Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư qua thực tiễn tỉnh thừa t...

Tài liệu Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư qua thực tiễn tỉnh thừa thiên huế tt

.PDF
25
473
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG QUỐC HÙNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ QUA THỰC TIỄN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ CÚC Phản biện 1: TS. NGUYỄN MINH SẢN Phản biện 2: PGS. TS. NGUYỄN DUY PHƢƠNG Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204 Nhà B - Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 201 - Đƣờng: Phan Bội Châu - Phƣờng: Trƣờng An -TP Huế Thời gian: vào hồi 14 giờ 10 phút ngày 22 tháng 7 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất là một trong những vấn đề lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, và Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm. Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc hay quyền đƣợc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tại khoản 3 Điều 54. Trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc khi thu hồi đất của ngƣời dân không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là trách nhiệm xã hội. Việc nghiên cứu một cách toàn diện, cả về cơ sở khoa học và thực tiễn về thực hiện pháp luật bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ; bảo đảm cho các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đƣợc thực hiện đúng pháp luật là cấp thiết, có ý nghĩa khoa học, có tính thực tiễn và có tính thời sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có một vài công trình nghiên cứu có liên quan về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Tuy nhiên, dƣới góc độ chuyên ngành luật hiến pháp và luật hành chính, tính đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đề tài “Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế” 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn Làm rõ một số vấn đề cơ sở khoa học của thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Đồng thời, thông qua thực tiễn, đánh giá thực trạng pháp luật hiện 1 hành để đƣa ra giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoàn thành tốt các nội dung đặt ra ở mục đích nghiên cứu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Hệ thống quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, các văn bản quy phạm pháp luật của trung ƣơng, của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Nghiên cứu cơ sở khoa học, tìm hiểu các quy phạm pháp luật về thực hiện pháp luật bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế, từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Phƣơng pháp phân tích, bình luận, đánh giá, đối chiếu, diễn giải, tổng hợp, quy nạp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Làm sáng tỏ, phong phú những vấn đề cơ sở khoa học của thực hiện pháp luật bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Là tài liệu tham khảo thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung gồm 3 chƣơng và Phần kết luận. 2 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ 1.1. Khái niệm và sự cần thiết của việc thu hồi đất 1.1.1. Khái niệm thu hồi đất Trên cơ sở hiến định rõ ràng về thu hồi đất trong Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013, tại khoản 11, Điều 4 đã quy định: “Nhà nƣớc thu hồi đất là việc Nhà nƣớc quyết định thu lại quyền sử dụng đất của ngƣời đƣợc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của ngƣời sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. Thu hồi đất sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý chấm dứt quyền sử dụng đất của ngƣời sử dụng đất. Việc thu hồi đất có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhƣng đều hƣớng đến hai mục đích: Thứ nhất, thu hồi đất nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất đai của Nhà nƣớc khi ngƣời sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật đất đai có khả năng gây tổn hại đến tài sản của Nhà nƣớc; Thứ hai, thu hồi đất để hỗ trợ cho quá trình điều phối đất đai khi Nhà nƣớc cần điều chỉnh lại việc sử dụng đất về mục đích, chủ thể sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có thể đƣa ra khái niệm về thu hồi đất nhƣ sau: Thu hồi đất là sự kiện pháp lý với việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử dụng đất đã được Nhà nước trao cho các chủ thể sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Sự cần thiết của việc thu hồi đất Cùng với sự phát triển, nhu cầu sử dụng đất của các chủ thể trong xã hội là nhu cầu mang tính tất yếu. Vì thế, thu hồi đất đai để phân phối, điều chỉnh đất đai theo nhu cầu của đời sống xã hội và để thực hiện quyền sở hữu nhà nƣớc, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về đất đai...với mục tiêu đảm bảo cho đất đai đƣợc sử dụng có hiệu quả cao nhất, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. 3 1.2. Khái niệm về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ 1.2.1. Khái niệm bồi thường Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, quyền sử dụng đất đƣợc coi nhƣ là một tài sản, một loại hàng hóa đặc biệt. Trừ những trƣờng hợp đất đƣợc Nhà nƣớc giao cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cƣ không thu tiền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất không đƣợc coi là hàng hóa. Việc chuyển giao đất từ Nhà nƣớc đến ngƣời sử dụng đất thông qua các hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có thể coi là một loại “giao dịch” - thực chất nó là quan hệ của thị trƣờng đất đai sơ cấp - mà ở đó, ngƣời sử dụng phải trả tiền cho Nhà nƣớc mới đƣợc sử dụng đất. Khi Nhà nƣớc thu hồi đất từ ngƣời sử dụng đất thì bản chất “tài sản”, “hàng hóa” của quyền sử dụng đất cũng không thay đổi. Đây là lý do tại sao mà Luật đất đai có chế định về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Có thể đƣa ra khái niệm về bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất nhƣ sau: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước phải bồi thường những thiệt hại về đất và tài sản trên đất do hành vi thu hồi đất gây ra, cho người sử dụng đất tuân theo những quy định của pháp luật đất đai. 1.2.2. Khái niệm hỗ trợ Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 đã rút gọn khái niệm nhƣ sau: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”. 1.2.3. Khái niệm tái định cư Là việc bố trí chỗ ở mới ổn định cho ngƣời bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở. 4 1.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ 1.3.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất là quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ, bảo đảm cho các quy định của pháp luật bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đƣợc thực hiện, bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai và kịp thời. 1.3.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 1.3.2.1. Chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Khi tham gia quan hệ pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất các chủ thể bao gồm: Cơ quan nhà nƣớc; Tổ chức phát triển quỹ đất; Ngƣời có đất bị thu hồi. 1.3.2.2. Khách thể Đối với Nhà nƣớc, khách thể mà Nhà nƣớc hƣớng tới chính là toàn bộ vốn đất quốc gia thuộc đối tƣợng sở hữu và quản lý của mình, đƣợc phân chia thành các nhóm đất sau: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chƣa sử dụng. Đối với ngƣời sử dụng đất và chủ đầu tƣ, khách thể mà họ hƣớng tới là từng thửa đất cụ thể, giá bồi thƣờng đối với thửa đất đó. 1.3.2.3. Hình thức thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư Thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ cũng đƣợc thể hiện thông qua bốn hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, hình thức áp 5 dụng pháp luật có sự khác biệt với các hình thức còn lại. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ luôn luôn có sự tham gia của Nhà nƣớc. 1.3.2.4. Cơ chế thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Nếu “thu hồi đất” mang bản chất hành chính, mệnh lệnh; thì “bồi thƣờng” mang bản chất dân sự (quan hệ tài sản), kinh tế, thể hiện tính công bằng, ngang giá theo quy luật “chủ thể nào gây thiệt hại, chủ thể đó phải bồi thƣờng”, “thiệt hại đến đâu, bồi thƣờng đến đó”. 1.3.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Thứ nhất, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nƣớc. Thứ hai, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ nói riêng. Thứ ba, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ. Thứ tư, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. 1.4. Một số điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ 1.4.1. Điều kiện về pháp lý - Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. - Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật. 1.4.2. Điều kiện đảm bảo phù hợp về chính trị Thể chế hóa đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. 6 1.4.3. Điều kiện đảm bảo cân bằng lợi ích trong hoạt động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Cân bằng lợi ích là việc Nhà nƣớc, thông qua pháp luật, cơ chế chính sách để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích nhà nƣớc, lợi ích nhà đầu tƣ và lợi ích chính đáng của những ngƣời có đất bị thu hồi. Đây có thể đƣợc xem nhƣ là một nguyên tắc tối ƣu cần phải đƣợc lựa chọn để bảo vệ lợi ích cho các bên. 1.4.4. Điều kiện về tổ chức bộ máy; năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước Tổ chức và vận hành hoạt động có hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nƣớc có liên quan đến bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ. Nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm v.v... của đội ngũ cán bộ, công chức. 1.5. Kinh nghiệm về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ 1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế 1.5.1.1. Kinh nghiệm Hàn Quốc 1.5.1.2. Kinh nghiệm Sigapore 1.5.2. Kinh nghiệm trong nước 1.5.2.1. Kinh nghiệm Đà Nẵng 1.5.2.2. Kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh 7 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng ở tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Thuận lợi Với vị trí thuận lợi, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lƣu kinh tế với các địa phƣơng trong nƣớc và thế giới. 2.1.2. Những khó khăn, hạn chế Nguồn thu ngân sách chƣa ổn định, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tƣ phát triển còn hạn hẹp. 2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Cơ sở pháp lý * Giai đoạn từ ngày 01/7/2014 đến nay - Hiến pháp năm 2013; - Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành; - Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 05/8/2014. 2.2.2. Phạm vi áp dụng Quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp bao gồm: thứ nhất là để 8 sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; thứ hai là mục đích phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; thứ ba là các trƣờng hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con ngƣời, chẳng hạn đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trƣờng hoặc đất có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hƣởng bởi hiện tƣợng thiên tai khác. 2.2.3. Đối tượng được áp dụng các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Quy định này áp dụng đối với tất cả các loại chủ thể sử dụng đất, bao gồm tổ chức, cộng đồng dân cƣ, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tổ chức nƣớc ngoài có chức năng ngoại giao đang sử dụng đất bị Nhà nƣớc thu hồi đất. 2.2.4. Trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Nhà nƣớc là ngƣời có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất sử dụng cho các trƣờng hợp trên. 2.2.5. Các nguyên tắc bồi thường Nguyên tắc thứ nhất: Ngƣời sử dụng đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất nếu có đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ngày 05/8/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguyên tắc thứ hai: Việc bồi thƣờng đƣợc thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thƣờng thì đƣợc bồi thƣờng bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Nguyên tắc thứ ba: Khi Nhà nƣớc thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì đƣợc bồi thƣờng. 9 Nguyên tắc thứ tư: Khi Nhà nƣớc thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ ở nƣớc ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì đƣợc bồi thƣờng thiệt hại. Nguyên tắc thứ năm: Việc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. 2.2.6. Nội dung bồi thường thiệt hại 2.2.6.1. Bồi thường thiệt hại về đất (i) Điều kiện đƣợc bồi thƣờng Có thể khái quát các điều kiện mà ngƣời bị thu hồi đất phải đáp ứng để đƣợc bồi thƣờng đất nhƣ sau: Thứ nhất, QSDĐ bị thu hồi phải đƣợc công nhận là tài sản của ngƣời sử dụng đất và thuộc loại đƣợc phép giao dịch. Những trƣờng hợp ngƣời sử dụng có QSDĐ hợp pháp nhƣng họ chỉ đƣợc phép sử dụng mà không đƣợc giao dịch thì khi bị thu hồi cũng không đƣợc bồi thƣờng. Thứ hai, có căn cứ chứng minh QSDĐ hợp. Trƣờng hợp bị thu hồi đất mà hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ về QSDĐ vẫn có thể đƣợc xem xét bồi thƣờng nếu họ đáp ứng đủ điều kiện cấp GCN. Cũng có trƣờng hợp ngƣời bị thu hồi đất không có giấy tờ về QSDĐ và cũng không đủ điều kiện đƣợc cấp GCN nhƣng vẫn có thể đƣợc bồi thƣờng, đó là trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trƣớc ngày 01/7/2004. Thứ ba, việc thu hồi đất không phải do vi phạm pháp luật đất đai. 10 (ii) Giá đất để tính bồi thƣờng Là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do UBND cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ; không bồi thƣờng theo giá đất sẽ đƣợc chuyển mục đích sử dụng. Đây là giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất đối với từng trƣờng hợp thu hồi đất. (iii) Bồi thƣờng chi phí đầu tƣ vào đất còn lại Trong một số trƣờng hợp nhất định, nếu ngƣời bị thu hồi đất không đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng về đất thì có thể đƣợc xem xét bồi thƣờng chi phí vào đất còn lại. Chi phí đầu tƣ vào đất còn lại quy định trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai đƣợc bổ sung đầy đủ hơn, chính xác hơn, phản ánh bản chất của “kinh tế thị trƣờng” hơn so với quy định trong pháp luật về đất đai trƣớc đó. (iv) Bồi thƣờng đối với đất ở -Trƣờng hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phƣờng, thị trấn nơi có đất thu hồi thì đƣợc bồi thƣờng bằng đất ở hoặc nhà ở; trƣờng hợp không có nhu cầu bồi thƣờng bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nƣớc bồi thƣờng bằng tiền; - Trƣờng hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phƣờng, thị trấn nơi có đất thu hồi thì đƣợc bồi thƣờng bằng tiền. Đối với địa phƣơng có điều kiện về quỹ đất ở thì đƣợc xem xét để bồi thƣờng bằng đất ở. - Trƣờng hợp khi Nhà nƣớc thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì đƣợc Nhà nƣớc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. 11 (v) Bồi thƣờng đối với đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) - Đủ điều kiện bồi thƣờng theo Điều 75 Luật Đất đai năm 2013. - Đối với đất sử dụng có thời hạn thì đƣợc bồi thƣờng bằng đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi. Nếu không có đất để bồi thƣờng thì bồi thƣờng bằng tiền tính theo thời hạn sử dụng đất còn lại. (vi) Bồi thƣờng đối với đất nông nghiệp Bồi thƣờng phần diện tích đất trong hạn mức giao đất, phần diện tích đất vƣợt hạn mức chỉ bồi thƣờng chi phí đầu tƣ vào đất còn lại. Cộng đồng dân cƣ, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nƣớc thu hồi đất mà có đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 thì đƣợc bồi thƣờng về đất theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2.6.2. Bồi thường thiệt hại đối với tài sản trên đất, bồi thường do ngừng sản xuất, kinh doanh (i) Bồi thƣờng thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất (ii) Bồi thƣờng đối với cây trồng, vật nuôi (iii) Bồi thƣờng chi phí di chuyển 2.2.6.3 Chính sách hỗ trợ, tái định cư Hỗ trợ là việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho ngƣời bị thu hồi đất ổn định đời sống và sản xuất, vƣợt qua khó khăn khi bị thu hồi đất. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất bao gồm: hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm; và các trƣờng hợp hỗ trợ khác.. 12 Tái định cƣ là việc bố trí chỗ ở mới ổn định cho ngƣời bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở. Theo quy định của pháp luật, khu tái định cƣ phải đƣợc xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho ngƣời sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ. 2.2.6.4. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Về thời hạn chi trả: cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thƣờng phải chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời có đất thu hồi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có hiệu lực thi hành. + Trƣờng hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thƣờng chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thƣờng, hỗ trợ theo phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì ngƣời có đất thu hồi còn đƣợc thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. + Trƣờng hợp ngƣời có đất thu hồi không nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ theo phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thƣờng, hỗ trợ đƣợc gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nƣớc. - Về khấu trừ nghĩa vụ tài chính: ngƣời sử dụng đất đƣợc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất mà chƣa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chƣa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền đƣợc bồi thƣờng để hoàn trả ngân sách nhà nƣớc. 2.2.7. Một số đánh giá về quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.7.1. Về những ưu điểm Thứ nhất, quy định cụ thể điều kiện đƣợc bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc 13 gia, lợi ích công cộng, thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội nhằm tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện việc bồi thƣờng cho ngƣời bị thu hồi đất; đồng thời, giúp ngƣời có đất bị thu hồi hoàn thiện các giấy tờ pháp lý cần thiết để đƣợc bồi thƣờng. Thứ hai, quy định cụ thể, rõ ràng việc bồi thƣờng về đất, chi phí đầu tƣ vào đất còn lại khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Việc quy định tách bạch các trƣờng hợp bồi thƣờng đối với những loại đất sẽ giúp giảm thiểu các khiếu nại của ngƣời bị thu hồi đất về giá bồi thƣờng; đồng thời, giúp ngƣời sử dụng đất thuận tiện trong việc theo dõi, giám sát quá trình thực hiện bồi thƣờng của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có tuân thủ đúng pháp luật hay không. Thứ ba, quy định về việc lập khu tái định cƣ phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng. Việc thu hồi đất chỉ đƣợc thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng của khu tái định cƣ. Điều này khắc phục đƣợc hạn chế là hiện nhiều khu tái định cƣ đƣợc xây dựng song thiếu cơ sở hạ tầng đồng bộ gây nhiều khó khăn cho ngƣời bị thu hồi đất ở khi chuyển vào sinh sống tại các khu tái định cƣ. Thứ tư, quy định về bố trí tái định cƣ cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời bị thu hồi đất là hộ gia đình, cá nhân trong việc có chỗ ở mới để ổn định cuộc sống. Thứ năm, khắc phục những vƣớng mắc trong thực tiễn khi chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ thông qua quy định về chi trả tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nƣớc khi ngƣời dân không nhận tiền hoặc có tranh chấp về phần đất bị thu hồi; đảm bảo tiến độ quá trình giải phóng mặt bằng. 14 Thứ sáu, quy định cụ thể về thời gian chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời có đất thu hồi và áp dụng quy định về xử phạt của Luật quản lý thuế đối với trƣờng hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thƣờng chậm chi trả. Thứ bảy, quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đối với dự án đặc biệt nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc bồi thƣờng cho ngƣời bị thu hồi đất trong trƣờng hợp này. Nhƣ việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đối với các dự án thủy lợi, thủy điện ngoài việc áp dụng Quyết định 46/2014/QĐ-UBND ngày 05/8/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, còn đƣợc áp dụng theo quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ các dự án thủy lợi, thủy điện và chính sách ổn định đời sống và sản xuất cho ngƣời dân sau tái định cƣ các dự án thủy lợi, thủy điện. 2.2.7.2. Về những hạn chế Thứ nhất, các thiệt hại thực tế chƣa đƣợc bồi thƣờng toàn bộ. Cho đến nay, các nguyên tắc bồi thƣờng theo hƣớng chỉ có những thiệt hại nào đƣợc quy định mới đƣợc bồi thƣờng (thiệt hại không có quy định không đƣợc bồi thƣờng). Với hƣớng áp dụng này, ngƣời bị thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất không đƣợc bảo vệ đối với thiệt hại mà văn bản pháp luật chƣa nhận diện nhƣng xảy ra trong thực tế. Thứ hai, trách nhiệm bồi thƣờng chƣa đƣợc quy định hợp lý. Nhà nƣớc thƣờng không trực tiếp thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bồi thƣờng cho ngƣời sử dụng đất, mà thƣờng chuyển giao trách nhiệm bồi thƣờng cho các chủ đầu tƣ (ngƣời sử dụng mới). Thứ ba, hạn chế trong quy định của pháp luật về Hội đồng bồi thƣờng. Cơ quan có thẩm quyền cần quy định chi tiết về thành phần và chức năng nhiệm vụ của Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ 15 nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý và tính thống nhất trong thành lập, hoạt động của Hội đồng bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Thứ tư, cơ chế xác định giá đất tính tiền bồi thƣờng chƣa phù hợp. UBND cấp tỉnh vừa có thẩm quyền quyết định về đất đai vừa có thẩm quyền quyết định về giá đất là kẽ hở tạo rủi ro tham nhũng. Thứ năm, chƣa quy định nguyên tắc trong chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ. Cần bổ sung nguyên tắc chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng, cụ thể “tiền bồi thƣờng, hỗ trợ phải đƣợc chi trả đủ trong một lần theo phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đã đƣợc phê duyệt”. Việc chi trả trong thời hạn 30 ngày và phải trả đủ trong một lần mới đảm bảo giá trị và phát huy hiệu quả khoản tiền đƣợc nhận. 2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ở tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Ưu điểm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế và nguyên nhân 2.3.1.1. Ưu điểm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế Theo báo cáo của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đến năm 2016, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng với tổng diện tích gần 900 ha đất các loại và có trên 8.000 hộ gia đình, các tổ chức và cá nhân bị ảnh hƣởng với tổng số tiền hỗ trợ, đền bù trên 300 tỷ đồng. Trong đó, tập trung các công trình, dự án trọng điểm: Dự án chỉnh trang cửa ngõ phía Bắc qua 2 phƣờng Hƣơng An và Hƣơng Chữ - đoạn qua thị xã Hƣơng Trà; dự án Học viện Âm nhạc Huế; dự án Thƣợng Thành - Eo Bầu giai đoạn 1; dự án Đại học Huế bƣớc 2, giai đoạn 1 tại phƣờng An Tây và phƣờng An Cựu - thành phố Huế; nút giao thông Quốc lộ 1A tại thị xã Hƣơng Thủy; dự án đƣờng cao tốc La Sơn 16 Túy Loan; dự án mở rộng Quốc lộ 49B tại huyện Phú Lộc; dự án đƣờng La Sơn - Nam Đông tại 2 huyện Phú Lộc, Nam Đông... Nhìn chung, diện tích đất đƣợc thu hồi đã đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phƣơng; các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ từng bƣớc đƣợc điều chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trƣờng, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của ngƣời bị thu hồi đất. Việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ của Trung tâm phát triển quỹ đất bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu "đất sạch" để thực hiện các dự án đầu tƣ nhất là các dự án đầu tƣ nhằm mục đích công cộng. 2.3.1.2. Nguyên nhân của những ưu điểm - Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng các cấp đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các công trình trọng điểm Quốc gia và của tỉnh Thừa Thiên Huế nên nhiều công trình, dự án mới đƣợc bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Bên cạnh đó, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cũng đã thực sự vào cuộc, tổ chức vận động nhân dân thực hiện các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về giải phóng mặt bằng, tạo sự đồng thuận trong triển khai, thực hiện các dự án. - Việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và thực hiện phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất để phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh luôn đảm bảo công khai, dân chủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định. - Nhằm giải quyết vƣớng mắc liên quan đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trên địa bàn, UBND tỉnh thành lập Hội đồng tƣ vấn giải quyết vƣớng mắc liên quan đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. 17 2.3.2. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế - Việc tổ chức thực hiện ở các địa phƣơng chƣa đƣợc giám sát theo kế hoạch thực hiện giải phóng mặt bằng, thời gian thực hiện một số công trình, dự án còn chậm và kéo dài, ảnh hƣởng đến tiến độ thi công nhƣ dự án đƣờng La Sơn - Nam Đông, nút giao thông Quốc lộ 1A tại thị xã Hƣơng Thủy; dự án Học viện Âm nhạc Huế... - Công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở tỉnh trƣớc đây còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhiều vƣớng mắc, tồn đọng không đƣợc kịp thời giải quyết. - Các văn bản pháp lý quản lý nhà nƣớc về đất đai nói chung, chính sách, thủ tục trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ nói riêng thiếu tính ổn định, chƣa thực sự hoàn chỉnh và còn chƣa phù hợp thực tế. - Tiến độ giải ngân chƣa kịp thời. - Cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng chƣa đƣợc đào tạo nghiệp vụ, mức độ nghiên cứu và áp dụng đúng các văn bản pháp luật hiện hành còn hạn chế. - Giá đất để bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trong thời gian qua quá thấp so với giá chuyển nhƣợng thực tế tại địa phƣơng. - Diện tích đất tính bồi thƣờng và diện tích đất bố trí tái định cƣ chƣa ăn khớp với nhau. - Việc xây dựng các khu tái định cƣ của các dự án thƣờng bị động, cơ sở hạ tầng không đƣợc đầu tƣ đồng bộ theo quy định; nhiều khu tái định cƣ đƣợc xây dựng chƣa phù hợp với tập quan sinh hoạt của ngƣời dân 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan