Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực tế về phát hành và giao dịch chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu và hối phiếu ...

Tài liệu Thực tế về phát hành và giao dịch chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu và hối phiếu chấp nhận tại việt nam

.DOCX
28
638
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH ---------- TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH & CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI: THỰC TẾ VỀ PHÁT HÀNH VÀ GIAO DỊCH CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI, THƯƠNG PHIẾU VÀ HỐI PHIẾU CHẤP NHẬN TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Th.S VŨ THỊ ANH THƯ Nhóm: 01 TP. Hồ Chí Minh-2015 DANH SÁCH NHÓM STT HỌ VÀ TÊN 1 Nguyễn Thị Kim Yến 2 Nguyễn Thanh Thúy MSSV 030529130241 030529130180 3 Trương Quỳnh Nhi 030129130214 4 Vũ Thảo Phương 030129131239 5 Phạm Thái Hiền 030529130048 6 Trần Công Tuấn Anh 030129130018 7 Nguyễn Thị Quỳnh Như 030529130422 8 Trần Lan Phương 030129130244 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 1.Nguyễn Thị Kim Yến (nhóm trưởng) 2. Nguyễn Thanh Thúy 3.Trương Quỳnh Nhi 4. Vũ Thảo Phương 5.Phạm Thái Hiền 6.Trần Công Tuấn Anh 7.Trần Lan Phương 8.Nguyễn Thị Quỳnh Như Nội dung hối phiếu, tổng hợp bài tiểu luận. Nội dung hối phiếu, kiểm tra lập mục lục hoàn thiện đề tài tiểu luận. Nội dung chứng chỉ tiền gửi. Nội dung chứng chỉ tiền gửi. Nội dung phần mở đầu,kết luận, thương phiếu. Nội dung chứng chỉ tiền gửi. Nội dung thương phiếu. Nội dung chứng chỉ tiền gửi. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU Từ viết tắt Ý nghĩa - CD - Chứng chỉ Tiền Gửi - L/C - Tín Dụng chứng từ - Bas - Chấp nhận của ngân hàng - - 2 MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................................. 3 LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 5 CHƯƠNG I: CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI................................................................................6 1.Khái niệm:................................................................................................................................6 2.Hình thức và đặc điểm:.............................................................................................................6 2.1 Hình thức :.........................................................................................................................6 2.2 Đặc điểm:..........................................................................................................................6 3.Ưu nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi :..................................................................................8 3.1Ưu điểm :...........................................................................................................................8 3.2 Nhược điểm:....................................................................................................................10 4.Ý nghĩa của chứng chỉ tiền gửi :.............................................................................................11 4.1Đối với ngân hàng :..........................................................................................................11 4.2 Đối với người gửi:...........................................................................................................11 5.Thực trạng chứng chỉ tiền gửi ở Việt Nam.............................................................................12 CHƯƠNG II: THƯƠNG PHIẾU........................................................................................13 1.Khái niệm :.............................................................................................................................13 2.Tính chất:................................................................................................................................13 3.Ưu điểm và nhược điểm của thương phiếu:...........................................................................13 3.1Ưu điểm:..........................................................................................................................13 3.2.Nhược điểm:....................................................................................................................13 4.Phát hành thương phiếu:.........................................................................................................14 5.Thực tế về giao dịch thương phiếu trên thị trường Việt Nam:...............................................14 5.1.Mục đích của thương phiếu:............................................................................................14 5.2. Nơi diễn ra thị trường thương phiếu:.............................................................................14 5.3.Thương phiếu được sử dụng trong thanh toán và tín dụng giữa Việt Nam và các nước TBCN:...................................................................................................................................15 5.4.Thực trạng các chủ thể tham gia phát triển thị trường thương phiếu trong hoạt động thương mại............................................................................................................................15 6.Cơ cấu sử dụng thương phiếu trong thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam...........................................................................................................................................16 3 6.2.Đánh giá chung về việc phát triển thị trường giao dịch thương phiếu tại Việt Nam:.....16 6.3.Những bất cập hạn chế của thương phiếu ở Việt Nam:..................................................17 6.4.Các giải pháp phát triển thị trường thương phiếu tại Việt Nam:.....................................18 CHƯƠNG III: HỐI PHIẾU................................................................................................19 1.Khái niệm:..............................................................................................................................19 2.Các mối quan hệ liên quan đến hối phiếu :............................................................................19 2.1Quan hệ giữa người phát lệnh và người thụ hưởng:........................................................19 2.2Quan hệ giữa người phát lệnh và người thụ lệnh:............................................................20 2.3Quan hệ giữa người thụ lệnh và người thụ hưởng:..........................................................20 3. Những nội dung bắt buộc của hối phiếu...............................................................................20 - Tiêu đề hối phiếu: Cụm từ "Hối phiếu đòi nợ" được ghi trên mặt trước của hối phiếu..........20 4. Các loại hối phiếu..................................................................................................................21 4.1Căn cứ vào thời hạn thanh toán........................................................................................21 4.2 Căn cứ vào chứng từ kèm theo........................................................................................21 4.3Căn cứ vào tính chuyển nhượng:.....................................................................................21 4.4 Căn cứ vào người ký phát hối phiếu :.............................................................................21 4.5 Căn cứ vào trạng thái chấp nhận:....................................................................................21 4.6 Căn cứ vào loại tiền ghi trên hối phiếu:..........................................................................22 5.Các nghiệp vụ liên quan đến việc lưu thông hối phiếu :........................................................22 5.1Chấp nhận hối phiếu (Acceptance):.................................................................................22 5.2Ký hậu hối phiếu ( Endorsement ):..................................................................................22 5.3Bảo lãnh hối phiếu ( Aval ) :............................................................................................22 5.4 Cầm cố và nhờ thu hối phiếu:.........................................................................................22 5.5 Giải trái (discharge):.......................................................................................................22 6. Chấp nhận của ngân hàng (Banker’s Acceptance - BAs)......................................................22 6.1Khái niệm:........................................................................................................................22 6.2 Các bước tạo ra BA........................................................................................................23 6.3 Thực trạng sử dụng L/C ở Việt Nam...............................................................................24 KẾT LUẬN........................................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................26 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện đại ngày nay, chất lượng cuộc sống của con người đang ngày một nâng cao. Cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia không chỉ xoay quanh phát triển công nghiệp, nông nghiệp mà đang từng bước phát triển thêm các ngành dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ tài chính và liên quan đến đầu tư. Khi mỗi nước đang dần hội nhập hơn vào kinh tế toàn cầu, ngoại thương phát triển với tốc độ nhanh chóng thì yêu cầu về các dịch vụ thanh toán quốc tế (TTQT) lại càng đa dạng hơn. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ trong xu hướng phát triển chung của cả thế giới. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007, hoạt động TTQT đã được chú trọng phát triển hơn tại các ngân hàng thương mại. Kinh tế phát triển, đặc biệt là ngoại thương, đã khiến hoạt động TTQT trở thành dịch vụ chủ đạo tại mỗi ngân hàng, dịch vụ TTQT có phát triển mới khiến cho các hoạt động kinh tế được thuận tiện và dễ dàng hơn. Cùng với hoạt động thương mại ngày càng phát triển đa dạng về hình thức hoạt động cũng như các loại hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, thị trường tiền tệ Việt Nam đã từng bước hoàn thiện gắn với tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước.Dù trong giai đoạn hoàn thiện nhưng thị trường tiền tệ của nước ta vẫn chưa thực sự phát triển so với các nước bạn, chúng ta vẫn gặp nhiều bất cập , rất cần đẩy nhanh quá trình phát triển hoàn thiện.Và trong đó không thể không nhắc tới những công cụ của thị trường tiền tệ : thương phiếu, hối phiếu chấp nhận, chứng chỉ tiền gửi…giúp điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.Việc đi sâu vào nghiên cứu về các công cụ của thị trường tiền tệ cũng như thực trạng sử dụng chúng hiện nay thật sự rất cần thiết để chúng ta có cái nhìn bao quát trong thời gian qua cũng như đề ra các giải pháp để có những bước tiến tốt hơn trên thị trường tiền tệ tại Việt Nam. Vì vậy nhóm em đã tìm hiểu về đề tài “Thực tế về phát hành và giao dịch chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu và hối phiếu chấp nhận tại Việt Nam” để làm rõ vấn đề này. Qua bài tiểu luận này chúng em hi vọng cô và các bạn góp ý và sửa chữa những sai sót của nhóm. CHƯƠNG I: CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI 1.Khái niệm: Là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. (Thông tư 34/2013/TT-NHNN) Chứng chỉ tiền gửi là chứng chỉ được phát hành bởi ngân hàng thương mại lớn hay các định chế tài chính khác như là một khoản tiền ngắn hạn. Chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá thấp nhất là 100.000 $ mặc dù 1.000.000 $ là phổ biến nhất. Các tổ chức phi tài chính thì thường xuyên mua chứng chỉ tiền gửi, mặc dù NCD thường quá lớn đối với những nhà đầu tư cá nhân, họ thường mua bằng quỹ thị trường tiền tệ cái khuyến khích quỹ đầu tư cá nhân. Như vậy, quỹ thị trường tiền tệ cho phép những cá nhân đầu tư gián tiếp vào NCD, tạo ra một thị trường NCD sôi động. ( Finanical Markets and Institution (9th) By Madura). 5 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.( Thông tư số 34/2013/TT-NHNN) Chứng chỉ tiền gửi là văn bản do ngân hàng phát hành để chứng nhận rằng người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân hàng.Chứng chỉ tiền gửi thực chất là lời hứa trả một lượng tiền nhất định cho người sở hữu nó vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Điều khoản của một chứng chỉ tiền gửi có quy định thời hạn ít nhất là 3 tháng và dài nhất là 5 năm. Thời hạn càng dài thì lãi suất mà ngân hàng cung cấp chứng chỉ tiền gửi cho người gửi sẽ càng cao hơn, đây chính là phần bù vì việc các nhà đầu tư sẽ phải gửi tiền của mình trong thời gian lâu hơn. Chứng chỉ tiền gửi áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 60, sau đó được lưu hành ở Anh. Ở Mỹ và Anh, nó là loại trái phiếu “có thể trao đổi”, nghĩa là có thể chuyển nhượng đơn giản bằng cách trao cho người mua. Vì vậy, chúng có khả năng thanh toán cao đối với người sở hữu, đồng thời đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng trong một thời gian. 2.Hình thức và đặc điểm: 2.1 Hình thức : - Chứng chỉ ghi danh: Là chứng chỉ có ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ vô danh: Không ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ vô danh thuộc sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá. Ghi sổ: chi nhánh phát hành mở cho chủ sở hữu một tài khoản chứng chỉ và giao cho chủ sở hữu một chứng chỉ với nội dung có tài khoản chứng chỉ. 2.2 Đặc điểm: Kỳ hạn: Kỳ hạn linh hoạt tùy chính sách của ngân hàng phát hành. Kỳ hạn của NCD thường nằm trong khoảng từ hai tuần đến một năm. Thị trường thứ cấp cho sự tồn tại của NCD, cung cấp cho nhà đầu tư tính thanh khoản tốt. Tuy nhiên các định chế tài chính thì không thích việc cạnh tranh phát hành NCD mới của họ so với NCD phát hành trước đây đó là việc bán lại trên thị trường thứ hai. Việc cung cấp nhiều NCD để bán có thể thúc đẩy việc bán NCD phát hành mới với giá thấp. ( Finanical Markets and Institution (9th) By Madura). Đồng tiền: VNĐ, ngoại tệ. +Mệnh giá tối thiểu: 100.000 VNĐ, 100 USD, ngoại tệ tương đương. +Mệnh giá tối đa: 01 tỷ VNĐ, 100.000 USD, ngoại tệ tương đương. 6 Thanh toán gốc: - Thanh toán đúng hạn: Được thanh toán toàn bộ gốc. Thanh toán sau hạn: Nếu đến hạn, người mua chưa rút vốn, các ngân hàng không chuyển sang kỳ hạn tiếp theo. Số tiền gốc được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn hiện hành đối với thời gian quá hạn. - Thanh toán trước hạn: Đối với chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chẳng hạn như những chứng chỉ có thời hạn 30 ngày, người gửi có thể không được trả lãi suất nếu rút tiền trước ngày đáo hạn. Chứng chỉ tiền gửi với ngày đáo hạn từ 2 đến 12 tháng thường áp dụng hình phạt tương đương với giá trị lãi của ba tháng. Chứng chỉ tiền gửi với thời điểm đáo hạn dài hơn ba năm có thể áp đặt một hình phạt từ 180 đến 365 ngày của lãi suất cho việc rút tiền ra sớm. Tuy nhiên, có những ngoại lệ. Nếu chủ tài khoản bị chết hoặc bị tuyên bố không đủ năng lực tinh thần, khoản phạt có thể được miễn. (http://www.saga.vn/chung-chi-tien-gui-mo-hinh-co-ban~31628) Lãi: - Phương pháp điều chỉnh lãi suất: lãi suất cố định hoặc lãi suất được điều chỉnh theo từng thời kỳ. Ví dụ : Cũng trong đợt Eximbank phát hành chứng chỉ tiền gửi trên có quy định: Lãi suất cố định trong suốt thời hạn của giấy tờ có giá. + Thời hạn 1 tháng: LS 6,80%/năm + Thời hạn 2 tháng: LS 6,90%/năm + Thời hạn 3 tháng: LS 7,00%/năm + Thời hạn 6 tháng: LS 7,20%/năm - Cách tính lãi: Số tiền lãi = Mệnh giá x Lãi suất x Kỳ hạn Trả lãi: Lãi được trả sau theo mỗi định kỳ 6 tháng hoặc kỳ là bội số của 6 tháng. 3.Ưu nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi : 3.1Ưu điểm : Chứng chỉ tiền gửi là một tài sản đầu tư có mức rủi ro thấp. Điều này là rất hấp dẫn đối với những nhà đầu tư đang tìm kiếm sự an toàn. -Ví dụ: Mỹ, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng được bảo đảm bởi Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation), còn chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành được bảo đảm bởi Hội liên hiệp tín dụng quốc gia (National Credit Union Administration). Cả gốc và lãi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian đầu tư. 7 Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường. Các cá nhân muốn tối đa hóa lợi nhuận khoản tiền tiết kiệm của mình có thể tìm đến với các chứng chỉ tiền gửi, như vậy sẽ tốt hơn so với việc gửi ở tài khoản tiết kiệm hay tham gia thị trường tiền tệ. -Ví dụ: Lãi suất một chứng chỉ tiền gửi thời gian đáo hạn 3 tháng thường sẽ cao hơn là lãi suất của một thương phiếu thời hạn 3 tháng trên thị trường tiền tệ. Bạn cũng có thể dùng số tiền khi đáo hạn của chứng chỉ tiền gửi để mua tiếp một chứng chỉ tiền gửi thêm 3 tháng nữa thay vì rút tiền mặt về. Cùng với việc huy động vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại giấy tờ có giá, trong đó có chứng chỉ tiền gửi đang trở thành một trong những sản phẩm huy động vốn ưa thích của các ngân hàng. Bởi vì ngân hàng thu hút được một nguồn lớn để hoạt động và biết trước thời hạn thanh toán cho khách hàng, do đó ngân hàng sẽ yên tâm hơn trong việc sử dụng nguồn vốn.  Bảo hiểm Ở Mỹ, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng được bảo đảm bởi Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation) còn chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành được bảo đảm bởi Hội liên hiệp tín dụng quốc gia (National Credit Union Administration). Cả gốc và lãi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian đầu tư. Điều này là rất hấp dẫn đối với những nhà đầu tư đang tìn kiếm sự an toàn. Mức bảo hiểm FDIC cố thể lên đến $ 250.000 (mỗi chủ tài khoản, mỗi tổ chức phát hành), giới hạn bảo hiểm đó đã được thực hiện thường xuyên trong năm 2010. Tại Việt Nam, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu. (Điều 18, Luật Bảo hiểm tiền gửi) Như vậy chứng chỉ tiền gửi cũng được bảo hiểm. Khung phí bảo hiểm tiền gửi được Thủ Tướng Chính Phủ quy định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. (http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=137&pmType=Detail&ItemID=40 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&mode=detail&document_id=163543)  Tính linh hoạt 8 CD có nhiều kỳ hạn khác nhau với những mức lãi suất khác nhau, ít nhất là 3 tháng và nhiều nhất là 5 năm . Điều này cho phép các nhà đầu tư lựa chọn các loại CD cho từng mục đích đầu tư ưa thích, đồng thời nhà đầu tư còn có cơ hội để tái đầu tư tiền của mình thường xuyên và ổn định, ngoài ra nhà đâu tư còn có thể khóa lãi suất ưu đãi cho một thời gian đầu tư dài. Giống như chứng khoán có thu nhập cố định khác, CD với kỳ hạn dài hơn hoặc thời gian đáo hạn lâu thường có năng suất cao hơn CD Rates on New Offerings* Term Expected Yield 3 months 0.35% 6 months 0.40% 9 months 0.55% 1 year 0.65% 2 years 1.15% 3 years 1.60% 5 years 2.20% *Rates as of 11:15AM 10/7/2015 (https://www.fidelity.com/fixed-income-bonds/cds)  Tiện ích Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường. Các cá nhân muốn tối đa hóa lợi nhuận khoản tiền tiết kiệm của mình có thể tìm đến với các chứng chỉ tiền gửi, như vậy sẽ tốt hơn so với việc gửi ở tài khoản tiết kiệm hay tham gia thị trường tiền tệ. Ví dụ, lãi suất một chứng chỉ tiền gửi thời gian đáo hạn 3 tháng thường sẽ cao hơn là lãi suất của một thương phiếu thời hạn 3 tháng trên thị trường tiền tệ. Bạn cũng có thể dùng số tiền khi đáo hạn của chứng chỉ tiền gửi để mua tiếp một chứng chỉ tiền gửi thêm 3 tháng nữa thay vì rút tiền mặt về. 3.2 Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của CD là tính thanh khoản của nó không cao bằng tiền gửi ở tài khoản tiết kiệm. Bên cạnh đó CD có hình phạt nếu bạn muốn rút tiền của mình trước khi đáo hạn. Bạn không chỉ bị mất số tiền lãi có thể nhận được mà còn bị mất 10% tài sản gốc của mình. Đây gọi là hình phạt rút sớm cho các nhà đầu tư. Ngoài ra về dài hạn, CD trả lãi suất thấp hơn so với trái phiếu doanh nghiệp. Nếu bạn muốn gửi tiền của mình trong vòng 5 năm, tốt nhất là bạn nên tìm mua một trái phiếu có 9 độ tín nhiệm cao nhất. Dù sẽ không được chính phủ đảm bảo nhưng lãi suất của chúng vẫn cao hơn nhiều so với chứng chỉ tiền gửi. Chứng chỉ tiền gửi vẫn có thể gặp phải những rủi ro nhất định trên thị trường như: - Biến động lãi suất Giống như tất cả các chứng khoán có thu nhập cố định, giá của CD và giá cả thị trường thứ cấp rất nhạy cảm với những biến động của lãi suất. Nếu lãi suất tăng, giá thị trường của CD nói chung sẽ giảm, tạo ra một sự mất mát tiềm năng, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định bán chúng. Khi lãi suất thay đổi sẽ có tác động lớn các CD với kỳ hạn dài hơn, CD ngắn hạn thường ít bị ảnh hưởng bởi biến động lãi suất. - Nguy cơ tín dụng CD là công cụ nợ, nên vẫn sẽ rủi ro tín dụng. Mặc dù bảo hiểm được cung cấp bởi chính phủ hay FDIC có thể giúp giảm thiểu nguy cơ này. Các nhà đầu tư nên đánh giá già cả của CD và mức độ tin cậy của các tổ chức phát hành chúng để trách các rủi ro tín dụng có thể xảy ra. - Phá sản của tổ chức phát hành Trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, thì CD có thể được đặt trong bảo quản, với FDIC thường chỉ định là bảo quản. Như với bất kỳ khoản tiền gửi của tổ chức lưu ký được đặt trong bảo quản, các đĩa CD của người phát hành mà một người bảo vệ đã được bổ nhiệm có thể được trả trước hạn hoặc chuyển giao cho tổ chức lưu ký khác. Nếu đĩa CD được chuyển giao cho một tổ chức khác, các tổ chức mới có thể cung cấp cho bạn một sự lựa chọn giữ lại các đĩa CD với lãi suất thấp hơn hoặc nhận thanh toán. 10 4.Ý nghĩa của chứng chỉ tiền gửi : 4.1Đối với ngân hàng : - - Ngân hàng yên tâm hơn đối với việc sử dụng số vốn thu được vì ít khách hàng muốn rút lại tiền trước thời gian đáo hạn. Trong trường hợp nếu khách hàng rút lại tiền trước thời hạn thì ngân hàng không phải trả lãi trước đó mà còn thu được một số tiền đền bù của khách hàng. Tiền lãi phải trả cho khách hàng đối với chứng chỉ tiền gửi cao hơn so với gửi tiết kiệm. 4.2 Đối với người gửi: - So với tiết kiệm, tính an toàn của nó cũng không kém trong khi lãi suất lại cao hơn. Vì thế, đối với những người có số vốn mà không sử dụng trong lâu dài thì nên mua chứng chỉ tiền gửi hơn là gửi tiết kiệm. Nhưng cần tính toán kỹ khi mua. Theo trợ lý đầu tư của một ngân hàng thương mại cổ phần, về lý thuyết, người mua chứng chỉ tiền gửi không được thanh toán trước hạn và vì thế, ngân hàng sẽ yên tâm hơn trong kế hoạch sử dụng nguồn vốn. Nếu có nhu cầu về vốn mà giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán, người mua chỉ có thể cầm cố giấy tờ có giá này để vay vốn và tất nhiên, lãi suất cho vay lại sẽ cao hơn lãi suất mà ngân hàng trả cho người mua. Như vậy, lợi tức cao của giấy tờ có giá sẽ giảm đi rất nhiều nếu khách hàng thực hiện việc cầm cố. Chẳng hạn trong thể lệ của đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi này, Sacombank quy định, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn trước thời gian đáo hạn thì khách hàng có thể chiết khấu hoặc cầm cố chứng chỉ tiền gửi để vay lại. Khách hàng được chiết khấu khi đã nắm giữ chứng chỉ tiền gửi tối thiểu 1/2 thời gian kể từ ngày phát hành và thời gian chiết khấu là thời hạn còn lại của chứng chỉ tiền gửi. Trường hợp khách hàng cầm cố chứng chỉ tiền gửi, tỷ lệ cho vay/mệnh giá chứng chỉ tiền gửi sẽ được tính theo quy định của Sacombank về cho vay cầm cố. Thậm chí, khi ngân hàng “ưu đãi” cho phép khách hàng chủ động nguồn vốn đột xuất bằng cách thanh toán trước hạn thì mức lãi suất mà khách hàng được hưởng cũng không hề hấp dẫn. Như trong quy định phát hành chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng BIDV trong đợt phát hành tiền gửi đợt II/2009, cho phép người mua được thanh toán trước hạn với lãi suất thanh toán trước hạn được căn cứ vào thời gian thực gửi, cụ thể: + dưới 1 tháng hưởng lãi suất không kỳ hạn; + từ 1 - 3 tháng lãi suất bằng 45% lãi suất cam kết; + từ 3 - 6 tháng bằng 50% lãi suất cam kết; + từ 6 - 9 tháng bằng 60% lãi suất cam kết + từ 9-12 tháng bằng 70% lãi suất cam kết. Bởi vậy, theo ý kiến của trợ lý trên, mặc dù có lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn, nhưng người mua cần tính toán kỹ, chỉ nên mua khi đã kế hoạch hóa được việc sử dụng vốn của mình. Đặc biệt, người mua nên nắm rõ mức lãi suất cho vay nếu ngân hàng quy 11 định chỉ có thể rút vốn bằng cách cầm cố giấy tờ có giá để vay lại tiền hoặc mức lãi suất thanh toán trước hạn nếu được phép thanh toán trước. 5.Thực trạng chứng chỉ tiền gửi ở Việt Nam Cùng với việc huy động vốn của tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại giấy tờ có giá, trong đó có chứng chỉ tiền gửi đang trở thành một trong những sản phẩm huy động vốn “ưa thích” của các ngân hàng ở Việt Nam. Vì chứng chỉ tiền gửi có thời hạn cố định cụ thể giúp ngân hàng kiểm soát được tình hình tài chính và lượng vốn huy động linh hoạt hơn nên hiện nay thị trường tiền tệ Việt Nam đang phát triển công cụ này khá phổ biến, hầu hết các ngân hàng lớn đều phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi với các mệnh giá đa dạng thích hợp cho mọi đối tượng cá nhân hay doanh nghiệp. Cụ thể như sau: Ngay sau khi tổ chức lễ ra mắt, chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết, sẽ tiếp tục kéo dài chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh đợt 1/2009 đến ngày 15/8/2009 với lãi suất khá hấp dẫn cùng việc tặng khuyến mại bằng tiền mặt. Khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn càng dài thì mức lãi suất càng cao, cụ thể: với kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất là 7,9%/năm; 9 tháng là 8,1%/năm; 12 tháng là 8,3%/năm; 24 tháng là 8,6%/năm và 36 tháng lên đến 9%/năm. Ngoài những ưu đãi về lãi suất, VietinBank còn có chính sách khuyến mại đối với các khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi với giá trị lớn, cụ thể đối với khách hàng cá nhân mua chứng chỉ tiền gửi với số tiền từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng sẽ được tặng bằng tiền mặt với tỷ lệ khuyến mãi là 0,2% trên số tiền mua chứng chỉ tiền gửi; từ 50 triệu đồng trở lên được tặng 0,4%; khách hàng doanh nghiệp từ 500 triệu đồng trở lên sẽ được tặng bằng tiền mặt với tỷ lệ khuyến mãi 0,3% với kỳ hạn 24 tháng và 0,4% với kỳ hạn 36 tháng trên số tiền mua chứng chỉ tiền gửi. Một “ông lớn” khác là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng thực hiện phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn đợt 2/2009 bằng VND đến hết ngày 14/8/2009. Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn của BIDV có kỳ hạn cao nhất là 364 ngày, với mệnh giá tối thiểu 1 triệu đồng dành cho khách hàng cá nhân và 50 triệu đồng dành cho khách hàng tổ chức, không hạn chế số tiền mua. 12 CHƯƠNG II: THƯƠNG PHIẾU 1.Khái niệm : Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.Thương phiếu gồm: hối phiếu và lệnh phiếu.(pháp lệnh thương phiếu, số 17/1999/PL-UBTVQH10, NGÀY 24/12/1999 về thương phiếu) Thương phiếu cũng có thể hiểu rằng là công cụ nợ ngắn hạn, không đảm bảo được phát hành bởi các công ty nổi tiếng , đáng tin cậy nhằm vay vốn ngắn hạn của các đối tác khác nhau trên thị trường, xuất phát từ việc mua bán chịu. Thương phiếu thường được phát hành nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. (financial Markets and institution book) - Hối phiếu: là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. - Lệnh phiếu: là chứng có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương laic ho người thụ hưởng. 2.Tính chất: - Tính trừu tượng: thương phiếu chỉ ghi những thông tin khái quát như số tiền nợ, thời gian phải trả, lãi suất, người phải trả. Không ghi nguyên nhân phát sinh khoản nợ, tên người thụ hưởng… - Tính bắt buộc: Quy định người trả tiền phải thanh toán cho người thụ hưởng đúng thời hạn, không được phép từ chối hoặc trì hoãn việc trả tiền. - Tính lưu thông: thương phiếu được phép chuyển nhượng từ người thụ hưởng sang người khác bằng phương pháp ký hậu (ký vào mặt sau), nó có thể chuyển hóa ra tiền khi mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố, tính chất này làm cho thương phiếu có thể trở thành phương tiện thanh toán thay cho tiền trong thời gian hiệu lực và mệnh giá thương phiếu. 3.Ưu điểm và nhược điểm của thương phiếu: 3.1Ưu điểm: - Nhờ vào tính chất lưu thông, thương phiếu trở thành công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt và góp phần ổn định tiền tệ. Bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong tín dụng thương mại, loại bỏ tình trạng nợ nần dây dưa giữa các doanh nghiệp Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh và thu hộ thương phiếu, sẽ giúp ngân hàng tăng thu nhập nhưng không tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Thương phiếu bổ sung hàng hóa cho thị trường mở, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương thực hiện tốt công tác điều hòa khối tiền trong lưu thông Trong trường hợp người đi vay vốn ngân hàng nhận nợ bằng lệnh phiếu, khi cần thiết ngân hàng có thể bán khoản nợ này để thu nợ trước hạn bằng cách chuyển nhượng lếnh phiếu cho ngân hàng khác.Đây là một giải pháp chứng khoán cho các khoản cho vay của ngân hàng. 13 - Rủi ro vỡ nợ là rất thấp vì hầu hết các tổ chức phát hành giấy thương mại là rất mạnh về tài chính 3.2.Nhược điểm: - Do tính trừu tượng => các doanh nghiệp dễ dàng thông đồng lập phiếu khống để mang đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố. - Khó có thể mở rộng quy mô và thời gian mua bán chịu hàng hóa trong trường hợp nhu cầu mua chịu quá lớn và thời gian quá lâu - Quan hệ mua bán chịu chỉ phát sinh với những doanh nghiệp có giao dịch thường xuyên. 4.Phát hành thương phiếu: Thương phiếu được phát hành trên thị trường mở, nó là nghĩa vụ nợ của công ty phát hành.Việc phát hành thương phiếu là một hình thức thay thế cho việc vay mượn ngân hàng của những công ty lớn được xếp hạng tín dụng cao. Đơn vị phát hành thương phiếu: các công ty phát hành thương phiếu có thể chia ra làm 2 loại: công ty tài chính và công ty phi tài chính. Các thành viên tham gia vào thị trường thương phiếu bao gồm chủ yếu các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.Ngoài ra các tổ chức tín dụng ngân hàng khác cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường thương phiếu như Ngân hàng trung ương trong nghiệp vụ tái chiết khấu thương phiếu của các ngân hàng thương mại.Công ty tài chính, Quỹ hỗ trợ trong nghiệp vụ cho vay cầm cố, chiết khấu, bão lãnh thương phiếu. Tại Mỹ, mệnh giá thấp nhất của thương phiếu là $100,000. Mệnh giá tiêu biểu là bội số của $1,000,000,000. Kỳ hạn thanh toán thường trong khoảng từ 20 đến 45 ngày nhưng cũng có thể 1 ngày và cũng có thể kéo dài 270 ngày. Số ngày tối đa dựa theo quy định của Securities and Exchange Commission (SEC), những thương phiếu vượt quá 270 ngày phải đăng ký. Bởi vì mệnh giá thấp nhất của thương phiếu cao nên những nhà đầu tư cá nhân hiếm khi mua thương phiếu một cách trực tiếp mặc dù họ có thể đầu tư gián tiếp vào quỹ thị trường tiền tệ mà góp vốn chung vào quỹ của nhiều cá nhân. Quỹ thị trường tiền tệ chủ yếu là những nhà đầu tư thương phiếu. thương phiếu không tồn tại ở thị trường thứ cấp. tuy nhiên, đôi khi thương phiếu có thể đươc bán trở lại những người bán- người đầu tiên đầu tư vào thương phiếu. hầu hết nhà đầu tư thường nắm giữ thương phiếu cho đến ngày đáo hạn. thị trường thứ cấp cho thương phiếu rất hạn chế (trang 126- Jeff Madura) 5.Thực tế về giao dịch thương phiếu trên thị trường Việt Nam: 5.1.Mục đích của thương phiếu: Nhằm thỏa mãn các nhu cầu vốn ngắn hạn của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại trong nền kinh tế quốc dân và thu lợi nhuận của các chủ thể với tư cách là người cho vay.Nhu cầu vốn ngắn hạn của hoạt động thương mại được thỏa mãn đầy đủ bao nhiêu thì lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh thương phiếu càng tăng bấy nhiêu.Hoạt động kinh doanh thương phiếu phát triển sẽ hỗ trợ cho tín dung thương mại mở rộng quy mô, kéo dài thời hạn, do đó sẽ đáp ứng vốn nhu cầu ngắn hạn cho hoạt động thương mại. 5.2. Nơi diễn ra thị trường thương phiếu: 14 Là các quầy giao dịch của các trung gian tài chính ma` chủ yếu là các ngân hàng thương mại.Nếu thương phiếu giao dịch trên thị trường bằng chứng từ bằng giấy thì thị trường thương phiếu là thị trường giao dịch tập trung mà ở đó các doanh nghiệp mang thương phiếu đến quầy giao dịch ngân hàng để xin chiết khấu, cầm cố, chấp nhận , bảo lãnh. Hoặc thương phiếu tồn tại dưới hình thức phi chứng từ thì thị trường thương phiếu là thị trường thương phiếu điện tử, mọi giao dịch đều được tiến hành thông qua các phương thức điện từ như: fax, điện thoại, máy tính…. 5.3.Thương phiếu được sử dụng trong thanh toán và tín dụng giữa Việt Nam và các nước TBCN: - - Quan hệ tín dụng và thanh toán quốc tế của các nước XHCN từ khi hệ thống kinh tế quốc tế XHCN ra đời cho đến khi sụp đổ năm 1990 được thiết kế và thực hiện trên cơ sở Hiệp định thương mại và Hiệp đinh tín dụng và trả tiền song biên hoặc đa biên làm loại trừ quan hệ tín dụng thương mại giữa các nước XHCN, lưu thông thương phiếu giữa các nước XHCN cũng không hình thành. Từ năm 1954 đến năm 1999, thương phiếu chỉ được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.Các doanh nghiệp Việt Nam khi phát hành hối phiếu đòi tiền thương nhân hoặc ngân hàng nước ngoài vẫn áp dụng luật thống nhất về hối phiếu ULB-1930. (sách Thị trường thương phiếu ở Việt Nam, đh Ngoại thương,TS Đặng Thị Nhàn) 5.4.Thực trạng các chủ thể tham gia phát triển thị trường thương phiếu trong hoạt động thương mại. - - - Do thương phiếu chưa được sử dụng trong thương mại nội địa mà mới chỉ được sử dụng trong quan hệ thương mại quốc tế, cho nên các chủ thể tham gia thị trường thương phiếu trong hoạt động thương mại ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và các ngân hàng thương mại,cụ thể như sau : Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia quan hệ hối phiếu với tư cách là Người kí phát, Người thụ hưởng khi là người xuất khẩu, là người bị ký phát khi là Người nhập khẩu. Trong quan hệ kỳ phiếu, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia với tư cách là Người thụ hưởng khi là Người xuất khẩu, là Người phát hành khi là Người nhập khẩu. Các ngân hàng thương mại Việt Nam là chủ thể của thị trường thương phiếu, là người thụ hưởng khi chiết khấu thương phiếu, là người cho vay khi nhận cầm cố thương phiếu, là người nhận ủy thác khi thực hiện phương thức thanh toán nhờ thu. Cơ cấu sử dụng thương phiếu trong thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Đơn vị : triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 (%) (%) (%) (%) 4163 100 4894 100 4923 100 5763 100 6920 100 TDCT 3750 89 3723 71 3471 76 4263 72 5051 73 Nhờ thu 458 11 1171 29 1452 24 1499 28 1869 27 Hối phiếu 15 (%) Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Đối với Hoa Kỳ,thị trường thương phiếu đã xuất hiện khá sớm từ những năm 60 và hiện là thị trường thương phiếu lớn nhất thế giới.Sự phát triển thị trường thương phiếu Mỹ được đánh dấu là cuối thập niên 70, thập niên 80. 6.Cơ cấu sử dụng thương phiếu trong thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. 6.1.Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán thương phiếu: Tồn tại chủ yếu hiện nay đối với bảo lãnh thanh toán hối phiếu trả chậm mà các ngân hàng Việt Nam phát hành cho nước ngoài hưởng lợi là ngân hàng phải đứng ra trả nợ thay cho khách hàng, vì khách hàng không trả tiền hối phiếu đúng hạn hoặc mất khả năng thanh toán. Một trong những nguyên nhân là do việc thẩm định khách hàng để quyết định có cấp bảo lãnh hay không chưa chuẩn xác, thiếu độ tin cậy. Tùy theo mục đích vay, nếu mục đích cả việc vay thương mại , các doanh nghiệp có thể mua chịu hàng hóa nhằm mục đích bán lại hay nhập máy móc thiết bị công nghệ cho nhà máy sản xuất. Nếu mục đích là bán lại hàng hóa thu chênh lệch thì cần xem xét đến khả năng tiêu thu của hàng hóa. Sau đó xét tới các yếu tố khác như thời gian trả chậm, phương thức thanh toán. Thời gian trả chậm có phù hợp với khả năng tiêu thụ hay không. Cần lựa chọn khoảng thời gian trả chậm đủ để doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ sản phẩm. Phương thức thanh toán phải phù hợp với tiến trình bán hàng, đồng thời đồng tiền thanh toán nên sử dụng bằng đồng tiền ổn định dễ dàng chuyển đổi để tránh những rủi ro về tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, việc tôn trọng các nguyên tắc bão lãnh vay cho khách hàng đối với ngân hàng thương mại có ý nghĩa không kém phần quan trọng: Các doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh không có nợ quá hạn đối với ngân hàng. Trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho việc gia công tái xuất khẩu, thì bất kỳ hàng hóa trả chậm nào, muốn bảo lãnh phải đặt cọc 100. 6.2.Đánh giá chung về việc phát triển thị trường giao dịch thương phiếu tại Việt Nam: Ở Việt Nam, trong thời kỳ áp dụng cơ chế tập trung, bao cấp, Nhà nước can thiệp rất sâu trong hoạt động kinh tế. Các tổ chức kinh tế, công dân chưa được tự do kinh doanh; pháp luật kinh doanh nói chung cũng như pháp luật thương mại chưa được chú trọng. Điều này chỉ thật sự được đổi mới và phát triển từ khi Đảng và Nhà nước chuyển hướng phát triển nền kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh đó, thương phiếu và pháp luật thương phiếu chỉ được đề cập trong những năm gần đây: Luật Thương mại 1997, Pháp lệnh Thương phiếu được UBTVQH thông qua ngày 24/12/1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000, và Nghị định số 32/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/7/2001 (sau đây gọi tắt NĐ 32) hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thương phiếu. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật vừa nêu, theo chúng tôi, vẫn được coi là chưa đủ để có một môi trường pháp lý thuận tiện cho thương phiếu hoạt động. Những ích lợi kinh tế nêu trên khi đưa thương phiếu vào đời sống kinh tế thì đã quá rõ, thế nhưng trong thời gian qua, thương phiếu và các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu vẫn chưa đi vào đời sống kinh tế ở Việt Nam vì những lý do chủ yếu như sau: 16 Hiện nay, pháp luật về thương phiếu được quy định tại Luật Thương mại, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh Thương phiếu, qua đó đã bước đầu hình thành khung pháp lý cho việc phát hành và sử dụng thương phiếu, nhưng do việc xây dựng và ban hành khi chưa có thực tiễn nên đã bộc lộ một số bất cập như chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa khả thi, chưa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Vì pháp luật về thương phiếu ở Việt Nam chưa hoàn chỉnh nên luật áp dụng cho quan hệ phát hành, sử dụng thương phiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam thường là Luật Thống nhất về hối phiếu của Công ước Geneva năm 1930 hoặc Luật Hối phiếu 1882 của Vương Quốc Anh, các doanh nghiệp Việt Nam không thể thoả thuận, lựa chọn pháp luật của Việt Nam để điều chỉnh. Trong quan hệ mua bán trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa sử dụng thương phiếu làm công cụ thanh toán phổ biến, các ngân hàng thương mại chưa có đủ điều kiện để cho các doanh nghiệp vay vốn dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang sử dụng thương phiếu trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu và tín dụng quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương với vai trò là phương thức đòi tiền của các phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ, Thư bảo lãnh.Trong điều kiện thị trường kinh doanh thương phiếu nội địa chưa hình thành giữa các tổ chức kinh tế với các Trung gian tín dụng ở Việt Nam thì việc hình thành thị trường kinh doanh các thương phiếu của các doanh nghiệp XNK cũng không xuất hiện được.Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng các thành tố cấu thành thị trường thương phiếu đã vad đang xuất hiện đặt nền mống cho sự hình thành và phát triển thị trường thương phiếu của Việt Nam trong tương lai. Việc các ngân hàng thương mại mở rộng các nghiệp vụ lien quan đến thương phiếu như chiết khấu, cầm cố, bão lãnh, nhân ủy thác… giúp cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ vòng quay vốn từ đó giúp phát triển nghiệp vụ thanh toán bằng thương tổ chức tài chính trung gian đã đưa thương phiếu trở thành một công cụ hữu ích trên thị trường vonns ngắn hạn, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập trên thị trường tài chính thế giới. Vào năm 2008, khủng hoảng tín dụng thị trường thương phiếu giảm sút trầm trọng vì các tác nhân mất lòng tin vào nhau và vào ngân hàng trên thị trường toàn thế giới và có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam trong vòng 2 năm 2008-2009 .Trước tình trạng đó, FED ( Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ) tăng cường mua thương phiếu để hỗ trợ thị trường, tổng giá trị mua lên tới 295.1 tỷ USD đồng thời tăng lượng vay của một số công ty chứng khoán để hỗ trợ kênh huy động vốn ngắn hạn.Còn tại Việt Nam, về phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng nhanh chóng xem xét kế hoạch tín dụng tương lai trong hệ thống ngân hàng. Có khoản bảo hiểm đối với các khoản tiền gửi trong ngân hàng. ( báo cafef.vn) 6.3.Những bất cập hạn chế của thương phiếu ở Việt Nam:  Thị trường thương phiếu tại Việt Nam chưa thật sự hình thành: Ở Việt Nam chưa có thị trường tự do tín dụng, tự do hóa lãi suất chưa hình thành, ngoài kênh tín dụng chủ yếu của ngân hàng thương mại, kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán còn khá non kém nên thị trường chưa xác định quan hệ “ cung-cầu” đối với hàng hóa của các đối với các nghiệp vụ như cầm cố, chiết khấu. 17 Thương phiếu chỉ được sử dụng trong quan hệ thanh toán quốc tế với nước ngoài nhưng chưa đa dạng .Các doanh nghiệp chỉ mới sử dụng hối phiếu làm công cụ đòi tiền khi xuất khẩu, còn chưa sử dụng kỳ phiếu trong thanh toán hàng nhập khẩu. Để hình thành một thị trường trong nền kinh tế phải hội tụ đủ những yếu tố cơ sở sau đây: - Phải có một lượng hàng hàng hóa nhất định trong thị trường Phải có nhu cầu đối với hàng hóa đó Có người bán, người mua Hệ thống pháp lý chính đáng vẫn bảo vệ quyền lợi người mua và người bán => Các yếu tố trên vẫn chưa được hình thành đầy đủ tại Việt Nam.  Bất cập về chủ thể tham gia trên thị trường thương phiếu: Trong thương mại nội địa , các doanh nghiệp thường sử dụng công cụ thanh toán như chuyển khoảng qua tài khoản ngân hàng, séc, chưa sử dụng thương phiếu. Pháp lệnh thương phiếu vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên tính khả thi vẫn còn kém. Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thương phiếu (người bán chịu hàng hóa, người được chuyển nhượng thương phiếu, ngân hàng bảo lãnh…) chưa thật sự có long tin đối với thương phiếu và khả năng chuyển hóa ra tiền của thương phiếu khi đến hạn 6.4.Các giải pháp phát triển thị trường thương phiếu tại Việt Nam: Sự cần thiết phải phát triển thị trường thương phiếu trong hoạt động thương mại ở Việt Nam:  Tín dụng thương mại, thương phiếu và thị trường thương phiếu là những thành tố không thể thiếu của hoạt động thương mại nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung  Phát triển thị trường thương phiếu sẽ góp phần làm giảm sức ép tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại đang rơi vào tình trạng mất an toàn về vốn.  Phù hơp với xu thế hội nhập nền kinh tế- tài chính của các nước trên thế giới và khu vực.  Phát triển thị trường thương phiếu góp phần hoàn thiện thị trường tiền tệ Việt Nam và thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển  Các giải pháp phát triển thị trường thương phiếu ở Việt Nam: 6.4.1.Hoàn thiện hệ thống pháp luật thương phiếu và thị trường thương phiếu: Vào 29/11/2005 luật các công cụ chuyển nhượng đã được thông qua. Luật điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng cầm cố..Luật đã hoàn thiện theo hướng tích cực như là nâng cao hiệu lực pháp lý trong hệ thống khung pháp luật về thương phiếu và thị trường thương phiếu. 6.4.2.Thể chế hóa chế độ thanh toán không dùng tiền mặt: - Xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại và thông dụng cho chế độ thanh toán không dung tiền mặt tại các ngân hàng thương mại Nhà nước ban hành mức tiền mặt tồn quỹ tối thiểu tại bất cứ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội nào, trên mức đó phải gửi vào tài khoản mơt tại ngân hàng. 18 - Ngân hàng thương mại phát hành và sử dụng nhiều các công cụ tín dụng và công cụ thanh toán, phát triển thanh toán điện tử để có thể cung cấp cho thị trường tiền tệ trong thanh toán và cho vay Mở rộng hình thức tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm bằng VND có tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang…áp dụng các hình thức huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…không ghi danh được tự do chuyển nhượng. Tăng cường phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng phục vụ dân cư và các doanh nghiệp. Phát triển dịch vụ quản lý và chi trả tiền lương cho cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp lớn có số người lao động nhiều, phát triển thanh toán hộ tiêu dung, mở rộng dịch vụ rút tiền tự động…=>tạo tâm lý thói quen không sử dụng tiền mặt. 6.4.3.Hoàn thiện cơ chế tự do hóa lãi suất: Lãi suất tự do hóa là cơ chế lãi suất trong đó không có hoặc chỉ có dự can thiệp rất hạn chế của nhà nước vào việc hình thành lãi suất. Khi đó, lãi suất sẽ được hình thành trên cơ sở thị trường, vận động theo quy luật cung-cầu hay nói cách khác lúc đó lãi suất phản ánh được giá cả của vốn, giá cả thương phiếu trên thị trường. Nhờ vậy, dòng vốn được lưu chuyển từ nơi có lợi nhuận thấp đến nơi có lợi nhuận cao, từ nơi nhiều rủi ro đến nơi mức rủi ro thấp hơn. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thảo luận, về thương phiếu và ích lợi của thương phiếu đén các doanh nghiệp, là những chủ thể chủ yếu trong quan hệ thương phiếu. CHƯƠNG III: HỐI PHIẾU 1.Khái niệm: Hối phiếu hay hối phiếu đòi nợ (Bill of exchange) là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.(theo khoản 2, điều 4, luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005) -Người ký phát hối phiếu được gọi là người phát lệnh (drawer). -Người phải trả tiền hối phiếu được gọi là người thụ lệnh (drawee) hay còn gọi là người bị ký phát. -Người thụ hưởng hay còn gọi là người được trả tiền (beneficiary or payee). Có 2 trường hợp sau: +Người thụ hưởng đồng thời là người phát lệnh; +Người thụ hưởng là người thứ 3 do người phát lệnh chỉ định được ghi tên trong hối phiếu. Người phát lệnh (Drawer) (1) Người thụ lệnh (Drawee) (2) Người thụ hưởng (Beneficiary) 19 Hình 3.1 (Theo giáo trình TTTC và các ĐCTC trung gian, PGS.TS Lê Văn Tề, ThS Huỳnh Thị Hương Thảo) (1) Người phát lệnh lập hối phiếu và chuyển giao hối phiếu cho người thụ hưởng. (2) Khi đến hạn thanh toán người thụ hưởng xuất trình hối phiếu cho người thụ lệnh trả tiền. 2.Các mối quan hệ liên quan đến hối phiếu : 2.1Quan hệ giữa người phát lệnh và người thụ hưởng: Sau khi hối phiếu được lập, người phát lệnh chuyển giao hối phiếu cho người thụ hưởng để trả một món nợ được phát sinh trước đó, thường là phát sinh trong quan hệ thương mại hoặc để ủy thác thu hộ tiền ở người thụ lệnh. Tuy nhiên, hành vi trao đổi chưa được coi là hành vi cuối cùng của việc thanh toán nợ, mà chỉ khi người thụ lệnh trả tiền co người thụ hưởng món nợ mới được coi là giải quyết xong. Như vậy, hành vi trao đổi hối phiếu mới chỉ là sự chuyển nhượng một trái quyền thương mại. 2.2Quan hệ giữa người phát lệnh và người thụ lệnh: Khi phát hành hối phiếu, người lập hối phiếu ra lệnh cho người thụ lệnh trả tiền khi đến hạn thanh toán vì giữa họ đã phát sinh một mối quan hệ về tài chính, thường là quan hệ mua bán chịu hàng hóa. 2.3Quan hệ giữa người thụ lệnh và người thụ hưởng: Người thụ lệnh có nghĩa vụ phải thanh toán cho người thụ hưởng hay thanh toán theo lệnh của người thụ hưởng thanh toán một số tiền nhất định khi đến hạn thanh toán. 3. Những nội dung bắt buộc của hối phiếu - Tiêu đề hối phiếu: Cụm từ "Hối phiếu đòi nợ" được ghi trên mặt trước của hối phiếu. - Ðịa điểm kí phát hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm kí phát thì hối phiếu được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát. - Ðịa điểm trả tiền. Nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán tại địa chỉ của người bị ký phát. - Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của ... (Pay to the order of...) - Số tiền và loại tiền. Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ. Chú ý: Khi số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. - Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: + Trả tiền ngay: hối phiếu ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này ( At ... sight of first (second) Bill of Exchange). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan