm: là danh hiệu cao quý được Nhà nướctuyên dương vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến. (7) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là người bị 10 thương trong các trường hợp: chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ… [14, tr.12]. (8) Bệnh binh là người bị mắc bệnh thuộc một trong các trường hợp sau: chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá; hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên; hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân…. [14, tr.16]. (9) Người HĐKC bị nhiễm CĐHH là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K; mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định [14, tr.18]. (10) Người hoạt động cách mạng hoặc HĐKC bị địch bắt tù, đày: là người được tham gia hoạt động cách mạng mà bị tù đày. Trong thời gian bị tù, đày người đó không khai báo các vấn đề, nội dung có hại cho cách mạng, cho kháng chiến; họ không làm tay sai, chỉ điểm cho địch. (11) Người HĐKC giải phóng dân tộc [14, tr.22]. (12) Người giúp đỡ cách mạng: là người đã có công giúp đỡ cách nmangj và được cơ quan có thẩm quyền công nhận [14, tr.22]. 1.1.2. Nhu cầu, đặc điểm của NCC với cách mạng 1.1.2.1. Nhu cầu của NCC với cách mạng 11 NCC với cách mạng cũng như bao người dân bình thường khác trong xã hội, đều có nhu cầu, mong muốn có gia đình đông đủ, sum vầy, mạnh khỏe, có cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ, ấm no và hạnh phúc, có điều kiện, cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, NCC là người đã tham gia kháng chiến, bản thân họ có những thiệt thòi nhất định về sức khỏe, tinh thần, khuyết, thiếu những điều kiện, cơ hội phát triển như những thành phần khác trong xã hội; đại đa số những đối tượng này đều ở trong hoàn cảnh rất khó khăn, cần được quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. 1.1.2.2. Đặc điểm của NCC với cách mạng Vì đã trải qua những cuộc chiến nên NCC với cách mạng là những người luôn luôn trân trọng quá khứ, tự hào về những công lao đóng góp của bản thân và gia đình cho sự nghiệp cách mạng. Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, vì mảnh đất máu thịt của quê hương, đất nước, họ đã không ngại hy sinh tuổi thanh xuân, thân thể, sinh mạng, tài sản để cống hiến cho công cuộc đấu tranh giành tự do cho đất nước, độc lập cho dân tộc. Khi đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, thời thanh xuân trẻ trung, sôi nổi đã qua đi, thậm chí có nhiều người mất đi một phần thân thể của mình, mang trong mình những vết thương không lành, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra nỗi đau về thể xác, bệnh tật cho bản thân và tốn kém chi phí chữa bệnh của gia đình. Về với cuộc sống đời thường, họ vẫn luôn sống gương mẫu, luôn thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt với những tiêu cực của xã hội. Như vậy, có thể thấy, NCC là những người có uy tín, có sự ảnh hưởng, để vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước không ngừng phát triển theo quy luật khách quan; môi trường, điều kiện của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường đòi hỏi sự nhanh nhạy, thích nghi và không “ưu tiên” cho người không bắt kịp xu thế; do đó với hoàn cảnh khó khăn, đôi lúc họ cũng có tâm trạng mặc cảm, cảm thấy mình bị thiệt thòi, thua thiệt, mất mát hơn so với những người xung quanh. 1.1.3. Chính sách công 12 Hiện nay, thuật ngữ “chính sách” được sử dụng phổ biến trên sách báo, các phương tiện thông tin và đời sống xã hội, tuy nhiên về mặt học thuật, vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm chính sách. Tại Việt Nam, Từ điển bách khoa toàn thư đã đưa ra khái niệm chính sách như sau: Chính sách là tập hợp những quyết định, chương trình, đề án, dự án về phương diện nào đó của chính phủ bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Ở Việt Nam, khoa học chính sách công là một ngành khoa học, và khái niệm chính sách công đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo tác giả Lê Chi Mai - Học viện Hành chính quốc gia, thì: chính sách công “là thuật ngữ dùng để chỉ một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định” [23]. Tác giả Đỗ Phú Hải đưa ra cách định nghĩa về chính sách công trong điều kiện chính trị cụ thể của Việt Nam: “Chính sách công là một tập hợp các chương trình, quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”[13]. Như vậy, chính sách công là những quyết sách để dẫn dắt, định hướng sự phát triển của xã hội theo mục tiêu của mình đồng thời đáp ứng nhu cầu xã hội của người dân. Chính sách công có thể chi phối chung tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, song có những chính sách chỉ tập trung chi phối, cụ thể riêng biệt đối với từng ngành, từng lĩnh vực của đời sống xã hội với những mục tiêu nhất định. Từ những quan niệm nêu trên, trong luận văn này, có thể hiểu chính sách công như sau: Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị - pháp lý, các chủ trương, đề án, dự án có liên quan tới một vấn đề cụ thể nào đó với một mục tiêu xác định trong một thời gian nhất định. Chủ thể ban hành chính sách sẽ đảm bảo nguồn lực; điều kiện để thực hiện chính sách nhằm đạt được mục tiêu đã được xác định. 1.2.4. Chính sách NCC với cách mạng (hay còn gọi là chính sách ưu đãi NCC với cách mạng). Chính sách NCC với cách mạng là một chính sách lớn có diện bao phủ rộng 13 trong hệ thống chính sách trợ giúp xã hội, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ đối với đất nước. Chính sách ưu đãi NCC với cách mạng một mặt thể hiện cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước về trách nhiệm đối với NCC và thân nhân của họ; mặt khác nó là sự thể hiện những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đây là những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Chính sách có giá trị giáo dục sâu sắc và thể hiện sự tri ân đối với người có công. Như vậy, chính sách NCC với cách mạng là: tập hợp các quyết định, chương trình, đề án, dự án chính trị - pháp lý ở Trung ương, địa phương có liên quan đến NCC với cách mạng nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết các vấn đề liên quan theo mục tiêu tổng thể của chính sách đã được xác định. 1.2. Mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của chính sách NCC với cách mạng Chăm sóc, ưu đãi NCC với cách mạng không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, mà còn thể hiện truyền thống và đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Vì vậy, từ trước tới nay, trong bất luận hoàn cảnh nào, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng luôn xác định chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và NCC với Tổ quốc là một trong những chính sách lớn, có vị trí rất quan trọng trong chính sách an sinh xã hội. Đặc biệt, trong sự nghiệp đổi mới với chủ trương hướng về cơ sở, không để bất kỳ NCC nào thiệt thòi, Đảng và Nhà nước đã từng bước sửa đổi, bổ sung về đối tượng, định mức trợ cấp; chế độ ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, NCC với cách mạng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) khẳng định:“Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những NCC với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và những NCC với cách mạng” [1,tr.74]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng cũng chỉ rõ: “có chính sách thích đáng đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh”; đồng thời, trở thành 14 một nguyên tắc hiến định ghi nhận ở Điều 67, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi NCC với nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất, tinh thần của NCC. Bên cạnh đó là nhiều văn bản khác cụ thể các hình thức, mức hỗ trợ ... đối với NCC với cách mạng, cụ thể: Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19-7-2017 Ban Bí thư Trung ương Đảng, về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NCC cách mạng; Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 2010-2013 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh không có giấy tờ; Thông tư liên tịch số 05/2013/TT-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi NCC với cách mạng và thân nhân; Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg ngày 25-7-2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 75/2013/QĐ- TTg ngày 06-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ NCC với cách mạng về nhà ở… * Các chính sách ưu đãi cụ thể đối với NCC với cách mạng. Chính sách ưu đãi đối với NCC được khẳng định nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy pháp quy, văn bản hành chính… Do có nhiều nhóm đối tượng nên có sự hỗ trợ khác nhau và định mức khác nhau, nhưng tựu trung lại thì các chính sách hỗ trợ chủ yếu tập trung vào các chế độ ưu đãi sau đây: (1) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần: Từ ngày 28/7/2018, mức chuẩn để xác định mức phụ cấp, trợ cấp ưu đãi đối với NCC là 1.515.000 đồng (theo quy định tại Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ quy định mức phụ cấp, trợ cấp ưu đãi đối với NCC với cách 15 mạng). (2) Bảo hiểm y tế: Thực hiện theo Thông tư 25/2016/TT-BLĐTB&XH ngày 26/7/2016 của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế. (3) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe: Thực hiện điều dưỡng tập trung hoặc điêu dưỡng tại gia đình. Mức quy định chế độ điều dưỡng được thực hiện theo Thông tư 13 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (4) Hỗ trợ người có công về nhà ở: đó là hỗ trợ về sửa chữa nhà, hoặc làm mới nhà ở cho người có công. (5) Được ưu đãi cộng điểm trong trong tuyển sinh, miễn giảm học phí, hỗ trợ đào tạo, được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học; hỗ trợ vây vốn phát triển kinh tế … Thực hiện theo số 36/2015/TT-BLĐTB&XH ngày 28/9/2015 của Bộ Lao động -Thương binh và xã hội về hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với NCC với cách mạng và con của họ.. 1.3. Quy trình và các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách NCC với cách mang. 1.3.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng. Tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là một bước của chu trình chính sách. Quá trình chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trình thực hiện trên thực tế các hoạt động; các quyết định về chi trả trợ cấp thường xuyên, đột xuất; hỗ trợ nhà ở… đối với NCC với cách mạng. Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng là hoạt động mang tính khách quan để duy trì công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và cũng là để đạt được mục tiêu đề ra của chính sách. Đây là khâu kết nối các bước trong chu trình chính sách NCC thành một hệ thống, từ khâu xây dựng chính sách, thực hiện chính sách, đánh giá và tổng kết chính sách, thiếu vắng công đoạn này thì chính sách chỉ tồn tại trên giấy tờ, không có giá trị thực tiễn. 16 Thực hiện chính sách là khâu triển khai trên thực tế các hoạt động cụ thể, có giá trị thực tiễn sâu sắc. Xây dựng được chính sách NCC với cách mạng đúng, có chất lượng là rất quan trọng; nhưng thực hiện đúng chính sách còn có ý nghĩa quan trọng hơn; bởi lẽ trong quá trình xây dựng chính sách thì bao trùm mọi địa phương; nhưng thực hiện chính sách thì yếu tố vùng miền, yếu tố giữa chính các đối tượng trong cùng một nhóm cũng có sự khác nhau. Như vậy, nếu chủ thể ban hành chính sách có ý nghĩa, có giá trị, song nếu chính sách đó không được thực hiện có hiệu quả trên thực tế cũng sẽ trở thành lý luận suông, không đem lại giá trị cho đối tượng thụ hưởng mà chính sách hướng tới; thậm chí còn ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, chủ thể ban hành chính sách, đặc biệt đối với những chính sách mang tính nhân văn sâu sắc như chính sách NCC với cách mạng. Nếu chính sách NCC với cách mạng được thực hiện không đúng, tức là có sai lệch trong khâu thực hiện (sai lệch về mức trợ cấp, điều kiện hỗ trợ…), thì chính sách không hiệu qảu, gây thất thoát về kinh tế; mât slongf tin của nhân dân đối với nhà nước. Qua thực tiễn tổ chức thực hiện thì nhà hoạch định chính sách sẽ đo lường, đánh giá được tính thực tiễn, sự phù hợp hay không phù hợp, chính sách có đi vào cuộc sống hay không đi vào cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, khi xây dựng chính sách, các nhà hoạch định chính sách chưa nhận thấy, hoặc chưa phát hiện ra; ví dụ: Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013 về việc sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. Cụ thể, đối tượng được bổ sung thêm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Khi quy định này được thực hiện trên thực tế đã gặp phải những bất cập, phản ứng từ nhân dân. Như vậy, có thể khẳng định: việc phân tích đánh giá chính sách NCC với cách mạng (mức độ tốt, xấu) chỉ có cơ sở đầy đủ, có sức thuyết phục sau khi thực hiện chính sách. Thực tiễn là câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất về hiệu quả của chính sách; kết quả thực hiện chính sách NCC với cách mạng sẽ là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác và khách quan chất lượng, hiệu quả của chính sách NCC với cách mạng. Như vậy, khâu tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là rất quan trọng, là yếu tố 17 khẳng định giá trị thực tiễn của chính sách. 1.3.2 Các bước tổ chức thực hiện chính sách đối với NCC với cách mạng Tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trình triển khai nhiệm vụ, hoạt động đan xen, kế tiếp, tác động và bổ sung cho nhau; nhiệm vụ này thành công sẽ là cơ sở để triển khai nhiệm vụ tiếp theo. Để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả, không bỏ xót mục tiêu thì việc tổ chức cần phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ và thống nhất. Trình tự thực hiện các trong tổ chức thực hiện chính sách tạo thành 01 quy trình thống nhất. Mỗi bước trong quy trình có yêu cầu, nhiệm vụ, có ý nghĩa khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bước này là điều kiện, là căn cứ, cơ sở để thực hiện bước tiếp theo. Hiệu quả của từng bước sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách. 1.3.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách NCC với cách mạng Tổ chức thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách NCC với cách mạng nói riêng để đảm bảo thống nhất và có hiệu quả cao cần phải thực hiện theo kế hoạch.Vì tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng là quá trình phức tạp, nhiều cá nhân, tổ chức tham gia và diễn ra trong một thời gian dài. Để thống nhất và đảm bảo về thời gian, hoạt động cụ thể; nguồn kinh phí đảm bảo; trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động chính sách thì cần phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. - Kế hoạch khái quát, tổng hợp: gồm dự kiến các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp triển khai thực hiện, kinh phí đảm bảo thực hiện; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi chính sách quyền và trách nhiệm của cán bộ quản lý và cán bộ thực thi chính sách, cơ chế tác động của giữa cấp trong tổ chức thực hiện chính sách NCC với cách mạng. - Kế hoạch về nguồn lực: Dự kiến về các nguồn lực tài chính, các nguồn lực kỹ thuật… - Kế hoạch, thời gian cụ thể: Dự kiến thời gian duy trì, dự kiến thời gian thực hiện các bước tổ chức triển khai thực hiện chính sách, có thể gồm các hoạt động (có 18 thể kế hoạch hoặc công văn triển khai): Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách; Kế hoạch triển khai thực hiện. - Kế hoạch kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện chính sách: Trong đó, cần dự kiến về thời gian, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách. Các nội dung về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách cũng được đưa ra trong kế hoạch. Lưu ý, việc tổ chức kiểm tra, giám sát phải đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện chính sách; không tổ chức nhiều đoàn kiểm tra 1 địa phương; không gây mất thời gian tại cơ sở … Sau khi các Kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền thông qua thì có giá trị thực hiện trên phạm vi theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai kế hoạch thì có thể xem xét các điều kiện thực tế do đặc thù địa phương hoặc các điều kiện khách quan khác có thể ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện kế hoạch; thì các chủ thể thực hiện có thể có đề xuất, kiến nghị để điều chỉnh thời gian, phương pháp.. thực hiện. Việc điều chỉnh này phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. 1.3.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách NCC với cách mạng Phổ biến tuyên truyền chính sách giúp nhân dân, NCC và thân nhân, các chủ thể tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách… để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của nhà nước. Đồng thời, phổ biến tuyên truyền nội dung chính sách; đối tượng hướng tới của chính sách; thời gian thực hiện chính sách… giúp cho cán bộ công chức thực hiện chính sách nhận thức được ý nghĩa, quy mô của chính sách đối với đời sống xã hội, để họ chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công tác phổ biến, tuyền tuyền chính sách NCC với cách mạng cần được thực hiện thường xuyên liên tục với nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng chính sách, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: các đài phát thanh, đài truyền hình, các báo, tạp chí… lựa chọn nào cũng phải chú ý đến tính kinh tế; tránh phô trương, lãng phí. 19 1.3.2.3. Phân công phối hợp thực hiện chính sách NCC với cách mạng Do thực hiện chính sách có nhiều chủ thể tham gia, do vậy cần có sự phân công để đảm bảo tính thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp. Sự phân công, phối hợp thể hiện trách nhiệm liên đới giữa nhiều cơ quan khác nhau, cơ quan cấp trên với cấp dưới; cơ quan chuyên mon với cơ quan chỉ đạo chung …. Trong phân công nhiệm vụ thực hiện chính sách NCC cần đặc biệt phát huy vai trò của tập thể, cá nhân có sự ảnh hưởng lớn đối với nhóm đối tượng NCC hoặc chú ý đến khả năng, trình độ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cá nhân. Việc phân công trong quá trình thực hiện phải chặt chẽ, khoa học và hợp lý, cơ quan chịu trách nhiệm chính, có quan có trách nhiệm phối hợp … 1.3.2.4. Duy trì chính sách NCC với cách mạng Duy trì chính sách NCC với cách mạng huy động sự tham gia của các chủ thể để chính sách tiếp tục được thực hiện và đem lại giá trị thực tiễn. Trong quá trình thực hiện chính sách, các chủ thể có trách nhiệm cần tham mưu đề xuất các giải pháp, các biện pháp nhằm cản trở, gây ảnh hưởng tới hiệu quả chính sách. Đó là, khi thực hiện chính sách gặp những khó khăn do môi trường thực tế biến động đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chính sách phải có năng lực hay kiến thức sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách, đồng thời chủ động đề xuất với các cơ quan có thẩm qyền xem xét điều chỉnh chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. 1.3.2.4. Điều chỉnh chính sách NCC với cách mạng Hoạt động điều chỉnh chính sách NCC với cách mạng là hoạt động có thể phát sinh trong tổ chức thực hiện chính sách. Bởi lẽ, điều chỉnh chính sách là sự thay đổi cơ chế thực hiện mà không rời xa mục tiêu nhưng chính sách phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Thông thường, trong quản lý nhà nước thì cơ quan nào ban hành chính sách thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách, điều này nhằm đảm bảo tính thống nhất của chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp hoặc cơ chế trong thực hiện chính sách diễn ra rất năng động, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan