Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng...

Tài liệu Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty tnhh kho vận danko

.PDF
59
200
86

Mô tả:

i BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------Phạm Thị Thu Bình Lớp: CQ49/05.04 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH KHO VẬN DANKO Chuyên ngành: Hải quan Mã số : 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH HÀ NỘI – 2015 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Phạm Thị Thu Bình iii MỤC LỤC Contents CHƯƠNG 1: .......................................................................................................... 5 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG............. 5 1.1. MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG ............................................. 5 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 5 1.1.2. Đặc điểm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không .. 6 1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thương mại bằng đường hàng không ........................................................................................... 7 1.2. THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG ......................................................... 9 1.2.1. Khái niệm, nội dung thủ tục hải quan ................................................. 9 1.2.2. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không ............................................................... 10 1.2.3. Các tính chất của thủ tục hải quan .................................................... 11 1.2.4. Mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện thủ tục hải quan ................. 12 1.3.QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG ............................. 13 1.3.1. Khái niệm .......................................................................................... 13 1.3.2. Nội dung quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không. .............................................................. 14 1.3.3. Vai trò của quy trình thủ tục hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan .............................................................................................. 17 CHƯƠNG 2.......................................................................................................... 19 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH KHO VẬN DANKO ............................................................. 19 iv 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KHO VẬN DANKO .................... 19 2.1.1. Khái quát về doanh nghiệp. ............................................................... 19 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và tình hình nhân sự của Công ty. .......................................................................................................... 20 2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH KHO VẬN DANKO .................................................. 24 2.2.1. Khái quát về một vài dịch vụ kinh doanh của Công ty TNHH Kho vận Danko giai đoạn 2010 – 2014 ................................................................. 24 2.2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Kho vận Danko giai đoạn 2009 – 2014 .................................................................................... 28 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH KHO VẬN DANKO ................................... 38 2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 38 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân .......................................................... 41 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH KHO VẬN DANKO ...................................... 44 3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIÊN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KHO VẬN DANKOh ....................................................................................... 44 3.1.1. Quan điểm hiện đại hóa quy trình thủ tục hải quan ............................. 44 3.1.2. Mục tiêu chiến lược ............................................................................. 44 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH KHO VẬN DANKO .................................................. 45 3.2.1. Về phía Công ty ................................................................................... 45 3.2.2. Về phía Nhà nước ................................................................................ 48 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Nội dung Số lao động và trình độ lao động của nhân viên Công ty qua các năm từ 2011 - 2014 Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Kho vận Danko giai đoạn 2009 – 2014 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu bằng đường hàng không của Công ty Danko tính theo trị giá lô hàng giai đoạn 2010 – 2014 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu bằng đường hàng không của Công ty của Danko tính theo trị giá trị lô hàng giai đoạn 2010-2014 Số lượng tờ khai đã khai giai đoạn 2010 – 2014 Trang 23 Tổng trị giá mặt hàng và lợi nhuận đạt được đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua đường hàng không giai đoạn 20102014 40 28 30 31 33 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Trang Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu Công ty TNHH Kho vận Danko 22 Hình 2.1 Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu qua đường hàng không của 32 Công ty Danko giai đoạn 2010- 2014 Hình 2.2 Cơ cấu tờ khai theo phương thức vận tải năm 2014 35 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AWB Airway Bill CTCP Công ty cổ phần CO., LTD TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn Trách nhiệm hữu hạn VNACCS/VCI Vietnam Automated Cargo and Port Consolidated System / S Vietnam Customs Intelligence Information System XNK Xuất nhập khẩu WB World bank WCO World Customs Organizaton WTO World Trade Organization 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Trong vòng 20 năm qua, toàn cầu hóa kinh tế đã làm thay đổi thế giới trên nhiều phương diện, giao lưu buôn bán hàng hóa không chỉ giới hạn trong khuôn khổ quốc gia nữa mà nó không ngừng mở rộng ra toàn cầu. Nhiều năm gần đây với chính sách mở cửa và đổi mới kinh tế, cùng với các ngành kinh tế khác, ngành vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng đã có những bước tiến nhảy vọt. Mạng lưới vận tải hàng không nội địa được phủ kín, nhiều đường bay quốc tế được mở rộng và nâng cấp. Nhờ đó khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường không đã tăng lên đáng kể, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước trên toàn thế giới ngày càng tăng nhanh, thị trường được mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Cũng vì lẽ đó mà vai trò của Hải quan ngày càng trở lên quan trọng với an ninh quốc gia, đặc biệt là vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình thông thương, mở rộng thị trường và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Với vai trò đó của Hải quan, nếu không có một quy trình thủ tục hải quan hiệu quả, vững chắc, có hệ thống, vận hành đồng bộ, và đặc biệt là sự chấp hành các quy định, sự hợp tác của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý Hải quan,… nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể hội nhập thành công, càng không thể cạnh tranh thắng lợi và phát triển bền vững. Công ty TNHH Kho vận Danko là nhà cung ứng dịch vụ giao nhận kho vận quốc tế, bao gồm dịch vụ vận chuyển đường bộ, hàng không, đường biển quốc tế và các dịch vụ giao nhận liên quan khác. Danko được khách hàng rất hài lòng bởi khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng và bằng sự hỗ trợ hiệu quả tới từng vấn đề liên quan. Về phía Hải quan, Công ty Danko được đánh giá là một trong những Công ty Kho vận hoạt động tích 2 cực, thực hiện nghiêm Luật Hải quan cũng như trung thực, chính xác trong quá trình thực hiện thủ tục Hải quan. Trong thời gian được thực tập tại Công ty em đã được tìm hiểu rõ về môi trường làm việc của Công ty, đánh giá được sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Công ty cũng như nắm được một số nghiệp vụ cơ bản có liên quan đến làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho các lô hàng. Cùng với sự giúp đỡ tận tình của các giảng viên trong Khoa và các anh/chị trong Công ty, em đã quyết định chọn đề tài cho luận văn là: “Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Kho vận Danko” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không; Phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động thực hiện thủ tục hải quan của hàng hóa tại Công ty TNHH Kho vận Danko; Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Công ty. 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quy trình thủ tục hải quan và việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Kho vận Danko. Trong khuôn khổ bài viết này, em xin phép chỉ đề cập đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại qua đường hàng không. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện thủ tục hải quan của hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Kho vận Danko, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thủ tục hải quan. 3 Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Kho vận Danko. 4.Phương pháp nghiên cứu Luận văn có sử dụng phương pháp luận biện chứng, phù hợp với quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không. Sử dụng kết hợp giữa các phương pháp: tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, đối chiếu và dự đoán để giải quyết những vấn đề mục tiêu đã được xác định. 5.Đóng góp của công trình Đưa ra một cái nhìn tổng thể về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Nghiên cứu, phân tích những vấn đề cơ bản trong việc thực hiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Kho vận Danko. Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn đọng quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty Kho vận Danko. 6.Kết cấu của đề tài Ngoài phần “Lời mở đầu” và “Kết luận”, phần nội dung được bố trí thành 3 chương: 4 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không. Chương 2: Đánh giá thực trạng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Kho vận Danko. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Kho vận Danko. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1.1. MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1.1.1. Khái niệm Như chúng ta đã biết, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Căn cứ vào mục đích xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phân thành hai nhóm chính: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi thương mại và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Trong bài viết này, chúng ta chỉ nghiên cứu việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại bằng đường hàng không của Công ty TNHH Kho vận Danko. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại, tức là nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hay nói cách khác là hàng hóa được đưa vào, đưa ra lãnh thổ hải quan để nhằm mục đích thực hiện các hoạt động thương mại của các thương nhân. Tùy theo tính chất của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách, chế độ quản lí của nhà nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia được phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại nhằm mục đích sinh lợi khác. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại là hàng hóa thuộc tất cả các loại hình kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhằm thu lợi nhuận, thể hiện bằng hợp đồng mua bán giữa bên mua hàng và bên bán hàng hoặc hợp đồng ký kết giữa bên giao hàng và bên nhận hàng. Vận tải hàng không được hiểu là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một các có hiệu quả. Nói cách 6 khác thì vận tải hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng tàu bay. Theo điều 4, Luật biên giới quốc gia “Tàu bay là phương tiện hoạt động trên không bao gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và những phương tiện bay khác.” Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển theo phương thức vận tải hàng không thì được gọi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không. 1.1.2. Đặc điểm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không Do vận tải hàng không có những đặc điểm riêng so với những phương thức vận tải khác như: Tốc độ cao, thời gian vận chuyển nhanh, là phương thức vận tải an toàn nhất, cước vận tải hàng không cao nhất; dung tích và trọng lượng của máy bay khá nhỏ nên đối tượng chuyên chở theo phương thức này là những loại hàng hoá tươi sống, các loại hàng hoá có giá trị cao, hàng hoá mang tính chất thời vụ hay những loại hàng hoá cần cung cấp khẩn cấp cho thị trường hoặc hàng cứu hộ. Gồm có 04 loại hàng hóa chủ yếu: hàng hóa thông thường; hàng hóa cần bảo quản đặc biệt; hàng hóa cứu trợ nhân đạo; hàng hóa dành cho quốc phòng. Hàng hóa thông thường là những loại hàng hóa được chuyên chở bằng máy bay, trừ thư, bưu kiện, bưu phẩm và hàng chuyển phát nhanh. Hàng hóa thông thường được chuyên chở bằng máy bay thường chiếm khoảng 80%, còn lại 16% là hàng chuyển phát nhanh, 4% là hàng bưu phẩm, bưu kiện. Hàng hóa thông thường gồm những loại chính sau: Sản phẩm công nghệ cao; thiết bị sản xuất; hàng may mặc; hàng tiêu dùng; hàng hóa trung gian; thực phẩm đông lạnh. 7 Hàng hóa cần bảo quản đặc biệt là hàng hóa có những đặc tính riêng biệt, có thể dễ dàng thay đổi tính chất sau một khoảng thời gian ngắn hoặc bị biến chất khi thay đổi môi trường,… bao gồm: hàng cần duy trì nhiệt độ cố định; hàng tươi sống/ hàng nhanh hỏng; hàng nhạy cảm với va chạm; hàng dễ bị mất trộm; hàng có giá trị cao; động vật sống; hàng nguy hiểm. 1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thương mại bằng đường hàng không Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại của một quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển. Vai trò của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thể hiện ở một số phương diện cơ bản sau: Vai trò của hoạt động Nhập khẩu: Thứ nhất, nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích thương mại, là hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Đối với nền kinh tế Việt Nam vai trò của hàng hóa nhập khẩu lại càng quan trọng hơn. Nhập khẩu không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa đất nước mà còn giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, qua đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ hai, số thuế thu được từ hàng hóa nhập khẩu tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia. Việt Nam là một nước nhập siêu, lưu lượng hàng hóa đa dạng, nhiều chủng loại từ nước ngoài được nhập khẩu vào Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Số lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều nên số thuế thu được từ chúng cũng rất lớn, đóng góp nguồn thu dồi dào cho Ngân sách Nhà nước. 8 Thứ ba, hàng hóa nhập khẩu là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất trong nước, trao đổi khoa học kỹ thuật trong nước đối với nước ngoài, thông qua đó tạo điều kiện tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Thứ tư, với lượng hàng hóa nhập khẩu phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại sẽ tạo thị trường hàng hóa đa dạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Vai trò của hoạt động xuất khẩu: Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động. Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu. Thứ hai, xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất. Thứ ba, xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, kích thích nền kinh tế tăng 9 trưởng. Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu Mục đích của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là khai thác được lợi thế của các quốc gia trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với nhiều loại hàng hoá khác nhau. Phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu rất rộng cả về không gian và thời gian. Tuy nhiên, nếu xuất khẩu, nhập khẩu quá nhiều sẽ làm mất cân bằng nền kinh tế, không khuyến khích được nền sản xuất trong nước phát triển. 1.2. THỦ TỤC HẢI QUAN CHO HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Khuyến khích tăng trưởng kinh tế quốc dân là một trong những mục tiêu cơ bản của các nước đang phát triển. Để đạt được mục tiêu này, các nước đang phát triển phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong thương mại quốc tế. Do đó, vai trò của Hải quan ngày càng được coi trọng. Hải quan phải làm tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh và kiểm soát hiệu quả dây chuyền cung ứng quốc tế, mặt khác tạo điều kiện hơn nữa cho thương mại hợp pháp. Việc xây dựng một khung tiêu chuẩn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại là cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu. 1.2.1. Khái niệm, nội dung thủ tục hải quan Theo Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan: “Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên liên quan và Hải quan phải thực hiện nhằm bảo đảm tuân thủ Luật Hải quan.” Theo khoản 23 điều 4 Luật Hải quan Việt Nam số 54/2014/QH13 “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.” 10 Theo điều 21 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 thủ tục hải quan bao gồm những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất: Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải: • Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan • Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; • Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Thứ hai: Khi làm thủ tục hải quan, công chức Hải quan phải: • Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; • Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; • Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; • Quyết định việc thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải. Có thể nói trong một thế giới mà thách thức càng lớn như hiện nay, thương mại và đầu tư sẽ chảy vào những nơi được coi là hiệu quả và thuận lợi. Đồng thời, thương mại và đầu tư sẽ rút khỏi những nơi bị coi là quan liêu, quản lý không tốt và chi phí cao. Do đó, trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, hệ thống thủ tục hải quan phải thể hiện được sự khoa học, tiến bộ cũng như tạo điều kiện tốt nhất đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thương mại của đất nước. Đây là điều kiện tiên quyết đối với sự thịnh vượng và phát triển kinh tế của quốc gia. 1.2.2. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan là các tư tưởng chỉ đạo được xây dựng nhằm thực hiện thống nhất và hiệu quả các nội dung của thủ tục hải 11 quan. Các chủ thể thực hiện thủ tục hải quan (bao gồm: người khai hải quan và công chức hải quan) đều phải tuân thủ các nguyên tắc này trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Theo điều 16, Luật Hải quan số 54/2014/QH13, nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: • Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật. • Kiểm tra,giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm đảm bảo hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh. • Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan. • Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật. • Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. 1.2.3. Các tính chất của thủ tục hải quan Việc nắm rõ các tính chất của thủ tục hải quan không chỉ giúp cán bộ, công chức Hải quan khi làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu luôn thực hiện đúng yêu cầu, nhiệm vụ được giao mà còn giúp người khai hải quan tiến hành thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thuận tiện, nhanh chóng. Thủ tục hải quan bao gồm các tính chất cơ bản sau: Thủ tục hải quan là thủ tục hành chính bắt buộc. Thủ tục hải quan là thủ tục hành chính, thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực hải quan. Thủ tục hải quan do cơ quan hải quan - cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và 12 người khai hải quan thực hiện. Về nguyên tắc tất cả các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào hoặc ra khỏi lãnh thổ hải quan Việt Nam đều phải làm thủ tục hải quan. Nếu không làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan không đầy đủ, sai sót sẽ không được chấp nhận thông quan. Thủ tục hải quan mang tính trình tự và liên tục. Thủ tục hải quan là một quy trình tuần tự việc nào, bước nào thực hiện trước; việc nào, bước nào thực hiện sau đều được quy định chi tiết trong văn bản pháp luật. Kết quả của bước trước là tiền đề, căn cứ, cơ sở để thực hiện tiếp bước tiếp theo. Bước sau kiểm tra lại kết quả của bước trước và là sự kế tiếp của bước trước để hạn chế những sai sót trong dây chuyền làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan mang tính thống nhất. Trình tự công việc thống nhất trong suốt dây chuyền làm thủ tục hải quan và thống nhất ở tất cả các địa điểm làm thủ tục hải quan. Do thủ tục hải quan đã được quy định một cách cụ thể, chi tiết theo từng bước rõ ràng. Và được quy định trong văn bản pháp luật cụ thể. Không cho phép thủ tục hải quan ở nơi này khác với ở nơi khác và trái với pháp luật Hải quan. Công khai và minh bạch. Thủ tục hải quan được quy định cụ thể trong Luật Hải quan và các văn bản pháp luật khác có liên quan và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Pháp luật hải quan quy định rõ thủ tục hải quan, thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan, các căn cứ thông quan hải quan,… 1.2.4. Mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện thủ tục hải quan Chủ thể thực hiện thủ tục hải quan là các bên thực hiện các bước công việc của thủ tục hải quan theo quy định Luật hải quan bao gồm người khai hải quan và công chức hải quan. Mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện thủ tục hải quan là mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ, không tách rời. Các mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện thủ tục hải quan bao gồm: mối quan hệ pháp lý, 13 mối quan hệ quản lý, mối quan hệ nghiệp vụ và mối quan hệ hợp đồng, hợp tác. Mối quan hệ quản lý: mối quan hệ này thể hiện cụ thể ở hoạt động chấp hành và điều hành trong lĩnh vực hải quan. Công chức hải quan với tư cách là chủ thể thực hiện hành vi quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan. Người khai hải quan với tư cách là chủ thể bị quản lý phải thực hiện những yêu cầu nhất định theo pháp luật hải quan. Mối quan hệ nghiệp vụ: Các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan thực hiện quá trình làm thủ tục hải quan thực chất là thực hiện các nghiệp vụ cụ thể của một dây chuyền nghiệp vụ khép kín. Dây chuyền đó bắt đầu bằng nghiệp vụ khai và nộp tờ khai hải quan của người khai hải quan và kết thúc bằng nghiệp vụ quyết định thông quan của cơ quan hải quan. Mối quan hệ cộng đồng, hợp tác: Đó là mối quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu thương mại với cơ quan công quyền của Nhà nước là cơ quan hải quan. Doanh nghiệp là đối tác của cơ quan hải quan và doanh nghiệp được thụ hưởng những dịch vụ công do cơ quan hải quan cung cấp. 1.3.QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1.3.1. Khái niệm Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, giao lưu thương mại quốc tế ngày càng tăng với các loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường hàng không đa dạng, phong phú về chủng loại, xuất xứ,… lưu lượng hàng hóa trao đổi lớn. Phạm vi quản lý của ngành hải quan lại rất rộng, do đó, nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu thì cơ quan Hải quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành Hải quan là phải xây dựng và thực hiện một quy trình thủ tục hải quan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan