Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện thăng bình, t...

Tài liệu Thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

.PDF
96
325
125

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH PHONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH PHONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ XUÂN SANG Hà Nội, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công: “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực, các thông tin trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và không trùng lắp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Phong LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Chính sách công ngoài sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tôi học tập tại cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại TP. Đà Nẵng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình và trách nhiệm của TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Cảm ơn lãnh đạo và cán bộ công chức: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam; Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, Chi cục Thống kê huyện Thăng Bình và các cơ quan liên quan đã cung cấp thông tin, tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù, đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý của quý thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn của tôi được bổ sung và hoàn thiện tốt hơn./. Tôi xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA : Viện trợ phát triển chính thức TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 1. Bảng 2.1. Doanh thu du lịch giai đoạn 2011 - 2018 24 2. Bảng 2.2. Tổng hợp sản phẩm du lịch huyện Thăng Bình 28 3. Bảng 2.3. Lượng khách du lịch đến Thăng Bình (lượt khách) 35 4. Bảng 2.4. Lượng khách du lịch nội địa đến Thăng Bình (lượt khách) 36 5. Bảng 2.5. Lượng khách du lịch quốc tế đến Thăng Bình (lượt khách) 38 6. Bảng 2.6. Tổng hợp SWOT phát triển kinh tế du lịch Thăng Bình 46 7. Bảng 3.1. Danh mục ưu tiên kêu gọi, xúc tiến đầu tư giai đoạn 2018 – 2020 68 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG 1. Biểu đồ 2.1. Tổng hợp nhận định những điểm mạnh du lịch Thăng Bình (%) 40 2. Biểu đồ 3.1. Tổng hợp nhận định những cơ hội du lịch Thăng Bình (%) 49 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ STT TÊN BẢN ĐỒ TRANG 1. Bản đồ 2.1. Quy hoạch giao thông huyện Thăng Bình giai đoạn 2018 - 2020 và đến năm 2030 29 2. Bản đồ 3.1. Bản đồ quy hoạch tuyến điểm du lịch Quảng Nam 69 DANH MỤC HÌNH ẢNH STT TÊN HÌNH TRANG 1. Hình 2.1. Sông Trường Giang, Hố Thác. 25 2. Hình 2.2. Làng nghề nước mắm Cửa Khe, Làng rau sạch Hưng Mỹ. 27 3. Hình 2.3. Bãi tắm Bình Minh. 28 4. Hình 2.4. Lễ Hội rước cộ Bà Chợ Được. 28 5. Hình 3.1. Khu vui du lịch Sealife - Nha Trang. 59 6. Hình 3.2. Biển Bình Minh. 59 7. Hình 3.3. Phật viện Đồng Dương. 61 8. Hình 3.4. Làng nghề rau sạch Hưng Mỹ. 63 9. Hình 3.5. Làng nghề nước mắm Cửa Khe. 65 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH ................................................................................................ 10 1.1. Khái niệm chính sách công ............................................................................... 10 1.2. Khái niệm về kinh tế du lịch .............................................................................. 12 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM ......................................... 17 2.1. Giới thiệu về du lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ............................... 17 2.2. Đánh giá chung về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội trong quá trình phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ........................................................ 33 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030 ......... 46 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế du lịch lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................ 46 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu qủa thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình ..................................................................................................... 48 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đối với Việt Nam, du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm, phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch. Sản phẩm du lịch Việt Nam được phân bố thành từng cụm hình thành các môi trường du lịch điển hình trên toàn quốc. Mỗi vùng, mỗi khu vực du lịch có sắc thái riêng, tạo nên các tuyến điểm xuyên quốc gia, không lặp lại giữa các vùng làm tăng sự thu hút của các điểm du lịch đối với du khách. Quảng Nam là một trong những miền đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng với những tài nguyên du lịch có giá trị, là miền đất có bề dày lịch sử với 2 di sản thế giới là Mỹ Sơn và Hội An cùng với rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, có vị trí giao thông thuận lợi, nằm trên trục quốc lộ 1A, Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nghãi và đường sắt Bắc Nam. Trong nhiều văn kiện của Đảng bộ và các chính sách của Chính quyền tỉnh đều xác định Quảng Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong đó huyện Thăng Bình cũng nằm trong chiến lược phát triển chung của Tỉnh Quảng Nam. Những sản phẩm phải kể đến ở huyện Thăng Bình là Khu du lịch, nghĩ dưỡng Vinpearl Nam Hội An, bãi tắm Bình Minh, làng nghề nước mắm Cửa Khe, làng nghề rau sạch Hưng Mỹ, Phật viện Đồng Dương, Hố Cam... Đây là những điểm đến du lịch còn mới và rất giàu tiềm năng. Tuy nhiên Du lịch Thăng Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của nó. Các sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và chưa có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng các dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Môi trường du lịch còn nhiều bất cập. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực và tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu, vừa yếu. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do các cấp, các ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chính 1 sách phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp, đầu tư còn dàn trải, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội cho phát triển du lịch. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề đặt ra cho du lịch huyện Thăng Bình là làm thế nào để phát triển du lịch, tạo ra được nhiều sản phẩm mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống người dân, đồng thời vẫn có thể quản lý được hiện trạng, bảo tồn các giá trị tự nhiên của nó. Tất cả những điều đó đặt ra một vấn đề bức thiết là phải tìm ra những giải pháp để xây dựng và phát triển kinh tế du lịch một cách hợp lý, đưa du lịch huyện Thăng Bình phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, biến du lịch thành động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường thiên nhiên, làm cơ sở cho việc phát triển du lịch của địa phương trong tương lai. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu du lịch tăng theo. Vấn đề đặt ra là tại sao khách du lịch lại chọn điểm đến này mà không chọn điểm đến khác. Năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất quyết định tính cạnh tranh của điểm đến du lịch. Nhận thức vai trò của du lịch cho sự phát triển, trong thời gian gần đây, việc phát triển kinh tế du lịch ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Thị Phương Anh trong “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015” đã nghiên cứu sâu về chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. Đánh giá thực trạng hoạt động ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 - 2009, dự báo phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020. Với mục đích nêu khái quát cơ sở lý luận về du lịch và chiến lược phát triển du lịch. Phân tích môi trường kinh doanh và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển du lịch tỉnh 2 Lâm Đồng đến năm 2010 và chiến lược phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020. Tác giả đã nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng, từ những cơ sở đó để đưa ra các giải pháp phù hợp cho chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. [2] Tác giả Hoàng Thị Thu Thảo trong “Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng” đã nghiên cứu về những vấn đề lý luận liên quan đến các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và dịch vụ du lịch. Những quan điểm về phát triển sản phẩm du lịch. Đánh giá thực trạng việc phát triển các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua về phát triển mặt quy mô làm tăng doanh thu từ du lịch và khách du lịch. Quy mô cơ sở lưu trú và quy mô các hoạt động dịch vụ lữ hành. Mặt khác đánh giá thực trạng về phát triển chất lượng của ngành du lịch thông qua chất lượng nguồn nhân lực du lịch, mức độ đầu tư vốn cho phát triển du lịch và chất lượng hệ thống khách sạn. Các hoạt động về việc quản lý nhà nước về du lịch, hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch cũng như phát triển du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa phương. Xác định tiềm năng du lịch thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở những nhận định trên đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. [11] Tác giả Nguyễn Duy Mậu: “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” đã hệ thống hóa các khái niệm du lịch, thị trường du lịch, chức năng và phân loại thị trường du lịch. Đồng thời tác giả đưa ra 13 loại hình du lịch phổ biến hiện nay trên thế giới. Làm rõ sản phẩm du lịch và mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch đối với sản phẩm du lịch và thị trường du lịch. Phân tích kênh phân phối sản phẩm lữ hành và hệ thống các doanh nghiệp lữ hành tại thị trường nhận khách và giữ khách, vận dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Làm rõ dịch vụ du lịch là cơ sở lý luận cho định hướng phát triển du lịch. Phân tích vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các tác động tới ngành kinh tế, xã hội. Tác động giữa hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch, những yêu cầu nhằm đáp ứng phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập. Tác giả cũng 3 đánh giá toàn diện tiềm năng và cơ sở phát triển du lịch, vị trí, vai trò và lợi thế du lịch Tây Nguyên trong phát triển vùng và quốc gia. Trên cơ sở đó Tác giả dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, định hướng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên đến năm 2020 làm cơ sở cho hoạch định phát triển du lịch Tây Nguyên đề ra chín nhóm giải pháp để phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020. [7] Trong đề tài “Định hướng khai thác các sản phẩm du lịch Đồng Tháp qua việc xác định lợi thế so sánh về tiềm năng du lịch nhân văn với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long” của tác giả Phạm Thị Hồng Xuân. Mục tiêu của đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tác giả có những định hướng khai thác các nguồn tài nguyên nhất là tài nguyên nhân văn của du lịch Đồng Tháp thông qua việc xác định lợi thế so sánh về tiềm năng du lịch với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Xác định Đồng Tháp xuất phát điểm thấp hơn các tỉnh khác trong khu vực, tuy nhiên Đồng Tháp có những sản phẩm du lịch độc đáo hơn các tỉnh khác, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn. Bài viết đã lượng hóa được việc khai thác các sản phẩm du lịch từ hệ thống các di tích văn hóa - lịch sử. Trên cơ sở các tài nguyên du lịch nhân văn, việc khai thác các sản phẩm du lịch từ các lễ hội hay văn hóa ẩm thực và văn nghệ dân gian và hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống cho phát triển kinh tế du lịch. [26] Đề tài Khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng, tác giả Trần Thị Mai An với đề tài “Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa” đã nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng mang sắc thái bản địa theo một thương hiệu Đà Nẵng riêng, với mục đích kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của du khách, mang lại chất lượng và lợi nhuận cao trong hoạt động du lịch của Thành phố và sâu sắc hơn là thông qua du lịch góp phần khẳng định giá trị văn hóa phong phú của con người và vùng đất Đà Nẵng. Tác giả đã khái quát được hoạt động du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây một cách có hệ thống và đánh giá được thực trạng phát triển du lịch văn hóa của Thành phố. Bên cạnh đó, đề tài đã xây dựng được những luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất 4 các giải pháp phát triển hệ thống sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa.[1] Đối với huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành đề án “Phát triển du lịch Thăng Bình giai đoạn 2015 - 2020, Định hướng đến năm 2030”: Đế án đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch huyện Thăng Bình kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, cơ hội, thách thức. Trên cơ sở đó đưa ra các nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững, hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn với đảm bảo vững chắc an ninh - quốc phòng, bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sản phẩm du lịch đến năm 2030. [25] Tóm lại, đã có một số công trình nghiên cứu về việc xây dựng và phát triển kinh tế du lịch, trong đó có một số nghiên cứu về xây dựng và phát triển kinh tế sản phẩm du lịch ở một vài địa bàn cụ thể gắn với những điều kiện cụ thể của địa phương… Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa đề cập chuyên sâu đến chính sách, nhất là thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn Thanh Bình, tỉnh Quảng nam trước năm 2018 và giai đoạn từ năm 2019 - 2030. Đây chính là những khoảng trống để nghiên cứu và là đóng góp mới của đề tài 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đến 2020, định hướng đến năm 2030. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về chính sách và thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch; - Phân tích thực trạng chính sách và thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2011 - 2018. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch một cách bền vững và phù hợp trên địa bàn 5 huyện Thăng Bình giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam dưới góc độ khoa học chính sách công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2011 đến năm 2018; giải pháp thực hiện giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Thiết kế nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đề tài, đánh giá chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình được khảo sát theo tiếp cận định tính và định lượng (phân tích thống kê). Đề tài kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể: - Nghiên cứu định tính: + Nghiên cứu lý thuyết bằng cách hệ thống lại các lý thuyết có liên quan đến phát triển kinh tế du lịch. Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp, các hộ gia đình, các chuyên gia du lịch và các nhà quản trị du lịch. - Phân tích thống kê: Sử dụng phương pháp điều tra thông qua phát phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu sơ cấp từ 2 nhóm đối tượng: Điều tra 150 hộ gia đình tại 5 xã Bình Dương, Bình Minh, Bình Triều, Bình Phú và Định Định Bắc và 50 cán bộ quản lý, doanh nghiêp, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 6 Quy trình thực hiện nghiên cứu được mô phỏng như sau: Vấn đề nghiên cứu Thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Cơ sở khoa học của nghiên cứu - Cơ sở lý luận về chính sách - Đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình. phát triển kinh tế du lịch; - Các yếu tố tác động đến việc (Điều tra 150 hộ gia đình tại 5 xã Bình thực hiện chính sách phát Dương, Bình Minh, Bình Triều, Bình Phú triển kinh tế du lịch. và Định Định Bắc và 50 cán bộ quản lý, doanh nghiêp, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam). - Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình Đề xuất giải pháp Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên đại bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030. Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 5.2.1. Mẫu và kỹ thuật lấy mẫu Trong nghiên cứu này, để thu thập dữ liệu nghiên cứu mang tính đại diện, tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu và thực hiện trên 2 nhóm đối tượng nghiên cứu chính đó là các hộ gia đình và cán bộ quản lý, doanh nghiêp, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thành phần thứ nhất là 150 người dân tại 5 xã: Bình 7 Dương, Bình Minh, Bình Triều, Bình Phú và Bình Định Bắc, trong quá trình điều tra có sự tham gia của Công chức Văn hóa - Xã hội (xã mỗi xã 30 bảng hỏi). Thành phần thứ hai là 50 bảng hỏi: cán bộ quản lý: 20 bảng, doanh nghiêp: 10 bảng, hướng dẫn viên du lịch: 20 bảng. 5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Thông qua việc điều tra xã hội học (Bảng câu hỏi): Khảo sát ý kiến của 02 nhóm đối tượng nghiên cứu chính là người dân và cán bộ quản lý, doanh nghiêp, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sau khi thu thập đầy đủ số liệu theo thiết kế bảng hỏi, tác giả tiến hành các bước phân tích và xử lý dữ liệu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần cung cấp cơ sở lý luận về chính sách công cho việc nghiên cứu các vấn đề chính sách phát triển du lịch cho các cơ quan ban hành chính sách công về phát triển du lịch. Hệ thống hóa một số lý luận và đánh giá thực tiễn từ huyện Thăng Bình, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch nhằm phát huy tối đa hiệu quả chính sách đã ban hành và đề xuất một số giải pháp mới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Qua thực tiễn việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, luận văn đã chỉ ra được những điểm mạnh, điểm trong việc thực hiện chính sách, đồng thời đề ra 9 nhóm giải pháp thực hiện phát triển chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình hiệu quả và thiết thực hơn. 7. Kết cấu của luận văn Phần Mở đầu. Nội dung chính của Phần mở đầu là giới thiệu tổng quan về lý do chon đề tài mà cụ thể là báo cáo tổng quan bối cảnh du lịch thế giới, du lịch Việt Nam, du lịch Thăng Bình trong thời gian qua cũng như tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8 phát triển kinh tế du lịch của một số tác giả. Cuối cùng xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của các nghiên cứu. Chương 1. Những vấn đề lý luật về chính sách và chính sách phát triển kinh tế du lịch. Nội dung chính tổng hợp cơ sở sở lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch. Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Kết luận. 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH 1.1. Khái niệm chính sách công 1.1.1. Khái niệm Các nhà khoa học ở các nước trên thế giới có cách định nghĩa khác nhau về chính sách công do sự khác nhau về đặc điểm của chế độ chính trị và kiểu nhà nước. Chính sách công là một loại chính sách. Trong Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…”[8]. Thuật ngữ “chính sách” hàm ý là những định hướng hành động, những giải pháp mà Nhà nước chọn lựa để giải quyết, xử lý vấn đề phát sinh từ thực tiễn phát triển đất nước nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [3]. Chính sách là những tư tưởng, những định hướng, những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được. Còn chiến lược hay kế hoạch, thậm chí pháp luật chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện chính sách [9]. Chính sách công là một trong những công cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ở mỗi giai đoạn phát triển, yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách công luôn được đặt ra. Để làm được điều đó cần có sự hoàn thiện quy trình chính sách, trong đó có tổ chức thực thi chính sách. Thực thi chính sách công là một khâu quan trọng của quy trình chính sách với nhiệm vụ hiện thực hóa chính sách công. Ở Việt Nam, chính sách công là chuyên ngành mới thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Chính sách công dựa trên những nguyên tắc kinh tế học, xã hội học, luật học và những chuyên ngành hàn lâm đã được hình thành từ lâu. Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước. Chính sách công phản ánh mối quan hệ nhà nước - xã hội công dân. Chính sách công là do các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy Nhà nước bao gồm Quốc hội, các Bộ, chính quyền địa phương các cấp ban hành. Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước, 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan