Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạ...

Tài liệu Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

.PDF
112
452
93

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM NGỌC THỦY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM NGỌC THỦY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN Ngành: Chính sách công Mã số: 8.34.04.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HẰNG HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ bất cứ luận văn của một học vị nào.Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Ngọc Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI............. 11 1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................... 11 1.2. Nội dung thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ..................... 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ....................................................................................................... 25 1.4. Thực tiễn việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương và bài học cho huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn...................... 27 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN ................................................. 32 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ..................................................... 32 2.2. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ................................................................. 35 2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ..................................................... 45 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI .. 59 3.1. Định hướng, mục tiêu thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ............................................. 59 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn..................... 62 3.3. Kiến nghị............................................................................................... 72 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 84 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân MTQG Mục tiêu quốc gia MTTQ Mặt trận Tổ quốc NTM Nông thôn mới THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Một sô kết quả về phát triển KT-XH huyện Hữu Lũng giai đoạn 2014-2018........................................................................................................ 88 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về các chủ thể thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ...................................................... 89 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về thực hiện công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ......................................................................................................................... 89 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về việc thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ... 90 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ............................. 91 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về thực hiện công tác duy trì thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn...................................... 91 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về công tác điều chỉnh thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ............................................ 92 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.................... 92 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về công tác đánh giá tổng kết thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn...................................... 93 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, lao động khu vực nông thôn chiếm khoảng 68% lao động xã hội, trong đó có khoảng 30% lao động tham gia sản xuất nông nghiệp [39]. Thực hiện triển khai các nội dung của Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [1]; Các quyết định: Quyết định số 491/QĐTTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM [40] và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020” [41], chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chương trình tổng thể về phát triển KT-XH, chính trị và an ninh quốc phòng. Trong 7 năm (2010 - 2017), phong trào xây dựng NTM có sức lan tỏa cao, trở thành phong trào sâu rộng với sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, văn minh, hiện đại hơn. Một trong những chuyển biến tích cực là việc đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, trong đó chú trọng vào xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, thu hút đầu tư doanh nghiệp. Nhờ vậy, đến hết năm 2017 có 11.668 hợp tác xã nông nghiệp (gấp gần 2 lần năm 2008). Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2.397 năm 2007 (chiếm 1,61% doanh nghiệp cả nước) lên 7.033 doanh nghiệp năm 2017 (tăng 2,93 lần) với số vốn 213.394,9 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã trở thành nòng cốt của chuỗi giá trị nông sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường. Tính đến 20/7/2018, cả nước đã có 3.420 xã (38,32%) đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 14,26 tiêu chí/xã; có 53 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (so với năm 2010 chưa có xã 1 đạt chuẩn; đến hết năm 2013 có 75 xã được công nhận đạt chuẩn, bình quân đạt 7,87 tiêu chí/xã, chưa có huyện đạt chuẩn NTM). Kết quả cho thấy, trong 05 năm triển khai thực hiện, chương trình NTM đã đạt được kết quả bước đầu khả quan, tác động tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội [49]. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng NTM của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của các vùng nông thôn. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên cả nước như: điện, đường xá, trường học, trạm y tế, chợ, công trình thủy lợi còn nhiều yếu kém; sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng các sản phẩm nông sản còn thấp, bảo quản và chế biến chưa gắn với thị trường tiêu thụ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu lao động, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn chậm. Thu nhập của nông dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém; đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một; môi trường và an ninh nông thôn còn nhiều vấn đề bức xúc.... Vì vậy, để nâng cao chất lượng chương trình xây dựng NTM, Quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 20162020 và Quyết định 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 bổ sung một số nội dung của Quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 [44] đã ra đời nhằm tiếp tục bổ sung và hoàn thiện chương trình NTM ở Việt Nam. Năm 2011, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn bắt đầu triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM”. Để xây dựng thành công NTM, Đảng ủy, HĐND, UBND và toàn thể nhân dân trong huyện đã xác định rõ quan điểm đây là cuộc vận động mang tính toàn diện, rất cần sự 2 đồng thuận, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân [53]. Điều quan trọng nhất là phải phát huy tối đa vai trò của nông dân trong tiến trình thực hiện xây dựng NTM văn minh, hiện đại. Trong xây dựng NTM, người nông dân là chủ thể, nông thôn là địa bàn, Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ. Do vậy phải khơi dậy tinh thần, ý thức tự lực, tự cường, tự vươn lên của từng người, từng hộ nông dân, từng cộng đồng thôn bản; phát huy cao nhất vai trò lãnh đạo, vận động, giám sát của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở; huy động sự tự giác tham gia, tích cực tham gia của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài huyện để tạo thành phong trào vận động rộng lớn. Kể từ khi thực hiện xây dựng NTM đến nay, Hữu Lũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống của nhân dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn chuyển biến theo hướng tích cực, đến hết năm 2017, có 04/26 xã, thị trấn được công nhận xã NTM; kinh tế xã hội phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập đầu người tăng, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, cảnh quan môi trường nông thôn được cải thiện, đời sống về vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Với những lý do nêu trên và qua thực tiễn kinh nghiệm công tác, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Một là, những nghiên cứu liên quan đến NTM và chính sách xây dựng NTM ở Việt Nam Tác giả Frans Ellits (1994), “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” đã đề cập những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách 3 thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hoá. Mội kết quả nghiên cứu khác nữa của tác giả, đóng vai trò quan trọng trong cuốn sách là đã đi sâu nghiên cứu nền nông nghiệp của các nước đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia châu á trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn liền với thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những mô hình thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân [14]. Tác giả Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu (2000), “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam” đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam [2]. Tác giả GS.TS. Nguyễn Thế Nhã và TS. Hoàng Văn Hoan (1995), “Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp của Thái Lan” đã đi sâu phân tích quá trình hoạch định và chỉ đạo thực hiện chính sách nông nghiệp của Thái Lan từng thời kỳ[30]. Tác giả Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh (2003), với công trình “Xây dựng mô hình NTM ở nước ta hiện nay” đã đề ra phương pháp và các điều kiện để thực hiện đạt 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM [34]. Tác giả Nguyễn Sinh Cúc (2003), với tác phẩm tiêu biểu là“Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” đã luận giải và làm rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã được đúc rút theo từng tiêu chí cụ thể [6]. Bên cạnh đó, trên Tạp chí Cộng sản có đăng nhiều bài viết quan trọng liên quan đến đề tài luận văn nghiên cứu: Bài viết “Xây dựng NTM: 4 một số vấn đề đặt ra” của TS. Phạm Tất Thắng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, tháng 11/2015; Bài viết “Xây dựng NTM - những bài học kinh nghiệm giai đoạn 2010 - 2015” của tác giả Lê Nguyễn, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 1 năm 2016. Hai là, những nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách xây dựng NTM nói chung Tác giả Trần Đình Thao chủ trì (2012), “Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020” với mục tiêu chính đó là: Phân tích, đánh giá tác động tích cực của các chính sách đối với nông thôn nói chung và chính sách NTM nói riêng trong triển khai xây dựng NTM ở Bắc Ninh. Từ những kết quar nghiên cứu trên, tác giả đề tài đã đề xuất bổ sung, hoàn thiện các chính sách xây dựng NTM phù hợp với điều kiện tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. Nghiên cứu trên cũng đề cập đến các nội dung có liên quan đến giải pháp xây dựng NTM. Đặc biệt, đề tài xác định được các nhóm chính sách cần sửa đổi, hoàn thiện và bổ sung những chính sách mới ở từng nội dung, khía cạnh cho quá trình xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 [35]. Tác giả Đỗ Thị Thu Hương (2013), Nghiên cứu thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Ninh Bình, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới. Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2012. Bên cạnh đó, tác giả Hương cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. Đề xuất giải pháp để thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 [25]. 5 Tác giả Lê Thanh Nghị (2013), Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, thông qua nghiên cứu, đánh giá quá trình thực hiện chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh từ khi đổi mới đến nay; Luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Tĩnh và huyện Vũ Quang, đề xuất các khuyến nghị mang tính giải pháp làm cơ sở để các cơ quan, ban, ngành thực hiện tốt hơn các chu trình thực hiện chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương, xây dựng thành công nông thôn mới [30]. Tác giả Phạm Văn Út (2017), Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, đã làm rõ cơ sở lý luận về chính sách và việc thực hiện chính sách. Phân tích quá trình hình thành và phát triển của chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, xây dựng mô hình nông thôn mới nói riêng của Đảng và Nhà nước ta từ sau đổi mới đến nay. Phân tích quá trình thực hiện chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phương. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những kiến nghị mang tính giải pháp nhằm thực hiện một cách khoa học các chu trình thực hiện chính sách trong xây dựng mô hình nông thôn mới, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020 [58]. Tác giả Hoàng Văn Vĩ (2018), Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới từ thực tiễn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, đã làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Dũng; từ đó chỉ ra những mặt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân hạn chế trong thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, từ đó 6 đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn mới [59]. Những kết quả đạt được: Khi tìm hiểu và nghien cứu những công trình khoa học nêu trên, cho thấy các đề tài, luận án, luận văn và bài viết đã cung cấp phần nào những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng cho việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta. Khoảng trống chưa nghiên cứu: Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực hiện chính sách xây dựng NTM tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đề tài luận văn sẽ tiếp tục hướng nghiên cứu, bổ sung cho những lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách xây dựng NTM ở một địa phương cụ thể. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc trong quá trình phân tích các mục tiêu đã đặt ra của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở rút ra các hạn chế và tìm hiểu các nguyên nhân của thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách xây dựng NTM tại địa phương Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, chỉ rõ những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn . 7 Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng NTM trên địa bàn huyện huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là việc thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Phạm vi không gian nghiên cứu: Tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến 2018 (Năm 2018, huyện Hữu Lũng tổng kết giữa giai đoạn 2016 - 2020 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với quản điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng cách tiếp cận theo hệ thống, đa ngành, liên ngành về khoa học xã hội, tiếp cận dựa trên phương pháp nghiên cứu quy phạm về chu trình thực thi và đánh giá chính sách công. 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể sau trên cơ sở phương pháp luận: Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thu thập thông tin về chính sách xaayd ựng NTM, qúa trình thực hiện triển khai chính sách xây dựng nông thôn mới của các địa phương thông nhiều phương tiện như: trên mạng internet; qua các báo cáo tổng kết của Trung ương, tỉnh, huyện; qua các quy định pháp luật về thực hiện chương trình nông nghiệp, nông thôn và chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM; các Nghị định, Nghị quyết và Quyết định, các văn bản của cơ quan nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu để tham khảo viết báo cáo và tham khảo một số giáo trình khác. Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp: Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã sử dung các phương pháp này trong hầu hết các mục, tiểu mục nhằm đánh giá, làm rõ những nội dung nghiên cứu. Phương pháp đánh giá: Tác giả luận văn sử dụng công cụ đánh giá nằm có cái nhìn khách quan về quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Phương pháp điều tra và khảo sát: Đề tài thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi (Mẫu bảng hỏi tại Phụ lục 1) hướng tới các đối tượng là cán bộ quản lý của huyện Hữu Lũng (30 người), các bộ tại các xã, thị trấn (UBND, các tổ chức đoàn thể như Ủy ban MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...) (90 người)... Đề tài phát ra 120 phiếu khảo sát bằng cách phỏng vấn trực tiếp và gọi điện thoại, kết quả thu về 96 phiếu hợp lệ (cán bộ cấp huyện 30/30 phiếu, cán bộ cấp xã 66/90 phiếu), được phân tích tổng hợp và xử lý thống kê tại Chương 2. Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài thực hiện phỏng vấn một số lãnh 9 đạo của các xã, thị trấn; chủ tịch MTTQ, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... các chuyên gia kinh tế, chuyên gia tư vấn chính sách để thu thập các nhận định về thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa lý luận, bổ sung lý thuyết khoa học về chính sách công trong thực hiện xây dựng NTM cấp huyện. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá đúng thực trạng, các vấn đề cần giải quyết trong quá trình thực hiện chính sách xây dựng NTM, đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả xây dựng NTM của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn nói riêng, của tỉnh và cả nước nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được bố trí theo 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về thực hiện chính sách xây dựng NTM. Chương 2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách xây dựng NTM từ thực tiễn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn thời gian tới. 10 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm nông thôn mới Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì NTM là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa [1, tr.46]. Theo đó, NTM có năm nội dung cơ bản: Thứ nhất, là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Hai là, sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa; Ba là, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; Bốn là, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ. Để xây dựng nông thôn với năm nội dung này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM và Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc bàn hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 (Xem phụ lục 2). Mô hình tiêu biểu trong xây dựng NTM hiện nay là nông thôn 11 công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết khẳng định: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước [40]. 1.1.2. Khái niệm về chính sách xây dựng nông thôn mới Để hiểu rõ về chính sách xây dựng NTM, cần làm rõ khái niệm, quan điểm về chính sách phát triển nông thôn, đây là một chính sách lớn của Nhà nước ta và là tập hợp các chủ trương và hành động của chính phủ nhằm tạo cho nông thôn phát triển bằng cách tác động vào việc cung cấp các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng…Tác động tới đầu vào và đầu ra ở nông thôn, tác động về việc thây đổi tổ chức [38, tr.25]. Trong phạm vi của luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu về các chính sách có tác động đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều người, đó là chính sách công mà cụ thể là chính sách xây dựng NTM. Đây là những chính sách do nhà nước đề ra có phạm vi tác động rộng lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi quốc gia, vùng, miền… Do đó, “Chính sách xây dựng NTM được hiểu là một tập hợp các biện pháp được thể chế hóa, mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ cùng các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương xây dựng nên, trong đó tạo sự ưu đãi đặc biệt đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, kích thích vào động cơ hoạt động về mọi mặt của nông nghiệp nông thôn nhằm thực hiện một mục tiêu xây dựng NTM với 19 tiêu chí hết sức cụ thể”. 1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới Các chính sách xây dựng NTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ta hiện nay, tuy nhiên việc triển khai thực hiện chính sách vào thực tế là một quá trình gồm nhiều nội dung, thành tố cấu thành. Đề tài nghiên cứu khái niệm thực hiện chính sách 12 là việc triển khai chính sách, bao gồm việc cụ thểhóa chính sách hay chương trình thành một kế hoạch và được hành động theo từng cấp, từng ngành và từng địa phương; được tuyên truyền, phổ biến thông tin đến từng cấp cơ sở; phân cấp các hoạt động; chuẩn bị các nguồn lực để triển khai thực hiện và tổ chức thực hiện. Cùng với đó là sự kiểm tra, giám sát các hoạt động, chuẩn bị các nguồn lực để đánh giá tình hình thực hiện cũng như kết quả của việc thực hiện chính sách. Từ việc thực hiện chính sách, rút ra những bài học kinh nghiệm cho những công việc và kế hoạch tiếp theo, sửa đổi, điều chỉnh chính sách cho phù hợp [35, tr.14]. Thực hiện chính sách là một khâu hợp thành, chu trình chính sách là khâu trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách. Việc tổ chức thực thi chính sách xây dựng NTM được thực hiên từ cấp chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương, mỗi cấp chính quyền điều có những nhiệm vụ khác nhau, để thực hiện mục tiêu mà chính sách đã đề ra, trong đó cấp chính quyền địa phương việc thực thi thường được thể hiện rõ nét hơn. Như vậy, theo cách hiểu tại luận văn này, khái niệm thực hiện chính sách xây dựng NTM là các biện pháp mà Nhà nước tác động vào vùng nông thôn nhất định nhằm đạt được các mục tiêu mới về phát triển nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Nhà nước đặt ra. Mục tiêu của chính sách xây dựng nông thôi mới Bên cạnh mục tiêu tổng quát của chính sách xây dựng NTM được nếu trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thì mục tiêu cụ thể của chính sách trong thời gian tới để các địa phương có thể căn cứ triển khai thực hiện. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 - 4%/năm; sử dựng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo 13 vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp tại khu vực nông thôn kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn như tiểu thủ công nghiệp, giải quyết cơ bản việc làm cho người dân, đặc biệt là những người khó có khả năng tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay; Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn NTM khoảng 50%; Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn; Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai…Ngăn chặn, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng môi trường nông thôn [52, tr.7]. Nội dung của chính sách xây dựng nông thôi mới Chính sách xây dựng NTM bao gồm các nội dung cụ thể sau: Về quy hoạch NTM: Đây là nội dung phải được triển khai thực hiện trước một bước để làm căn cứ thực hiện các nội dung khác. uản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch cần dựa trên việc xây dựng Quy định quản lý xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và cập nhật thay đổi theo các hoạch định của quy hoạch xây dựng vùng huyện có liên quan đến xã đó. Nội dung của công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới liên quan chủ yếu đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất. Trong giai đoạn trước mắt công tác quy hoạch là cơ sở cho việc lập các Đề án xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới do Chính phủ ban hành. Về mặt lâu dài công tác quy hoạch là cơ sở hoạch định đường lối trong xây dựng phát triển nông thôn theo đúng tinh thần Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan