Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản ...

Tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn tân thái, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​

.PDF
70
108
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN HIẾU Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN TÂN THÁI, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH VĂN HIẾU Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN TÂN THÁI, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú Y Lớp: K47 - TY - N04 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên HD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THÚY MỴ Thái Nguyên, 2019 i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên đến nay, em đã hoàn thành chương trình học và thực tập tốt nghiệp của mình. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhà trường, khoa Chăn nuôi thú y Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cán bộ công nhân tại trang trại Tân Thái, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Cũng như toàn thể thầy (cô), gia đình, bạn bè. Em xin cảm ơn và gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Mỵ, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ kỹ thuật cùng toàn thể công nhân tại trại chăn nuôi Tân Thái. Đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và thực hiện chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 17 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Đinh Văn Hiếu ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề........................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề............................................................................ 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại ............................................................. 3 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại .................................................................. 3 2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại.................................................................... 4 2.1.4. Thuận lợi, khó khăn .................................................................................. 5 2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ................................................... 5 2.2.2. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái .................................................................... 18 2.2.3. Một số bệnh sinh sản thường gặp ở lợn ................................................ 27 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 33 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 33 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 36 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ......................................................................................................................... 37 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 37 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ............................................................... 37 iii 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 37 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 37 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện ............................................................................ 37 3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 38 3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu ....................................................... 39 3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 39 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 40 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Tân Thái, Đồng Hỷ - Thái Nguyên ......... 40 4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản ............ 41 4.2.1. Số lượng lợn nái tại trại trong 6 tháng thực tập .................................... 41 4.2.2. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại........ 42 4.3. Các công tác khác đã thực hiện tại trại .................................................... 44 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái ...................................... 45 4.5. Kết quả phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại ................... 46 4.5.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại ..................... 46 4.5.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin ........... 47 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại ............. 50 4.6.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại ............................... 50 4.6.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại ............................. 51 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 55 5.1. Kết luận .................................................................................................... 55 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Aujeszky: Vắc xin giả dại Circo: Tiêm vắc xin phòng virus Circo cs: Cộng sự CS.F: Vắc xin dịch tả FMD: Vắc xin lở mồm long móng Mycoplasma: Tiêm vắc xin phòng viêm phổi Nxb: Nhà xuất bản Parvo: Vắc xin chống khô thai PRRS: Vắc xin phòng tai xanh F1 (YxL): ♂ Yorkshire x ♀ Landrace F1(LR x Y): Landrace x Yorkshire Sở NN & PTNT: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn TT: Thể trọng v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng lợn nái chửa ........................ 22 Bảng 2.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ ........................................ 24 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại qua 3 năm (2017 – 2019) ... 40 Bảng 4.2. Số lượng lợn nái đẻ tại trại trong 6 tháng thực tập ......................... 42 Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp chăm sóc tại trại .............. 43 Bảng 4.4. Kết quả các công tác khác đã thực hiện trong thời gian thực tập tại trại ................................................................................................... 44 Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái trực tiếp theo dõi 45 Bảng 4.6. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh và sát trùng tại trang trại . 46 Bảng 4.7. Phòng bệnh bằng phương pháp dùng thuốc và vắc xin tại trại trong 6 tháng thực tập ............................................................................... 47 Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại......................... 50 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại ......................... 51 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây. Ngành chăn nuôi lợn của nước ta đã có những bước phát triển khá mạnh, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu đời sống ngày càng cao của con người. Năm 2019 là một năm đầy biến động và thách thức cho ngành chăn nuôi lợn. Giá cả thất thường và đặc biệt dịch tả Châu Phi (ASF) bùng nổ mạnh làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và nuôi dưỡng của người chăn nuôi lợn nói riêng cũng như toàn bộ ngành chăn nuôi nói chung. Đây là một thách thức rất lớn mà nhà nước ta và người chăn nuôi phải cùng nhau vượt qua để duy trì và phát triển ngành chăn nuôi lợn phát triển, bền vững đem lại hiệu quả kinh tế cao và xây dựng được một nền chăn nuôi khoa học, hiện đại. Vừa qua dịch tả châu phi có khả năng lây lan nhanh với tốc độ khó kiểm soát, gây hậu quả nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi lợn, tổng đàn lợn trên cả nước suy giảm mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh, tiêu thụ vận chuyển lợn khó khăn hơn gây trở ngại và thách thức lớn cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, nhu cầu thịt lợn ở nước ta không thể thay thế. Do vậy việc duy trì đàn lợn và cung cấp giống lợn chất lượng và khỏe mạnh càng được quan tâm hơn. Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn phải được đảo bảo. Bên cạnh công tác phòng chống dịch tả Châu Phi đang diễn ra rất phức tạp, vẫn còn những nguyên nhân khác làm hạn chế sức khỏe, khả năng sinh sản của lợn nái hiện đang xảy ra. Tại trang trại bệnh còn xảy ra rất nhiều, do khả năng thích nghi của những giống lợn nái ngoại với khí hậu nước ta còn kém, đặc biệt là bệnh ở cơ quan sinh dục như: Đẻ khó, viêm tử cung, viêm vú, ít sữa và mất sữa, sảy thai truyền nhiễm…, các bệnh này do nhiều yếu tố như điều kiện vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng kém, thức ăn, nước 2 uống không đảm bảo vệ sinh, do vi khuẩn, virus gây nên... Chính vì vậy, việc chăm sóc và tìm hiểu về bệnh ở cơ quan sinh sản của đàn lợn nái là việc cần thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ cô giáo hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, em đã thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn Tân Thái, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề - Nắm được quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản. - Củng cố kiến thức, kỹ năng nghề thông qua việc áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản. - Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai. - Đánh giá được khả năng sinh sản của đàn lợn nái. - Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Tân Thái. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại. - Xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn nái sinh sản và áp dụng được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng. - Thực hiện tốt các yêu cầu của cơ sở. - Không ngại khó khăn, luôn cố gắng hoàn thành công việc, nhiệt tình xây dựng và đóng góp. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của trang trại + Vị trí: Trại giống lợn Tân Thái thuộc xóm Tân Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Trại cách thị trấn Chùa Hang 2km về phía bắc, nhìn chung đây là một vị trí thuận lợi để phát triển chăn nuôi trang trại lợn, vị trí cách xa khu dân cư, khu công nghiệp và đường giao thông chính nhưng vẫn thuận tiện cho việc đi lại vận chuyển của trang trại. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Lượng mưa quanh năm nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Trại có nguồn nước mặt và nước tương đối phong phú, với diện tích đất rộng hơn 6 hecta thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại Trại lợn Tân Thái thuộc sự quản lý của Trung Tâm Giống Cây Trồng, Vật nuôi và Thủy sản, Sở NN & PTNT tỉnh Thái Nguyên. Trại gồm: 11 người Lao động gián tiếp: 3 người - Trại trưởng: Là kỹ sư chăn nuôi chịu trách nhiệm điều hành sản xuất và quản lý. - Trại phó: Là kỹ sư chăn nuôi. - Kế toán: Phụ trách quản lý thu chi ,chịu trách nhiệm hạch toán ngân sách. Lao động trực tiếp: 8 người - 2 kỹ sư chăn nuôi. - 5 công nhân. - 1 bảo vệ và sửa chữa điện nước. 4 2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại Cơ sở vật chất Có đầy đủ trang thiết bị máy móc phục vụ nhu cầu lao động sinh hoạt hang ngày như: Tắm nóng lạnh, tivi, tủ lạnh, quạt … Những vận dụng cá nhân cũng được trại cung cấp đầy đủ như: Kem đánh răng, xà phòng, dầu gội. Cơ sở chăn nuôi được đầu tư mới hiện đại rộng rãi hệ thống quạt, máy phát điện tự động, dàn mát, máng nước, máng ăn điều được thiết kế tự động, thuận tiện nhất cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi. Cơ sở hạ tầng Trại được xây dựng 2 khu tách biệt là khu sinh hoạt nhà ở và khu chăn nuôi. - Khu nhà ở 2 tầng rộng rãi sạch sẽ thoáng mát có đầy đủ nhà tắm nhà vệ sinh tiện nghi. - Khu nhà bếp và nhà ăn rộng rãi sạch sẽ đầy đủ thiết bị phục vụ sinh hoạt ăn uống. - Khu nhà kho để cám rộng rãi cao ráo có trang bị 4 bóng UV để diệt trùng. - Kho lạnh để bao quản thuốc, vắc-xin, dụng cụ kỹ thuật chăn nuôi. - Phòng pha chế và soi tinh lợn đực, bảo quản dụng cụ khai thác. - Có nhà trực và nghỉ giao ca, bao quát được toàn bộ khu vực trang trại. * Hệ thống chuồng nuôi Chuồng nuôi được xây dựng trên nền đất cao, rễ thoát nước, được bố trí cách biệt với khu sinh hoạt chung: Gồm 1 chuồng đẻ, 1 chuồng bầu, 1 chuồng thịt và 1 chuồng cách ly. Chuồng nuôi được xây theo hướng Đông Tây; Nam – Bắc. Đảm bảo ấm áp về mùa đông và mát về mùa hè. Chuồng xây theo kiểu 2 mái gồm 3 dãy chuồng chạy dài mỗi chuồng chia 2 dẫy. Mỗi dãy 40 ô chuồng, chuồng bầu thiết kế cũi sắt chắc chắn. Tất cả các chuồng nuôi đều trang bị hệ thống chiếu sáng và hệ thống vòi nước uống tự động ở 5 mỗi ô chuồng. Mùa hè có hệ thống quạt hút và dàn mát. Mùa đông có hệ thống làm ấm bằng đèn hồng ngoại. 2.1.4. Thuận lợi, khó khăn 2.1.4.1. Thuận lợi + Trại được nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại hiện đại. + Có vị trí thuận lợi cả về giao thông và giao thương với các vùng xung quanh, sản phẩm chăn nuôi của trại có chất lượng tốt được ưa chuộng. + Tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết, hăng hái xây dựng trang trại phát triển. Có ý thức trách nhiệm cao. 2.1.4.2. Khó khăn + Là cơ quan nhà nước một mặt phải hoạt động bảo đảm chức năng chuyển giao kỹ thuật cho người dân, mặt khác phải hoạch toán kinh tế sao cho có lãi và đứng vững phát triển. + Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến vật nuôi rễ mắc phải những bệnh về đường hô hấp tiêu hóa sinh sản. 2.2. Cơ sở khoa học 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 2.2.1.1. Sự thành thục về tính và thể vóc + Sự thành thục về tính - Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể con cái đặc biệt là cơ quan sinh dục đã phát triển cơ bản hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh con vật xuất hiện các phản xạ về sinh dục, khi đó trên buồng trứng, trứng chín và có khả năng thụ thai, tử cung cũng sẵn sàng cho thai làm tổ. Tuy nhiên sự phát triển về tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tính biệt, điều kiện ngoại cảnh, cách chăm sóc nuôi dưỡng. 6 - Giống Các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau, những giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục về tính sớm hơn giống có tầm vóc lớn. Những giống thuần hóa sớm thành thục sớm hơn giống được thuần hóa muộn. Tuổi thành thục về tính của lơn cái ngoại và lợn cái lai muộn hơn lợn cái thuần chủng (ỉ, móng cái ...) Các giống lợn nội này thường có tuổi thành thục về tính từ 4 - 5 tháng tuổi, lợn ngoại là 6 - 8 tháng tuổi, lợn lai F1(nội x ngoại ) thường động dục lần đầu vào lúc 6 tháng tuổi. - Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý Cùng một giống nhưng nếu điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tốt, gia súc phát triển tốt thì thành thục về tính sớm hơn và ngược lại. Điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính của gia súc. Những giống lợn nuôi ở vùng nhiệt đới nóng ẩm thường thành thục về tính sớm. Trong điều kiện chăn thả chung giữa gia súc đực và gia súc cái cũng ảnh hưởng đến tính thành thục sớm của gia súc cái. Nếu cho lợn cái hậu bị tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn đực thời gian 15 - 20 phút thì 83% lợn nái ngoài 90kg động dục ở thời gian 165 ngày. Lợn cái hậu bị nuôi nhốt liên tục sẽ có tuổi động dục lần đầu dài hơn lợn cái chăn thả. Vì lợn cái nuôi chăn thả sẽ tăng cường trao đổi chất, tổng hợp các sinh tố và có dịp tiếp xúc với lợn đực nên có tuổi động dục lần đầu sớm hơn. - Tuổi thành thục về tính của gia súc Tuổi thành thục về tính ở gia súc thường sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính vẫn tiếp tục sinh trưởng và lớn lên. Đây là điểm cần chú ý trong chăn nuôi, không nên cho gia súc sinh sản quá sớm để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của lợn mẹ và phẩm chất giống của đời sau, nên cho phối giống khi đạt đủ 7 khối lượng nhất định tùy theo từng giống và cũng không nên cho giống quá muộn làm ảnh hưởng đến sinh sản của nái và thế hệ sau của chúng. + Sự thành thục về thể vóc - Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [12], tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc chậm hơn tuổi thành thục về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng lần động dục đầu tiên. Lúc này cơ thể lợn cái vẫn đang sinh trưởng và phát dục. Trong giai đoạn phát triển về tính mà chúng ta cho phối ngay sẽ không tốt, vì lợn mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể lợn mẹ vẫn chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt, nên chất lượng đời con thấp. Đồng thời cơ quan sinh dục đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp nên dễ gây hiện tượng khó đẻ, gây ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng khoảng 40 - 50kg nên cho phối, đối với nái ngoại khi đạt 8 – 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 – 110kg mới nên cho phối. 2.2.1.2 Chu kỳ động dục Lợn nái sau khi thành thục về tính cứ mỗi khoảng thời gian nhất định cơ quan sinh sản của lợn có sự biến đổi đặc biệt kèm theo sự rụng trứng và động dục. Hiện tượng này lặp đi lặp lại một cách có chu kỳ gọi là chu kỳ động dục hay chu kỳ tính. Theo Nguyễn Khánh Quắc và cs (1995) [19], chu kỳ động dục của lợn nái bình quân là 21 ngày, thời gian động dục tùy thuộc vào giống lợn và điều kiện chăm sóc. Lợn nái nuôi con sau đẻ 3 - 4 ngày thường động dục trở lại nhưng không cho phối ngay vì bộ máy sinh dục chưa hồi phục và trứng rụng chưa điều. Sau cai sữa 3 - 5 ngày lợn động dục trở lại, cho phối lúc này sẽ thụ thai, trứng rụng nhiều đạt số lượng con cao ( Hội Chăn Nuôi Việt Nam , 2006) [11]. 8 + Một chu kỳ động dục của lợn nái thường chia làm 4 giai đoạn - Giai đoạn trước động dục Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ động dục thường kéo dài 1 - 2 ngày và được tính từ khi thể vàng của lần động dục trước tiêu biến đến lần động dục tiếp theo. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho đường sinh dục của con cái tiếp nhận tinh trùng, đón trứng rụng và thụ tinh. Dưới ảnh hưởng của estrogen cơ quan sinh dục có nhiều biến đổi như tế bào vách ống dẫn trứng phát triển có nhiều nhung mao để đón trứng rụng, màng nhầy tử cung âm đạo tăng sinh, được cung cấp nhiều máu. Tử cung, âm đạo, âm hộ sung huyết. - Giai đoạn động dục. Đây là giai đoạn tiếp theo kéo dài 3 - 55 ngày gồm 3 thời kỳ. Thời kỳ trước chịu đực: Lợn nái kêu rít, âm hộ xung huyết, chưa cho phối và lợn chưa chịu đực. Thời gian rụng trứng khi có hiện tượng trên đối với lợn nái ngoại và lợn nái lai là 35 - 40 giờ, với lợn nội là 25 – 30 giờ. Thời kỳ chịu đực: Lợn kém ăn, mê ì, lợn đứng yên khi ấn tay lên lưng gần mông, âm hộ giảm độ sưng, nước nhờn chảy ra, dính, đục, đứng yên khi có lợn đực gần và cho lợn đực nhảy. Giai đoạn này kéo dài 2 ngày nếu phối lợn sẽ thụ thai, lợn nội có thời gian ngắn hơn 28 - 30 giờ. Thời kỳ sau chịu đực: Lợn trở lại trạng thái bình thường, âm hộ giảm giãn nở, đuôi cụp và không chịu đực. - Giai đoạn sau động dục. Đây là giai đoạn kéo dài 3 - 4 ngày sau giai đoạn động dục, lúc này dấu hiện hoạt động sinh dục bên ngoài giảm dần, âm hộ teo lại, lợn nái không muốn ở gần lợn đực, ăn uống tốt hơn. - Giai đoạn yên tĩnh Giai đoạn này thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và không được thụ tinh đến thi thể vàng tiêu biến (khoảng 14 - 15 ngày kể từ lúc 9 rụng trứng). Đây là giai đoạn dài nhất trong cả chu kỳ sinh dục, con vật không có biểu hiện về hành vi sinh dục là giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh chuẩn bị cho chu kì động dục tiếp theo. 2.2.1.3 Sự phát triển của thai Ngay sau khi thụ tinh, hợp tử đã bắt đầu sử dụng chất dinh dưỡng của tử cung làm chất dinh dưỡng cho mình. Ngày thứ 11 hợp tử đã cắm sâu vào sừng tử cung gọi là hiện tượng làm tổ ở sừng tử cung. Ngày thứ 18 nhau thai hình thành và có chức năng rõ rệt. Tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh. Kích thước và trọng lượng của bào thai lợn phát triển và thay đổi. + Quá trình phát triển bào thai lợn chia làm 3 giai đoạn - Giai đoạn phôi thai: Từ ngày có chửa thứ 1 – 22, hình thành các mầm mống của các bộ phận cơ thể. - Giai đoạn tiền bào thai: Từ ngày có chửa thứ 23 – 38, giai đoạn này hình thành các tổ chức sụn, cơ, hệ thần kinh, tuyến sữa, đặc tính của giống, tính đực, cái và các đặc điểm cấu tạo cơ thể. - Giai đoạn phát triển bào thai: Từ ngày thứ 39 – 114, khối lượng và thể tích bào thai tăng lên rất nhanh, chiều dài thân, cao vai phát triển mạnh, bộ xương được hình thành, các cơ quan nội tạng và bốn chân phát triển rõ. 2.2.1.4. Quá trình đẻ của lợn Quá trình phát triển bào thai đến một giai đoạn nhất định, khi thai đã phát triển hoàn chỉnh. Lợn nái có những biến đổi trong cơ thể, những biến đổi đó nhằm chuẩn bị cho lợn đẻ dễ dàng đồng thời nó cũng giúp phát hiện để hộ lý đỡ đẻ cho chúng. Thời gian chửa của lợn trung bình 114 ngày (112 – 116 ngày). + Quá trình đẻ của lợn được chia ra 4 thời kỳ - Thời kỳ mở cửa: Thân tử cung và sừng tử cung co bóp mạnh, lúc đầu co bóp ngắn, nghỉ dài về sau co bóp dài, nghỉ ngắn. Khi tử cung co bóp thai 10 và nước màng thai ép vào cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở ra, một bộ phận màng thai chui qua cổ tử cung vào âm đạo. Do các co bóp mạnh, màng thai vỡ, nước ối chảy ra làm trơn đường thai ra. - Thời kỳ thai ra: Lúc này cơ tử cung co bóp mạnh dồn dập kéo dài, cơ bụng, cơ hoành cũng co bóp làm cho áp lực trong xoang chậu tăng lên. Khi áp lực đạt cao nhất, thai đi qua cửa xoang chậu, qua âm đạo rồi ra ngoài. Khi thai ra rốn của chúng tự đứt rời khỏi dạ con. - Thời kỳ nhau ra: Sau khi thai ra từ 1 – 6 giờ, do tử cung tiếp tục co bóp nên nhau thai sẽ được đẩy ra. Nếu sau 6 giờ nhau thai không ra hết là hiện tượng bị sát nhau, phải can thiệp kịp thời để tránh viêm tử cung cho lợn mẹ. - Thời gian hồi phục tử cung: Thời gian này phụ thuộc rất lớn vào ba giai đoạn trên của quá trình đẻ, thông thường 2 – 3 ngày. + Trong giai đoạn có chửa, có thể bị xảy ra 2 loại tai biến đối với lợn mẹ: - Toàn bộ các thai bị chết, gây nên sảy thai. - Một phần thai bị chết, các thai khác tiếp tục phát triển. Trong trường hợp này các thai chết xen kẽ với các thai sống, chúng không bị đẩy ra mà có thể bị tiêu biến bởi thành tử cung (nếu bị chết sớm), thai bị khô (thai gỗ) và đẩy ra ngoài khi đẻ. * Nguyên nhân - Lượng hoóc môn thiếu do số lượng thể vàng không đủ (< 5 thể vàng). - Sự có mặt của lợn con thừa nhiễm sắc thể. - Nguyên nhân bệnh lý (bệnh sẩy thai truyền nhiễm). - Dinh dưỡng thiếu hoặc kém cân bằng. 2.2.1.5. Một số giống lợn nái ngoại nuôi tại trại + Giống lợn Landrace - Lợn giống gốc được tạo nên từ Đan Mạch bằng cách cho lai giống trắng Youland với các giống trắng địa phương của Đan Mạch vào thế kỷ 19. 11 Cũng như lợn Đại Bạch, lợn Landrace dễ thích nghi với nhiệt đới nếu các điều kiện về thời tiết không quá khắc nghiệt (Briggs, Hilton M, 1969) [30]. - Đặc điểm ngoại hình toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai lưng mông đùi rất phát triển. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc. - Khả năng sản xuất: Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều: Trung bình đạt 1,8 - 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 -12 con, khối lượng sơ sinh trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, khối lượng cai sữa từ 12 – 15 kg. Sức tiết sữa từ 5 - 9 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn rất tốt. Landrace có rất nhiều ưu điểm: Sinh sản tốt, tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Lợn có khả năng tăng trọng từ 750 - 800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 - 125 kg. Khi trưởng thành con đực nặng tới 400 kg, con cái 280 - 300 kg. Lợn cái có 12 - 16 vú, nặng 220 - 250kg. Lợn đực 300 - 320kg khi trưởng thành (Nguyễn Thiện và cs, 2005) [23]. - Hướng sử dụng: Landrace được coi là giống lợn tốt nhất trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi. Giống lợn Landrace được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam. +Giống lợn Yorkshire - Lợn Đại Bạch ngày nay được chăn nuôi phổ biến nhất trên thế giới. Ban đầu giống này được ưa chuộng mạnh vì thịt ngon, tỷ lệ nạc cao và cặp giò chắc mọng. Từ thế kỷ 19, Yorkshire đã được nuôi phổ biến ở Đức, Pháp… Giống này cũng có đặc tính tăng trưởng nhanh nên thường dùng để cho lai, cải tạo các giống khác. Lợn dễ thích nghi với điều kiện nhiệt đới. - Ở các nước phát triển, lợn Yorkshire được chọn lợn hướng nạc, nên khi nhìn từ trên lưng xuống, lợn có hình số 8. Ở các nước đang phát triển, 12 mức độ nạc hoá không cao bằng các nước phát triển, lợn được chọn lọc theo hướng ban đầu kiêm dụng nay thiên về nạc. Ở nước ta, từ năm 1964 đã nhập lợn Đại Bạch từ Liên Xô cũ. Con đực trưởng thành có trọng lượng từ 350 380kg. Dài thân 170 - 185 cm. Con cái trưởng thành có trọng lượng từ 250 280kg. Số con/lứa là 10 - 12 con. Năm 2006, chúng ta đã nhập lợn Yorkshire từ Mỹ để làm tươi máu giống lợn này tại Việt Nam. Giống lợn này đang được chọn cho chương trình nạc hóa đàn lợn. + Giống lợn Duroc - Giống Duroc (mà nổi tiếng nhất là Duroc - Jersey) có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Lợn hiện nay đã khá phổ biến ở các nước châu Âu, châu Á và chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng đàn lợn của nước Mỹ. Lợn nái có nhiều sữa cho con bú nên tốc độ tăng trưởng của lợn con nhanh. Lợn có khả năng chống chịu nắng, nóng khá tốt nên có khả năng chăn thả trong khu rào quây, có mái che ở chỗ ăn và trú nắng, trú mưa. Thịt có tỷ lệ nạc cao, ngon, chắc, sợi cơ mịn, được sử dụng để ăn tươi, tham gia nhiều vào công nghệ đóng đồ hộp. Khả năng sản xuất: Lợn Duroc có 4 mũi chân và mõm sẫm đen, tai đứng. Hiện nay, lợn Duroc có khả năng tăng trọng 785g/ngày, khả năng tăng thịt nạc 320g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,91kg/kg tăng khối lượng. Nuôi 171,89 ngày tuổi, đạt khối lượng 99,88kg. Dày mỡ lưng ở sườn 10 là 3,09cm. Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao. Trung bình đạt 1,7 - 1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11 con, khối lượng sơ sinh của lợn con trung bình đạt 1,2 1,3 kg, khối lượng cai sữa 12 – 15 kg. Sức tiết sữa của lợn đạt 5 - 8 kg/ngày. Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250 - 280 kg. Duroc được coi là giống lợn tốt trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt nuôi theo hướng nạc và sử dụng thịt nướng. Giống Duroc được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam. 13 2.2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất sinh sản của lợn nái + Giống - Giống lợn là yếu tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của lợn nái. Giống với đặc tính sản xuất của nó gắn liền với năng suất. Giống khác nhau, cho năng suất khác nhau. - Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản xuất thịt thì các giống lợn được chia làm 4 nhóm chính (Legaulte, 1985)(trích Nguyễn Thiện và cs, 2005) [23]. Các giống chuyên dụng “dòng bố” như Pietrain, Hampshire, Duroc có năng suất sinh sản trung bình nhưng có năng suất thịt cao. Các giống chuyên dụng “dòng mẹ” như Meishan của Trung Quốc, có năng suất sinh sản đặc biệt cao nhưng năng suất sản xuất thịt lại kém. Ví dụ: Lợn Móng Cái đẻ 12 - 14 con/lứa. Lợn Landrace đẻ 10 - 13 con/lứa. Lợn Duroc đẻ 7 - 8 con/lứa. + Phương pháp nhân giống - Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Cho nhân giống thuần chủng, thì năng suất của chúng cũng là năng suất của giống đó. + Tuổi và trọng lượng phối giống lứa đầu - Để phối giống lứa đầu, lợn cái hậu bị phải thành thục cả về hai phương diện là thành thục về tính và thành thục về thể vóc. - Thành thục về tính (thành thục sinh dục) tức là lợn cái hậu bị phải có biểu hiện về động dục và rụng trứng. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào đặc điểm của giống và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc quản lý của cơ sở. Các giống lợn nội có tuổi thành thục về tính (động dục lần đầu) sớm hơn các giống lợn ngoại nhập và lợn lai. Theo Phùng Thị Vân và cs, (1998) [27] lợn Landrace thành thục về tính dục là 213,1 ngày và lợn Yorkshire là 219,4 ngày. Lê Xuân Cương và cs, (1981) [6], thì chu kỳ động dục của lợn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan