Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ubnd th...

Tài liệu Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ubnd thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang

.PDF
116
579
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NHAN VĂN TRUYỆN THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ Xà HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NHAN VĂN TRUYỆN THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ Xà HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THỦY TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là một phần kết quả của quá trình học tập của học viên tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đây là kết quả của quá trình tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc của học viên dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thủy và sự giúp đỡ của Quý cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên. Học viên cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, trung thực, việc sử dụng các thông tin đều có trích dẫn nguồn và tuân thủ nguyên tắc khoa học trong nghiên cứu. Học viên hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2017 HỌC VIÊN Nhan Văn Truyện LỜI CÁM ƠN Luận văn này là kết quả của sự nghiên cứu nghiêm túc của học viên dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thủy và sự giúp đỡ của Quý cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên. Vì vậy, trước hết, học viên xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Thị Thủy – nguyên Phó Trưởng Bộ môn Văn bản và Công nghệ hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở TP. Hồ Chí Minh) đã tận tình quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn học viên hoàn thành Luận văn này. Học viên trân trọng cám ơ n Quý Thầy, Cô của Học viện Hành chính Quốc gia; gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên học viên hoàn thành Luận văn này. Trân trọng cám ơn Quý cơ quan, đơn vị của Thị xã Hà Tiên và các địa phương khác đã hỗ trợ học viên trong quá trình thực hiện Luận văn này. Trân trọng cám ơn các thành viên của Hội đồng khoa học đã nghiên cứu, đánh giá Luận văn của học viên. Trân trọng cám ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 7 năm 2017 HỌC VIÊN Nhan Văn Truyện MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các sơ đồ, bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ............................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................ 8 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 8 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 9 7. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ................................................................................... 11 1.1. Thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông ............................ 11 1.1.1. Thủ tục hành chính .................................................................................... 11 1.1.2. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông ......................................................... 15 1.2. Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp huyện .......................................................................................... 20 1.2.1. Địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện ........................................ 20 1.2.2. Nguyên tắc trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ................................................... 23 1.2.3. Các loại thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ................................................................. 24 1.2.4. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ................................................................. 25 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ................................................................................................... 30 1.3.1. Thể chế về cơ chế một cửa, một cửa liên thông........................................ 30 1.3.2. Tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả .............................................. 31 1.3.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức .................................................. 33 1.3.4. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ............................................................ 34 1.3.5. Chế độ kiểm tra, giám sát.......................................................................... 35 1.4. Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ........................................................................................................................ 35 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ........................................................ 36 1.4.2. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 38 Tiểu kết chương 1.................................................................................................... 40 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ Xà HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG ........................................................... 29 2.1. Sơ lược vài nét về công tác triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên ............................................................................ 41 2.1.1. Tổng quan về Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ....................................... 41 2.1.2. Xây dựng, ban hành thể chế về cơ chế một cửa, một cửa liên thông ....... 42 2.1.3. Tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả .............................................. 45 2.1.4. Bố trí nguồn nhân lực thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ...... 47 2.1.5. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cơ chế một cửa, một cửa liên thông ......... 49 2.2. Tình hình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ................................. 53 2.2.1. Tình hình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ................... 53 2.2.2. Tình hình thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông .. 60 2.2.3. Mức độ hài lòng của nhân dân trong thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ......................................................................... 64 2.3. Đánh giá chung................................................................................................. 66 2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................................... 66 2.3.2. Hạn chế...................................................................................................... 68 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 71 Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 74 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ Xà HÀ TIÊN, TÌNH KIÊN GIANG ................................................................................................................... 75 3.1. Phương hướng hoàn thiện việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông giai đoạn 2018 - 2020 ....................................................... 75 3.2. Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên, tình Kiên Giang ............ 76 3.2.1. Hoàn thiện thể chế về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ............................................................................................... 76 3.2.2. Xây dựng quy trình thực hiện thủ tục hành chính khoa học ..................... 79 3.2.3. Kiện toàn về tổ chức bộ máy và nhân sự Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ....................................................................................................................... 80 3.2.4. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ............................................................................................................ 81 3.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông .................................................. 83 3.2.6. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện .............................................................................................................. 85 3.2.7. Tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.......................................... 87 3.2.8. Tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông .................................... 89 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 91 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 94 PHẦN PHỤ LỤC ................................................................................................. 101 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ 1. CBCC Cán bộ, công chức 2. HĐND Hội đồng nhân dân 3. QLNN Quản lý nhà nước 4. TTHC Thủ tục hành chính 5. TN&TKQ Tiếp nhận và Trả kết quả 6. UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU STT 1 Số hiệu Bảng 2.1 Tiêu đề Thống kê về số lượng công chức tại Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã Hà Tiên Kết quả khảo sát về thái độ giao tiếp của công 2 Bảng 2.2 chức tại Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã Hà Tiên Kết quả khảo sát về sự hướng dẫn của công 3 Bảng 2.3 chức tại Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã Hà Tiên 4 Bảng 2.4 Kết quả khảo sát về công khai TTHC tại Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã Hà Tiên Thống kê số lượng thiết bị được trang bị theo 5 Bảng 2.5 Công văn số 5274/BNV-CCHC tại UBND Thị xã Hà Tiên 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 8 Sơ đồ 2.8 9 Bảng 2.9 10 Bảng 2.10 11 Bảng 2.11 Thống kê lĩnh vực, số lượng TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa tại UBND Thị xã Hà Tiên Số lượng TTHC không được thực hiện theo cơ chế một cửa tại UBND Thị xã Hà Tiên Sơ đồ khái quát quy trình thực hiện cơ chế một cửa Kết quả kháo sát quy trình thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa tại UBND Thị xã Hà Tiên Kết quả thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa tại UBND Thị xã Hà Tiên Kết quả khảo sát công chức về nguyên nhân hồ sơ trễ hẹn tại UBND Thị xã Hà Tiên Thống kê lĩnh vực, số lượng TTHC thực hiện 12 Bảng 2.12 theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên 13 Sơ đồ 2.13 14 Bảng 2.14 Sơ đồ khái quát quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông Kết quả thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên Kết quả mức độ đánh giá sự hài lòng của 15 Bảng 2.15 người dân khi đến thực hiện TTHC tại Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã Hà Tiên Kết quả khảo sát về mực độ hài lòng của 16 Bảng 2.16 người dân khi thực hiện TTHC tại Bộ phận TN&TKQ của UBND Thị xã Hà Tiên PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình Đổi Mới, phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm và chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính nhà nước, coi đó là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, đủ sức đảm nhiệm công tác quản lý trong điều kiện mới của đất nước. Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Cải cách hành chính ở Việt Nam được triển khai trên nhiều nội dung bao gồm cải cách thể chế; cải cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính và cải cách TTHC, trong đó cải cách TTHC được xem là một nhiệm vụ quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách. Nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách TTHC, ngay từ năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt hơn các công việc của tổ chức, công dân và doanh nghiệp. Ngay từ những ngày đầu của quá trình tiến hành cải cách, các địa phương đã có nhiều giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả việc thực hiện TTHC tại địa phương mình, trong đó nổi bật là việc thí điểm thực hiện một cơ chế thực hiện TTHC mới với tên gọi chung là “cơ chế một cửa”1. Qua quá trình triển khai thực hiện cơ chế này trong thực tiễn giải quyết TTHC đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Để khẳng định tính hiệu quả của mô hình này, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc mở rộng cơ chế một cửa2 trong việc giải quyết TTHC tại các cơ quan hành chính nhà nước. Và sau này, Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tên gọi của cơ chế này là “một cửa, một dấu” Từ năm 2007, theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg thì bên cạnh việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa còn tổ chức giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông. 1 2 2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 tiếp tục nhấn mạnh và xem cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông như là một bộ phận quan trọng trong việc đơn giản hóa một cách tối đa quy trình giải quyết TTHC. Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của cơ chế một cửa, ngày 04 tháng 09 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và sau một thời gian thực hiện đã được thay thế bằng Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ra đời đã bổ sung thêm một cơ chế mới là “một cửa liên thông”, đây là cơ chế nhằm giải quyết các TTHC mang tính liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết TTHC cũng như sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật, ngày 25 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg thay thế cho Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các địa phương đã có những nỗ lực đáng kể trong việc thực hiện các nội dung trên, các loại TTHC đã được rà soát và được đưa vào giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, từng bước tạo lập lại niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào các cơ quan nhà nước. Trong thời gian, các huyện, thị xã của tình Kiên Giang đã tích cực triển khai thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là việc triển khai thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đến nay 100% đơn vị hành chính cấp huyện và 1000% đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Kiên Giang đã triển khai thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Riêng tại UBND Thị xã Hà Tiên việc thực hiện TTHC từ khi áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã mang lại những kết quả đáng khích lệ như: giảm được tình trạng tổ chức, cá nhân phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ quan, nhiểu cấp hành 2 chính để giải quyết công việc; tăng cường năng lực, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ CBCC; tạo cơ chế giám sát, quản lí của nhân dân đối với CBCC và các cơ quan hành chính nhà nước, tiến đến xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện TTHC theo cơ chế này tại UBND Thị xã Hà Tiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: kết quả giải quyết còn thấp so với yêu cầu đặt ra, hồ sơ trễ hẹn còn nhiều; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, bộ phận liên quan trong giải quyết TTHC còn yếu, ý thức trách nhiệm của một bộ phận CBCC trong việc thực hiện cơ chế này còn thấp, có những công chức chuyên môn thụ lý hồ sơ còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, quan liêu trong xử lý công việc.vẫn còn hồ sơ giải quyết trễ hẹn; nhiều TTHC còn rườm rà, phức tạp, khó thực hiện; nhiều TTHC còn được tiếp nhận và giải quyết tại các phòng, ban chuyên môn; năng lực, tinh thần, thái độ phục vụ của một bộ phận CBCC còn hạn chế... Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” làm nhiệm vụ nghiên cứu cho đề tài Luận văn Cao học Quản lý công của mình với mong muốn làm rõ những ưu điểm để phát huy, đề ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm hoàn thiện việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Liên quan đến vấn đề thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói chung hiện nay đang được các nhà quản lý, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Có thể liệt kê những công trình, những ấn phẩm khoa học trên các phương diện sau đây: - Các đề tài khoa học, dự án + Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước (2009), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế “Một cửa” tại xã, phường, thị trấn” do TS. Nguyễn Thị Minh Tâm làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã làm sáng 3 rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng cơ chế “một cửa” trong thực hiện TTHC tại cơ quan hành chính nhà nước cấp xã, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế này. Tuy nhiên đề tài chỉ dừng ở việc tập trung nghiên cứu và đánh giá hiệu quả việc thực hiện TTHC của mô hình một cửa áp dụng tại cấp xã mà chưa đề cập đến mô hình một cửa liên thông nói chung, tại cấp huyện nói riêng. + Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng thí điểm mô hình thống nhất tổ chức, tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Trong công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như hệ thống các giải pháp nhằm đưa việc thực hiện TTHC theo mô hình một cửa vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 thống nhất cho cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên cứu về thực hiện TTHC theo mô hình một cửa tại cấp huyện và cấp xã, chưa đề cập đến mô hình một cửa liên thông và các giải pháp đưa ra cũng chỉ dừng ở mức thí điểm tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế. + Học viện Hành chính Quốc gia (2013), Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Đánh giá mô hình “một cửa, một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện của TP. Hồ Chí Minh” do TS. Hà Quang Thanh làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã hệ thống hóa một cách khoa học cơ sở lý luận và pháp lý về cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đồng thời phân tích làm rõ hiệu quả áp dụng cơ chế này tại cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện việc áp dụng các cơ chế này. Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn ở việc đánh giá quy trình áp dụng và vận hành cơ chế, chưa đi sâu phân tích việc thực hiện các thủ tục hành chính theo các cơ chế trên, do đó cần có nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ. - Các bài viết trên các Tạp chí khoa học + Trương Đắc Linh (2007), Bài viết “Một dấu trong cơ chế một cửa một dấu của chính quyền quận huyện TP. Hồ Chí Minh: Ý tưởng đột phá nhưng thực hiện 4 nửa vời, trái pháp luật và không khả thi” đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp lý số 6 (12/2007). Trong công trình này tác giả chỉ ra những hạn chế trong việc áp dụng cơ chế một cửa, một dấu ở TP. Hồ Chí Minh, đưa ra cơ sở khoa học chứng minh tính trái pháp luật và thiếu tính khả thi của cơ chế này. Đồng thời tác giả đưa ra kiến nghị trong việc hoàn thiện mô hình “một cửa, một dấu”. Tuy nhiên trong thời điểm này TP. Hồ Chí Minh chưa triển khai mô hình “một cửa liên thông” nên tác giả cũng chưa có những luận giải về vấn đề này. + Trần Văn Tuấn (2010), Bài viết “Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” ”đăng trên Tạp chí Cộng sản số 6 (198). Tác giả đã trình bày một cách khái quát về quá trình cải cách hành chính tại Việt Nam, nêu lên thực trạng của vấn đề cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”, đặc biệt là từ khi có Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg; đồng thời bài viết cũng đã đưa ra những hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong thời gian sắp tới. + Tạ Thị Hải Yến (2012), bài viết “Hoàn thiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân” đăng trên website Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính thuộc Bộ Tư pháp. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu đi sâu khái quát những tồn tại và hạn chế nói chung của các địa phương trong việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” ; đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”. Tuy nhiên, bài viết chỉ mới dừng lại ở nội dung khái quát vấn đề chứ chưa đi sâu phân tích làm rõ những thành tựu cũng như hạn chế của các mô hình và các giải pháp còn chưa mang tính cụ thể. + Đồng Minh (2015), bài viết “Mô hình một cửa liên thông ở Thái Bình: Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 07/2015. Bài viết đã khẳng định, để cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Thái Bình cần đẩy mạnh công tác cải cách TTHC, trong đó thực hiện cơ chế một cửa liên thông là một giải pháp trọng tâm, có tính đột phá. Đồng thời, bài viết cũng nêu bật những thành tựu 5 mà tỉnh Thái Bình đã đạt được trong giải quyết TTHC về đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông, được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đánh giá cao. + Hà Quang Thanh (2015), bài viết “Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” ở các quận, huyện tại TP. Hồ Chí Minh” đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước - Học viện Hành chính Quốc gia số tháng 8/2015. Bài viết của tác giả đã trình bày thực trạng cải cách hành chính tại các quận, huyện tại TP. Hồ Chí Minh với việc áp dụng hai cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”; đồng thời tác giả đã đề xuất các giải pháp nhẳm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại các địa phương này. - Các Luận án, Luận văn: + Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công (2010) “Nâng cao hiệu quả cơ chế một cửa trong công tác quản lý hành chính nhà nước tại UBND cấp phường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Đức Vượng. Công trình nghiên cứu này của tác giả đã làm rõ thực trạng trong việc giải quyết TTHC tại UBND phường tại TP. Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện cơ chế một cửa. Tuy nhiên đề tài này chỉ dừng lại ở việc tập trung nghiên cứu và đánh giá hiệu quả mô hình một cửa tại các phường của TP. Hồ Chí Minh chưa đề cập đến mô hình một cửa liên thông nói chung, tại cấp huyện nói riêng. + Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công (2011) “Cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” nghiên cứu từ thực tiễn tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Trần Văn Tấn. Trong công trình này tác giả tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản trong việc giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tại tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài là rộng, bao gồm 3 cấp tỉnh, huyện, xã của tỉnh Đồng Tháp, do đó có nhiều vấn đề cần tiếp tục xem xét và nghiên cứu thêm. + Luận văn Thạc sĩ Quản lý công (2014), “Hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân quận (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh) của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mỹ. Luận văn này đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế “một cửa liên thông” tại UBND quận của các thành phố trực thuộc trung ương 6 nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, từ đó tìm ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, Luận văn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về cơ chế một cửa liên thông tại UBND quận mà bỏ qua cơ chế một cửa. Nhìn chung, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước nói chung. Các công trình nghiên cứu này đã đề cập và luận giải nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn của cơ chế một cửa, cũng như một cửa liên thông trong thực hiện TTHC. Tuy nhiên các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại từng địa phương cụ thể hoặc là những đánh giá chưa mang tính cụ thể, chưa đi vào nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện TTHC theo cơ chế này. Đặc biệt đối với Thị xã Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang nói riêng hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu và đánh giá một cách tổng quát về thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Từ những khảo cứu nêu trên về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy các kết quả nghiên cứu đã giải quyết thấu đáo cơ sở khoa học về thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, phát huy tính hiệu quả của cơ chế này trong hoạt động thực tiễn. Tuy vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá những ưu điểm, hạn chế để hoàn thiện việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đang được áp dụng tại Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang là cần thiết và đề tài này không trùng lắp với bất cứ công trình nào đã công bố trước đó. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả có kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó nhưng đảm bảo không trùng lắp với các công trình khoa học đã công bố trước đây. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu cơ bản của đề tài này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; đánh giá thực trạng, làm rõ những ưu 7 điểm để phát huy, phân tích những hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tình Kiên Giang. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện. - Đánh giá thực trạng thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết tại UBND Thị xã Hà Tiên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. - Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lấy học thuyết Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về nhà nước và pháp luật làm cơ sở phương pháp luận. Để giải quyết các vấn đề cụ thể, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành đều được sử dụng như: - Phương pháp khảo sát tài liệu thứ cấp: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu hệ thống văn bản QLNN về thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nghiên cứu các báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền và các công 8 trình khoa học, đề tài, đề án, bài báo khoa học có liên quan đã công bố; từ đó tác giả thực hiện việc đối chiếu, tham khảo số liệu, phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra - Phương pháp phân tích: phương pháp này được tác giả sử dụng để xem xét, đánh giá một cách cụ thể việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Theo đó, phương pháp này được sử dụng để phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đánh giá và phân tích làm rõ thực trạng hoạt động thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, xác định rõ được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. - Phương pháp tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để khái quát nội dung của từng vấn đề trong luận văn, rút ra được những nhận xét, kết luận mang tính tổng quan, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. - Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã sử dụng 02 mẫu phiếu điều tra xã hội học để khảo sát ý kiến của 02 nhóm đối tượng là: tổ chức, cá nhân đến giải quyết TTHC và công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, để biết được ý kiến, nhận xét của 02 nhóm đối tượng này đối với một số nội dung có liên quan đến việc thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh… Các phương pháp nghiên cứu này được sử dụng kết hợp với nhau nhằm mục đích đảm bảo cho nội dung nghiên cứu của luận văn vừa có ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn và khoa học. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài đã tập hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND cấp huyện, đánh giá thực trạng thực hiện 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan