Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận ngũ hành ...

Tài liệu Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng

.PDF
69
503
116

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH NGỌC SƠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – năm 2018 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH NGỌC SƠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 834.04.02 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚ THÁI HÀ NỘI – năm 2018 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây ở nước ta, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đồng thời bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng có sự phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, đã từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điển hình là sự gia tăng nhanh chóng dân số ở các đô thị lớn, sự phát triển hệ thống mạng lưới giao thông, các dự án quy hoạch các đô thị đã và đang phát triển mạnh mẽ, đầu tư cho các công trình công cộng tăng nhanh, phát triển mạng lưới công nghệ thông tin… Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị ở nước ta trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực: nhận thức về đô thị trong nền kinh tế được nâng cao, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc nhiều lĩnh vực được hình thành. Hiện nay, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có kế hoạch phát triển đô thị bền vững dựa trên quy hoạch tổng thể, chi tiết phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Việc lập lại kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng đô thị được triển khai tích cực, giá trị đất ở các đô thị bước đầu đã được khai thác và tạo nguồn lực phát triển đô thị. Bên cạnh đó, quá trình phát triển đô thị sẽ nảy sinh nhiều vấn đề như: gia tăng dân số ở các đô thị lớn; hình thành nhiều khu công nghiệp; phát triển, bùng nổ giao thông bằng phương tiện cơ giới. Đồng thời sẽ đưa đến sự tăng trưởng các ngành kinh tế khác, phát triển xã hội và nâng cao mức sống của người dân. Quá trình phát triển đô thị cũng tạo ra nhiều thách thức: gây áp lực mạnh mẽ đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái, làm giảm chất lượng môi trường và làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên 3 nhiên, làm cho công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị ngày càng trở nên phức tạp hơn. Hiện nay công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị tại thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng vẫn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm như: quản lý, sử dụng đất đai không đúng mục đích; xây dựng nhà trái phép, không phép, sai phép cần được quan tâm đúng mức. Một trong những vấn đề đang nóng và cần được quan tâm của nước ta hiện nay đó là tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Công tác quản lý nhà nước về đô thị chưa đáp ứng được với tốc độ đô thị hóa. Tình trạng xây dựng sai phép, không phép đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn các thành phố lớn. Các công trình xây dựng không phép, sai phép ngày càng nhiều và có quy mô phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi công tác quản lý trật tự đô thị nói chung và trật tự xây dựng nói riêng phải được quan tâm một cách thực sự đúng mức. Gần đây nhất tại Đà Nẵng điển hình như dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa ở bán đảo Sơn Trà, Tổ hợp khách sạn và căn hộ Central Coast (quận Sơn Trà), công trình cải tạo tại số 03 Phạm Hùng (quận Cẩm Lệ), công trình Tổ hợp chung cư khách sạn Mường Thanh (quận Ngũ Hành Sơn)… Theo đánh giá của Chỉ thị 21-CT/TU ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Thành ủy Đà Nẵng đánh giá: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý trật tự xây dựng, an toàn lao động tại các công trình vẫn còn một số hạn chế, bất cập; một số công trình, dự án triển khai chưa đảm bảo các thủ tục đầu tư; tình trạng xây dựng sai phép, không phép có xu hướng tăng; một số công trình không đảm bảo chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, cảnh quan môi trường... gây bức xúc trong dư luận. Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực trật tự xây dựng chưa theo kịp yêu cầu; trách nhiệm của một số cán bộ lãnh đạo, công chức viên chức trong thực thị nhiệm vụ còn nhiều hạn chế”. 4 Do vậy, để thực hiện các nhiệm vụ chính trị liên quan đến công tác quản lý trật tự đô thị cần có Đề tài để xác định rõ các thế mạnh, điểm yếu, những thành tựu đã đạt được cũng như các tồn tại hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trong thời gian qua. Qua đó có giải pháp, kế hoạch tổng thể thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội quận Ngũ Hành Sơn lần thứ V. Từ những phân tích trên có thể đi đến kết luận rằng, việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” là cần thiết và cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, đã có nhiều giáo trình, công trình khoa học, các nguyên cứu, hội thảo, bài viết về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, đáng chú ý là một số công trình sau: - Đỗ Hoàng Toàn (2005).“Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế” Tác giả đã nêu lên vai trò của Nhà nước trong xã hội, nêu lên được hệ thống các cơ quan quản lý các lĩnh vực xã hội như: tuyên truyền, cổ động, cưỡng chế, và các cơ quan quản lý khoa học kỹ thuật, tài chính.... Nhà nước phải gánh vác trước xã hội là đảm bảo cho xã hội phát triển, các công dân đạt được nguyên vọng chính đáng của mình. Tác giả cũng nêu lên khái niệm Quản lý nhà nước về kinh tế, thực tế của quản lý nhà nước về kinh tế là việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước mà Nhà nước có khả năng tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. Tác giả cũng nêu lên công tác quản lý cán bộ và vai trò của cán bộ trong công tác quản lý nhà nước. - Lê Bảo (2016).“Bài Giảng Quản lý Nhà nước về kinh tế”. Tại chương 1, tác giả đã nêu những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước về kinh tế. Nêu lên vai trò của và sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước về kinh tế. Chức năng nhiệm vụ của quản lý nhà nước về kinh tế, 5 đồng thời nêu phương thức quản lý Nhà nước và các công cụ Quản lý Nhà nước. Tại chương 4, tác giả cũng đã nêu nội dung quản lý nhà nước về hệ thống quản lý nhà nước, hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội. Đó là xây dựng hệ thống pháp luật phát triển, khai thác và quản lý hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội. Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ của mọi cấp từ chính quyền trung ương đến chính quyền cơ sở. Quản lý sự phát triển hạ tầng đô thị, một trong những vấn đề quan tâm của mọi quốc gia. - Nguyễn Đình Hương (2003), “Quản lý Đô thị”. Giáo trình đã giải quyết vấn đề lý luận kinh tế và quản lý đô thị ở Việt Nam. Tại chương một, tác giả đã nêu khái niệm và các đặc trưng của đô thị, khái niệm về quản lý đô thị, sự cần thiết của quản lý đô thị trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đô thị. Chương hai, tác giả nêu bộ máy quản lý nhà nước về đô thị và những mặt còn tồn tại của bộ máy. Tuy nhiên giáo trình chỉ nêu chung về quản lý đô thị chưa đi sâu vào quản lý trật tự xây dựng đô thị. Tác giả nêu khái niệm đô thị là điểm tập trung đông dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng kỹ thuật thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước của miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hay của một vùng trong tỉnh, huyện. Cơ sở hạ tầng đô thị gồm hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thông tin liên lạc, cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường) và hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ công cộng ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế văn hóa giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học thể dục thể thao...). 6 Phương pháp và công cụ chủ yếu của bộ máy quản lý nhà nước về đề đô thị: + Các phương pháp hành chính: là các phương pháp tác động dựa vào mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý nhà nước về đô thị và hệ thống mệnh lệnh, văn bản quyết định hành chính mang tính chất cưỡng chế. + Các phương pháp đi vào tâm lý xã hội- giáo dục tác động đến nhận thức, tình cảm, tâm lý nhằm thiết phục nâng cao nhận thức và tính tự giác của cán bộ công chức thực hiện công vụ và đối tượng có liên quan. + Các phương pháp kinh tế: tác động đến đối tượng quản lý thông qua lợi ích kinh tế dể họ lựa chọn phương án có hiệu quả có tổ chức, xã hội và cho bản thân. Công cụ gồm: + Luật, các văn bản dưới luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch hóa. + Dùng công cụ truyền thông tuyên truyền. + Tài chính: cấp ngân sách đầu tư tài chính, trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật, các nguồn tài chính nước ngoài, thuế và lệ phí. Ngoài ra tác giả cũng nêu lên một số vấn đề để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước về đô thị. - Bộ Xây dựng, “Giáo trình quản lý Xây dựng” (2005). Giáo trình cũng có nêu định nghĩa về đô thị, phân loại đô thị, quản lý quy hoạch đô thị, nội dung của quản lý quy hoạch đô thị. Tác giả cũng nêu khá chung chung về quản lý xây dựng đô thị nhưng chưa đi sâu vào công tác cấp phép xây dựng, thanh kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính khi chủ đầu tư vi phạm trật tự xây dựng. - Lê Trọng Bình (2009), “Pháp luật và Quản lý đô thị”. Tại chương 1, tác giả đã nêu tầm quan trọng của quản lý đô thị và một số lý luận cơ bản về đô thị. Nhiệm vụ của quản lý nhà nước về đô thị là bao 7 gồm: xây dựng khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển bao gồm các văn bản pháp quy, lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện chương trình đầu tư phát triển; tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong quyền hạn và phạm vi quản lý đảm bảo cho các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn và kiểm soát sự phát triển vì mục tiêu phát triển bền vững. Ba lĩnh vực chính của công tác quản lý đô thị: + Quản lý phát triển không gian; + Quản lý cung cấp dịch vụ đô thị (kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội); + Quản lý trật tự, an toàn và công bằng xã hội ở đô thị. Nội dung quản lý xây dựng và phát triển đô thị trong thực tế được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Lập và xét duyệt quy hoạch đô thị; + Soạn thảo và ban hành hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị; + Xây dựng hệ thống kiểm soát và phát triển đô thị theo quy hoạch và pháp luật; + Thanh tra, kiểm tra và quản lý trật tự xây dựng đô thị; + Tổ chức quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển đô thị. Công cụ, thể chế quản lý nhà nước ở đô thị là hệ thống thể chế quản lý nhà nước ở đô thị được tạo thành bởi hai thành tố quan trọng gồm: hệ thống văn bản pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn về quản lý đô thị và hệ thống bộ máy quản lý hành chính các cấp. - Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Trần Văn Vũ (2015) Về nội dung, quản lý nhà nước về trật tự đô thị có nội dung rộng như: quản lý về phòng, chống tội phạm; quản lý về phòng, chống tệ nạn xã hội; quản lý về trật tự ATGT; quản lý về phòng cháy, chữa cháy; quản lý về trật tự 8 hành chính (quản lý cư trú, tạm trú, tạm vắng, hộ khẩu, quản lý con dấu, quản lý vũ khí, vật liệu nổ); quản lý trật tự xây dựng...Trong giới hạn của luận văn, xuất phát từ thực tế, đề tài này chỉ đề cập đến 04 vấn đề chính mà chính quyền quận Hải Châu đang còn nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý đó là: 1) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng; 2) quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; 3) quản lý nhà nước về trật tự giao thông đô thị; 4) quản lý nhà nước về cư trú. Tác giả đã đưa ra những đề xuất khoa học cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về trật tự đô thị ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và đã hệ thống hóa, làm rõ thêm lý luận QLNN về trật tự đô thị. Tác giả đã đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân hạn chế của QLNN về trật tự đô thị trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến nay; Xác định các phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về trật tự đô thị quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. - Luận văn thạc sĩ "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Trịnh Văn Quang (2016). Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xử phạt vi phạm hành chính; phân tích đầy đủ, toàn diện đặc điểm về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn quận Cẩm Lệ. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trong thời gian tới. - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật "Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” của tác giả Chử Thị Kim Anh (2014). Tác giả đã đánh giá khái quát sự hình thành và phát triển của công tác quản lý trật tự xây dựng. Các văn bản pháp luật về việc quản lý trật tự xây dựng hiện nay. Làm rõ những vướng mắc, bất cập trong pháp luật về quản lý trật 9 tự xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn để chính sách đem lại hiệu quả trong quá trình phát triển đô thị, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển của quận Ngũ Hành Sơn. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Khái quát cơ sở lý luận về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị. - Làm rõ thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là biểu hiện của việc thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Nội dung: thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị + Về không gian: trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng + Thời gian: dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 đến 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu chính sách công từ lý luận đến thực tiễn và vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công đa 10 ngành, liên ngành khoa học xã hội. Các quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng và thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn của chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa thực tế và lý thuyết; phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, hệ thống. + Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, các sở, các phòng ban trong quận, các thư viện, trung tâm nghiên cứu.... + Một số tài liệu cần thu thập: bản đồ, các văn bản pháp luật, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận, phường; báo cáo quy hoạch sử dụng đất của quận; tình hình phân bố dân cư, lao động trên địa bàn quận; hệ thống các bảng biểu thống kê, và các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. + Số liệu được thu thập, tổng hợp được lập thành bảng, biểu đồ để thuận lợi cho việc phân tích và đánh giá. Các dữ liệu và thông tin xử lý trên phần mềm Excel… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Đề tài này cung cấp lý luận chính sách công về nghiên cứu vấn đề chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị. - Hệ thống hóa một số lý luận và đánh giá thực tiễn từ quận Ngũ Hành Sơn từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị cho các địa phương khác nhằm phát huy tối đa hiệu quả chính sách đã ban hành và đề xuất đổi mới chính sách. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận 11 dụng các lý thuyết về chính sách công để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn về thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng của chính sách trong những năm tiếp theo. - Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho UBND quận các phòng, ban, ngành có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng độ thị để chính sách có thể mang lại hiệu quả trong việc xây dựng phát triển địa phương. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục các biểu và mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 12 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm chính sách công Chính sách công là tổng thể chương trình hành động của chủ thể nắm quyền lực công, nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo phương thức nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững ổn định. 1.1.2. Khái niệm thực hiện chính sách công Tổ chức thực hiện chính sách công là một khâu hợp thành chu trình chính sách, là toàn bộ quả trình chuyên hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng. 1.1.3. Khái niệm về quản lý trật tự xây dựng đô thị Khái niệm về trật tự đô thị Đô thị được hiểu là một trung tâm có dân cư đông đúc và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là khu vực có mật độ gia tăng cá công trình kiến trúc do con người xây dựng, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một vùng lãnh thổ hoặc một quốc gia, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn . Trật tự xây dựng đô thị là các công trình xây đảm bảo đúng nội dung Giấy phép xây dựng đã được cấp, phù hợp quy hoạch chung đã được phê duyệt và xây dựng không ảnh hưởng đến công trình lân cận [13]. 13 Khái niệm về quản lý nhà nước Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Mỗi ngành khoa học đều đưa ra góc nhìn riêng của mình về khái niệm riêng về quản lý. Thông thường và phổ biến có thể hiểu quản lý là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý lên một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì và phát triển của đối tượng theo mục tiêu đã đề ra. Theo điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống, căn cứ vào đúng những nguyên tắc tương ứng để hệ thống ấy vận hành theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước. Với khái niệm trên, quản lý bao gồm: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và khách thể quản lý. - Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ta các tác động quản lý. Chủ thể luôn là con người hoặc tổ chức. - Đối tượng quản lý: tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý. - Khách thể quản lý là sự tác động hay sự điều chỉnh của chủ thể quản lý, đó là các hành vi của con người các quá trình xã hội. Quản lý ra đời nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong công việc. Quản lý con người, quản lý xã hội theo định hướng đã được đề ra nhằm phát huy cao nhất khả năng của con người, ổn định phát triển xã hội. Mục đích quản lý cái mục đích do chủ thể quản lý đề ra và đây là căn cứ để chủ thể quản lý tác động quản lý khoa học phù hợp quy luật phát triển khách quan của xã hội. - Quản lý nhà nước Khi Nhà nước xuất hiện thì hầu hết các công việc, quan hệ của xã hội đều do Nhà nước quản lý. Các hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 14 Theo quan điểm của GS.TS KH G.V.Atamantrruc (2004) “Quản lý nhà nước là sự tác động thực tế mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nước lên sinh hoạt xã hội, cá nhân, tổ chức của con người nhằm mục đích chấn chỉnh trật tự, duy trì hoặc cải tạo nó dựa trên cơ sở quyền lực của nhà nước”. Trường cán bộ thanh tra (2009) Giáo trình một số vấn đề về quản lý nhà nước thì “Quản lý nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, pháp luật là phương tiện, công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội”. Có thể nói quản lý nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của các chủ thể quản lý mang quyền hạn Nhà nước đến các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối ngoại, đối nội của nhà nước. Quản lý nhà nước do bộ máy hành chính nhà nước thực hiện rất nhiều lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng, an ninh quốc phòng.... Khái niệm về quản lý trật tự đô thị Bằng những quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, mọi hoạt động xây dựng trong đô thị phải thực hiện đúng trật tự, đúng quy định quy chuẩn cụ thể mà cơ quản quản lý nhà nước đề ra. Hay nói cách khác, quản lý trật tự xây dựng đô thị cũng là việc đi kiểm tra. Những công trình xây dựng trên địa bàn không đúng nội dung GPXD, đúng quy hoạch kiến trúc đã phê duyệt, không có GPXD và các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. - Quản lý về trật tự xây dựng đô thị là hoạt động quy hoạch, cấp phép, kiểm tra, thanh tra, đề xuất, kiến nghị và xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền và đúng quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến trật tự xây xựng nhằm đảm bảo tất cả tổ chức cá nhân đều xây dựng công trình đô thị phù hợp 15 với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Giữ gìn và phát triển mỹ quan đô thị theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của nhân dân, chấm dứt lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng không phép, sai phép. - Theo Nghị định 180/NĐ-CP thì Quản lý trật tự xây dựng đô thị là hoạt động thanh tra kiểm tra của cơ quan Nhà nước dùng quyền lực Nhà nước nhằm duy trì, đảm bảo trật tự xây dựng [13]. Tóm lại có thể định nghĩa Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị là sự tác động có tính tổ chức, quyền lực của Nhà nước theo cơ sở pháp luật, của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm bảo đảm trật tự trong xây dựng đô thị. Như vậy, quản lý trật tự xây dựng đô thị bao gồm: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và khách thể thể quản lý. - Chủ thể quản lý trật tự xây dựng đô thị: là các cơ quan hành chính Nhà nước, các cán bộ, công chức được trao quyền quản lý trật tự xây dựng đô thị do pháp luật quy định. - Đối tượng quản lý trật tự xây dựng đô thị: các chủ đầu tư xây dựng công trình trong đô thị. - Khách thể quản lý trật tự xây dựng đô thị là những hoạt động quản lý trật tự đô thị và hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng công trình trong đô thị. Một số khái niệm khác Các khái niệm có liên quan trong quản lý trật tự xây dựng đô thị gồm: - Quy hoạch đô thị chung xây dựng đô thị Tại Điều 14, Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ quy định nhiệm vụ của quy hoạch chung đô thị: Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát 16 triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đô thị theo các giai đoạn 05 năm, 10 năm và dự báo hướng phát triển của đô thị đến 20 năm. Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung trên này còn phải xác định những khu vực phải giải toả, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị. - Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong các vùng lãnh thổ đó. Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. - Quy hoạch đô thị là việc tổ chức hệ công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở đảm bảo không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị, để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch. - Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung. - Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị. Yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. Cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung xây dựng đô thị là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng công trình, cung cấp thông tin, cấp GPXD công trình 17 giao đất, cho thuê đất để triển khai các dự án xây dựng công trình. - Thiết kế đô thị là việc cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị về kiến trúc các công trình trong đô thị, cảnh quan cho từng khu chức năng, tuyến phố và khu không gian công cộng khác trong khu đô thị. - Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng. - Ban công là các mặt sàn chịu lực được làm nhô ra khỏi mặt nhà, tạo điều kiện để người sử dụng có thể tiếp cận dễ dàng với không gian thoáng bên ngoài, tiếp cận cây xanh, tạo tầm nhìn rộng. - Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị là tổng thể các biện pháp cách thức mà chính quyền đô thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị (chủ yếu là phát triển không gian vật thể) nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Quy hoạch xây dựng đô thị phải đảm bảo với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết đô thị phải phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; đảm bảo quốc phòng an ninh; tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội. Quy hoạch xây dựng đô thị phải tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Quy hoạch xây dựng đô thị tạo lập được môi trường sống tiện nghi an toàn và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, bảo vệ môi trường, di sản văn hoá, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Quy hoạch xây 18 dựng là căn cứ xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng quản lý khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị. Quy hoạch xây dựng đô thị được thể hiện dưới dạng các bản vẽ, các quy chế và thường được ban hành để áp dụng trong một giai đoạn nhất định [23]. 1.2. Lý luận liên quan đến việc thực hiện chính sách. 1.2.1. Mục đích, yêu cầu của thực hiện chính sách công a. Mục đích của thực hiện chính sách công Mục đích của thực hiện chính sách công là thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng chứ không đơn giản chỉ là dừng lại ở việc giải quyết vấn đề công. b. Yêu cầu của thực hiện chính sách công - Yêu cầu thực hiện mục tiêu: Thực hiện chính sách là những hoạt động cụ thể của các cơ quan quản lý Nhà nước và các đối tượng chính sách nhằm đặt được những mục tiêu trực tiếp. Tổng hợp hết quả thực hiện mục tiêu của các chương trình, dự án và các hoạt động thực hiện khác thành mục tiêu chung của chính sách. Nhà nước phải xác định mục tiêu của từng chính sách thật cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác khi muốn thực hiện thành công các chính sách. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn phải triển khai thực hiện và chuyển mục tiêu chính sách thành chương trình và kế hoạch cụ thể. - Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống Tổ chức thực hiện chính sách là một bộ phận cấu thành của chu trình chính sách, kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình chính sách, kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nên một hệ thống thống nhất.Vì vậy phải đảm bảo tính hệ thống trong mỗi quá trình. - Yêu cầu phải bảo đảm lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng. Các nhóm lợi ích luôn tồn tại trong xã hội, tập hợp các cá nhân tổ chức 19 chia sẻ những lợi ích nhất định, biến động theo không gian và thời gian. Các nhóm lợi ích có vai trò xung đột trong xã hội. Dó đó, các nhóm lợi ích sẽ được hưởng thụ khác nhau tùy theo tính chất của mỗi chế độ xã hội. Chính sách là công cụ để Nhà nước bảo vệ và chuyển lợi ích đến các đối tượng thụ hưởng trong xã hội. Để công cụ này phát huy tác dụng, cần phải có sự hường ứng thực hiện một cách tự giác trên cơ sở lòng tin của dân chúng vào chính sách của Nhà nước. 1.2.2. Quy trình thực hiện chính sách công a. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công được xây dựng trước khi đưa chính sách công vào cuộc sống. Việc triển khai thực hiện chính sách công các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Những nội dung cơ bản cần để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công gồm: + Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; + Kế hoạch về tổ chức, điều hành; + Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách; + Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực; + Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách công; về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia: tổ chức điều hành chính sách. b. Phổ biến, tuyên truyền chính sách công Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực hiện chính sách công: Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan