Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con theo mẹ]...

Tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con theo mẹ]

.PDF
56
183
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Tên đề tài: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN CON THEO MẸ, GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA TẠI TRẠI LỢN GIỐNG CAO SẢN CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG HẢI THỊNH” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Dược thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Tên đề tài: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN CON THEO MẸ, GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA TẠI TRẠI LỢN GIỐNG CAO SẢN CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƯỠNG HẢI THỊNH” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Dược thú y Lớp : K46-Dược Thú Y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2014 – 2018 Gỉang viên hướng dẫn : ThS. Lê Minh Toàn Thái Nguyên, năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và trong suốt 6 tháng thực tập tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của BCN khoa Chăn nuôi Thú y, và trang trại chăn nuôi giống cao sản của công ty Hải Thịnh. Ngoài ra, cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự cộng tác nhiệt tình của nhân viên, công nhân trong công ty, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của bạn bè, người thân. Nhờ vậy, tôi đã hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s Lê Minh Toàn đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn BCN khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học. Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên tại Công ty Hải Thịnh , đặc biệt là quản lý trại lợn giống Hải Thịnh trú tại thôn Đồng Tâm - xã Thường Thắng - huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang trại về sự hợp tác giúp đỡ theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong qúy thầy cô xem xét, góp ý và bổ sung, để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Phương Thảo ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh của lợn con ..................................... 18 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại Lợn giống cao sản, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang từ năm 2016 đến tháng 11 - năm 2018......................................... 31 Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến cai sữa .............................. 33 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại .................................... 34 Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng thuốc và vắc xin cho lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa ............................................................................................... 35 Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến cai sữa ................ 36 Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh bệnh cho đàn lợn giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa trong thời gian thực tại cơ sở ................................................................... 37 Bảng 4.7. Kết quả thực hiện những công việc khác trong thời gian thực tập tại cơ sở ................................................................................................................ 38 iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ BCN : Ban chủ nhiệm CS : Cộng sự Mg2+ : Magie 2+ Nxb : Nhà xuất bản Pr : Protein SS : Sơ sinh STT : Số thứ tự TP : Thành phố TT : Thể trọng UBND : Uỷ ban nhân dân iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề........................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề............................................................................ 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trại ................................................ 3 2.1.2. Đánh giá chung ....................................................................................... 6 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 7 2.2.1. Một số hiểu biết về lợn con ..................................................................... 7 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn con. ...................................................... 13 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con.............................. 16 2.2.6. Một số biện pháp phòng bệnh cho lợn con theo mẹ ................................ 17 2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 19 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 19 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 23 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 23 v 3.3.1. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sơ sinh đến 21 ngày tuổi ................................................................................................................... 23 3.3.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con theo mẹ tại trại.............. 28 3.4. Nội dung tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi ............................................. 30 3.4.1. Nội dung tiến hành ................................................................................ 30 3.5. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 31 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại ...................................................................... 31 Cơ cấu đàn lợn nuôi tại cơ sở trong 3 năm gần đây....................................... 31 4.2. Kết quả thực hiện quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn giai đọan từ sơ sinh đến cai sữa tại cơ sở........................................................................ 32 4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn giai đọan từ sơ sinh đến cai sữa trong thời gian thực tập tại cơ sở ........................ 34 4.3.1. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh ............................................. 34 4.3.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn sơ sinh đến cai sữa ............. 35 4.4. Kết quả chẩn đoán bệnh............................................................................. 36 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn giai đọan từ sơ sinh đến cai sữa tại cơ sở trong thời gian thực tập .............................................................................. 37 4.6. Kết quả thực hiện các công tác khác tại cơ sở thực tập ........................... 38 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 40 5.1. Kết luận .................................................................................................... 40 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42 PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhờ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện. Vì vậy, nhu cầu về sản phẩm trong chăn nuôi ngày càng cao.Việt Nam là một trong những nước có sản lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu người không ngừng tăng lên qua các năm với mức tăng trưởng khoảng 21,19%/năm. Tính đến năm 2013, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 39,3 kg thịt hơi, chủ yếu là các sản phẩm từ chăn nuôi lợn. Cũng chính vì lẽ đó, ngành chăn nuôi nước ta cũng tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều giống gia súc, gia cầm được lai tạo, du nhập vào sản xuất đã đem lại nhiều lợi nhuận. Chăn nuôi đã thực sự trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình đồng thời đã thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp liên quan như chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, công nghiệp thuộc da, lông vũ… Chăn nuôi lợn là một trong những mũi nhọn của ngành chăn nuôi nước ta, đóng một vị trí quan trọng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thịt lợn là nguồn protein động vật có giá trị phục vụ cho nhu cầu của con người, nó không chỉ cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho xã hội mà còn là nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Ngoài ra, chăn nuôi lợn còn cung cấp một lượng lớn phân bón cho trồng trọt và thủy sản. Có thể nói ngành chăn nuôi lợn đã đóng góp một phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Theo Cục Chăn nuôi, hiện nước ta có đàn lợn khoảng 29 triệu con, đứng đầu ASEAN, đứng thứ 2 ở châu Á, nằm trong top 15 nước có đàn lợn lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng đàn lợn; giai đoạn 2007 – 2017 đạt 0,91%/năm. Sản lượng thịt lợn trong năm 2016 đã đạt mức kỷ lục với 3,36 tấn, tăng 5% so với 2 năm 2015 và đứng thứ 7 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Braxin và Nga (Hà Ngân, 2017) [14] Để có được kết quả trên ngoài việc tăng nhanh số đầu lợn, ngành chăn nuôi lợn nước ta đã và đang từng bước đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, từ khâu cải tạo con giống, nâng cao chất lượng thức ăn đến việc hoàn thiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng. Tuy nhiên để thịt lợn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là quá trình chọn giống, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn từ lúc sơ sinh đến lúc xuất bán, đàn lợn phải khỏe mạnh, sức đề kháng cao, các thành phần dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng và có giá trị sinh học cao. Em tiến hành thực hiện chuyên đề “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con theo mẹ, giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa tại trang trại lợn giống cao sản công ty cổ phần Dinh dưỡng Hải Thịnh”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề - Nắm được tình hình chăn nuôi tại trang trại. - Tìm hiểu quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho lợn con nuôi tại trại. - Biết được các loại thức ăn dành cho lợn con, khẩu phần ăn và cách cho lợn con ăn qua từng giai đoạn. - Biết được các bệnh hay xảy ra đối với lợn con và phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất. - Hoàn thiện thêm kỹ năng, tay nghề trong thời gian thực tập. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Thực hiện tốt các nội quy, quy định của cơ sở, của khoa và nhà trường. - Vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào thực tiễn sản xuất. - Tích cực tham gia các công việc khác được phân công. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trại 2.1.1.1. Quá trình thành lập Trại lợn giống cao sản nằm trên địa phận thôn Đống Vòng, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Là trại lợn gia công của Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hải Thịnh, hoạt động theo phương thức: thuê công nhân, công ty cung cấp giống lợn, thức ăn, thuốc thú y, cán bộ kỹ thuật. Hiện nay, trang trại do ông Nguyễn Văn Chuyền làm quản lí, cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trại. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại Cơ cấu tổ chức: gồm 3 nhóm + Nhóm quản lý: 1 quản lí giám sát mọi hoạt động của trại + Nhóm kỹ thuật: 1 kỹ sư. + Nhóm công nhân: 4 công nhân, 2 sinh viên thực tập. Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng bầu. Có bảng chấm công riêng cho từng công nhân trong tổ, ngoài ra các tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc quản lý chung các thành viên trong tổ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trang trại. 2.1.1.3. Cơ sở vật chất của trại Trại Lợn giống cao sản được xây dựng trên diện tích 13.000m2 quy hoạch như sau: + Diện tích đất nhà: 60m2 + Diện tích chuồng nuôi: 2300m2 4 + Diện tích kho chứa thức ăn, dụng cụ, bể nước: 200m2 + Còn lại là diện tích đất trồng cây và lối đi vào, đi ra khu vực chăn nuôi. Trong đó khu vực chăn nuôi được quy hoạch, bố trí hệ thống chuồng cho 300 nái gồm:  2 chuồng bầu: gồm chuồng bầu 1 và chuồng bầu 2(mỗi chuồng có 110 ô kích thước 2,4m × 0,65m/ô). Bầu 1: Được thiết kế cho lợn nái chờ phối, có khu thử lợn, ép lợn và có 1 ô khai thác tinh. Bầu 2: Được dùng để nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái trong thời gian mang thai và được sắp xếp theo các kì thai.  2 chuồng đẻ: chuồng đẻ 1 có 36 ô và chuồng đẻ 2 có 42 ô kích thước 2,4m × 1,6m/ô. Được thiết kế sàn nhựa cho lợn con và sàn bê tông cho lợn mẹ( có thể tháo lắp).  1 chuồng cai kín: có 12 ô kích thước 5m × 6m  1 chuồng cai hở: có 9 ô nuôi nái hậu bị kích thước 5m × 6m/ô + 12 ô nuôi lợn đực kích thước 2,4m × 1,6m/ô+ 1 ô khai thác tinh.  1 kho cám, 1 kho thuốc  2 nhà sát trùng,1 nhà thay đồ cho công nhân, 1phòng tinh.. Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối mỗi chuồng có 3 quạt thông gió. Có hệ thống điện chiếu sáng và bóng đèn hồng ngoại để sưởi ấm và úm lợn con. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính, mỗi cửa sổ có diện tích 1,2m², cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 50cm. Trên trần đươc lắp hệ thống chống nóng bằng thép.Tất cả đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Ngoài ra, mỗi chuồng được lắp đặt máy bơm nước để tắm cho lợn và vệ sinh chuồng hàng ngày. Có hệ thống cống thoát nước từ đầu chuồng đến cuối chuồng. Phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: kính hiển vi, các dụng cụ đóng liều tinh, máy trưng nước cất, nồi hấp cách thủy dụng cụ, tủ bảo quản tinh và một số thiết bị khác. 5 Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng trước cửa ra vào chuồng. Hệ thống nước trong trại chăn nuôi là nước giếng khoan được bơm lên bể chứa và theo hệ thống ống nước dẫn tới các chuồng khác nhau. 2.1.1.4. Tình hình sản xuất chăn nuôi của trang trại * Công tác chăn nuôi Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài ra trại còn khai thác tinh bán cho các hộ chăn nuôi nhỏ quanh khu vựa trại. Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,25 - 2,3 lứa/năm. Số con sơ sinh là 12con/đàn; số con cai sữa là 10,5 con/đàn; lợn con theo mẹ được nuôi đến cai sữa( sớm nhất là 18 ngày, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang chuồng úm). Sau đó chuyển sang các trại chăn nuôi thương phẩm. Trong trại còn nuôi 19 con lợn đực giống với mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ giống lợn Duroc, Landrace, Yorkshire nhưng chủ yếu là Duroc. Lợn nái được phối 3 làn và được luân chuyển giống như lợn đực Thức ăn cho lợn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Hải Thịnh cấp cho từng đối tượng lợn của trại. * Công tác phòng và trị bệnh của trại Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trại được thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ. Trong chăn nuôi việc phòng bệnh là rất quan trọng nhằm nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn lợn. - Công tác vệ sinh: Vệ sinh phòng bệnh là công tác rất quan trọng. Nó có tác dụng tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh, hạn chế những bệnh có tính chất lây lan từ đó phát huy tốt tiềm năng của giống. Chính vì vậy hệ thống chuồng trại được xây dựng thoáng mát về mùa Hè, mùa 6 Đông được che chắn cẩn thận, xung quanh các dãy chuồng nuôi đều trồng cây xanh tạo độ thông thoáng và mát tự nhiên. Trước cửa vào các khu có rắc vôi bột từ đó hạn chế được rất nhiều tác động của mầm bệnh bên ngoài sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, phun thuốc sát trùng và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách tham quan trước khi vào khu chăn nuôi đều phải sát trùng, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo bảo hộ lao động. Việc dọn vệ sinh ở chuồng hở cũng được thực hiện hai lần mỗi ngày vào đầu buổi sáng và cuối buổi chiều. Việc quét dọn hành lang trong chuồng cũng được vệ sinh thường xuyên và rắc vôi bột hoặc quét vôi định kì 1 tuần 1 lần, kết hợp với dọn vệ sinh xung quanh chuồng trại và tiêu diệt chuột. Các chuồng lợn đã bán hết và chờ nhập lứa mới cũng được rửa sạch, để khô rồi phun thuốc sát trùng tiêu độc, quét vôi và để trống chuồng 1 tuần rồi mới cho lứa khác vào. - Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng. Lợn được tiêm vắc xin phòng phải ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn luôn đạt 100%. - Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trại luôn được phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu, nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại lớn về số lượng đàn gia súc. 2.1.2. Đánh giá chung 2.1.2.1. Thuận lợi Được sự quan tâm tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn của các ngành, các cấp có liên quan như UBND huyện Hiệp Hòa, Trạm thú y huyện Hiệp Hòa tạo điều kiện cho sự phát triển của trại. 7 Được Công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh cung cấp về con giống, thức ăn, thuốc thú y có chất lượng tốt. Chuồng trại được trang thiết bị hiện đại, điện lưới và hệ thống nước sạch luôn cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt và chăn nuôi. Quản lí trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Đội ngũ kỹ thuật với chuyên môn vững vàng, đội ngũ công nhân nhiệt tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 2.1.2.2. Khó khăn Đội ngũ công nhân trong trại còn thiếu, do đó ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Trang thiết bị, vật tư còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo dịch bệnh xảy ra khó kiểm soát gây khó khăn cho chăn nuôi. Do đó đòi hỏi công tác phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn tại trại cần phải được đẩy mạnh. 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Một số hiểu biết về lợn con 2.2.1.1. Các thời kỳ quan trọng của lợn con + Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của lợn con do sự thay đổi hoàn toàn về môi trường sống, bởi vì lợn con chuyển từ điều kiện sống ổn định trong cơ thể lợn mẹ, chuyển sang điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do vậy, nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt lợn con dễ bị mắc bệnh, còi cọc, tỷ lệ nuôi sống thấp. Mặt khác lúc này lợn con mới đẻ còn yếu ớt, chưa nhanh nhẹn. Lợn mẹ vừa đẻ xong, cơ thể còn mệt mỏi, đi đứng còn nặng nề vì sức khỏe chưa hồi phục, nên dễ đè chết lợn con. Cần nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo lợn con ở giai đoạn này. + Thời kỳ 3 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng thứ 2 của lợn con, do quy luật tiết sữa của lợn mẹ gây nên. Sản lượng sữa của lợn nái tăng dần từ sau đẻ và 8 đạt cao nhất ở giai đoạn 3 tuần tuổi, sau đó sản lượng sữa của lợn mẹ giảm nhanh, trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh, đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Để giải quyết mâu thuẫn này, cần tập cho lợn con ăn sớm vào 7 - 10 ngày tuổi. + Thời kỳ ngay sau khi cai sữa: là thời kỳ khủng hoảng thứ 3 do môi trường sống thay đổi hoàn toàn, do yếu tố cai sữa gây nên. Mặt khác, thức ăn thay đổi, chuyển từ thức ăn chủ yếu là sữa lợn mẹ sang thức ăn hoàn toàn do con người cung cấp. Nên giai đoạn này, nếu nuôi dưỡng, chăm sóc không chu đáo, lợn con rất dễ bị còi cọc, mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa. Trong chăn nuôi lợn nái ngoại, cai sữa bắt đầu lúc 21 ngày, kết thúc lúc 23 ngày thì thời kỳ khủng hoảng 2 và 3 trùng nhau, hay nói cách khác ta đã làm giảm được 1 thời kỳ khủng hoảng của lợn con. 2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý của lợn con Sinh lý của lợn con theo mẹ là khả năng thích ứng của cơ thể từ môi trường trong bụng mẹ có nhiệt độ từ 38 - 400C ra môi trường bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn, làm ảnh hưởng đến sự thành thục và hoàn thiện về chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể lợn sơ sinh. + Đặc điểm tiêu hóa của lợn con Sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể lợn con nhất là cơ quan tiêu hoá chưa thành thục. Hàm lượng HCl và các men tiêu hoá chưa hoàn thiện. Thời gian đầu, dịch tiêu hoá ở lợn con thiếu cả về chất và lượng. Lợn con trước một tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do vì lúc này lượng HCl tiết ra rất ít và nhanh chúng liên kết với niêm dịch. + Cơ năng điều tiết thân nhiệt Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do: - Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu điều tiết thân nhiệt ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai đoạn trong và ngoài thai. 9 - Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng cơ thể cao hơn lợn trưởng thành nên lợn con dễ bị nhiễm lạnh (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [7]. - Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, điều trị làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003) [10]. + Hệ miễn dịch của lợn con Ở cơ thể lợn con, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, chúng chưa có khả năng tạo kháng thể chủ động mà chỉ có được kháng thể từ mẹ truyền sang qua nhau thai hay sữa đầu. Bộ máy tiêu hóa và các dịch tiêu hóa ở gia súc non hoạt động rất yếu. Lượng enzym tiêu hóa và HCl tiết ra chưa đủ nên dễ gây rối loạn tiêu hóa, vì vậy mầm bệnh (Salmonella, E .coli, C. perfringens…) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Theo Trần Thị Dân (2008) [5]: Lợn con mới đẻ trong máu không có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 - 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 - 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65 mg/100ml máu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, lyzozyme, bạch cầu… được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của lợn con kém. Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhất là bệnh LCPT. + Hệ vi sinh vật đường ruột Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [17], hệ vi sinh vật đường ruột gồm hai nhóm: - Nhóm vi khuẩn đường ruột - vi khuẩn bắt buộc gồm: E. coli, Salmonella, Shigella, Klesiella, Proteus… Trong nhóm vi khuẩn này, người ta quan tâm nhiều nhất đến trực khuẩn E. coli. Đây là vi khuẩn phổ biến nhất hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp điều kiện thuận lợi, các 10 chủng E. coli trở lên cường độc gây bệnh. Cấu trúc kháng nguyên của E. coli rất phức tạp. Người ta đã phát hiện có ít nhất 170 kháng nguyên O, 80 kháng nguyên K, 86 kháng nguyên H và kháng nguyên F. - Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng là bạn đồng hành của thức ăn, nước uống vào hệ tiêu hoá gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Bacillus subtilis… Ngoài ra, trong đường tiêu hóa của lợn con có các trực khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus sporogenes, Bacillus fasobacterium, Bacillus puticfus… 2.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng trong từng giai đoạn của lợn con. Chăm sóc là khâu quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng lợn con ở thời kỳ bú sữa vì đây là thời kỳ lợn con chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Nếu điều kiện ngoại cảnh bất lợi sẽ rất dễ gây ra tỷ lệ hao hụt lớn ở lợn con. + Chuồng nuôi: Chuồng nuôi phải được vệ sinh trước khi lợn mẹ đẻ. Nền chuồng phải luôn sạch sẽ và khô ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho lợn con, vào ban đêm cần phải có đèn sưởi để đảm bảo chống lạnh cho lợn con. Ngoài ra chuồng nuôi phải có máng tập ăn và máng uống cho lợn con riêng. Nền cứng hoặc sàn thưa , khu vực cho lợn con mới sinh cần giữ ấm ở 32 35oC trong mấy ngày đầu, sau đó giữ 21 - 27oC cho đến lúc cai sữa 3 - 6 tuần tuổi. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió làm thành một hệ thống tác nhân stress đối với gia súc. Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [9], nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của lợn. Nhu cầu nhiệt độ của lợn tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng, lợn sữa giai đoạn 1 - 7 ngày tuổi cần nhiệt độ 30 – 31oC, lợn trên 20 ngày tuổi cần nhiệt độ 20 - 24oC. Trong mùa đông ở các tỉnh phía Bắc nhiều ngày giá lạnh, nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 10oC ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ sống và khả năng tăng trưởng của lợn con. 11 Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [13], khi gia súc bị lạnh ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh. + Cắt đuôi, mài răng nanh, thiến: Thường thì trong chăn nuôi công nghiệp cần phải tiến hành cắt đuôi cho lợn nuôi thịt. Vì lợn nuôi thịt thường được nuôi thành các đàn lớn và có mật độ cao cho nên lợn thường tấn công nhau gây mất ổn định, giảm năng suất chăn nuôi. Vị trí tấn công thường là đuôi.Việc cắt đuôi thường tiến hành ngay sau đẻ hoặc trong tuần đầu sau đẻ. Ngoài ra lợn con mới đẻ đã có răng nanh, nên việc mài răng nanh cũng tiến hành ngay sau đẻ để tránh tình trạng gây đau cho lợn mẹ khi bú, giảm tỷ lệ gây viêm vú cho lợn mẹ, tỷ lệ lợn con chết do lợn mẹ đè (lợn mẹ đau đứng ngồi không yên). Khi mài răng nanh tránh không phạm vào nướu hoặc lưỡi lợn con, ngoài ra người mài cũng nên chú ý không mài ngắn quá tránh vào tủy răng dẫn đến viêm khớp. Trong thời kỳ này cũng phải thực hiện thiến cho những lợn đực không dùng làm giống. Có thể thiến trong khoảng từ 5 - 10 ngày tuổi. Cần sát trùng bằng cồn iod trước và sau thiến. + Tiêm phòng: - Khi lợn con được 7 ngày tuổi tiêm vắc xin Suyễn - Giai đoạn lợn con được 14 ngày tuổi tiêm vắc xin Circo - Giai đoạn lợn con được 30 ngày tiêm vắc xin Tai xanh - Giai đoạn lợn được 45 ngày tuổi nên tiêm phòng vắc xin dịch tả. - Giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi nên tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng và đóng dấu. + Quản lý lợn con: Đối với những lợn con có dự định chọn làm giống thì cần phải có kế hoạch quản lý tốt. Những con này sẽ được cân và đánh số ở các 12 giai đoạn sơ sinh, lúc cai sữa, lúc 50, 60 hay 70 ngày tuổi. Đây chính là cơ sở giúp cho việc lựa chọn để làm giống sau này. * Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 ngày tuổi Bình thường khoảng thời gian giữa lợn con đẻ trước và lợn con đẻ liền kề 15 - 20 phút, cũng có khoảng cách nái đẻ kéo dài hơn. Lợn con đẻ ra phải được lau khô bằng vải màn xô mềm sạch theo trình tự miệng - mũi - đầu - mình - bốn chân, sau đó buộc dây rốn, cắt dây rốn rồi cho vào chuồng úm với nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 35oC. Lợn nái đẻ xong con cuối cùng tiến hành mài nanh, bấm tai, cắt đuôi. * Giai đoạn 3 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi Trong thời gian này nói chung ổ lợn con đã bú thành thạo và rõ ràng đã bước vào giai đoạn khởi động tốt trong thời gian này việc chăm sóc quản lý rất quan trọng bao gồm cả phòng chống thiếu máu khống chế tiêu chảy, thiến lợn. Trong giai đoạn này sữa lợn mẹ đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con trong mọi vấn đề, trừ sắt. Sắt cần thiết cho việc hình thành hemoglobin trong máu nó vận chuyển oxygen đến các bộ phận cơ thể. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu nhưng có thể phòng ngừa bằng cách tiêm sắt. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [7], một trong các yếu tố làm cho lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40 - 50mg sắt nhưng lợn con chỉ nhận được lượng sắt qua sữa mẹ là 1mg. Vì vậy phải bổ sung sắt bằng cách tiêm 1 2ml/con, vào khoảng thời gian từ 3 - 4 ngày tuổi. Khi thiếu sắt, lợn con dễ sinh bần huyết, cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên dễ mắc hội chứng tiêu chảy. Lượng sắt trong sữa mẹ không đủ cho nhu cầu sắt của nhu cầu lợn con, triệu chứng điển hình của thiếu sắt ở lợn con là thiếu máu, hàm lượng hemoglobin giảm, da lợn con màu trắng xanh, đôi khi tiêu chảy, phân trắng, chậm lớn, có khi chết. 13 * Từ 3 tuần tuổi đến cai sữa Thời gian này lợn con đã lớn nhanh hơn, nó trở thành dẻo dai và có khả năng đương đầu tốt hơn với môi trường ngoại cảnh của nó. Vào thời gian này, chúng bắt đầu ăn thức ăn và lớn nhanh, sự tăng khối lượng này là tăng khối lượng có hiệu quả, do đó ta cần cố gắng giảm thấp yếu tố stress cho lợn con. Một cách để đạt năng suất tối đa là lợn con bắt đầu ăn càng sớm càng tốt. Nói chung sự tiết sữa của lợn mẹ đạt đến đỉnh cao lúc 3 - 4 tuần tuổi và bắt đầu giảm, lợn con bắt đầu sinh trưởng nhanh ở tuổi này và cần nhận được thức ăn bổ sung nếu nó sinh trưởng với tiềm năng di truyền của nó, trong giai đoạn này nội ký sinh trùng là vấn đề ở phần lớn các trại lợn và sự phá hoại do ký sinh trùng gây ra có thể bắt đầu từ rất bé. Yếu tố chăm sóc, quản lý chủ yếu cuối cùng của việc nuôi lợn con theo mẹ là cai sữa, tuổi cai sữa lợn con có thể thay đổi tùy theo đàn, tùy theo chuồng trại có sẵn. Nói chung lợn con có thể cai sữa bất cứ khi nào những lợn con càng bé càng đòi hỏi sự quản lý nhiều hơn. Để thực hiện cai sữa được đảm bảo và đạt hiệu quả cao ta cần chú ý những điểm sau để giảm stress khi cai sữa lợn con: + Chỉ cai sữa cho những lợn cân nặng trên 5,5 kg. + Cai sữa trong thời gian trên 2 - 3 ngày, cai sữa trước cho những ổ đông con. + Ghép nhóm lợn con theo tầm vóc cơ thể. + Hạn chế số lượng trong 1 ngăn là 30 con hoặc ít hơn, nếu được. + Hạn chế mức ăn vào trong vòng 48 giờ nếu có xảy ra tiêu chảy sau cai sữa. + Cứ 10 - 15 lợn con thì đặt 1 máng ăn và cứ 20 - 25 lợn con thì lắp đặt 2 vòi nước uống. + Cho thuốc vào nước uống nếu tiêu chảy. 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn con. * Bệnh phân trắng lợn con
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan