Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách quy hoạch đô thị trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố ...

Tài liệu Thực hiện chính sách quy hoạch đô thị trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng .

.PDF
82
170
112

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU XUÂN HÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU XUÂN HÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. HỒ VIỆT HẠNH HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan luận văn “Thực hiện chính sách quy hoạch đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Việt Hạnh, Học viện Khoa học Xã hội. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Lưu Xuân Hùng LỜI CẢM ƠN Trong quãng thời gian học và hoàn thiện Luận văn Thạc sỹ tại Học viện Khoa học Xã hội, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của UBND quận Ngũ Hành Sơn, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tư pháp, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Nội vụ của quận, viện quy hoạch xây dựng Đà Nẵng và đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc của quý thầy cô Học viện Khoa học Xã hội – cơ sở Đà Nẵng. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ, giảng viên Học viện Khoa học Xã hội – cơ sở Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập chương trình Thạc sỹ đợt 2 năm 2017 – chuyên ngành Chính sách công. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hồ Việt Hạnh, người đã trực tiếp hướng dẫn trong quá trình thực hiện luận văn này cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm. Bên cạnh đó, tôi xin gởi lời cảm ơn đến lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, bạn bè và đồng nghiệp,… đã tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, hướng dẫn nội dung, cung cấp tài liệu và thông tin cần thiết cho Luận văn. Mặc dù rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, cô và bạn bè. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Lưu Xuân Hùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY .................. 11 1.1. Tổng quan về chính sách công ................................................................. 11 1.2. Khái quát về chính sách quy hoạch đô thị ............................................... 18 1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách quy hoạch đô thị ............. 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................................. 26 2.1. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách quy hoạch đô thị quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng................................................................ 26 2.2. Thực hiện chính sách quy hoạch đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng ........................................................................................ 44 2.3. Đánh giá chung về việc tổ chức, thực hiện chính sách quy hoạch đô thị quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng ....................................................... 53 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................. 61 3.1. Bối cảnh chính sách quy hoạch đô thị...................................................... 61 3.2. Các quan điểm .......................................................................................... 62 3.3. Các giải pháp cải thiện trong công tác thực hiện chính sách quy hoạch trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng ................................... 63 3.4. Kiến nghị tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho chính sách quy hoạch đô thị ...................................................................................... 68 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ha : Héc - ta HĐND : Hội đồng nhân dân KT - XH : Kinh tế xã hội km : Kilomet NN & PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn QLNN : Quản lý nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh TNMT : Tài nguyên môi trường UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn 37 2.2 Tốc độ phát triển của quận Ngũ Hành Sơn 37 2.3 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất 41 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên Hình Trang 2.1 Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 quận Ngũ Hành Sơn 36 2.2 Biểu đồ tăng trưởng của quận Ngũ Hành Sơn 38 Biểu đồ dân số và tốc độ gia tăng dân số của quận Ngũ 2.3 Hành Sơn 41 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiếu của đề tài Quá trình đô thị hóa nhanh đặt ra những thách thức lớn đối với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội (KT-XH), trong đó quản lý nhà nước (QLNN) về quy hoạch đô thị là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phát triển nhanh chóng của xã hội. Chính sách quy hoạch đô thị là một phần của chính sách đất đai và thể chế quốc gia. Có thể thấy rằng đã có sự chuyển biến lớn trong chính sách quản lý đất đai tại Việt Nam những năm vừa qua nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu cũng như thách thức đặt ra trong thời đại mới. Thành phố Đà Nẵng đã có sự chuyển mình trong giai đoạn vừa qua để trở thành một trong những thành phố lớn và đáng sống tại Việt Nam, là đầu tàu phát triển KT-XH cho khu vực miền Trung, không chỉ về kinh tế mà bao gồm nhiều đóng góp cho sự tăng trưởng chung của cả nước. Trước bối cảnh đó, áp lực lên cơ sở hạ tầng KT-XH của thành phố ngày càng tăng nhanh và hiện đang là một trong những vấn đề quan trọng Thành phố đang phải đối mặt. Có thể thấy rằng, việc quy hoạch trước đây chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu ngày nay và đang gây nên nhiều hệ lụy tác động tiêu cực đến đời sống, văn hóa, xã hội tại địa phương. Mệnh danh là thành phố của những con cầu và nhiều cảnh quan thiên nhiên ban tặng, Đà Nẵng ngày nay là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam không chỉ đối với du khách trong nước mà còn với du khách quốc tế. Thực tiễn cho thấy lượng khách du lịch đến Đà Nẵng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Tình trạng quá tải lưu lượng phương tiện giao thông ngày càng thể hiện rõ, nhất là các quận có đường bờ biển nơi tập trung lượng lớn khách tham quan du lịch. Trong đó, quận Ngũ Hành Sơn với vị trí 1 giáp biển là nơi hiện đang gặp nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch đô thị do sự thay đổi nhanh chóng của khu vực này. Có thể thấy rằng, hiện nay quá trình thực hiện chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn đang gặp các vấn đề cơ bản sau: (i) các dự án được triển khai nhiều dẫn đến sự quá tải về cơ hạ tầng giao thông; (ii) quy hoạch trước đây chưa theo kịp tốc độ thay đổi của xã hội; (iii) cơ sở hạ tầng phụ trợ gần như không thể nào đáp ứng nhu cầu; (iv) việc thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án ven biển mâu thuẫn trực tiếp tới quyền được sử dụng biển của người dân nơi đây; (v) công tác thực hiện quy hoạch còn nhiều vướng mắc,… Ngày nay, thực hiện chính sách quy hoạch đô thị ngày càng cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết trong tình hình bối cảnh mới của Việt Nam. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thời gian qua cũng như sự bùng nổ dân số đã thực sự đặt trách nhiệm lớn cho công tác quy hoạch đô thị. Chính sách quy hoạch đô thị đã nhận được sự quan tâm nhiều của các nhà kinh tế và quản lý, mục tiêu của các nghiên cứu này muốn làm rõ tầm quan trọng và thách thức đặt ra cho đầu tư công và phương thức quản lý của khu vực công ngày nay để đạt được hiệu quả tốt nhất trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của đất nước. Nhằm góp phần giải quyết các vấn đề trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Thực hiện chính sách quy hoạch đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” để thực hiện luận văn của mình, với mong muốn tìm hiểu thực trạng và phân tích quá trình thực hiện chính sách quy hoạch đô thị nhằm đạt hiệu quả tốt hơn cho các chính sách của Chính phủ. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong nước và quốc tế để phục vụ cho nghiên cứu: - Việc quy hoạch các khu định cư đô thị đã diễn ra từ buổi bình minh 2 của nền văn minh, nhưng quy hoạch hiện đại chỉ thực sự bắt đầu từ sau năm 1850 (Benevolo 1967; UN-Habitat 2009). Quy hoạch đô thị hình thành để khắc phục những yếu tố ngoại tác của công nghiệp hóa và đô thị hóa (UNHabitat 2009). Hall (2000) chia thời kỳ quy hoạch đô thị hiện đại ra làm 5 giai đoạn: Phong trào thành phố vườn bắt đầu sau năm 1898. Phong trào này bắt đầu sau khi Howard (1898) xuất bản nghiên cứu To-Morrow: A Peaceful Path to Real Reform của ông. Chủ đề chính của phong trào này là mang ‘màu xanh’ vào thành phố thông qua phân quyền quy hoạch (Taylor 1998; Hall 2000; UN-Habitat 2009). Nhà ở là vấn đề nghiêm trọng trong giai đoạn này khi các thành phố như Luân Đôn, New York, và Paris cực kỳ đông đúc. Như một hệ quả, phân tích quy hoạch đi kèm với phong trào cải cách nhà ở (Hall 2000). Ngoài Howard, Kropotkin (1898; 1913) và Geddes (1912; 1915) là hai nhà tri thức khác đi đầu trong phong trào này. Giai đoạn hiện đại hoành tráng bắt đầu vào năm 1923. Nó được đánh dấu bằng sự kiện Hiệp hội Quy hoạch vùng của Mỹ (RPAA) tái thừa nhận ý tưởng của Howard, Kropotkin, và Geddes như một khái niệm trung tâm của các xã hội phân quyền ở các vùng nông thôn xa xôi mà nhờ có điện năng và sự ra đời của xe máy nên đã được tạo điều kiện thuận lợi (Sussman 1976). RPPA chính thức công bố bản tuyên ngôn của hiệp hội vào ngày 1 tháng 5 năm 1925, nhưng tầm nhìn bao quát này không bao giờ được hiện thực hóa (Hall 2000). Trong giai đoạn này, cách tiếp cận của Frank Lloyd Wright giúp giải quyết vấn đề công nghiệp hóa nhanh chóng ở Hoa Kỳ. Đó là dạng thức các thành phố phân tán, mật độ thấp, với mỗi gia đình cư ngụ trên một lô đất nhỏ riêng biệt và sử dụng công nghệ hiện đại thời bấy giờ, đặc biệt là ô tô, để tiếp cận các chức năng đô thị khác (UN-Habitat 2009). Ở châu Âu, các ý tưởng của Le Corbusier trong thập niên 1920 và 1930 giúp xây dựng lý tưởng 3 về thành phố “tân thời”. Le Corbusier lập luận rằng các khu nhà chiếm ngụ bất hợp pháp, những đường phố hẹp, và những vùng sử dụng đất hỗn tạp sẽ bị phá bỏ và thay thế bằng các hành lang giao thông hiệu quả để xây dựng những thành phố lý tưởng, ngăn nắp, trật tự, và được kiểm soát tốt. Dân cư trong các khu nhà cao với không gian thông thoáng ‘chảy’ giữa các khu nhà và mục đích sử dụng đất được quy hoạch theo từng vùng đơn chức năng (Hall 2000; UN-Habitat 2009). Giai đoạn tái thiết sau chiến tranh bắt đầu sau năm 1948. Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc phát hành một số bộ luật quy hoạch như Luật Quy hoạch thị trấn và quốc gia ở Anh năm 1947, Luật Hành động ở Copenhagen năm 1947, và Quy hoạch Finger năm 1947 ở Stockholm (Hall 2000). Trọng tâm của giai đoạn này là về tái thiết đô thị, và xây dựng các thành phố vệ tinh. Trong giai đoạn này, quy hoạch công dẫn đầu và khu vực tư nhân chỉ có vai trò không đáng kể ở châu Âu, cho dù không nhiều như ở Hoa Kỳ do sự manh mún kiểu Balkan của chính quyền địa phương (Hall 2000). Giai đoạn tham gia của công chúng bắt đầu sau năm 1973. Chủ đề chính của giai đoạn này là về sự tham gia của công luận vào quá trình quy hoạch, và các vấn đề môi trường đã trở nên quan trọng hơn. Các chủ đề như quy hoạch từ dưới lên trên, mối quan ngại về môi trường và thay đổi đô thị thích nghi thường xuyên được đề cập đến trong thập niên 1970 (Hall 2000). Giai đoạn phát triển đô thị bền vững bắt đầu sau năm 1998. Vì các nước phát triển đã đạt được trình độ đô thị hóa cao, vai trò của quy hoạch cũng giảm sút. Cung cấp nhà ở xã hội không còn được xem là ưu tiên chính sách nhà nước hàng đầu ở các nước phát triển. Một mặt, quy hoạch được mọi người thừa nhận là một hoạt động đơn điệu thường nhật của nhà nước, không có óc tưởng tượng. Mặt khác, quy hoạch đã trở nên chính trị hóa ngày càng cao độ, vì các quyết định quy hoạch được xem là ảnh hưởng mạnh đến chất 4 lượng sống hàng ngày của dân chúng (Hall 2000). Việc xem xét lại quy hoạch đô thị trên đây thật ra phù hợp với thế giới phát triển hơn. Trong thế giới đang phát triển, quy hoạch đô thị vẫn còn tụt hậu ở phía sau và tư tưởng quy hoạch đô thị hiện đại chỉ mới thực hiện một phần. Nói cụ thể ra, sự tham gia của quần chúng không phải là biểu hiện của quy hoạch ở hầu hết các nước đang phát triển - Phan Huy Đường (2015), Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. - Tiến sỹ Phạm Việt Dũng (2013), “Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai”, Tạp chí Cộng sản điện tử. Trong nghiên cứu, tác giả đã nêu ra được một số kết quả quan trọng trong việc quản lý đất đai những năm qua đồng thời nêu lên được những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. - Nguyễn Hữu Hoan (2014), “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội” và luận văn thạc sỹ Trường Đại học Thương mại của tác giả Nguyễn Đức Quý (2014), “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”. Trên cả hai luận văn đã chỉ rõ được thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai, đưa ra được những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhằm làm cơ sở phân tích tìm ra các giải pháp hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. - Nguyễn Đinh Hưng (2003), “Quản lý Đô Thị”. Tác giả nêu khái niệm Đô thị là điểm tập trung đông dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng kỹ thuật thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước của miền lãnh thỗ, của một tỉnh, của một huyện hay của một vùng trong tỉnh, huyện. Cơ sở 5 hạ tầng đô thị gồm hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thông tin liên lạc, cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường) và hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình, y tế, văn hóa,…) Ngoài ra tác giả cũng nêu lên một số vấn đề để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước về đô thị. - Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và Jim Brumby (2010), “A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management” , WB. Đây là sản phẩm của họ trong quá trình làm việc tại WB từ năm 2005 đến năm 2007, trong lĩnh vực nghiên cứu về chính sách tài chính cho tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Bài báo đã chỉ ra 8 đặt trưng cơ bản của một hệ thống đầu tư công tốt: (1) hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và chuẩn bị dự án; (2) thẩm định dự án; (3) tổng quan một cách độc lập thẩm định dự án; (4) lựa chọn dự án và ngân sách; (5) thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của dự án; và (8) đánh giá dự án. Các tác giả đã chỉ ra những rủi ro chính và cung cấp một chu trình có hệ thống cho quản trị đầu tư công. Đồng thời, các tác giả cũng phát triển một khung chuẩn để đánh giá từng giai đoạn trong chu trình quản trị đầu tư công. - Era Babla - Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris Papageorgiou (2011), “Investing in Public Investment, An Index of Public Investment Efficiency”, IMF. Bài viết dựa trên kết quả khảo sát đầu tư công, một chỉ tiêu của hiệu quả đầu tư công của các tác giả, đã đề xuất một chỉ số mới bao quát toàn bộ quá trình quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau: Thẩm định dự án, lựa chọn dự án, thực hiện đầu tư, và đánh giá đầu tư. Khảo sát được tiến hành gồm 71 nước, trong đó có 40 nước có thu nhập thấp, 31 nước có thu nhập trung bình, chỉ số này cho phép đánh giá, so sánh các khu vực, các quốc gia có chính sách tương tự với nhau, đặc biệt là 6 những nơi mà nỗ lực cải cách trong đầu tư công được ưu tiên. Trên cơ sở kế thừa và những vấn đề chưa được giải quyết của các nghiên cứu đi trước, luận văn tập trung phân tích thực trạng nhằm tìm ra những mặt hạn chế để có thể đề xuất giải pháp thực hiện chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay và định hướng tương lai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận về thực tiễn về thực hiện chính sách quy hoạch đô thị. Qua đó, phân tích và đánh giá đúng thực trạng chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Nhiệm vụ thứ nhất: Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về chính sách quy hoạch đô thị của quốc gia và thành phố nói chung. Nhiệm vụ thứ hai: Khảo sát, phân tích thực trạng thực hiện chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và nêu ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Nhiệm vụ thứ ba: Đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn theo quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch đô thị chung của thành phố Đà Nẵng, từ đó hướng tới phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. 4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách quy 7 hoạch đô thị nói chung và chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến chính sách của Nhà nước và thành phố Đà Nẵng đối với việc thực hiện chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Về không gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách của Nhà nước và thành phố Đà Nẵng đối với việc thực hiện quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, không mở rộng đến các địa phương khác. Về thời gian, luận văn chủ tập trung nghiên cứu thực trạng của Nhà nước và thành phố Đà Nẵng đối với việc thực hiện chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng từ năm 2007 cho đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công kết hợp tiếp cận từ trên xuống (dựa trên cơ sở của các chính sách đã ban hành để thực hiện) với cách tiếp cận từ dưới lên (quá trình tổ chức thực hiện chính sách ở cấp cơ sở theo các bước chu trình thực hiện chính sách với sự tham gia của các chủ thể thực hiện chính sách). 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính sách công kết hợp phân tích số liệu thống kê, cụ thể như sau: - Phương pháp thu thập thông tin: Tổng hợp, thống kê, phân tích và so sánh được sử dụng trong quá trình thu thập và khai thác thông tin từ các 8 nguồn có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài, bao gồm tất cả các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành ở Trung ương và thành phố Đà Nẵng, quận Ngũ Hành Sơn có liên quan; đồng thời dựa trên các công trình, nghiên cứu, báo cáo, tài liệu, số liệu thống kê của chính quyền, địa phương, tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện chính sách quy hoạch đô thị nói chung và trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng để phân tích và tổng hợp các quy định của pháp luật về chính sách quy hoạch đô thị nói chung và các thông tin về thực tiễn áp dụng chính sách quy hoạch đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. - Tham khảo và sử dụng các tài liện, nghiên cứu từ các sách, luận văn, nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí và các cổng thông tin điện tử của thành phố Đà Nẵng; các báo cáo, nghị quyết của Chính phủ, thành phố Đà Nẵng và quận Ngũ Hành Sơn về quy hoạch đô thị tổng thể và thực hiện chính sách quy hoạch đô thị. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, tác giả nghiên cứu và biết cách thức vận dụng các kiến thức vào việc thực hiện đánh giá, phân tích chính sách công để phân tích công tác thực hiện chính sách quy hoạch đô thị. Kết quả nghiên cứu đề tài minh chứng cho việc vận dụng lý luận về đánh giá chính sách công trong quá trình triển khai, thực hiện nhằm phát hiện các mặt hạn chế trong chính sách quy hoạch đô thị làm cơ sở và định hướng các nhóm giải pháp cho việc thực hiện chính sách quy hoạch đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng nói riêng. 9 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các phân tích, đánh giá về thực hiện chính sách quy hoạch trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng sẽ giúp nhìn nhận rõ hơn những kết quả, tồn tại trong việc hoạch định và thực thi chính sách. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đưa ra các đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý trực tiếp và các bộ phận có liên quan có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh trong chính sách và tổ chức thực hiện chính sách quy hoạch đô thị trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách quy hoạch đô thị của nước ta hiện nay. - Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. - Chương 3: Quan điểm, giải pháp tăng cường thực hiện chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. 10 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Tổng quan về chính sách công 1.1.1. Khái niệm chính sách công Chính sách “Chính sách” là thuật ngữ phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu và phương tiện truyền thông đại chúng ngày nay, tuy nhiên nó cũng là một thuật ngữ khó có thể định nghĩa rõ ràng và cụ thể. Theo Oxford English thì “Chính sách là một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách,…”. Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách phụ thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa,…”. Theo Hugh Heclo (1972), “Một chính sách có thể xem như là một đường lối hành động hoặc không hành động thay vì những quyết định hay hành động cụ thể”. Còn đối với nhà kinh tế học Adam Smith (1976) thì ông cho rằng “Khái niệm chính sách bao hàm … sự lựa chọn có chủ định hành động hoặc không hành động, thay vì những tác động của những lực lượng có quan hệ với nhau”. Chính sách là một hệ thống các nguyên tắc có chủ ý nhằm đưa ra các hướng dẫn để có quyết định và nhằm đạt được các kết quả khả thi. Mỗi chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản lý thông qua trong một tổ chức, đơn vị hành chính. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định 11 trên cả hai quan điểm chủ quan và khách quan. Các chính sách hỗ trợ việc đưa ra các quyết định chủ quan nhằm mục đích hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tích tương đối của một số yếu tố và do đó thường khó kiểm tra khách quan. Các chính sách khi tương phản lẫn nhau có thể hỗ trợ việc đưa ra quyết định một cách khách quan, hoạt động một cách tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ lẫn nhau . Thuật ngữ này có thể được sử dụng một cách rỗng rãi, cho nhiều lĩnh vực như áp dụng cho chính phủ, các tổ chức và nhóm tư nhân, cũng như các cá nhân. Các lệnh điều hành của tổng thống, chính sách quyền riêng tư của công ty và các quy tắc của quốc hội về trật tự là các ví dụ về chính sách. Chính sách khác với các quy tắc hoặc luật pháp. Mặc dù luật pháp có thể buộc hoặc cấm hành vi (ví dụ: luật yêu cầu nộp thuế đối với thu nhập cá nhân ngày nay), chính sách chỉ hướng dẫn hành động đối với những hành vi có nhiều khả năng đạt được kết quả mong muốn nhất. Chính sách công Chính sách công so với chính sách là sự thay đổi đáng kể về nghĩa bởi vì sự khác biệt chủ thể ban hành chính sách, mục tiêu và vấn đề chính sách hướng tới nhằm giải quyết. Thuật ngữ chính sách công cũng có nhiều định nghĩa khác nhau, một số thì đơn giản và một số thì phức tạp hơn. Chính sách công là một ngành khoa học có tính chất ứng dụng rất cao trong thực tiễn đã được nghiên cứu và phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng tại Việt Nam thì vẫn còn non trẻ. Một vài cách tiếp cận và khái niệm về chính sách công: Thomas Dye (1972) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm và không làm” , hiểu theo định nghĩa này thì chính sách công khá đơn giản và chưa thể cung cấp cho chung ta những hiểu biết sâu sắc về chính sách công vì chưa có sự phân định rõ hoạt động nào là chính sách trong rất nhiều hoạt động của Chính phủ. 12 B. Guy Peter (1990), “Chính sách công là toàn bộ hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân”; hay định nghĩa của Kraft and Furlong (2004): “Chính sách công là quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện chương trình”. Có thể thấy rằng, Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan của Chính phủ, chính quyền địa phương nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ để giải quyết vấn đề xã hội trên phương diện tổng thể đã được xác định của đảng chính trị cầm quyền. Có ba nội hàm cơ bản của chính sách công là vấn đề chính sách và mục tiêu chính sách , các giải pháp và công cụ chính sách. Có thể thấy rằng, bản chất chính sách công là thái độ chính trị của Đảng cầm quyền. Chính sách công là sản phẩm của quá trình hoạt động chính trị tại nước sở tại, nhưng bản thân chính sách công luôn tồn tại những vấn đề của chính nó. Các đặt điểm của chính sách công có thể kể tới: Chính sách công luôn mang tính chất thực tiễn, tính chất đa ngành, địa phương và liên ngành, xuyên ngành, đông thời mang trong đó tính chuẩn tắc. Thông qua các góc nhìn, quan niệm và định nghĩa trên, chính sách công có thể được nhìn nhận một cách cụ thể như sau: (i) chính sách công được đưa ra bởi Chính phủ và là một bộ phận thuộc chính sách KT – XH chung của mỗi quốc gia; (ii) chính sách công phản ánh mong muốn và định hướng của các nhà hoạch định chính sách về mặt quản lý của khu vực công, cung ứng hàng hóa và dịch vụ công cho xã hội; (iii) chính sách công là công cụ thực thi chức năng quản lý nhà nước: Khuyến khích việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ công cho nền kinh tế, không chỉ với khu vực công mà cả với khu vực tư nhân. Chính sách công bắt nguồn từ các quyết định của Nhà nước, là một tập 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan